ĐỆ NGŨ ĐOẠN CẨM

CHUẨN BỊ: Cũng như mọi đoạn khác đều khởi đầu bằng tư thế chuẩn bị, nghĩa là thân thẳng đứng, hai tay buông xuôi hai bên thân và bàn tay úp vào hai bên đùi, mắt nh́n thẳng tới trước và hơi thở điều ḥa.
Duy có điều cần nói cho chư học giả rơ là khi nào tập luyện đă thuần thục tám đoạn và thể lực đă có phát triển th́ chư vị có thể luyện tập liên tục từ đoạn thứ nhất đến đoạn thứ tám một mạch mà khỏi cần ngừng nghỉ lấy sức ở cuối mỗi đoạn. Nghĩa là từ thế chót của đoạn nầy thu tay lại trong tư thế khởi đầu cho đoạn kế… và cứ thế mà luyện cho hết tám đoạn tức 96 lần vận chuyển khí lực, mỗi vận chuyển gồng gân như vậy là 6 giây đồng hồ, cộng lại là 576 giây tức chưa đầy 10 phút đồng hồ. Nhưng thực tế phải trải qua 16 động tác cho mỗi đoạn nên cộng chung là 128 động tác tức thời gian vận hành và diêu động là 768 giây tức 12 phút 48 giây. Kể cả thời gian chuẩn bị hít thở vài hơi trước khi khởi đầu th́ độ 15 phút cho mỗi buổi tập. Thật đơn giản, thích hợp cho đời sống bận rộn ngày nay, tưởng các môn khác chưa có môn nào tiện ích như thế. Tốt lành thay.

5. Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa (Lắc đầu cong đít hết tính nóng nảy)
Ư nói xoay đầu uốn mông sẽ trừ được bệnh thịnh dương tức Hỏa vọng (vượng)
 
Động tác 1:… (Tiếp theo đoạn trước) Hai chân nhảy sang hai bên một khoảng cách rộng bằng tấn Kỵ Mă, xuống tấn bộ thấp như kỵ mă, thân khom tới trước, hai bàn tay chống trên hai đầu gối, hổ khẩu xoay vào trong vế, chỏ phải nghiêng qua phải, đầu ngă về bên phải, mông đưa qua trái. (H́nh 33)
YẾU LƯ: từ động tác chuẩn bị nhảy dạng hai chân ra thật là nhẹ nhàng không g̣ bó, đoạn xuống tấn từ từ chẳng cần vận lực, hai tay t́ lên gối, tay phải cong nơi chỏ v́ thân nghiêng qua phải và tay trái dĩ nhiên phải thẳng. Đầu nghiêng qua phải nhưng vẫn ngóc lên ngó tới trước, mông ển lên đưa qua trái, giữ vai bằng không cho so le.
Động tác 2:… Cánh tay trái đẩy mạnh lên, cùi chỏ phải co sát lại, thân trên (đầu, cổ và vai) quay thấp về bên phải từ cao xuống theo đường cung, mông th́ cố đưa lên và hướng về bên trái. Lúc cúi xuống th́ hít hơi đầy và nín lại. cúi xuống thật thấp xong tay phải chống lên cho thân trên theo đường cung cũ trở về vị trí ban đầu như h́nh 33. (H́nh 34). Thở ra.
Động tác 3:… Tay phải chỏi đầu gối thân trên thẳng dậy, hai bàn tay áp hai bên đùi như h́nh 35, kế xuống tấn Kỵ Mă, đầu ngă về bên phải chỏ phải co lại, tay trái chống lên… giống như động tác 2. Tức là thực hiện trở lại động tác 2 một lần nữa.
Động tác 4: Làm lại như động tác 2 một lần nữa.
YẾU LƯ: Động tác 2-3-4 thật ra chỉ có một động tác 2 được lập lại 2 lần nữa tức làm 3 lần động tác 2 cả thảy. Sau cùng th́ đứng dậy như h́nh 35. Chỗ quan trọng cần đặc biệt lưu ư là lúc ngă người nghiêng về bên phải chân trụ tấn như trồng (không lay chuyển), chỏ phải co đồng thời tay trái chống gối trái đẩy qua, đầu nghiêng và toàn bộ phần trên thân ḿnh đều lên gân (gồng) cả cổ cũng gồng. Nói cho rơ là đầu vẽ một cung 180 độ từ trên xuống và ngược lại, lấy mông đít làm trục (tâm). Đứng thẳng dậy th́ hít hơi (không hít đầy lắm), nín hơi khi xoay xuống và trở về vị trí ban đầu. Khi xoay xuống th́ tận dụng sức lực tay trái và gồng hông bên trái, khi lên th́ vận dụng toàn lực cánh tay phải và hông bên phải. Phải xoay toàn thân trên chớ không phải chỉ có xoay cổ không mà được. Lúc xoay th́ eo hông mềm mà thân trên gồng cứng.
Dĩ nhiên ban đầu rất khó thuận hành mềm dẻo nhưng về sau quen dần chẳng có ǵ là khó. Làm từ từ chậm chậm không làm mau. Lúc xoay đi th́ cột xương sống như bán kính chuyển động uyển chuyển trên đường tṛn do đầu vẽ từ trên xuống và ngược lại. Lúc làm phải thấy (nghe biết) sự chuyển động của từng bắp thịt và gân xương từ thân trên trở lên.
 
Động tác 5:… Thân đứng như h́nh 35, đầu nghiêng về bên trái bằng cách chỏi thẳng tay phải, co chỏ trái, xuống tấn Kỵ Mă… (H́nh 36) Tiếp tục xoay đầu xuống trước, thấp, thân ngang bằng với mông th́ lại xoay trở về vị trí ban đầu (H́nh 37) Làm ba lần động tác nầy rồi trở về thế đứng thẳng như h́nh 35.
YẾU LƯ: Đây chẳng qua là động tác 2 hướng bên trái, do đó mọi nét biểu diễn từ h́nh dạng đến nội dụng vận lực, hô hấp đều giống y như động tác 2. Hễ đứng lên th́ Hô (thở ra), bắt đầu chuẩn bị cúi xuống th́ Hấp tức hít vào. Và nín hơi khi đầu xoay từ trên xuống và ngược lại. Nghĩa là làm ba lần xoay xuống lên th́ chỉ hít thở ba lần. Khi xoay đầu khí dằn xuống bụng cho thân trên đặng linh hoạt.
Nên biết động tác nầy ngày nay được nhiều trường phái vận động thể dục và vơ thuật Âu Á Châu dung thao diễn như những bí quyết tạo sinh lực trước và sau các buổi tập cũng như tại đấu trường. Có điều người ta ít thấu hiểu rằng phần quan trọng của thế tập nầy không chỉ ở cái bề ngoài của nó là cúi xuống xoay lên suông sẻ và uyển chuyển, hoặc hít thở theo thông thường, mà yếu quyết của nó là sự gồng chuyển của thượng phần thần thể, từ cái chỏi tay phía bên nầy để xếp tay bên kia và ngược lại, v…v… Sự vận dụng vừa linh hoạt vừa gồng chuyển đầu, cổ, xương sống làm thức tỉnh toàn bộ mày tuần hoàn trong cơ thể con người. Điều đặc biệt là sự chống tay trước gối, hổ khẩu quay vào trong khi chỏi thẳng cánh tay th́ ngón cái bị căng thẳng dữ dội làm thông Kinh Phổi (Thủ Thái Âm Phế Kinh), khởi đầu từ trước vai dưới xương quay xanh chạy trên mặt ngoài của cánh tay đến chấm dứt nơi đầu ngón cái. Sự chỏi lên trong 6 giây đồng hồ là thời gian đủ cho khí lực đả thông toàn kinh nầy. Đồng thời ngón tay út cũng nhờ động tác chỏi lên mà thông suốt được Kinh Tim chạy từ đối với Kinh Phổi, nghĩa là mặt dưới của cánh tay chạy đến đầu ngón út. Bởi vận động hai kinh nầy nên khi chỏi tay nghe rêm ngâm ngẩm phần dưới ḷng bàn tay chỗ ngón út và ngón cái, đồng thời nghe thông mát hai phía trong và ngoài (tức trên và dưới) cánh tay. Ấy là khí bị thúc đẩy lưu thông vậy… xem tiếp Yếu Lư động tác 8.
 
Động tác 6:… Thân trên cúi xuống trước, chỏ co lại, cúi tận lực, chân vẫn giữ tấn Kỵ Mă, đầu ngước lên. Đoạn ngước lên bằng cách chống hai tay thân thẳng dậy từ từ rồi ngửa cổ về sau (lưng vẫn thẳng đứng). Kế ngẩng đầu lên trở lại tư thế như h́nh 35 (H́nh 38 – 39). Làm 3 lần động tác nầy.
YẾU LƯ: Khi thực hiện xong động tác 5 th́ thân trở về vị thế như h́nh 35, kế dùng sức nặng toàn thân đè xuống trên hai tay co dần trong lúc hơi đă bít đầy phổi. Khi cúi xuống tận lực th́ giữ yên 6 giây đồng hồ với sự gồng cứng hai tay và như chịu sức nặng ngàn cân trên lưng, cổ ngẩng lên cho mặt ngước tới trước. Xong từ từ chống hai tay lên với sức ép xuống của toàn thân cho đến khi lưng thẳng đứng th́ ngửa đầu ra sau, tưởng như có người níu đầu lôi xuống phía sau vậy. Chịu đựng tư thế nầy trong 6 giây đồng hồ rồi ngước cổ lên vị thế h́nh 35 và từ từ thở ra. Sau đó hít hơi vào để tiếp tục làm trở lại… Nên nhớ phải đứng đúng tấn Kỵ Mă chớ không phải trong thế đứng thẳng hai chân, có như thế mới có tác dụng đúng mức khi cúi xuống và ngước lên. Động tác cúi xuống th́ cũng căng hai kinh Tim và Phổi, ngước lên th́, hai cánh tay lại phải nén xuống đè lên đùi nên cũng thúc đẩy hai kinh nầy.
Do đó khi luyện tập động tác nầy mà cúi xuống ngước lên không nghe máy động trong hai cánh tay và gang bàn tay th́ sai rồi cần lưu ư mà làm lại cho đúng.
Khi đă thực hiện đúng toàn bộ Bát Đoạn Cẩm th́ mỗi cái nhích động cũng đủ làm khí lực lưu thông mănh liệt giúp cơ thể chế ngự các yếu đuối thông thường của con người. Và v́ thường xuyên được thông suốt kinh mạch, khí và huyết lưu thông thuần nhuận nên cơ thể tươi tốt. Việc nầy chẳng khác chi cây có tưới nước thường xuyên th́ tươi xanh, ruộng có nước thường xuyên th́ lúa tốt… Các phương pháp thể dục trên thế giới cũng nhằm điều động lượng huyết quản lưu thông tận cùng trong mọi tế bào của cơ thể hầu nuôi dưỡng chúng cho đặng tốt lành, nhưng lắm khi áp dụng phương pháp thiếu sót hoặc quá bắt ép nên làm đứt nhiều mạch huyết li ti mà thân thường chẳng được sống thọ. Môn Bát Đoạn Cẩm tuyệt diệu ở chỗ dẫn huyết tưới nhuận cả cánh đồng thân thể mà c̣n dẫn khí sưởi ấm mọi nơi nhưng chẳng gây tai hại nhỏ nào. Danh bất hư truyền là ở chỗ đó.
 
Động tác 7-8:…. Khi thực hiện xong động tác 6 th́ trở về vị thế h́nh 35, kế nghiêng thân, đầu về hướng trái, cánh tay phải thẳng, tay trái co nơi chỏ, vừa nghiêng đầu vừa xoay từ trên xuống, tới khi đầu, mặt xuống trước hạ thấp sát đất th́ quay luôn trở lên sang hướng phải rồi trở về vị trí ban đầu. Hít một hơi trước khi xoay một ṿng, khi xoay đủ ṿng về đến vị trí cũ th́ thở ra từ từ, hít vào trước khi làm kế tiếp. Làm đủ 3 ṿng từ trái qua phải th́ bắt đầu làm nghịch lại từ phải qua trái cũng 3 lần. (H́nh 40-41).
YẾU LƯ:… Hít hơi và thở ra, tay chống lên hạ xuống trong động tác nầy giống như ở động tác 2 trong đoạn nầy, nhưng đoạn hai chỉ xoay nửa ṿng. Ở đây xoay tṛn một ṿng liên tục nên hít hơi cũng chẳng dài hơn mà chỏi tay có khác là phải nhịp nhàng, hễ tay bên này co lại tay kia phải duỗi (chỏi) và, khi thân qua bên khác rồi th́ tay chỏi hóa thành co. Động tác liên tục và liên lạc chống lên co xuống nhịp nhàng không g̣ bó. Thân và cổ gồng uốn uyển chuyển.
….(Tiếp yếu lư ĐT 5). Động tác 2 th́ chủ đả thông từng kinh một trên mỗi tay tùy từng co duỗi, động tác 5 cũng thúc bách hai kinh cùng lúc lưu thông, ở đây, động tác 7-8 là phối hợp các động tác trước, hay nói là cách huấn luyện kinh mạch toàn thiện hơn, đầy đủ hơn, dịu dàng nhưng mănh liệt v́ dài hơi. Sự gồng chuyển lâu hơn nên kinh mạch có thể được dịp tăng tiến khả năng bành trướng cũng như thông suốt.
Phải hiểu rằng các động tác trong đoạn nầy khi được thực hiện th́ khi cúi xuống hay nghiêng qua lại giống như đè trên (nén) một cái ḷ xo, khi thẳng dậy hai tay như sợi dây thun kéo (ḷ xo căng ra), mông đít là trục xoay, xương sống lưng như bàn kính, đầu như đầu của com-pa. Nhưng mọi phần trên đều gồng chuyển mà dẻo dai liên lạc mật thiết chớ không cứng nhắc như vật vô tri. Sau hết là mọi cử động đều phải dự bị ḥa hợp với hơi thở.
Riêng đoạn nầy có thể tập thành 3 lần toàn đoạn từ đầu đến cuối để tăng lực lượng huyết mạch và dứt tánh nóng nảy v́ bệnh bẩn huyết.