Vương Thúc Hòa (* 220 - 280)

Vương Thúc Hòa sinh tại Sơn Dương, Cao Bình thời ngụy, Tấn (nay là tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc) thời Tam Quốc (vào những năm 220 đến 280, nhưng không ai rõ ngày sinh ngày mất của Vương Thúc Hòa). Vương Thúc Hòa là một danh y cống hiến cho nền Y học Trung Quốc và một số quốc gia có nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Ðông Phương rất nhiều, chủ yếu quyển Mạch Kinh đến nay ngành Ðông Y Học vẫn xem như cẩm nang nghề nghiệp của mình (hiện nay Mạch Kinh được Trung Quốc, các nước Ðông Nam Aá, các nước Aảp Rập, và cả Châu Âu đem sử dụng).

Vương Thúc Hòa từ một gia đình hàn vi sống giữa thời Tam Quốc phân tranh, loạn lạc khắp nơi, nhưng ông rất ham học thích đọc sách Kinh, Thư nhất là những sách viết về thuốc. Nên ông thấu hiểu các phép dưỡng sinh, chẩn đoán và xem mạch. Theo cách sách viết lược sử về Vương Thúc Hòa, khoảng năm 220 khi nhà Ngụy thành hình, Tào Tháo cho mời ông về làm Thái Sư trong vương triều, đến năm 265 khi Tư Mã Viêm lập ra nhà Tấn, ông xin về ẩn dật lấy nghề thuốc đem ra chữa bệnh cho dân chúng.

Sự nghiệp Y học của Vương Thúc Hòa gồm những bộ sách quý, như Mạch Kinh và hiệu chỉnh cuốn Thương hàn tạp bệnh luận của Trương Trọng Cảnh.

Nói về quyển Mạch Kinh của Vương Thúc Hòa. Ðây là bộ sách gồm 10 tập, đề cao tính chính xác khi chẩn mạch, ông tập trung toàn bộ các luận thuyết về mạch lạc của các y gia như Hoa Ðà, Biển Thước, Trương Trọng Cảnh v.v... và các sách Nội Kinh, Nạn Kinh để rút tỉa và bổ sung, và theo những kinh nghiệm lâm sàng của ông để hệ thống hóa các huyệt đạo trên thân thể con người mà hoàn thành bộ này. Người đời sau đều xem quyển Mạch Kinh của ông biên soạn cho rằng ông viết công phu ít ai sánh được, lấy đó làm cơ sở chẩn bệnh.

Còn quyển Thương hàn tạp bệnh luận của Trương Trọng Cảnh, nguyên do là vào thời kỳ Tam Quốc phân tranh, loạn lạc cho đến thời Tây Tấn thì quyển này không còn ai lưu giữ đủ bộ. Vương Thúc Hòa không để một quyển sách dược quý như Thương hàn tạp bệnh luận phải mai một, ông đã đi sưu tầm các thiên sách nằm tản mác ở khắp nơi, nghe lại các khẩu quyết từ các thầy thuốc trong nước, kết hợp lại và chỉnh lý thêm cho gọn, dễ thông đồng thời ông cũng đưa lý luận của mình vào sách nhằm bổ sung những cái thiếu trong sách, nhờ vậy quyển này còn lưu truyền đến ngày nay.

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)