Người ở Văn Thôn, xă Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (ngày nay là làng Quang, xă Thanh Liệt, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội). Ông đậu Thái học sinh và giữ chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám dưới triều Trần Minh Tông (1324). Đến đời Trần Dụ Tông, v́ triều chính thối nát, nhiều quan lộng quyền, ông can gián không được nên ông làm sớ xin chém 7 nịnh thần (1341) rồi từ quan về dạy học và nghiên cứu y học ở huyện Chí Linh, Hải Dương.
Ông đă để lại một số tư liệu, bệnh án về kinh nghiệm trị bệnh. đặc biệt là kinh nghiệm trị các bệnh dịch mà sau này con cháu ông là Chu Doăn Văn, Chu Xuân Lương đă ghi lại thành quyển ‘Y Học Yếu Giải Tập Chú Di Biên’ năm 1466 và bổ sung năm 1856.
Đối với thương hàn ngoại cảm, Chu Văn An cho rằng một phần do sự thiên thắng của thời khí, một phần do sự suy yếu của cơ thể. Tuy bệnh lư chuyển biến âm dương biểu lư khác nhau nhưng cách trị không ngoài việc điều ḥa âm dương và công tà bổ chính. V́ vậy ông chỉ quy nạp bệnh về hai loại là Dương chứng (Nhiệt) và Â chứng (Hàn), tùy chứng mà gia giảm để điều ḥa cơ thể, bồi bổ chính khí phối hợp với việc đẩy bệnh tà ra một cách nhẹ nhàng. Tuè đó ông chế ra hai bài thuốc Đăng Khấu Thang [Sinh địa, Huyền sâm, Sài hồ, Mộc thông, Hoàng cầm, Chi tư, Gừng, Hành, Cam thảo] (trị nhiệt) và Cố Nguyên Thang [DDangr sâm, Đương quy, Can khương, Trần b́, Chích thảo, Nhục quế, Phụ tử chế, Táo] (trị hàn). Chu Văn An đă vận dụng linh hoạt hai bài thuốc trên trị cho hơn 700 trường hợp và đă phổ biến cho người đương thời biết và sử dụng. Đối với bệnh ôn dịch năm 1358-1359, ông đă chế ra bài Thần Tiên Cứu Khổ Đơn cứu sống được rất nhiều người. Đối với bệnh ôn nhiệt, ông chế ra bài Tuấn Lưu Ẩm (Sinh địa, Thục địa, Huyền minh phấn, Mộc thông, Chi tử, Thạch hộc, Cam thảo, Lá tre, Đăng tâm thảo). Sau khi uống 1 thang, bớt sốt nhưng c̣n tiêu chảy, ông cho uống Bạch Long Tán, dùng độc vị Thạch cao sống, tán bột, ḥa với nước nóng, uống lúc c̣n hơi âm ấm th́ ngưng tiêu chảy ngay. Để điều bổ thủy hỏa, ông chế ra bài (Tư Khảm Đơn (Thục địa, Hoài sơn, Phục linh, Lộc giác giao, Mạch môn) và Dưỡng Ly Đơn (Thục địa, Sơn thù (sao rượu), Hoài sơn (sao), Phục linh, Phụ tử (chế), Nhục quế, Ngũ vị (sao mật), Trầm hương (một ít).