ĐỆ NHẤT ĐOẠN CẨM
THẾ DỰ BỊ: Đứng
thẳng, hai tay buông xuôi hai bên đùi, lòng bàn tay úp vào hai bên đùi, hai gót
chân khí nhau, hai mũi bàn chân mở ra hình chữ V. Mắt nhìn thẳng bằng ngang, hơi
thở điều hòa tự nhiên. (Hình 1)
1. Lưỡng Thủ Kinh Thiên Lý Tam Tiêu
(Hai tay chống trời tưởng tam tiêu)
Phép Luyện: Khi tập đông người phải
sắp hàng ngang và dọc thẳng nhau cùng khoảng cách giữa mỗi người với nhau bằng
hai tay giăng thẳng chạm nhau là được. Nếu đơn luyện (luyện một mình) thì không
cần chú trọng đến sắp hàng. Đoạn nầy có tám động tác, tập luyện tuần tự như sau:
Động tác 1: Hai bàn tay từ từ
xoay mở lòng bàn tay ra ngoài sang hai hướng trái phải. Đoạn từ từ đưa ngửa lên,
hai cánh tay ngang bằng rồi tảng lên trên đỉnh đầu, các ngón đan vào nhau (Hình
2 và 3).
Động tác 2: Hai cổ tay vận lực
(gồng) vừa xoay ngửa lòng bàn tay lên trời, độ cao không thay đổi (Hình 4). Kế
đẩy cao lên trời chân nhón gót.
YẾU LÝ: Động tác 1, từ từ hít hơi vào thì
đồng thời xoay cổ tay mở bàn tay ra rồi hướng lên trời mà đưa lên thì hít hơi
dài theo cho đến khi hai bàn tay đan vào nhau mới ngưng.
Kế theo là động tác 2, gồng cổ tay xoay
ngửa lòng hai bàn tay lên trời, hai cánh tay thẳng, nhón gót thì giữ kín hơi
trong phổi không hít thêm cũng không thở bớt ra. Quan trọng là chỗ vận lực đẩy
chưởng lên gọi là Lưỡng Thủ Kình Thiên, thì phải tưởng tượng như đang chống đỡ
một bầu trời đang sập xuống đầu mình, do đó phải vận toàn lực mà đẫy lên không
thể đẩy hời hợt được. Lúc đẩy lên mắt không nhìn theo tay mà Thần thì quán tưởng
tới Tam Tiêu từ trên xuống dưới thông suốt. (Xem tiếp Yếu Lý động tác kế).
Động tác 3: Buông lỏng hai bàn
tay rồi từ từ hạ xuống đỉnh đầu, lòng bàn tay vẫn để ngửa. Thở ra bằng mũi hoặc
thổi nhẹ hơi ra vừa mũi vừa miệng. Hai chân đồng thời cũng hạ xuống đứng bình
thường. Chân tay nhịp nhàng. (Hình 5) Kế, hít hơi vào hai bàn tay vận lực
đẩy lên, hai gót chân cũng nhón lên theo. Khi đẩy thẳng tay thì phổi cũng đầy
hơi, dĩ nhiên hít vào bằng mũi, miệng ngậm kín. (Hình 6)…
YẾU LÝ: Khi nhón gót
đẩy song chưởng lên tận cùng cao thì dừng lại một vài giây đồng hồ trước khi xả
lực (buông lỏng) để thu tay trở xuống trên đỉnh đầu. Trong mấy giây đồng
hồ ngưng lại trên cực điểm cao thì tâm quán tưởng đả thông hai Kinh Tam Tiêu,
tức thông suốt từ đầu ngón tay giữa đến đầu chót đuôi lông mày. Kinh nầy chạy
bên ngoài cánh tay, qua vai lên trái tai rồi bọc ra trước vành tai lên đuôi mắt,
tổng cộng là 23 huyệt. Hai kinh nầy có tác dụng hô hấp, tiêu hóa và các bộ phận
sinh dục cũng như bài tiết. Khi hai kinh Tam Tiêu nầy đả thông thời không thể
mắc bệnh thuộc về Ba Tùng: và khi có bệnh về Ba Tùng thì phải luyện tập đoạn này
để điều trị.
Vì kinh Tam Tiêu nằm ở bên ngoài cánh tay
nên động tác lật ngược chưởng tâm bàn tay lên làm căng thẳng toàn bộ gân mạch
phần ngoài cánh tay làm luồng khí lực được lưu thông dể dàng. Để phụ trợ và hiểu
biết rõ về bản thể mình hầu dần dà nghe được mọi biến động của châu thân trong
khi đẩy chưởng phải quán tưởng khí lực chạy mạnh từ đầu ngón tay giữa đến đuôi
mày. Đó là ý nghĩa của câu khẩu quyết… Lý Tam Tiêu. Ngoài ra chân nhón gót lên
sức nặng tụ trên các đầu ngón chân, nhất là ngón cái làm căng thẳng vùng sau đùi
chân phía bên trong và phần bụng trước ển tới thúc đẩy kinh Tỳ Tạng tức Túc Thái
Âm Kỳ Kinh, gồm 21 huyện được đả thông. Ngoài ra khi hạ gót chân xuống mũi bàn
chân uốn lên thì phần toàn bộ đùi trước từ dưới lên trên căng cứng giúp đả thông
kinh Dạ dày tức Túc Dương Kinh Vị, gồm 45 huyệt… Do đó động tác của toàn đoạn
làm lợi ích cho cả Ba Tùng. Ở đây hạn hẹp giải thích không được rõ, chỉ nói đại
cương công dụng của động tác và tại sao nó làm được lợi ích như vậy thôi. Ngoài
ra muốn tham cứu do soạn giả biên soạn thì mới hiểu đến chi tiết. Điều tưởng nên
nhắc cho rõ là từ xưa tới nay chẳng ai biết tập Bát Đoạn Cẩm cho lợi ích đến chỗ
tận cùng của nó, cũng như chẳng ai giải thích rõ được, dù bên Tàu hay bên Nam
ta. Nay soạn giả nói rõ ra cho học giả cùng hiểu, ấy là người đầu tiên khám phá
được ẩn ý của cổ nhân mấy ngàn năm, sở dĩ soạn giả khám phá được là nhờ có học
qua Y Lý và đạt thành Nội Công thượng thừa đến gọi là giác ngộ. Nhờ đắc đạo mới
dám nói dạy Nội Công cấp tốc cho người cao học võ thuật cùng dạy thuật Điểm
Huyệt mà người đời tương truyền chớ chẳng thấy ai làm được. Soạn giả sẽ viết
sách dạy điểm huyệt theo kinh nghiệm bản thân xuất bản nay mai ai học cũng thấy
kết quả….
Động tác 4 – 5 – 6: Đẩy chưởng
lên và hạ xuống 3 lần như động tác 3 vừa học trên. Thu tay xuống đầu thì buông
lỏng, gồng thì đẩy lên. Tay lỏng thì thở ra, hít vào thì đẩy lên. Hạ xuống thì
cong các ngón chân lên. (Xem hình 7-8, Hình 7 nhìn từ một bên).
YẾU LÝ: Động tác
thực hiện đều đều không mau không chậm, hơi thở cũng tùy theo vận chuyển lên
xuống mà thở hít. Quán tưởng lên xuống như dòng nước chảy. Tập mà nghe rêm tay
phần cánh tay ngoài thì đúng, không rêm nên coi lại là vì đẩy chưa ngay đỉnh
đầu. Trẹch ra trước hoặc dịch về sau đều không thông được các kinh. Phần chân
nghe mỏi phần trước và phía sau mé trên lên tới bụng là đúng. Nếu không nghe hơi
hám gì là tại nhón gót chưa tới chỗ cao nhất và chưa cong ngón chân cái, trỏ lên
khi hạ gót chân. Ban đầu tập thấy rêm mỏi nhưng sau hơn tuần trở lên thì mỗi lần
đẩy tay lên xuống vài lần thấy rần rần trong chân tay ấy là khí được điều động
đả thông như nước chảy trong ống. Đó là điềm tốt.
Nói thêm cho rõ, đan ngón tay hoặc bàn tay
nầy đè lên mu bàn tay kia đều đúng cả nhưng đan ngón tay thì kết quả hơn, dễ
thúc đẩy kinh mạch hơn. Hiểu rõ thì khỏi dị nghị.
Động tác 7: Làm đến động tác 7,
đẩy chưởng cao chân chưa hạ xuống thì mở rời song chưởng ra rồi đưa xuống hai
bên từ từ, lòng bàn tay úp xuống hướng mặt đất, hai cánh tay thẳng, bằng ngang
song song mặt đất, trong khi chân vẫn còn nhón gót. Đưa tay xuống từ từ không
làm mau (Hình 8).
Động tác 8: Từ từ hạ gót chân
xuống cong ngón các ngón chân lên, hai tay đưa xuống úp hai bên đùi như động tác
chuẩn bị. Thở hít tự nhiên. (Hình 9) Kế duỗi thẳng các ngón chân xuống
đứng bình thường.
YẾU LÝ: Tập xong hết động tác thứ 8 thì
trở lại tập động tác 1-2-3…cho đến 8 và tập làm 4 lần cả thẩy trước khi qua đoạn
thứ hai. Nghĩa là đoạn thứ nhất tập từ đầu đến cuối làm 4 lần.
Lưu ý: Nếu hai bàn tay đan vào nhau
như cài răng lược thì mỗi khi thu chưởng về sát đỉnh đầu phải xoay cổ tay cho
lòng bàn tay úp xuống đỉnh đầu; nếu bàn tay úp lên nhau thì khỏi xoay.
Soạn giả nhắc lại lần nữa, đoạn thứ nhất
nầy chủ luyện đả thông hai kinh Tam Tiêu nằm ở phía ngoài hai cánh tay từ đầu
ngón tay giữa cho đến đuôi chân mày. Làm tăng bổ toàn bộ cho Ba Tùng trong châu
thân. Đồng thời nhón chân và cong ngón chân lên làm đả thông hai kinh Tỳ Tạng và
hai kinh Dạ Dày giúp ăn ngon ngủ được và trí tuệ tăng tiến. Theo Giáo Sư Soulié
de Morant thì kinh Tỳ Tạng giúp đứa nhỏ (thanh niên) mau lớn và phát
triển khả năng toán học. Theo soạn giả kinh nghiệm thì luyện đả thông một lượt
ba kinh Tam Tiêu, kinh tỳ Tạng và kinh Dạ Dày làm thân thể rất mau cường tráng,
trước nhất điều chỉnh mọi suy yếu về sinh lý và sinh dục, sau đến bồi bổ hiệu
năng làm tăng tiến sức mạnh của Ba Tùng và hệ thần kinh. Do đó sau 30 ngày
chuyên tập nội đoạn này cho đúng cách thì thân đã đổi khác, từ trầm trệ hóa ra
nhẹ nhàng. Một người lười biếng sẽ hóa ra siêng năng, thích làm việc…việc gì
cũng thích. Soạn giả bảo đảm lời dạy nầy của mình