MỤC – LỤC
Lời Tựa
Chương Thứ Nhất
- Bát Đoạn Cẩm là ǵ ?
- Sự khác giữa Bát Đoạn
Cẩm và Nội Công ?
- Sự thành công của Bát
Đoạn Cẩm
Chương Thứ Nh́
Tám đoạn của Bát Đoạn Cẩm
Click vào đây để xem
-
Đệ nhất đoạn cẩm:
Lưỡng Thủ Ḱnh Thiên Lư Tam Tiêu
-
Đệ nhị đoạn cẩm:
Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu
-
Đệ tam đoạn cẩm:
Điều Lư Tỳ Vị Đơn Cử Thủ
-
Đệ tứ đoạn cẩm:
Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền
-
Đệ ngũ đoạn cẩm:
Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa
-
Đệ lục đoạn cẩm:
Bối Hậu Thất Điên Bách Bệnh Tiêu
-
Đệ thất đoạn cẩm:
Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực
-
Đệ bát đoạn cẩm:
Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo
Chương Thứ Ba
PHẦN PHỤ THUỘC 12
đoạn:
Đệ nhất đoạn: Hai tay đưa lên xuống (căn bản từ Đạo
Gia của Lăo Tử)
Đệ nhị đoạn: Đứng lên ngồi xuống (căn bản môn thể
dục Hy Lạp)
Đệ tam đoạn: Đưa hai tay ngang bằng ra sau (từ Ngũ
Cầm Đồ của danh y Hoa Đà)
Đệ tứ đoạn: Chân co chân duỗi hai tay ấn gối (căn
bản thể dục Hy Lạp)
Đệ ngũ đoạn: Đưa tay nghịch chiều trên đầu sau hông
(từ vũ điệu Á Châu)
Đệ lục đoạn: Xoay tay thành ṿng trước mặt (từ thể
dục Hy Lạp)
Đệ thất đoạn: Xoay tay thành ṿng hai bên (từ thể
dục Hy Lạp)
Đệ bát đoạn: Xoay cổ (căn bản từ Đạo Gia Lăo Tử)
Đệ cửu đoạn: Cúi người bó gối (căn bản từ Yoga Ấn
Độ)
Đệ thập đoạn: Tư thế con rồng (căn bản từ Ấn Độ)
Đệ thập nhất đoạn: Khấu Xỉ (căn bản từ Đạo Gia)
Đệ thập nhị đoạn: Phúc hô hấp tức thở bằng bụng
(căn bản từ đạo gia Lăo Tử).
LỜI TỰA
Ngày càng văn minh, nhờ Khoa
Học đối chứng mà người ta khám phá ra Nội Công là môn tuyệt diệu để tu luyện cho
đặng tăng tiến sức khỏe vạn năng và sống lâu trăm tuổi. Do đó số người nghiên
cứu và luyện tập lại càng tăng thêm, không riêng ǵ Thiền Sư, Cư Sĩ, Tu Sĩ, Vơ
Gia,….mà văn nhân, lăng tử, người trí tự đều t́m cách trau dồi môn học.
Nhưng tại quê nhà, học giả vấp phải trở lực lớn là
thiếu tài liệu chân thực. Các sách xưa rất đỗi đơn sơ, mà kiến văn người dịch
thuật bây giờ lại càng nông cạn hơn cách hành văn mộc mạc của cổ nhân, th́ sách
xưa hóa ra là kỳ quan để ngắm chơi chớ không làm sao hiểu được.
C̣n những sách treo bán ngoài chợ ai cũng công nhận
có mua cũng chỉ đọc chơi cho vui mà thôi không thể học hành ǵ được, v́ người
viết kiến thức đôi khi chẳng hơn ǵ người đọc…lại ngôn ngữ bất đồng.
Đứng nh́n học giả ngẩn ngơ trước hố trủng của ngành
học thuật, soạn giả đành bấm bụng mang kinh nghiệm nửa đời tu luyện và dạy học
tṛ ra biên thành sách Nội Công nầy để chư học giả tiện bề nghiên cứu.
Bộ môn Nội Công cao tuyệt, hay tuyệt nhưng không
ngoài ba cuốn:
1.Tự Luyện Nội Công Thiếu Lâm
Tự, được in cuối năm 1973 là cuốn cao nhất.
2.Tự Luyện Nội Công Thiếu Lâm
Sơn Đông, in giữa tháng 6 năm 1974 là cuốn có tŕnh độ trung b́nh, dành cho
người có sức lực và các cấp vơ gia đă có tŕnh độ vơ công rèn luyện.
3.Cuốn sau cùng là cuốn quư vị
đang cầm trên tay đây, là cuốn thấp nhất dành cho người Sơ căn, tức là mới
bắt đầu. Các học giả, vơ gia yếu đuối tập hoài không tiến bộ, các vơ sinh,
văn nhân, thi sĩ, học giả, quan chức các ngành v..v… đều có thể khởi đầu
bằng cuốn nầy để tạo dựng một sức khỏe chắc chắn và tốt đẹp. Cuốn sách nầy
ngoài sự giúp học giả tăng bổ sức lực nhờ cách vận động Đả Thông Kinh Mạch,
nó c̣n giúp đỡ vơ gia phát triển nguồn Nội lực sung túc đến tột độ và hiệu
năng đ̣n thế đạt đến tối đa. Do đó Ông Bà xưa dạy Bát Đoạn Cẩm song song với
Quyền Cước khi mới bước chân vào nhà Thầy.
Sự hay của môn Bát Đoạn Cẩm
kể ra không hết, nửa đời tu luyện thân tâm Cư Sĩ soạn giả phát kiến nhiều lợi
ích mà người thường không thể nghĩ bàn, mà đôi khi những Vơ gia ít kiến thức
cũng càng ngơ ngác: Như các Công phu nằm ph́nh bụng cho xe hơi cán, búa tạ đập,
dao bén chém, đi trên chông nhọn, đạp trên đao kiếm bén, bật ngón tay đâm thủng
ván tắp mỏng, v…v… cũng đều do tu luyện Nội Công Bát Đoạn Cẩm mà có.
Nhưng điều quan trọng hơn nữa đối với đa số nhơn
loại là làm sao giữ vững tuổi xuân….th́ đây, môn học nầy sẽ giúp quư vị chận
đứng tuổi già, xô ngă yếu đuối, bồi bổ và xây dựng nét đẹp hùng tráng, uy nghi
của một đấng trượng phu, cuộc đời c̣n lại mỗi ngày càng thêm trong sáng, vui
tươi v́ tâm hồn đă trong sạch, đă cao thượng, quư vị đă có tất cả v́ Sức Khỏe Là
Vàng…
Hôm nay soạn giả tâm sự cùng chư học giả điều bổ
ích trên chính là có thể trợ duyên lành trên bước đường thành công của chư vị.
Cái đó gọi là Quân Tử có miếng ngon cùng nhau ăn, có rượu quư mời nhau nhắm, có
thơ hay cùng nhau ngâm…
Và hôm nay với món trân quư nầy “Sách Bát Đoạn Cẩm”
mà cũng được người Quân Tử luận bàn bầu bạn th́ trên đời nầy chữ Bồng Lai Tại
Thế há không để chỉ chỗ chúng ta đang tọa đây th́ c̣n ở đâu nữa. Vui thay. Vui
thay.
Soạn giả mừng học giả và chư quân tử phước lành,
điều tốt, thành công đến gần.
I. BÁT ĐOẠN CẨM LÀ G̀ ?
Có lẽ quá xa xưa theo truyền thuyết, thuở các vị
vua hiền đức và tài năng như Thần Nông, Phục Hi, Hoàng Đế đă có người am hiểu
tận tường về môn học nầy, có nhiều người luyện tập và coi như một phép dưỡng
sinh cần thiết tối yếu. Chính nó bắt nguồn và song hành phát triển cùng môn học
Châm Cứu, một môn Y Học giá trị ngày nay đang được các Bác Sĩ trên Thế giới gia
tâm nghiên cứu thực hành v…v…
Cho đến đời Tam Quốc (213-260), vị Thần Y Hoa Đà bổ
cứu và đặt chế thêm cùng biến đổi thành môn luyện tập mới đặt tên là Ngũ Cẩm Đồ.
Nhưng chính những động tác Bát Đoạn Cẩm là căn bản. Và xét trên phương diện khoa
học th́ môn Bát Đoạn Cẩm có ít động tác, đơn giản hơn Ngũ Cầm Đồ, do đó thích
hợp với người xưa hơn… Dù thế nào đi nữa mục đích chính của môn học vẫn là làm
lưu thông Kinh Mạch, khí huyết thuần nhuận làm tăng gia tuổi thọ cường kiện thân
xác, minh mẫn tinh thần, rất hợp với Y Đạo ngày xưa.
Qua những suy luận và đoán quyết môn Bát Đoạn Cẩm,
môn học Khai Thông Khí Lực Kỳ Kinh Bát Mạch đă có từ Cổ thời Trung Quốc, nhưng
vẫn c̣n nằm trong dự thuyết v́ chưa có bằng chứng xác thực. Và phải đợi đến thời
Chùa Thiếu Lâm phát triển nghệ thuật chiến đấu Kỹ Kích (Vơ thuật) th́ môn Bát
Đoạn Cẩm mới chính thống được lưu truyền có phép tắc kỷ cương. Kể từ đó, môn Bát
Đoạn Cẩm lan truyền mau, rộng và được người đời ngưỡng mộ tập luyện như môn phép
tắc bí truyền . Như vậy thời môn Bát Đoạn Cẩm do ngài Thiền Sư Tổ Đạt Ma dạy, là
học thuật mang từ Thiên Trúc (Ấn Độ) qua? Nhưng xét theo dữ kiện lịch sử th́ bên
Ấn Độ không có môn học nầy. Người ta quả quyết rằng ngài Tổ Sư sáng chế môn Bát
Đoạn Cẩm để dạy môn đồ cho cường kiện thân tâm hầu mau đạt hạnh tu Chánh Kiến,
Chánh Giác, là một h́nh thức tiên khởi cho môn học tối thượng Dịch Cân Pháp mà
ngài sáng tác sau này.
Người Trung Hoa vốn là dân tộc hay sáng kiến, nên
môn đồ của ngài Đạt Ma Tổ Sư ở hậu lai có nhiều vị biến chế những học thuật học
được ở Ngài thành nhiều môn học chuyên biệt khác, lập thành môn phái truyền bá
sâu rộng trong phàm dân Trung Quốc cho đến ngày nay. Đó là gốc của Bát Đoạn Cẩm
Thiếu Lâm….
C̣n như có nhiều thuyết cho Bát Đoạn Cẩm do Nhạc
Phi chế ra chắc là không đúng v́ một Đại tướng chuyên đánh trận không có th́ giờ
và tâm hồn không đặng thanh nhàn để nghĩ ra những điều kư bí ít ra cũng phải cần
phải đến một Đạo gia mới có thể nghĩ tới.
Và Đạo gia cũng có môn Bát Đoạn Cẩm, song hành và
phát triển cùng thuật Vận Khí là phép luyện Nội Công chân truyền, được nhiều
sách của các Đạo Sĩ nhắc đến, cùng được các quyền gia chuyên luyện Vơ Công Đạo
Gia: (Bát Quái Chưởng, Thái Cực Quyền) học tập.
Trên đây là sự hiểu biết cần thiết về môn học cẩn
yếu Bát Đoạn Cẩm cho một vơ gia, nhưng điểm cần yếu hơn tưởng không thể quên đề
cập trước khi bắt đầu tập luyện là: Bát Đoạn Cẩm là ǵ?
- Soạn giả xin trả lời gọn, Bát Đoạn Cẩm là Tâm
Phép tập cho đả thông Kinh Mạch, khí lực thuần nhuận lưu thông đến mọi phần
trong cơ thể giúp hành giả (người học) thân thể thường được cường kiện
khinh linh vô bệnh, trường thọ đúng đạo dưỡng sinh. Ngoài ra c̣n có công năng
tạo dựng sức mạnh gân thịt cho Vơ gia tạo điều kiện tham học tới chỗ đại thành,
trị lành mọi bệnh Nội thương do tập luyện quyền thuật gây ra.
Bát Đoạn Cẩm quả thật có công năng thần diệu vô
song cải tạo sức khỏe, tăng tiến thể lực và rèn luyện thân tâm hợp nhất, là môn
học thuật thể thao xây dựng đáng được đề xướng, tôn vinh…
II.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁT ĐOẠN CẨM VÀ NỘI CÔNG
Vơ Học và nhiều ngành Văn Hóa khác rất vĩ đại, cổ
thời đă phát xuất từ Trung Quốc, điều nầy cho đến nay không c̣n ai phủ nhận.
Theo vết dầu loang, gần hấp thụ trước, xa lănh hội sau… Việt Tộc là một Tiên
quốc văn minh truyền thống gốc ở Ba Thục bên Tàu là một đàn anh trong Bách Việt
nên trước hơn ai hết lănh hội, tiêu hóa, và phổ biến nền học thuật trung quốc
nói chung và Việt nói riêng.
Khi Việt Tộc ta di dân xuống cơi Nam đă mang theo
nhiều ngành học thuật cao quư vĩ đại của Tổ tiên, dĩ nhiên một phần c̣n lại, và
để lại cho Bắc quân từ phương Bắc tràn xuống…trong đó ngành Vơ học được chúng ta
soi sáng trong tiêu mục nầy.
Việt Tộc vốn là dân Quân Tử và thông minh (Khổng
Tử thường xướng thuyết Quân Tử để người Bách Việt bên Tàu học: dĩ nhiên có thiểu
số người Việt không nối nghiệp nổi Tổ Tiên nên lạc nẻo tiểu nhân.) Với huyết
thống tri hóa xuất chúng, người Việt Nam đương nhiên thu nhận được ngay những kỹ
thuật vơ công từ Chùa Thiếu Lâm truyền ra trải qua các triều đại sau đời ngài Tổ
Sư Đạt Ma. Cũng nhờ vào tài ba vơ dũng và trí hóa ưu hạng mà Lịch sử Việt ghi
được những điểm son đáng làm ngạc nhiên thế giới ngày nay. Sự bành trướng biên
thổ Việt là lẽ dĩ nhiên ở cổ thời, cận đại và tương lai…sự lớn mạnh của Việt Nam
là lẽ tất nhiên và trên đà hiển hiện. Sự huy hoàng của dân Việt phải được phục
hồi như ngày mà tổ tiên c̣n ở Ba Thục…
Trong cổ thời, đồng phát triển Vơ Nghệ Thiếu Lâm Tự
trên lănh thổ Việt, nhiều nhân tài tướng quân xuất hiện trong quân ngũ, trong
các kỳ thi của Triều đ́nh. Vơ được phát hiện chung thời với các Thiền Lư được
truyền bá từ các Thiền Sư. Các Thiền Sư giỏi đều là những bậc có thành quả về
Thiền Định, mà chánh quả của Thiền Định là Tĩnh luyện Nội Công, môn vơ học
thượng thừa (ngày nay ít người biết lư nầy.)
Do đó kể từ đời Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chí
(Vinitaruci) năm 602…trở về sau Thiền Sư Pháp Hiền, 626, Thanh Biện…636…th́ môn
Thiền học cùng Nội Công Tĩnh Tọa Thiền Định đă được truyền bá có hệ thống tại
Việt Nam rồi.
Như chư học giả đă hiểu, trong sách Tự Luyện Nội
Công Thiếu Lâm Tự của soạn giả, th́ khác biệt giữa Thiền Định và Nội Công Tĩnh
luyện chỉ cách nhau tờ giấy mỏng, chỉ một lời nói của bậc Thầy là người có công
phu Thiền Định tức khắc trở thành Nội Công cao thủ: “Tâm ấn chỉ có một lời.”
Nội công và Thiền Định đều nhằm luyện khí lực, tập
trung và luân chuyển theo như ư. Vơ gia dụng Nội Công khí lực đả thông kinh mạch
làm tăng bổ sức mạnh đạt chỗ đại thành trong nghề vơ, Thiền Sư dụng Khí Công
cường kiện thân tâm kiên tŕ khổ hạnh tập trung ư chí, nhất tâm đạt đến chánh
giác chánh kiến thành bậc Chân Như gọi là Đắc Đạo.
Bát Đoạn Cẩm cùng một thể với Dịch Cân Kinh hay
Dịch Cân Pháp nhưng thông dụng và để rèn luyện cũng hữu dụng hơn là phép Nội
Công thuộc về Động luyện. Cốt là luyện cho cường kiện gân mạch, cứng chắc thịt
xương da, đả thông kinh mạch, tránh nhiểm bệnh hoạn hầu sống lâu và giúp phần
thành quả Đại thành vơ nghệ.
Nếu ví cho rơ hơn thời Bát Đoạn Cẩm như vỏ ngoải
của chiếc bánh ít, mà nhân là Nội Công Thiền Định. Cả hai cũng là Nội Công nhưng
cái th́ thấp cái th́ cao minh thâm thúy hơn nhiều. Phật gia tùy từng Duyên mà
giáo độ môn đồ nên có thấp cao, có tùy Duyên khởi. Nhưng dù ai có Duyên lớn tới
đâu vẫn phải tập Bát Đoạn Cẩm nầy trước rồi sau mới học đến Thiền định, nếu là
người xuất gia, c̣n phàm nhân ăn mặn th́ chỉ tập Bát Đoạn Cẩm hoặc Dịch Cân Pháp
cho mạnh gân cứng xương dẻo thịt là tốt rồi. Phép luyện Nội Công Thiết Tuyến mà
soạn giả tŕnh bày trong sách Tự Luyện Nội Công Thiếu Lâm Sơn Đông là động luyện
rất tốt cho các Vơ gia hoặc Thiền gia tham cứu về vơ công.
Vậy thời sự phân chia đă rơ: Bát Đoạn Cẩm là phép
Nội Công Ngoại Tráng Sơ Đẳng. Nội Công Thiết Tuyến là Nội Công Động Luyện có
dụng cụ. Nội Công Thiếu Lâm Tự là phép Tĩnh Tọa Thiền Định cao tuyệt khi nào ăn
chay trường tập mới kết quả.
Cùng một môn học mà chia làm ba pháp luyện tập khác
nhau là do chỗ thấp cao tùy dụng. Khởi tập th́ tập Bát Đoạn Cẩm trước cho gân
xương cứng cáp, trong ḿnh có sức lực rồi mới tập đến Nội Công Sơn Đông. Khi đă
đủ sức tranh tài hàng Cao đẳng mà thần trí thong dong trường trai tiết dục được
mới tập tới Nội Công Tịnh Tọa, tức cuốn Tự Luyện Nội Công Thiếu Lâm Tự. Có biết
cách luyện tập th́ mới dễ thành công, bằng không th́ thời giờ bị phí mà thân thể
đôi khi thương tổn hư hao mất công chữa trị. Duy ngoại trừ những học giả có vơ
công cao, các vơ sư có căn bản th́ có thể bắt ngang từ Nội Công Sơn Đông mà
luyện cho mau thành công cũng chẳng hại ǵ, v́ ít ra một phần kinh lạc trong
người của người có tŕnh độ vơ công cũng đă được khai mở nhờ công phu luyện tập
quyền cước. Ở tŕnh độ cao của bộ môn Nội Công người lỗ măng, thô tục, thiếu đạo
đức không thể luyện tập được, cưỡng tập sẽ bị bệnh nguy hại bản thân rất khó trị
liệu. Bởi thế xưa nay người ta vẫn thấy người vơ công cao bao giờ đạo đức cũng
sáng chói, người có nhiều tham vọng chỉ gặt hái những thành quả tầm thường. Kẻ
hung hăng th́ sát nghiệp ở kế bên ḿnh. Chắp tay sau đít nh́n thiên hạ qua đường
cũng phát kiến được những điều hữu ích để tự tu rèn tâm tính, phát triển thể lực
hầu càng ngày được lành mạnh vui tươi, sống lâu hưởng đời.
Trên đây là luận về Nội Công, Bát Đoạn Cẩm Phật
Gia, c̣n Tiên Gia cũng có môn Nội Công Dẫn Khí và Bát Đoạn Cẩm mà người đời
thường gọi là Phép Đạo Dẫn hay và Vận Khí Thuật, v..v…h́nh thái biểu diễn động
tác có chỗ khác nhưng mục đích không khác và thành quả th́ đến chỗ như nhau. Cái
đó gọi là Núi có một đỉnh mà đường lên có nhiều.
Vậy môn sinh hậu học từ nay chớ thắc mắc đua đ̣i,
xao lăng việc rèn luyện, cứ măi so đo rồi rốt cuộc chẳng đi đến đâu. Sách đă
trong tay rồi như thuốc trước miệng mà đành chết bệnh, kiếm đă trong tay rồi mà
chúng đâm không biết đưa lên đỡ th́ sinh mạng ấy tưởng có chết đi cũng chẳng thể
có vị Bồ Tát nào khứng cất nhắc cho về cơi Tây Phương cực lạc. Ngu độn, hàm
hồ là đáng ở lại trong hỏa ngục chịu nhiều luân kiếp đọa đày. Phải nói như
vậy không phải là lời suông qua gió thoảng.
III. SỰ THÀNH CÔNG CỦA BÁT ĐOẠN CẨM
Nếu thông thường như nhiều bậc chép sách th́ soạn
giả cũng sẽ chép ra đây nhiều chuyện cổ tích ly kỳ của người xưa trên đường
thành quả Nội Công, Bát Đoạn Cẩm. Nhưng soạn giả không thích bị lôi cuốn vào
hàng (nghe sao chép vậy), mà thường chỉ đơn cử những ví dụ mắt thấy tai
nghe, hoặc bản thân thực hành được, v..v…
Tiếc thay chuyện bên Tàu th́ nhiều mà bên Nam ta
quá khiêm nhường đến độ khó ḷng đơn cử cho thật đích danh với đầy đủ thành tích
chơn thật, đến đâu, vị Lăo sư nào cũng nói mở đầu bằng: “Hồi xưa…. Nghe người
ta nói, người ta đồn rằng…”, và tiếp theo đó là những chuyện dường như hoang
đường v́ thiếu tính cách Khoa học. Tóm lại là những chuyện chưa bao giờ thấy.
Trước thời buổi khoa học ngày nay, mọi ngành học
thuật cũng phải được nh́n dưới con mắt khoa học, nghĩa là giải thích được, hợp
lư và ít ra cũng phải có một ví dụ làm bằng. Soạn giả v́ chủ trương không làm mê
hoặc hậu sinh nên không ghi lại những cố sự hoang đường đọc được, nghe được
trong đời tu học của ḿnh, mà chỉ nêu lên những điều dễ nhận định…
Như soạn giả đọc thấy nhiều sách xưa đơn cử nhiều
danh gia vơ học cao thủ bên Tàu nhờ luyện tập Vơ Nghệ, dĩ nhiên chuyên luyện Nội
Công sống lâu và rất khỏe mạnh, ngày nay một vị lănh tụ của Trung Quốc đă 90
tuổi mà vẫn c̣n mạnh khỏe vui tươi lănh đạo 800 triệu dân, nhờ tập Bát Quái
chưởng và Thái Cực Quyền mỗi buổi sáng. Chuyện nầy báo chí Pháp, Mỹ đăng tải từ
lâu có cả h́nh ảnh… (Thái Cực và Bát Quái là môn Nội Công của Tiên Gia).
Ông của soạn giả năm nay 92 tuổi mà c̣n cỡi xe đạp hơn ba mươi cây số thăm bà
con, cùng đi lụp (đánh bẩy) chim cu suốt ngày không biết mệt…là nhờ chân
luyện vài thế trong môn Bát Đoạn Cẩm mỗi tối trước khi đi ngủ, cùng suốt đời
không uống rượu, không hút thuốc. Thầy của soạn giả là bậc chân tu không lậu sự,
diệt danh, người truyền thụ môn Nội Công thượng thừa cho soạn giả, năm nay đă
tám mươi lăm (85) tuổi rồi mà c̣n tốt tướng, một ḿnh tịnh tu một chùa (động),
không cần đồ đệ tăng tiểu phụ giúp mọi sự. Quanh năm khí lạnh cao nguyên mà
người vẫn độc một mănh Đạo bào đơn sơ, ngày hai buổi công phu luyện tập Nội công
Thiền định mà đạt thành chánh quả như thế. Ai có chân phước gặp người tất thấy
sự trong sáng của Từ Bi Hỉ Xả trên ánh mắt của người.
Riêng bản thân soạn giả thuở thiếu thời ốm yếu xanh
xao, người ta kêu là con sát nuốt phải gởi cho chùa nuôi, 12 tuổi mới xin
về…soạn giả nhờ ông bác ở trong chùa dạy cho Bát Đoạn Cẩm và ít quyền thảo, và
soạn giả cứ theo đó tập tành cho có lệ, thế mà thời gian mấy mươi năm lần lữa
khi thành trang thanh niên th́ soạn giả đă biến đổi hẳn h́nh dong. Sự cường mạnh
thấy rơ trong con người vốn tiên thiên bất túc. Và cho đến bây giờ tuổi trời hơn
nửa đời mà bất kỳ ai đối diện có tŕnh độ cũng phải chấp nhận là một người có
dơng lực, c̣n bậc phàm phu th́ chẳng hết lời ngưỡng mộ đường nét khôi vĩ tinh
kỳ….Ấy khởi đầu cũng nhờ luyện tập Bát Đoạn Cẩm ở tuổi ấu thơ, đành rằng trong
thời niên thiếu ngoài việc luyện cầm chừng môn Bát Đoạn Cẩm soạn giả c̣n luyện
quyền thuật, và đến tuổi thanh niên th́ càng tăng gia tu học quyền thuật cùng
rèn luyện Nội Công chân chính… Cho đến này th́ công phu đáo thành: cánh tay đưa
ra để mềm 5-6 người lực lưỡng không bẻ gập lại được, cho búa tạ đập, dao bén
chém., nằm ph́nh bụng cho xe hơi cán đủ chỗ, đủ kiểu không cần nịt bụng hay lót
đà ván, chân trần đi trên chông nhọn, đạp trên đao, kiếm sắc bén, bật ngón tay
đâm thủng ván tấp mỏng, v…v… (Những thành quả trên có biễu diễn tại nhiều hội
trường cho các vơ gia, quan viên giáo chức cùng môn sinh nhiều môn phái xem
chơi, có chụp h́nh in trong sách Tự Luyện Nội Công Thiếu Lâm Tự v.v…) Điều
đặc biệt mà soạn giả rất vui là thấy công phu đă truyền lại được cho nhiều vơ
gia hậu học đệ tử đă tham học với soạn giả, một phần cũng được các học viên các
Lớp Hàm Thụ lănh hội, rồi đây chẳng bao lâu nữa nghành nghệ thuật dưỡng sinh nầy
được mọi người mến mộ rèn luyện thành công.
Sự thành công của soạn giả không phải vô t́nh, sự
thành công của môn đệ của soạn giả cũng chẳng phải vô t́nh hay may mắn mà do sự
chuyên cần luyện tập có phương pháp. Vậy soạn giả kết luận là bất kỹ vơ gia nào
thành tâm luyện tập th́ nhất định sẽ thành công.
Với môn Bát Đoạn Cẩm nầy người tập không cần kiêng
cữ nhiều như các môn Nội Công Thượng Thừa. Nhưng dù sao vẫn tránh vài việc mới
có thể mau tiến bộ. Như các vơ sư có tuổi đă có vợ con th́ tránh phiền năo, bớt
giao hoan và phải luyện tập cho có điều độ ít ra mỗi ngày một lần vào buổi b́nh
minh. Các vơ sư trung niên và trẻ hiếu thắng thích rượu nhiều và nữ sắc nhiều
phải từ từ bỏ bớt th́ mới mau thành. Chớ có liều mạng ỷ sung sức nhờ tập luyện
quyền thuật mà có tinh lực dồi dào đem sức sống đổ biển th́ công phu vơ học
chẳng khác ngôi nhà sơn tốt mà mối mọt đă đục rệu hết rồi. Bốn mươi, năm mươi mà
chân di không nổi, chống gậy mà lê từng bước một là do tửu sắc dâm ô. Nghề vơ
như thế th́ chớ nên khua môi có ngày mang hại.
Trên đây là đường thành bại của công phu luyện tập
Bát Đoạn Cẩm Nội Công, học giả khá tựa nương đó hành sự cho đặng khang an thân
thể linh mẫn tinh thần, sống lâu trăm tuổi.
C̣n điều xin nói ra cùng chư vơ gia quân tử, như
cho đến nay việc biểu diễn thành quả của soạn giả cùng các đệ tử của soạn giả là
điều nhằm nêu lên chứng tích của sự học luyện thành công để chư quân cùng phấn
khởi tinh thần hầu bước mạnh trên đường nghệ thuật chớ chẳng phải có ư vọng động
kia khác. Soạn giả thay mặt các Đạo đồ môn đệ thanh minh cùng chư học giả mọi
môn phái vơ gia trong và ngoài nước.
Chương Thứ Nh́
Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm Tự
Bát Đoạn Cẩm là tám phép luyện gân thịt và khí lực
cho đặng sung măn, giúp ích sống lâu vui hưởng cuộc đời. Người có sức khỏe th́
giống người đi buôn có vốn, muốn mua hàng hóa ǵ cũng tùy nghi. Tập Bát Đoạn Cẩm
này trẻ mau lớn, học giỏi, khôi ngô, mặt mày sáng sủa, lành mạnh tư tưởng. Trung
niên tăng thêm khí lực, phát triển khả năng tổng quát, nhờ đả thông kinh mạch mà
huyết khí sung cường hăng say làm việc, tiến bộ mọi mặt, người có tuổi thường
xuyên luyện tập huyết khí luân chuyển và thay đổi luôn luôn nên da dẻ hồng hào,
gân xương hoạt bát chận đứng tuổi già, yêu đời vui sống, thật là hạnh phúc lâu
dài, các môn thể dục vận động Tây Phương không có môn nào so sánh được. V́ môn
Bát Đoạn Cẩm có công năng hướng dẫn và thúc đẩy huyết và khí luân chuyển đều
khắp trong châu thân nên tránh khỏi các bệnh tê thấp v́ máu thiếu và cứng động
mạch khi tuổi già. Tuổi trẻ tập Bát Đoạn Cẩm thân thể luôn luôn cường kiện, tinh
thần luôn luôn linh mẫn, tuổi già th́ thần thái uy nghi mà thân thể th́ nhẹ
nhàng tâm hồn khoáng đạt. Các Thiền Sư xưa, các Đạo Gia cổ lúc nào trông cũng
phiêu hối mà người đời thường dùng chữ Tiên Phong Đạo Cốt để chỉ là nhờ
tập thường môn học này.
Từ đời xưa cho đến nay có nhiều loại Bát Đoạn Cẩm
được lưu truyền trong mọi giới, đến nổi mỗi người làm mỗi khác, số động tác cùng
cách phép cũng đều sai biệt và số lần tập cũng khác nhau, đến có khi hơn tám
(Bát) đoạn, có khi tới 12 đoạn, 24 đoạn. Và cách tập tùy lúc đứng, ngồi, nằm
v…v…thật là không có phép tắc ǵ và cũng chẳng ai giải thích ǵ về sự hiểu biết
của ḿnh trong khi truyền bá và rèn luyện các môn Bát Đoạn Cẩm đó. Người có kiến
thức chút xíu th́ nói là của Tiên gia, v…v.. rồi cũng chẳng thể giải thích được
ǵ hơn nên cứ ậm ừ trở tránh khi có người hỏi tới. Đa số các bậc thầy chỉ dạy
làm chớ không dạy cho hiểu. Thôi th́ hậu sinh chỉ nhắm mắt làm càn làm đại,
tưởng tượng thần thoại lờ mờ mà chẳng hiểu mô tê lợi ích ra sao. Thương thay.
Kẻ viết sách xưa nay chẳng hơn ǵ nhau mấy, thường
rắp khuôn sao chép cho có bản, cho có tên ḿnh in trên sách… đôi khi v́ binh
danh, đôi lúc v́ có tâm hồn “Puôn Pán” mà nhắm mắt làm đùa chẳng chịu
tham cứu học hỏi trước khi đặt bút thảo chương. Việc nầy không riêng trong lănh
vực nghề vơ, mà các ngành văn nghệ khác cũng thế. Phải xét lại hết thảy. Xét
luôn cả các văn gia học giả bên Tàu nữa chớ chẳng phải riêng chi xứ ḿnh, các
văn gia cở lớn của triều đ́nh nhà Thanh cũng làm sách giả bán lấy tiền (thời
buổi cực loạn th́ lắm sự hư hoại phát sinh, từ thời Thanh sơ đến Văn Thanh, nhân
dân Trung Quốc sống thời đại loạn c̣n hơn nước ta bây giờ) c̣n thiên hạ th́
mặc t́nh.
Nay học giả đọc sách nầy cần nên hiểu cho chánh lư
là trong bầu trời có hai loại Bát Đoạn Cẩm mà thôi. Một của Đạo Gia và một của
Phật Gia, có thể gọi là hai ngành Bát Đoạn Cẩm cũng đúng. Môn Bát Đoạn Cẩm của
Đạo Gia v́ chỗ tự tiện của đạo sĩ và nho sĩ xu thời đă bày lắm thứ, nhiều môn
đặt nhiều bài bản lắm hiệu lắm tên nhưng chung quy ư vẫn nằm trong
hơi thở, tức chủ trương vận dụng khí lực, gọi văn hoa là Đạo Dẫn Thuật
hay Vân Khí Thuật. Bài bản lu bù (nhiều) nhưng người hiểu biết thấy rơ
chân tánh, người kém cỏi mờ mịt nên khó thể học hành tới nơi tới chốn.
Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm không có nhiều bản cho lắm,
đó là nhờ Thiền môn có tổ chức quy mô (trong chùa có nhiều ban nghiên
cứu…viết sách, v..v..) nên lưu truyền được chánh bổn. Nhưng dù thế vẫn thấy
được hai loại Bát Đoạn Cẩm. Loại nào cũng đúng tám đoạn, một loại chủ luyện gân
xương và một loại chủ luyện khí lực. Mỗi loại có chỗ thái quá và thiếu quá. Để
dung ḥa cho đặng vẹn toàn, một bản Bát Đoạn Cẩm đầy đủ cả hai phần Luyện Gân
Lực và Khí Lực được tŕnh bày trong sách nầy. Nhờ sự sửa đổi (canh tân)
nầy mà thiền sư và chúng môn đồ vơ lâm, nhân loại được toại nguyện trên đường tu
tập. Và bây giờ môn Bát Đoạn Cẩm toàn hảo nầy được truyền bá rộng răi trong đại
chúng làm nổi danh môn phái Thiếu Lâm ra cùng khắp Ngũ Đại Châu.
Nhưng mà thế nào là các thế tập Vận Lực và thế nào
là các thế Vận Khí? Điều nầy quí học giả sẽ được thấy và cảm nhận được ngay
trong chương nầy, ở phần kế tiếp liền sau đây. Và để thưởng thức trước khi đi
vào thực luyện, (giống như ta mở mũi hít hơi thơm của món ngon tưởng tượng
cho đă cái rồi sau đó mới gắp đồ ăn đưa vào nhai…), soạn giả xin tŕnh là
trong Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm hễ đoạn nào đứng thẳng đầu gối mà tập th́ thế đó
dùng luyện khí, đoạn nào đứng tấn Kỵ Mă mà tập th́ dùng luyện Gân. Có vậy thôi,
đơn giản thấy rơ, dể hiểu thấy rơ. Tuy thế, đoạn luyện khí cũng có vận lực phù
trợ chớ chẳng phải tưởng tượng khơi khơi mà được, cũng như khi luyện gân cũng có
vận khí trợ lực. Có sự bổ hợp như thế mới mau thành công, mới có sự liên hoàn
động tác, chuyển động gân xương, thúc đẩy khí huyết, đả thông kinh mạch tạo dựng
một thân thể cường tráng, uy nghi.
Khi hiểu được những điều cần thiết (yếu quyết)
nầy rồi th́ không c̣n lo lắng, ngại ngùng lúc bắt tay vào việc luyện tập, cũng
như chẳng thể có tập luyện mà chẳng có thành công. Hơn nửa đời soạn giả Cư Sĩ
tôi chưa hề một lần làm chuyện ǵ mà ḿnh chưa thấy hiểu ư nghĩa của sự việc,
th́ đối với chư học giả, vơ gia, quân tử, soạn giả vẫn muốn quí vị thực hành
theo con đường đó để sớm thành công. Đó là con đường sự thật, tri tri.
Nay th́ chư hiền đă rơ hiểu lư thuyết của Bát Đoạn
Cẩm rồi, vậy xin mời nghiên cứu thực hành các động tác co duỗi sau để thân
thường được mạnh khỏe, trí thường được thanh thản, hầu tài năng thiên bẩm được
đà phát triển tối đa hỗ trợ đời, đi vào lịch sử…(Ai cũng đi vào lịch sử khi
mà ḿnh đă tự biết ḿnh, ít ra cũng làm nên lịch sử v́ ḿnh đă có tích sự
trong đời.) Nào, mời chư học giả thực hành cho biết Đạo vị lành mạnh mà từ cổ
xưa không một ai được tôn vinh là thánh hiền mà không biết đến.
- CÁCH LUYỆN TẬP BÁT
ĐOẠN CẨM
Như học giả đă biết là Bát
Đoạn Cẩm gồm có tám phép luyện tập, và không nói ai cũng hiểu đều phải tuần tự
tập luyện tuần tự từ phép một cho đến khi hết trong một buổi tập, theo đúng
phương pháp sẽ được giảng tới trong phần thực hành kế sau.
Nhưng muốn thực hành cho hết tám phép trong một
buổi tập th́ trước tiên học giả phải thuần thục từ phép một theo phép tuần tự
nhi tiến (học từ từ theo thứ tự). Việc nầy không khó, chỉ cần thời gian
ngắn là ai cũng thực hành được một cách tự nhiên. Điều cần chú ư khi thực hành
là phải quan tâm làm đúng từ động tác một của mỗi Đoạn (mỗi đoạn có nhiều động
tác) và làm đủ số lần cần phải lập lại cho mỗi động tác. Khi chấm dứt đoạn thứ
nhất th́ liền đó luyện tập đến đoạn thứ nh́ sau khi buông tay nghỉ thong thả 3
phút đồng hồ. (Nếu đă thuần th́ thời gian nghỉ chừng một phút đă đủ) tính
ra thong thả mà tập th́ người mới mỗi sáng có thể dành khoảng 45 phút để thao
luyện và khi đă thuần rồi thời gian luyện tập rút lại c̣n 20 đến 25 phút là
cùng. Số thời giờ ấy rất khiêm nhường so với bất kỳ môn thể thao vận động nào mà
sự thành quả thâu đạt được lại tốt đẹp vượt bực hơn tất cả.
Khi mới tập th́ chú trọng về h́nh, nghĩa là
sao cho đúng cách theo sách chỉ dẫn từ cách gồng chuyển chân tay, co vào, duỗi
ra, hít thở, trợn mắt ….Muốn được như thế th́ nên treo tấm kiếng (gương) để nh́n
cho thấy chỗ sai mà sửa đổi. Nếu có người cùng tập sửa cho nhau th́ càng hay
hơn.
Lúc thuần thục chú trọng tới ư, nghĩa là hơi
thở được quên đi, động tác xóa bỏ mà chỉ quán tưởng thấy cái dụng ư của mỗi đoạn
(ư tứ đó là ư nghĩa của mỗi câu khẩu quyết của mỗi đoạn, xem trong phần thực
hành chương nầy.) Bao giờ làm được từ h́nh thức tới ư thức th́
động tác lưu đi mà tâm như quên như nhớ, huyết mạch cuồn cuộn chuyển lưu, khí
lực rần rần tụ tán trong mỗi co duỗi chân tay…bài tập trôi mau đến khi chấm dứt
th́ tự động dừng ấy nhờ Thần.
Học giả tập đến bao giờ được như thế th́ thân tâm
trống không, cơ thể nhẹ nhàng vui tươi như trẻ, ăn uống ngon lành, ngủ nghê
khoái lạc, đến như những công việc hàng ngày cho là rối rắm, mệt nhọc th́ nay
như đồ chơi và ngày giờ qua mau. V́ biết được thời giờ qua mau nên không phí th́
giờ, do đó thành công hơn đời là như vậy đó. Không tập không biết, tập rồi biết
ngay, việc nầy người ta ví đường có đi mới biết, chuông có đánh mới kêu. Kẻ lảm
biếng thần trí ỉu lờ, lù đù chậm chạp, ngu ngơ việc đời trăm việc cũng tại không
người hướng dẫn, nếu biết được phương pháp này mà chuyên cần học luyện th́ đời
sống đổi khác tức thời, thậm chí đến như tuổi già là cái luật định của tạo háo
mà Bát Đoạn Cẩm c̣n cản được huống hồ.
Về chỗ (vị trí) để luyện tập th́ không ǵ
tốt hơn nơi yên tĩnh và thoáng khí, không khí trong sạch bao giờ cũng là thức ăn
bổ, là liều thuốc quí cải tạo sinh lực con người. Do đó có thể chọn một khoảng
trống sạch sẽ cao ráo trong vườn (nếu ở nhà quê), trong sân, hoặc trong pḥng
nơi có cửa sổ mở thoáng mát ra hướng khô ráo sạch sẽ (khuông cửa phải lau chùi
hết bụi bặm thường xuyên, nếu ở nhà sàn trên sông, trên thuyền, tàu th́ đợi nước
lớn không khí trong sạch mới tập.) Tốt nhất là tập vào mỗi sáng, tập xong đợi
10-15 phút sau tắm nước lạnh chà xát da bằng khăn bong, xơ dừa…. th́ sau đó một
ngày đẹp nhất định sẽ đến với chúng ta, v́ chung quanh ta ai cũng là người đáng
thương, đáng mến, đời sống thật có nhiều ư nghĩa…
Tóm lại, khởi sự tập Bát Đoạn Cẩm phải:
- Thuộc và làm đúng
h́nh thức bên ngoài của từng động tác trong mỗi đoạn.
- Khi thuộc H́nh rồi
phải thuần Ư, là cái mà mỗi khẩu quyết ghi rơ.
- Lựa chỗ thoáng, sạch
mà tập mỗi buổi b́nh minh, nếu không tập buổi tối sau bữa cơm hơn 3 giờ đồng
hồ.
- Tập xong 15 phút sau
tắm và chà xát da. Uống một ly nước lọc sạch trước khi tập và sau, ly nhỏ
thôi.
- TÁM ĐOẠN CỦA BÁT
ĐOẠN CẨM
Bát Đoạn Cẩm gồm có 8 đoạn,
mỗi đoạn có một mô thức (h́nh dáng, thể thức) huấn luyện cơ thể khác
nhau. Khác nhau từ cử động cho đến thần ư. V́ lẽ Bát Đoạn Cẩm được
chế tạo để luyện tập cho đặng hiệu quả trong việc kiến tạo một thân thể cường
tráng từ ngoài (Ngoại tráng) và cả bên trong (Nội tráng). Ngoài ra
Bát Đoạn Cẩm c̣n dung để trị liệu những bệnh trạng yếu nhược hư hao thường thấy
trong ḿnh của người đời. Ví như ai thường ngày hay uể oải th́ tập Bát Đoạn Cẩm
sẽ khỏi ngay; ăn uống khó tiêu hóa tập sẽ hết ngay, hay mệt tập khỏe ngay. Người
tập vơ công bi nội thương cũng được trị lành, v..v… nói nhiều không hết.
Tổng quát là Bát Đoạn Cẩm là Tám Phép Thần dung tập
luyện cho cường kiện thể xác minh mẫn tâm thần và ngừa trị, hoặc trị mọi bệnh
chứng thương, lao, cùng bồi bổ các cơ phận quan yếu giúp người hồi phục sinh lực
trong đời sống lao động tiêu hao hàng ngày…
Đây là phép thần, nhưng có tập luyện đúng thời mới
Thần c̣n như đọc chơi cho biết mà không tập th́ Thần cũng chẳng giúp được ḿnh,
giống việc hàng ngày cầu xin cúng kiến cho ḿnh được phúc, lộc, thọ mà không làm
việc ǵ bó gối ngồi chờ hoặc manh tâm hung ác, tà gian th́ lộc, phúc nào đâu tới
với mà thọ cũng giảm dần mau chóng theo ngày tháng v́ cái tâm u ám nó hạ ḿnh.
Học giả biết như thế th́ tưởng chẳng cần luận bàn chi cho dài ḍng tốn giấy, mà
vứt bỏ hết mọi lư sự bắt tay luyện tập các động tác sau th́ trong mấy tháng đă
có sự khởi sắc trong đời sống hàng ngày rồi. Tức là vui rồi, vui rồi cần ǵ nói
nhiều nữa, mà có nói nhiều cũng lại càng thêm vui. Ấy, thành công đang chờ quư
vị đây. Nào chúng ta hăy tiến tới…
Nhưng muốn tiến tới hăy học cho thuộc ḷng Tám Câu
“Thần chú” sau để làm lộ phí, hành trang rồi hăy lên đường.
KHẨU QUYẾT BÁT ĐOẠN CẨM:
1. Đệ Nhất Đoạn Cẩm: Lưỡng Thủ Ḱnh Thiên Lư
Tam Tiêu (Hai tay chống trời tưởng “tới” Tam Tiêu)
2. Đệ Nhị Đoạn Cẩm: Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ
Điêu (Trái phải dương cung “như” bắn chim điêu)
3. Đệ Tam Đoạn Cẩm: Điều Lư Tỳ Vị Đơn Cử Thủ
(Điều ḥa Tỵ vị “một” tay đẩy lên)
4. Đệ Tứ Đoạn Cẩm: Ngũ Lao Thất Thương Vọng
Hậu Tiền (Năm Lao Ngũ Thương liếc nh́n “phía”sau)
5. Đệ Ngũ Đoạn Cẩm:
Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi
[1]
dứt “bỏ” tính nóng nảy)
6. Đệ Lục Đoạn Cẩm: Bối Hậu Thất Điên Bách
Bệnh Tiêu (Sờ xương cùn 7 lần trăm bệnh tiêu)
7. Đệ Thất Đoạn
Cẩm: Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực (Nắm
chặt quyền, mắt giận
[2]
, tăng khí lực)
8. Đệ Bát Đoạn Cẩm: Lưỡng Thủ Phan Túc Cố
Thận Eo (Hai tay kéo hai chân bền thận eo)
Chú ư: Chữ nghiêng phiên nghĩa Khẩu quyết
Bát Đoạn Cẩm chưa sát nghĩa lắm cần đọc rơ chi tiết mỗi đoạn mới biết được đầy
đủ.
[1]Vẫy
đuôi: ư nói uốn éo mông đít như con rắn vẫy đuôi
[2]Mắt
giận: dịch chữ Nộ mục, ở đây nên hiểu là tập trúng ư lực nơi mắt như giận dữ và
nắm quyền đấm ra làm tăng khí lực
PHẦN PHỤ THUỘC
(NỚI DĂN TOÀN DIỆN)
Thông thường, thay v́ dùng một số trang để
làm bảng tóm lược bài học giúp học giả, môn sinh thấu đáo dễ dàng hơn khi đă đọc
qua hoàn toàn cuốn sách. Nhưng lần nầy, soạn giả nghĩ chắc cũng chẳng cần v́
sách ngắn bài ít, và mỗi đoạn soạn giả đă giảng rơ lắm rồi, giờ có nhắc lại chắc
cũng chẳng thêm được bao nhiêu kiến thức mới…. Thôi th́ dùng một đoạn tŕnh bày
thêm phần tập luyện phụ thuộc nầy c̣n có ích hơn. Mà có ích th́ làm.
Phàm mọi sự trong đời cũng chẳng có ǵ làm
toàn hảo, người đời bảo Vô nhơn thập toàn, tức không có ai hoàn hảo, bất
cứ cái ǵ cũng chẳng thể hoàn hảo, người đă thế th́ sự người bày ra cũng thế, dù
rằng người bày ra bất cần là ai. Một định lư toán học cũng có ngày phải sửa lại
hay thêm vài chữ, công thức…. cũng thêm bớt được qua nhiều trào lưu, thời đại…
Giáo điều các tôn giáo cũng lần hồi canh tân cải tiến v́ thời đại đă đổi sang
một chiều hướng mới… Có như thế th́ mới thích hợp mới vẹn toàn, mới hấp dẫn, mới
truyền bá sâu rộng, mau chóng.
Bát Đoạn Cẩm dù có hay, có hoàn toàn cách
mấy, do một bậc Thánh chế ra nhưng Thánh có giỏi, có tài cũng chỉ hiểu biết có
giới hạn, tài năng có phạm vi… và Thánh đă chết quá lâu rồi, nên có việc chưa
kịp sửa đổi thêm thắt cho đặng hoàn bị. Bát Đoạn Cẩm đă có mấy ngàn năm, đă
truyền bá được mấy ngàn năm dĩ nhiên không dở, giá trị tất phải có chỗ tuyệt
đối, tuyệt đối như kinh điển các giáo phái… nhưng mà tuyệt đối cũng có thể thêm
thắt cho tăng phần giá trị, sự thêm vào bao giờ cũng lợi ích. Việc này giống như
trong buổi họp, ư kiến nhiều người bao giờ cũng đến chỗ rút tỉa được kết luận
giá trị, có như thế mới có đủ thứ cuộc họp, từ hai người trở lên, quan trọng cá
nhân hay thượng đỉnh quốc gia, thế giới… sau này có thể liên hành tinh.
Theo đà văn minh nhân loại, Bát Đoạn Cẩm
là một học thuật giá trị vẫn được bổ khuyết chút ít cho tăng thêm phần lợi ích
thiết thực, thiết thực cho ngành luyện tập vơ thuật cường thân tăng thêm thể lực
cho các môn thể thao thể dục. Các động tác tập thêm sau đây được rút tỉa tinh
hoa từ các phần tập luyện sơ khởi làm nóng người của các môn vơ thuật lớn bành
trướng trên thế giới ngày nay. Những điều tŕnh bày ở đây không một vị vơ sư căn
bản nào không rơ, trừ một vài thế tập soạn giả được bí truyền có lẽ ít người
biết, soạn giả cũng tŕnh bày luôn cho khỏi thất truyền.
Dĩ nhiên các động tác tập mới nầy không
được giải thích theo lối xưa, chú trọng đến Kinh Huyệt, Mạch Lạc, Khí Lực vận
chuyển khi tập. Mà chỉ có sự hướng dẫn phải làm nới dăn, buông lỏng, hô hấp sâu…
Và đa số th́ rất dễ làm, rất tốt để phụ họa bổ túc thêm cho Bát Đoạn Cẩm. Dù
người ta chẳng hề nói phần sâu thẫm của động tác nhưng soạn giả nhờ có học căn
bản Nội Công Y Học và Đạo Học nên có thể tùy nghi giải thích tác dụng và sự lợi
ích sâu thẫm từng thế tập. Nhưng thấy rằng chẳng cần thiết lắm nên cũng chẳng
giải thích, nếu có học giả nào thắc mắc th́ soạn giả chỉ điểm sau. Dù là những
động tác tập thêm, mời, nhưng học giả chớ vội khinh thường hay thờ ơ, v́ những
động tác mới mẻ này, dù mới mẻ v́ lối tŕnh bày và huấn luyện theo tân thời
nhưng căn bản những thế tập nầy có nguồn gốc xa xưa trong kinh điển hoặc trong
các môn học thuật cao siêu như Yoga của Ấn Độ, Đạo Gia của Trung Quốc và thần
thánh sức mạnh trong Thánh Kinh tại Hy Lạp, một quê hương cha đẻ các Thế Vận Hội
ngày nay…
Sự tổng hợp các động tác xem qua rất đơn
sơ nhưng kết quả bồi bổ sinh lực chắc chắn khả quan. Do đó nó được phổ biến và
được huấn luyện trước tiên trong mỗi buổi diễn tập thể dục, vơ thuật trên khắp
thế giới.
Vậy thời nó cũng rất hay. Nhưng hay hơn
nữa là chúng ta hăy thực hành để được hay như những người hay trên khắp thế
giới, những bằng hữu của chúng ta. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Rồi
đây các vị học giả cũng sẽ có cơ duyên hội ngộ hoặc tự sẽ trở thành những nhân
tài trong ngành học thuật và chỉ nhân tài mới t́m gặp được nhân tài. V́ nhân tài
mới hiểu được nhân tài, họ là những máy điện tử có cùng tần số vậy.
Mời quư vị luyện tập để củng cố tần số của
tổng đài ḿnh, một tổng đài độc lập, tự do, vui tươi và hạnh phúc. Một tổng đài
không thể dùng tiền mà mua được hoặc ăn trộm ăn cướp mà có được. Vô biên.
Các thế tập phụ thuộc gồm 12 thế tạm đặt
tên như sau:
- Đưa Hai Tay Lên Xuống (căn
bản từ Đạo Gia của Lăo Tử)
- Đứng Lên Ngồi Xuống (căn
bản từ môn thể dục Hy Lạp)
- Đưa Hai Tay Ngang Bằng Ra Sau
(căn bản từ Ngũ Cầm Đồ của danh y Hoa Đà)
- Chân Co Chân Duỗi Hai Tay Ấn
Gối (căn bản từ thể dục Hy Lạp)
- Tay Đưa Nghịch Chiều Trên Đầu
Sau Hông (căn bản từ vũ điệu Á Châu)
- Xoay Tay Thành Ṿng Trước Mặt
(căn bản từ thể dục Hy Lạp)
- Xoay Tay Thành Ṿng Hai Bên
(căn bản từ thể dục Hy Lạp)
- Xoay Cổ (căn bản từ Đạo Gia
Lăo Tử)
- Cúi Người Hôn Gối (căn bản
từ Yoga Ấn Độ)
- Tư Thế Con Rồng (căn bản từ
Yoga Ấn Độ)
- Khấu Xỉ (căn bản từ Đạo Gia
Lăo Tử)
- Phúc Hô Hấp tức Thở Bằng Bụng
(căn bản từ Đạo Gia Lăo Tử