ĐỆ TAM ĐOẠN CẨM

3. Điều Lư Tỳ Vị Đơn Cử Thủ (Điều ḥa Tỳ Vị một tay đẩy lên)
 
CHUẨN BỊ: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi hai bên đùi giống như thế chuẩn bị hai đoạn trước… mắt nh́n thẳng tới trước, hơi thở điều hỏa. (H́nh 19)
Động tác 1: Tay phải từ từ đưa (đở) lên thẳng cánh theo chiều bên phải, đến khi tay cao ngang vai th́ các ngón của bàn tay từ từ ển (cong) lên bằng cách cong nơi cổ ta, trong khi cánh tay được đưa lên từ từ không dừng lại. Khi cánh tay thẳng đứng với thân ḿnh th́ bàn tay đă hoàn toàn ngửa ḷng lên trời, mũi bàn tay chỉ về hướng bên trái. Các phần khác không lay động. (H́nh 20)
 
Động tác 2: Cánh tay phải từ từ co chỏ hạ thấp lưng bàn may (mu) xuống sát đỉnh đầu, chỏ ngang hướng phải, ḷng bàn tay vẫn chiếu thẳng lên trời. Trong khi bàn tay phải hạ xuống đỉnh đầu th́ bàn tay trái nắm lại thành quyền cũng đồng lúc co chỏ thu quyền lên cao ngang hông. Hơi hít đều, giữ yên trong phổi (như h́nh 25 nhưng đổi tay). Kế nắm tay trái mở ra thành chưởng. (H́nh 21)
YẾU LƯ: Động tác thứ nhất đưa tay lên mà thân không động, vai để mềm mà cổ tay phải vận động, theo tay đưa lên mũi hít đầy hơi. Khi tay tới đỉnh đầu nghe rêm phần gân hội giữa mu bàn tay và bắp thịt của cánh tay sau th́ đúng, nhược bằng chẳng thấy rêm đau th́ sai v́ cánh tay đưa lên đă trệch đi tới trước hoặc sau không ngay hàng với vai. Đồng thời với động tác đưa tay phải th́ chân phải cũng từ từ lún (tŕ) xuống đất, khi mu bàn tay và bắp tay nghe rêm th́ bên hông phải cho đến chân (phần trước của chân) cũng nghe rêm rêm. Tập lâu mỗi lần đẩy tay lên nghe mát lạnh từ một bên hông tới đùi và chân trước, ấy là khí lực lưu thông. Co tay trái lên là hỗ trợ sự căng thẳng của hông phải tạo điều kiện cho khí lực lưu thông trong kinh Dạ Dày cùng kinh Tỳ Tạng. Đây là cách điều ḥa khí lực hữu hiệu nhất không có bậc bô lăo nào cùng vơ gia nào tham luyện Bát Đoạn Cẩm mà không hiểu.
Động tác 3-4Tiếp theo động tác trước. Bàn tay phải xoay ḷng bàn tay úp xuống đỉnh đầu (gồng cứng mà xoay), kế xoay trở lên rồi đẩy chưởng thẳng lên đỉnh đầu, tay trái đẩy xuống và nắm lại thành quyền, hít hơi vào (thở ra ở động tác 2). Đoạn hạ chưởng xuống đỉnh đầu rồi lại đẩy lên. Hạ xuống xong th́ thở ra, kế hít hơi vào th́ đẩy chưởng lên…. Tức thực hiện 2 lần đẩy lên hạ xuống. (H́nh 22). Nói rơ hơn từ động tác 1 tới động tác 4 làm cả thảy 3 lần đẩy chưởng lên và 3 lần hạ chưởng xuống, tức 3 lần điều lư kinh Tỳ Vị bên phải. Trong 3 động tác nầy có 3 lên hít vào và thở ra.
Động tác 5:…. Tiếp theo h́nh 22. Chưởng phải hạ xuống (thẳng tay) bên đùi đồng thời chưởng trái (thẳng tay) đưa lên rồi lật cổ tay cho chưởng tâm ngửa lên trời ngay giữa đỉnh đầu như H́nh 23.
YẾU LƯ: Động tác 3-4 là động tác chót của 3 lần vận chuyển bàn tay phải để điều ḥa kinh Tỳ Vị bên phải.
Động tác 5 là động tác giao hoán (thay đổi) từ thế chưởng đẩy lên tay phải thay đổi bởi tay trái, để bắt đầu sau đó tập đả thông hai kinh bên trái. Điều nên nhớ ở đây là hai chữ Giao Hoán, tức thay nhau, vậy hễ tay nầy xuống th́ tay kia lên, tay nầy nhích động xuống bao nhiêu th́ tay nọ nhích động lên bấy nhiêu. Tay phải xuống úp dần xuống rồi vào đùi, ngược lại tay trái từ úp bên đùi trái sau khi lên ngang bằng vai th́ ngửa dần cho đến đỉnh đầu th́ ngửa thẳng lên trời. Tay trái lên th́ chân trái lún xuống. Mũi cũng hít vào từ từ cho đến khi tay đến đỉnh đầu th́ phổi đầy hơi.
Ở động tác giao hoán nầy coi như chưa hề vận động nguồn khí lực nào, chỉ đưa tay suông cho có h́nh thức nhịp nhàng mà thôi. Dù vậy khi đưa lên luồng khí lực cũng tự nhiên lưu thông v́ cánh tay xoay, hông trái thẳng băng và chân trái lún xuống, cử động như thế làm hai kinh Tỳ Vị bị điều động, luồng khí lực tự nhiên có đủ điều kiện lưu thông. Nếu thêm vào đó một chuyển động của tay, chưởng và ư tưởng tập trung là lực khí cuồn cuộn tuôn tràn trong hai kinh Dạ Dày và Lá Lách nầy.
 
Động tác 6:… Bàn tay phải nắm lại thành quyền, chỏ co lên, thở nhẹ ra đồng thời chưởng trái hạ mu bàn tay xuống gần đỉnh đầu, gần tới đỉnh đầu th́ hít hơi vào đầy phổi kế chuyển lực vào cổ tay trái, bàn tay phải cũng co lên cực lực ngang hông. Kế nắm tay phải mở ra thành chưởng như trên động tác 2. (H́nh 24-25)
Động tác 7-8: Thực hiện lại hai chu kỳ đẩy chưởng lên và hạ xuống đỉnh đầu, lún chân, v…v… Tất cả đều giống hệt các động tác 1 đến 4 nhưng chỉ khác tay mà thôi.
Sau hết là giao hoán tay phải lên rồi thực hiện lại 3 lần đẩy chưởng tay phải đoạn giao hoán tay trái lên đẩy 3 lần chưởng trái. Tức là toàn đoạn ba nầy cũng tập cả thảy 12 lần. Các đoạn khác cũng không khác.
YẾU LƯ: Như đă giảng trước, đoạn ba nầy dung luyện khí, đả thông hai kinh Dạ Dày và kinh Lá Lách. Sự vận động có chỗ giống với Đoạn Thứ Nhất nhưng có chỗ khác là chân ở động tác của đoạn thứ nhất có nhón lên hạ xuống, ở đoạn ba chân không nhón lên, mà chỉ có trầm lún một bên. Về tay th́ ở đoạn 3 khi hạ sát đầu có gồng chuyển.
Có thể nói đoạn thứ nhất là một thế tập tổng quát có khả năng huy động nhiều kinh mạch trong một chuyển động toàn diện cơ thể. C̣n đoạn ba chỉ chú trọng đến hai kinh Tỳ và Vị kinh.
Được biết ông bà xưa chủ trương ăn được ngủ được là tiên nên đă chú trọng rất nhiều tới những cơ quan thuộc Ba Tùng gọi chung là Ngũ Tạng Lục Phủ, gọi theo tiếng đời mới bây giờ là Bộ Máy Sinh Lư, do đó mới nghĩ ra phương pháp thần diệu vận động để kích thích gây nhiều lợi ích cho các cơ quan, vừa tu bổ vừa kiến tạo lại, vừa phát triển năng lực. V́ vậy khi tập Bát Đoạn Cẩm người ta sẽ ăn ngon ngủ được, mau đói, đái ỉa (tiểu tiện) rất thông suốt, sinh lư mạnh cho tuổi già, trẻ con mau lớn học giỏi, nhất là giỏi toán học. Sự kiểm chứng đă có các bác học Tây Phương đảm trách xác nhận. Tiếc thay phương pháp lợi ích cao đẳng như thế mà mấy trăm năm nay ông bà ḿnh cứ bí truyền thành ra con cháu mới thua sút người ta. Từ đây về sau th́ chuyện đời đă khác rồi, vận hội mới đă tới.