ĐỆ THẤT ĐOẠN CẨM
CHUẨN BỊ: Khi tập hết dộng tác chót của
đoạn sáu, buông hai bàn tay ra song song hai bên đùi trong thế chuẩn bị…
7. Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực (Nắm
chặt tay, trợn mắt tăng khí lực)
Động tác 1: Hai bàn tay nắm lại
thành quyền như hình 48.
Quyền phải đưa ngang về hướng bên phải,
mắt chăm chú nhìn theo quyền, quyền trái thu về để ngửa bên hông trái (Hình
49).
Hai chân nhảy dạng sang hai bên khoảng
cách lớn hơn vai bằng tấn Kỵ Mã nhưng hai chân vẫn đứng thẳng, kế xuống bộ như
tấn Kỵ Mã tay trái đưa thẳng tới trước, quyền phải co về bên hông phải, đứng dậy
đồng thời quyền trái rút về hông trái, quyền phải đấm ra hướng phải.
YẾU LÝ: Lúc đưa quyền ra bên phải thì tay
để lỏng không có trọng lực, hít đầy hơi nín lại, xuống tấn thu tay phải, đưa tay
trái tới trước, kế đứng lên thu tay trái, đấm tay phải về hướng phải thì vận lực
đánh mạnh. Mắt nhìn chăm chăm về hướng đấm (có sách viết nhìn thẳng tới trước
cũng đúng).
Điều quan trọng nên nhớ là động tác đấm
nầy có hình trạng nhấp nhỏm (bật lên bật xuống), do đó gối phải thật linh
hoạt như cái lò xo, xuống tấn bộ giao hoán (thay đổi) tay, đứng lên thì
đấm ngang ra.
Khi giao hoán, tức lúc chưa vận lực thì
mọi nơi đều buông lỏng, kể cả hai nắm tay chỉ nắm lỏng khi đưa ra thu vào, chỉ
khi đứng nhỏm dậy đấm ngang là phải nắm chặc và chân cũng tì miết bám chặc xuống
mặt đất. Muốn dễ có hiệu quả thì đầu gối phải hơi khép vào (kềm) hai bàn
chân mới đè xuống đất. Ở đây, tập cho đôi chân linh hoạt và đôi tay nhịp nhàng
điều hợp được với chân. Có điều hòa hợp tác được chân tay thì khí lực mới phát
triển đầy đủ, khả năng mới đạt tới mức tối đa. Toàn bộ nầy chủ luyện cho tay
chân và thân eo liền lạc với nhau như một sợi dây, và khi đã luyện được như vậy
thì khí lực được ứng dụng một cách tích cực…
Động tác 2: Xuống tấn đứng lên
đấm ngang hai lần với nắm tay phải về bên phải. Tức động tác 1-2 giống nhau,
xuống tấn, thay đổi tay, hô hấp, đứng lên đấm ngang, mắt nhìn chăm chú không
nháy. Đấm bên phải ba lần rồi đổi bên.
Động tác 3:…
Xuống tấn Kỵ Mã, thu quyền trái về hông trái đồng thời đấm quyền phải sang
phải. (Hình 50)
Động tác 4: Xoay mặt về hướng
trái, thu tay phải, đấm tay trái ra hướng trái (Hình 51).
YẾU LÝ: Động tác 3 và 4 đấm giống như động
tác 1 và 2 nhưng khác ở chỗ không nhắp nhỏm. Ở đây chân xuống tấn Kỵ Mã rồi trụ
tấn thật vững, đấm sang phải thì mắt lộ hung quang (như giận dữ) nhìn
theo quyền đấm, xoay về bên trái đấm tay trái ra.
Động tác 5:…
Đấm tay phải ra chính diện, thu quyền trái về bên hông trái như hình 52. Mắt
nhìn thẳng tới trước.
Động tác 6:… Đấm quyền
trái ra, thu quyền phải về hông như hình 53.
YẾU LÝ: Lúc đấm chân trụ tấn Kỵ Mã không
động, eo mềm tự nhiên, vai mềm linh hoạt nhưng cổ tay và nắm tay thì cứng chắc.
Mắt tập trung ý chí vào không phân tâm, nhìn thẳng tới trước như quyết đấu với
đối thủ. Khi đấm thì nắm chặc nắm tay trong 6 giây đồng hồ rồi thả lỏng các ngón
tay ra, kế thở ra hít vào nắm chặc thì đấm tiếp.
Động tác 7:…
Nhỏm gối dậy, đứng thẳng hai chân nhưng khoảng cách giữa hai bàn chân không
thay đổi. Đấm quyền phải tới trước. (Hình 54).
Động tác 8:… Đấm quyền trái ra,
thu quyền phải về (Hình 55).
YẾU LÝ: Toàn đoạn có lúc đứng đấm, có lúc
nhắp nhỏm đấm, lại có lúc trụ tấn đấm. Đấm ngang qua bên lại đấm thẳng tới
trước. Ba phần hình chủ luyện là Tấn vững, linh động. Eo nới lỏng
và Vai linh hoạt. Đứng thì luyện Khí, Tấn thì chủ vận Lực, tức gồng mà
đấm mạnh. Tập xong toàn đoạn rồi tập lại 2 lần. Những lần sau đấm mạnh và liên
tục từng chập. Chú mắt nhìn là luyện nhãn thần.