ĐỆ NHỊ ĐOẠN CẨM
CHUẨN BỊ: Khi tập xong Đệ Nhất Đoạn
Cẩm thì thu tay trở về thế dự bị như ban đầu, nghỉ một phút rồi tiếp tục tập
tới đoạn thứ hai. Người yếu nên nghỉ 2-3 phút (Hình 10).
2.Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu (Trái
phải dương cung bắn chim điêu)
Khác hơn đoạn thứ nhất chủ luyện khí
đả thông kinh mạch, đây doạn thứ nhì nầy chủ luyện lực gân. Luyện gân thì
tấn Kỵ Mã. Và đoạn nầy được tập luyện với tấn Kỵ mã và Cung Bộ. Đoạn nhì Bát
Đoạn Cẩm chủ luyện gân lực cho đôi tay, thích ứng cho mọi vận động võ thuật
cũng như lao động thường thức hàng ngày của con người.
Động tác 1:
Tư thế chuẩn bị, hai chân nhảy ra hai bên một bước rộng hơn vai, hai bàn
chân mở song song nhau, hai tay đưa thẳng bằng ngang phải trái, kế co tay
vào ngang trước ngực, bàn tay trái dùng sức (vận lực) mở các ngón ra, các
ngón bấu cong cong vào như bấu lấy quả cầu bằng sắt vậy (vừa nặng vừa trơn
láng) lòng bàn tay hướng về hướng bên phải, và hổ khẩu hướng lên trời. Tay
phải nắm lại thành quyền nhưng ngón trỏ mở ngay trỏ thẳng đứng lên trong lúc
ngón cái kiềm (đè) lên ngón giữa. Mắt nhìn ngón trỏ tay phải theo đường bằng
ngang về hướng phải. (Hình 11)
Động tác 2: Đầu xoay nhìn về
hướng phải, chuyển gân đẩy quyền phải. “CHỈ” ngón trỏ về hướng phải, chưởng
trái nắm lại thành quyền đồng thời cũng chuyển gân kéo bằng ngang về hướng
trái, lòng nắm tay úp vào trước ngực, tấn bộ cùng lúc rùn thấp xuống chuyển
thành chảo mã. (Hình 12)
YẾU LÝ: Động tác 1, tay phải như cầm
cây cung, chưởng trái như cầm dây cung mà tra tên vào, vận sức chuẩn bị
dương cung nên hơi được hít đầy phổi. Kế động tác 2, rùn bộ là dương cung,
tưởng tượng dương cây cung bằng sắt nên phải vận lực nơi tay và chân rùn
mình bám đất. Nếu quen dần với lối vận lực lên xuống thì có thể tưởng tượng
là mình đang cỡi ngựa trên đường gập ghềnh và dương cung…
Động tác 3:… Nới lỏng nắm
tay phải rồi mở ra thành chưởng, chưởng tâm chiếu về hướng phải, kế thả lỏng
hai tay, thở ra đồng lúc nhỏm người dậy hai tay thu về thành động tác 1.
(Hình 13 và 11)
Động tác 4: Làm lại hai (2)
lần dương cung bắn sang hướng phải theo kiểu trồi lên sụp xuống tức động tác
1-2-3.
Động tác 5: …. Dương cung
bắn sang hướng trái, chưởng phải vận lực bấu vào trước ngực bao lấy đầu
quyền trái, trong lúc ngón trỏ quyền nầy chỉ thẳng đứng lên. Động tác và ý
nghĩa giống hệt động tác 1 nhưng chỉ đổi tay, mắt nhìn theo ngón trỏ trái về
hướng trái. (Hình 14)
Động tác 6:
Vận lực dương cung ra bắn về bên trái, hạ thấp tấn bộ, buông lên, thu
tay, nhỏm dậy. (Hình 15-16) Động tác nầy cũng làm ba lần như bên hướng phải.
Tức đứng nhấp nhỏm bắn cung mỗi bên ba lần…
YẾU LÝ: Từ động
tác 1 đến động tác 6 thật ra là thực hiện lặp lại của động tác 1-2-3 và đổi
bên. Ý nghĩa của nó là bắn cung theo lối nhấp nhỏm gập ghềnh như đang khi
cỡi ngựa trên đường gập ghềnh mà phi nhanh nên phải trồi lên sụt xuống. Do
đó phần chân (mã bộ) thì linh động nhịp nhàng, mà phần tay thì vững vàng
chắc chắn, lực được vận đầy, thân eo thẳng tắp. Có được như thế thì mục tiêu
mới chuẩn đích.
Điều quan trọng phải làm trong ba động
tác bắn cung nầy là lắp tên nhỏm dậy, bắn thì xuống tấn. Bàn tay nắm cung,
ngón cái đè mạnh trên ngón giữa, ngón cái đưa cao, cánh tay thẳng, tận lực
đẩy tới. Bàn tay cầm dây cung nắm chặt tận lực kéo về sau bên đối nghịch cho
thẳng căng ngực. Sức mạnh được vận dụng nơi nắm tay vào chỗ eo lại. Do đó
khi tập động tác nầy thấy rêm nhức phần trên cổ tay nắm cây cung và bắp thịt
bắp tay trên tay nầy, và tay kéo dây thì chỉ mỏi ở bắp tay trên mà thôi. Làm
đều hai tay thì mỏi đều. Nhớ phải gồng.
Động tác 7: … Làm xong động
tác bắn bên trái thì xả lực, kế xoay mặt về hướng phải tra tên vào cung,
xuống tấn bộ và bắn về bên phải ba lần mà chân không động (bất động). Động
tác làm chậm vận lực đúng mức, bàn tay nắm và duỗi ngón trỏ cực lực. Kéo dây
cung với tất cả sức mạnh thân mình. (Hình 17)
Động tác 8: … Bắn sang trái
trong thế bất động ba lần, giống như bắn bên phải trên động tác 7. (Hình
18) Xong xả lực nhảy khép hai bàn chân vào sát nhau, tay buông tự nhiên
hai bên đùi, nghỉ một phút để bắt đầu làm đến đoạn thứ ba.
YẾU LÝ: Toàn
đoạn gồm hai thế bắn cung, bắn theo lối nhấp nhỏm và bắn trong tư thế đứng
vững. Thế bắn nhấp nhỏm chú trọng nhịp nhàng bỏ chân, hễ trồi lên thì nạp
tên, thở ra xả lực, xuống bộ thì đã đầy hơi, dương cung, nhả tên. Quan trọng
ở chỗ đẩy cung và kéo tên (kéo dây cung), nắm tay đẩy cung lòng nắm
tay ngửa tới hướng hẳn, ngón trỏ chỉ thẳng đứng, ngón cái kẹp chặt ngón giữa
tức giữ cho nắm tay được cứng, và cánh tay thì thẳng. Tay kéo dây cung từ
chưởng bấu từ từ nắm chặt lại như móng con chim ưng rồi ngón cái kiềm trên
hai lóng thứ nhất của ngón trỏ và giữa, cánh tay thì kéo cực lực ngang về
hướng đối nghịch. Lồng ngực ển tới trước. Hai tay đồng vận lực đẩy tới và
kéo ra một lúc với động tác xuống tấn. Giữ bất động trong 6 giây đồng hồ,
xong mới xả lực trồi dậy thu tay về vị thế lắp tên. Lắp tên và bắn theo nhịp
độ đều và chậm. Động tác bắn bất động chỉ khác là không nhấp nhỏm. Hơi thở
thì, lúc xả lực thì thở ra, hít đầy hơi rồi thì vận lực (gồng) và khi
vận lực thì khí đầy trong phổi ngưng thở.
Điều nên nhớ là phải kiểm điểm coi
hình thức mình làm có giống với sách không, kế đến ý thức có được đầy đủ hay
còn phân tâm tạp niệm (nghĩ bậy bạ không chú ý vận gân). Kết
quả của đoạn nầy làm mạnh hai cánh tay, thông hoạt và cứng cáp đôi chân. Làm
thông kinh Ruột Già gồm 20 huyệt khởi đầu từ đầu ngón trỏ chạy theo phần
trên cánh tay cho tới cánh mũi. Trị được bệnh táo bón, tê bại, phong thấp
nhức gân khớp xương, nhất là đau gân tay, bán thân bất toại