TÀI LIỆU GIẢNG DẠY THÍ ĐIỂM
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC
VIỆN TRUNG HỌC Y NAM KINH
TRUNG Y HỌC
KHÁI LUẬN
TẬP 1
LỚP GIẢNG VIÊN ĐÔNG Y DỊCH
Pḥng Tu thư huấn luyện Viện nghiên cứu Đông y hiệu đinh
BỘ Y TẾ
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ – NỘI 1961
Lời giới thiệu khi tái bản
Sách này là Viện chúng tôi tuân theo chỉ thị của Bộ Vệ sinh nước Cộng ḥa nhân dân Trung-hoa mà biên ra bản đầu tiên từ tháng 9 năm 1958. Nguyên là tài liệu giảng dạy tham khảo cho chương tŕnh học Trung y của các trường Tây y toàn quốc, đồng thời cũng để làm tài liệu tham khảo cho lớp ôn tập Trung y và lớp Tây y học tập Trung y tại chức. Từ khi xuất bản đến nay, kinh qua 1 năm giảng dạy thực tiễn vẫn c̣n phù hợp với yêu cầu, nhưng cũng c̣n nhiều chỗ khuyết điểm . Để cho thích hợp với nhu cầu giảng dạy và học tập hiện nay cho tốt hơn , nên đă tiếp thu những ư kiến quư báu của các nơi làm một lần chỉnh lư tương đối đầy đủ .
1) Tập thượng sau chương Âm dương ngũ hành đă phụ thêm Ngũ vận lục khí ; tập trung của sơ bản th́ đổi ra tập hạ, lại mới thêm vào 3 chương : “nội khoa khái yếu, nhăn khoa khái yếu, khí công khái yếu” ; nội dung toàn bộ tập hạ của sơ bản. ( Nội kinh khái thuật, Thương hàn khái thuật, Kim quĩ khái thuật, ôn bệnh khái thuật, bốn chương ) và một chương “Y đức” trong phụ lục th́ đều bỏ bớt .
2) Bài tựa của tập thượng (tức bài tựa của sơ bản, Âm dương ngũ hành, nguyên nhân bệnh, phép chẩn đoán, phép trị bệnh và khái yếu các khoa của tập hạ như khoa ngoại, khoa nhi, khoa họng, khoa thương tật, khoa châm cứu, khoa thoa bóp, về phương diện nội dung đă bổ sung hoặc sửa đổi tương đối nhiều .
3) Về biên soạn chương tiết của tập thượng, tập hạ cũng có chỗ không giống với sơ bản. Như chương dự pḥng trong tập thượng để lùi lại sau, chương châm cứu khái yếu trong tập hạ, lại nêu lên trước , v.v…
4) Phàm những chỗ ghi chép phiền phức đều lược bớt, những chỗ thiếu sót đều bổ sung, những cách nêu ra chưa thỏa đáng hoặc sai lầm đều chỉnh lư lại, và đă tiến hành đính chính lại những lời chú thích .
Công tác chấn chỉnh lại lần này là được sự lănh đạo và giúp đỡ của Đảng và cấp trên, lại được sự cộng tác tận t́nh của các đơn vị anh em mà tiến hành. Như Trung y học viện Bắc-kinh, Trung y nghiên cứu viện Bắc-kinh, Trung Sơn y học viện Quảng-châu, Y học viện Đệ Nhị Thượng-hải, các đơn vị đó đều đă phái các vị giáo sư đến tham gia vào công tác nghiên cứu và cụ thể là tiến hành việc chỉnh lư lại.
Các vị giáo sư đó đă tranh thủ thời gian trong khi giảng dạy bận rộn hoặc đă bỏ mất dịp nghỉ hè để đến tham gia vào công tác đó .Chúng tôi rất tỏ ḷng cảm tạ về sự tận t́nh của các vị .
Bản sách này sau khi đă chỉnh lư lại, cố nhiên là so với sơ bản có đề cao hơn , nhưng v́ tŕnh độ của chúng tôi có hạn, nên nhất định không khỏi có chỗ sai sót và chưa hoàn thiện. Chúng tôi thành khẩn hy vọng các vị giáo sư, các vị độc giả các nơi sẽ nêu ra nhiều ư kiến quư báu để tiện việc đính chính lại sau này .
LỜI NÓI ĐẦU
1 – Y học Trung Quốc là một kho tàng quí báu vĩ đại, là tổng kết kinh nghiệm của nhân dân Trung-quốc đấu tranh với tật bệnh mấy ngh́n năm lại đây, dưới sự chỉ đạo của hệ thống lư luận độc đáo đó, đă định ra được nguyên tắc chữa bệnh bằng “Biện chứng luận trị” ; về phương diện kỹ thuật chữa bệnh, ngoài việc dùng thuốc ra c̣n nhiều cách chữa đặc biệt khác như châm cứu, khí công, xoa bóp , v.v…Ngoài ra các mặt có quan hệ đến việc quản lư y dược, việc giáo dục y học cũng đều đă h́nh thành được một chế độ tương đối đầy đủ. V́ thế y học Trung-quốc mấy ngh́n năm nay đă luôn luôn bảo vệ được sức khỏe cho nhân dân Trung-quốc, đă có tác dụng rất trọng đại đối với sự phồn vinh của dân tộc, đồng thời cũng có sự cống hiến nhất định đối với sự phát triển khoa học về y dược của nước ngoài .
Ở đây chỉ tŕnh bày một cách khái quát những điểm quan trọng: Trước công nguyên từ tám đến ba thế kỉ (thời kỳ Xuân thu Chiến quốc) trên lịch sử Trung-quốc đă từng xuất hiện một cao trào văn hóa là “Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng”. Mọi tư tưởng học thuật đều đă đạt được cao độ nhất định. Chịu ảnh hương của những hoàn cảnh khách quan ấy, nhiều nhà y học xuất sắc đă tổng kết được những thành tựu y học của thời kỳ Xuân thu Chiến quốc và từ thời bấy giờ trở về trước soạn ra quyển Hoàng đế Nội kinh là pho sách thuốc đầu tiên của Trung y. Sách này lấy lư luận duy vật thô sơ là học thuyết âm dương ngũ hành làm hệ thống lư luận của y học, dùng lư thuyết ấy để giải thích quan hệ giữa người với giới tự nhiên, quan hệ lẫn nhau giữa những tạng phủ trong thân thể và theo nguyên tắc của quan niệm chỉnh thể đă phát minh được những vấn đề có quan hệ đến y học như bệnh lư, chẩn đoán, pḥng bệnh, chữa bệnh ,v.v…, do đó mà định ra được cơ sở lư luận của y học.
Cũng thời ấy có danh y Biển Thước (Tần Việt nhân) giỏi về chẩn đoán và vận dụng những phương pháp bằng thuốc thang, châm cứu để chữa bệnh. Về mạch học ông cũng đă có thành tựu tương đối, cho nên sử kư có chép : “Trong thiên hạ ngày nay nói đến mạch là từ Biển Thước mà ra”. Ông cũng là một thầy thuốc giỏi, sở trường về các khoa nội, phụ, nhi, và ngũ quan, ông thường căn cứ t́nh h́nh bệnh phát nhiều ở các địa phương và sự cần thiết của quần chúng, rồi đi khắp các nước chữa bệnh cho nhân dân, nghề thuốc của ông đă nổi tiếng trong thiên hạ, đă cứu chữa được nhiều bệnh nguy hiểm, nhưng ông không bao giờ kiêu ngạo và tự măn, tinh thần khiêm tốn của ông đă thành khuôn mẫu cho những người làm thuốc.
Nhà y học vĩ đại đời Hán là Trương-trọng-Cảnh, (thế kỉ thứ II-III sau C.N.) đă nghiên cứu những lời dạy của người xưa, lượm lặt rộng răi nhiều phương thuốc, trên cở sở lư luận của Nội kinh, ông đă phát triển thêm phép tắc “Biện chứng luận trị” đă soạn ra quyển “Thương hàn tạp bệnh luận” (bao gồm cả hai bộ Thương hàn và Kim quĩ yếu lược, là bộ sách thứ nhất chuyên về Lâm sàng của Trung-quốc hiện vẫn c̣n, ngoài giá trị thực dụng ra, mặt khác sách ấy c̣n thay thế quyển ngoại kinh đă bỏ mất từ trước, (Ngoại kinh là một bộ sách về lâm sàng cùng tương đương với bộ Nội kinh là sách lư luận y học của thời xưa). Đó cũng là một sự cống hiến vĩ đại của Trương-trọng-Cảnh.
Đồng thời với Trương-trọng-Cảnh có danh y Hoa Đà. Ông tinh thông các khoa Nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu, đặc biệt là chữa bệnh ngoại khoa, ông đă có thành tựu vượt bậc. Hậu Hán thư chép chuyện Hoa Đà rằng : “Nếu bệnh vi kết lại ở trong dùng châm, dùng thuốc không được, th́ trước tiên dùng Ma phi tán cho uống với rượu. Khi đă say không biết ǵ nữa th́ mổ lưng và bụng ra, cắt chỗ tịch tụ ấy đi, nếu bệnh ở trường vị th́ cắt ra và rửa sạch, trừ hết chất bẩn của bệnh rồi khâu lại và dán Thần cao vào, trong 4, 5 ngày chỗ cắt sẽ lành, khoảng một tháng th́ sẽ b́nh phục như cũ”. Đó là lời ghi chép sớm nhất trên thế giới về việc đánh thuốc mê để mổ bụng.
Vương-thúc-Ḥa đời Tấn (210-285 sau C.N.) soạn ra quyển Mạch kinh, đă tập hợp tất cả những thành công về mạch học từ đời Tấn trở về trước, là bộ sách thứ nhất chuyên về mạch học. Đặc biệt là ông đề xuất ra cách “xem mạch” “nghe thanh âm”, “trông khí sắc”, “hỏi chứng bệnh” đều cần phải kết hợp với nhau và đều phải coi trọng cả th́ mới có thể nối gót được các bậc hiền triết đời xưa”, đủ thấy ông là người có kiến thức vượt bậc. Cát-Hồng (278-339 sau C.N.) cũng là một nhà y học vĩ đại trong thực tiễn chữa bệnh và uống thuốc theo phép “Thiêu đan luyện hống”(1) (1) Thiêu đan luyện hống : Thuật luyện đan do Cát-hồng phát minh, dùng Đan sa đun lâu thành Thủy ngân, để lâu lại trở thành Đan sa .Ông đă xúc tiến phát triển việc chế thuốc hóa học và c̣n soạn ra quyển “Trửu hậu phương” vừa giản dị, vừa có công hiệu nhanh chóng, tiện cho việc sử dụng của quảng đại quần chúng nhân dân, trong đó có chép nhiều thứ bệnh truyền nhiễm, như về chứng hậu và đường lối truyền nhiễm của các bệnh đầu mùa, Mă tỷ thư, Sa sắt, đều có chép rất kỹ càng.
Y học thời kỳ Tùy Đường (589-709 sau C.N.) chẳng những đă kế thừa được học thuyết của tiền nhân, mà c̣n có sự phát triển thêm nữa. Như Sào-nguyên-Phương (năm 610) soạn ra quyển “Chư bệnh nguyên hậu luận” chép 1720 bài bàn về triệu chứng các loại bệnh, trong đó đều có chép rơ ràng cách xem xét phân biệt về bệnh lên đậu, bệnh sởi ( thời ḱ phát ban) và về những bệnh thương hàn, ôn bệnh, phong hủi là bệnh có tính chất truyền nhiễm mà gây nên. Đó là một bộ sách sớm nhất chuyên về nguyên nhân và bệnh lư học hiện c̣n ở Trung-quốc.
Tôn-tư-Mạc (581-682) là một nhà đại y học ở đời Đường, ông nhận rằng : “Nhân mạng là rất trọng, quư hơn ngh́n vàng, một phương thuốc mà cứu chữa được, c̣n quư hơn thế nữa”. V́ thế ông mới soạn ra sách “Thiên-kim yếu phương”, là một bộ sách có đầy đủ lư luận, phương dược và các cách chữa bệnh. Ông rất coi trọng Phụ khoa và Nhi khoa, đem những bệnh đàn bà trẻ con đặt vào đầu sách, dùng bệnh chứng của tạng phủ để phân loại cũng là do ông sáng tạo ra. Tiếp sau đó, Vương-Đạo (năm 752) soạn ra quyển “Ngoại đài bí yếu” , sách đó chia thành 1.104 môn, sưu tầm rất đầy đủ những trước tác từ đời Đường trở về trước của nhiều nhà y học nổi danh như Thâm-sư, Thôi-thị, Hứa-nhân-Tắc, Trương-văn-Trọng đă bị mất từ trước đời Nam-Tống, may nhờ quyển ấy mà bảo tồn được để lưu truyền về sau.
Đến đời Tống nghề in hoạt bản (typo) phát đạt, các sách thuốc nhờ đó mà được truyền bá rộng răi như từ triều Nhân-tôn đến Anh-tôn (1029-1067), nhà nước đă triệu tập các ông Cao-bảo-Hành, Lâm-Ức để làm việc sữa chữa và biên tập các sách thuộc cổ như Nôi-kinh, Thương hàn luận và nhiều sách thuốc từ đời Tùy, Đường trở về trước đều đă qua các ông này chỉnh lư, in và phát hành, đồng thời đă chính thức mở rộng việc giáo dục y học, cho nên các khoa học thuật về phương diện y học đều rất phát đạt, soạn những bộ sách lớn có lư luận, phương dược như bộ Thái b́nh thánh huệ phương, bộ Thanh tế tổng lục, và Bộ Thái b́nh ḥa tễ cục phương do các danh y tập thể thực nghiệm và biên soạn, được nhà nước công nhận. Chuyên về “Nhi khoa” có bộ Tiểu nhi dược chứng trực quyết của Tiền-trọng-Dương : Chuyên về “Phụ khoa” có bộ Phụ nhân đại toàn lương phượng của Trần-tự-Minh, về Ngoại khoa th́ có bộ Sang dương toàn thư của Đậu-hàn-Khanh. Ngoài ra c̣n có bộ Tẩy oan lục tập chứng của Tống-Từ là bộ sách pháp y đầu tiên của Trung-quốc.
Đến đời Kim, Nguyên th́ y học phát triển đặc biệt, sự h́nh thành các phái học giả đă làm phong phú học thuật của Trung y như: Lưu-hoàn-Tố (1120-1200) giỏi về dùng thuốc mát, như quyển Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức của ông, nhận rằng “Lục khí đều theo hỏa mà hóa”, do đó mà có lư luận “giáng tâm hỏa, ích thận thủy”, người sau gọi ông là phái hàn lương. Lư-đông-Viên (1180-1251) chữa bệnh chú trọng vào tỳ vị, nhận rằng “Thổ” là mẹ đẻ ra vạn vật, có soạn những quyển “Tỳ vị luận, Nội ngoại thương biện hoặc luận” và sáng lập ra những phương “Bổ trung ích khí”, “Thăng dương ích vị” nhân đó người đời sau gọi ông là phái bổ thổ. Trương-tử-Ḥa (1156-1230) trong việc chữa bệnh giỏi về ba phép “Hăn”, “Thổ”, “Hạ”. Ông soạn ra quyển “Nho môn sự thân” rất chú trọng đến phép hạ, ông nhận rằng chữa bệnh trước hết phải coi trọng việc đuổi tà khí, tà khí hết th́ chính khí yên, không thể sợ công phạt mà nuôi bệnh tà được, người sau nhân đó mà gọi ông là phái công hạ. Chu-đan-Khê (1281-1358) đặt ra thuyết Dương thường hữu dư, âm thường bất túc, v́ thế mà chữa bệnh chú trọng về tư âm, người sau gọi ông là phái tư âm. Trên học thuật, bốn nhà ấy đều là những người kế thừa lư luận của Nội-kinh mà c̣n có sự phát thêm nữa. V́ hoàn cảnh xă hội, thời gian, địa điểm và đối tượng chữa bệnh của các ông ấy không giống nhau, nên mỗi người có một sở trường riêng, mỗi người đều đă phát biểu về chủ trương học thuật của ḿnh, thành ra những học phái riêng biệt, đă làm phong phú cho nền y học Trung-quốc.
Đến đời Minh, y dược học đều có sự phát triển rất lớn. Bộ chuyên thư y học lớn như bộ “Phổ tế phương” có 168 quyển ( trong bản hiện hành Tứ khố làm 426 quyển) sưu tập trên 60.000 bài thuốc. Nhiều sách của các danh y từ đời Tống, Nguyên trở về sau mà đă bị thất lạc, phần nhiều nhờ sách ấy mà lưu truyền lại được. Về danh y th́ có những ông Trương-cảnh-Nhạc, Tiết-lập-Trai, Triệu-dưỡng-Quỳ có sở trường về ôn bổ. Về chẩn đoán học đă có nghiên cứu kỹ càng, chép bệnh lịch th́ có các ông Ngô-hạc-Cao, Hàn-thiên-Tước. Tập hợp dược các khoa th́ có Vương-khẳng-Đường soạn ra “Lục khoa chứng trị chuẩn thắng”.
Nhà y học lỗi lạc Lư-thời-Trân (1518-1593) cũng xuất hiện ở thời kỳ này. Ngoài việc đem hết sức lực để nghiên cứu dược học, soạn thành bộ “Bản thảo cương mục” là một bộ dược học của Trung-quốc nổi tiếng trên thế giới ra, ông c̣n soạn quyển “Tần hồ mạch học”, quyển “Kỳ kinh bát mạch” la những bộ sách thuốc thực dụng.
Y học đời nhà Thanh, về phương diện chỉnh lư sách vở th́ thời kỳ Khang Hy (1723-1734) soạn ra bộ “Cổ kim đồ thư tập thành”. Trong đó về bộ phận y học có 250 quyển y bộ toàn lục, thu thập rất phong phú những sách vở y học của Trung-quốc từ thế kỉ 18 trở về trước. Đến niên hiệu Càn-Long (1722-1790) soạn thành bộ “Tứ khổ toàn thư”. Trong đó bao gồm 101 loại sách về y và dược. Về phương diện truyền bá y học, thời ḱ Càn-Long (1740-1742) ra sắc lệnh cho nhóm Ngô-Khiêm biên soạn bộ “Y tông kim giám” để làm sách giáo khoa, thầy theo đó mà dạy, tṛ theo đó mà học, thành bộ sách giáo khoa của Trung y do chính phủ ban hành. Các nhà đại y học đời Thanh cũng là những nhân tài đặc sắc, như nghiên cứu thương hàn có ông Dụ-gia-Ngôn, Kha-vận-Bá, Vưu-tài-Kinh, Từ-trung-Khả. Giỏi về phê b́nh tiền nhân, đă trọng kinh phương lại trọng thời phương có Từ-đại-Thung, c̣n có quyển “Trương thị y thông” của Trương-lộ-Ngọc “Y học tâm ngộ” của Tŕnh-chung-Linh, quyển “Y thư thập lục chủng” của Trần-tu-Viên, những sách này đều có tác dụng rất tốt đối với người mới học.
Học thuật y học đời Thanh thành tựu lớn nhất là “Học thuyết ôn bệnh”. Học thuyết này là từ “Nội kinh”, “Thương hàn luận” và lư luận kinh nghiệm của y gia các thời đại mà phát triển ra. Diệp-thiên-Sĩ là nhân vật, là đại biểu cho thời bấy giờ, ông có thiên tư thông minh và khiêm tốn học tập trước sau đă từng học thuốc với 17 ông thầy, v́ tập hợp được sở trường của nhiều người mà trở thành một nhà thuốc giỏi đối với lư luận và cách chữa về ôn bệnh, ông đă có một sự cống hiến rất lớn. Đồng thời với ông và sau ông có các ông Tiết-sinh-Bạch, Ngô-cúc-Thông, Vương-mạnh-Anh, người sau gọi là bốn nhà giỏi về ôn bệnh.
Do đó có thể thấy được một cách khái quát về nguồn gốc, về h́nh thành và phát triển của y học Trung-quốc, những sách thuốc và những nhà thuốc nổi tiếng qua các thời đại không thể tính được ? Những trước tác y học của Trung-quốc qua các thời đại nói về những sách c̣n lại trong toàn quốc đă có trên 8.000 loại, cộng lại hơn 10 vạn quyển sách, đó là một cái vốn rất lớn. Ngoài ra có quan hệ với tài liệu y học c̣n tản mác thấy ở các sách Kinh, Sử, Tử, Tập, Tiểu thuyết, Bút kư, Đạo tạng và Phật thư, đâu đâu cũng có. V́ có sách vở y học nhiều như thế cho nên ngoài việc nói rơ nội dung của y học Trung-quốc là cực kỳ rộng lớn ra, c̣n chứng minh rằng qua các thời đại, nhân dân lao động Trung-quốc đă có sự cống hiến rất lớn trong việc sáng tạo văn hóa.
Kho tàng quư báu về dược vật của Trung-quốc chẳng những rất là phong phú và có lịch sử từ lâu, đời xưa có truyền thuyết “Thần nông nếm 100 thứ cỏ, một ngày gặp 70 thứ độc” điều đó đă nói rơ nguồn gốc của dược vật và sinh hoạt của loài người là có sự liên hệ nhất định. Tri thức về dược vật của Trung-quốc có ước vào khoảng hai thế kỷ trước Công nguyên đến thế kỷ thứ II đă soạn thành sách chuyên về dược như “Thần nông bản thảo kinh”. Sách này ngoài việc chép 365 vị thuốc ra ( trong đó chép trùng 18 vị, thật ra chỉ có 347 vị) c̣n tổng kết và đă khẳng định được một số hiểu biết lư luận cơ bản về phương diện có quan hệ đến dược vật, nhân đó mà định được cơ sở về dược vật học của Trung-quốc. Đến thế kỉ thứ V và thứ VI, trên cơ sơ bản thảo kinh Đào-hoằng-Cảnh đời Lương, lại chỉnh lư và tổng kết được 365 vị mà từ đời Hán Tấn trở về sau đă tăng thêm, cộng lại có 730. Đến năm 659, chính phủ đời Đường đă ban hành quyển “Đường tân tu bản thảo” trong dó có 844 vị, 25 quyển Phụ đồ, việc phân loại các dược vật đă có tiến bộ hơn trước, thành ra bộ dược thư của nhà nước thời bấy giờ. Từ thế kỉ X đến XIII do việc ấn loát đă tiến bộ, chính phủ nhà Tống đă từng mấy lần đính chính dược thư, quyển “Gia hữu bản thảo” số vị thuốc đă có đến 1082 loại. Niên hiệu Nguyên-Hựu (1086-1093), nhà danh y ở Tứ-xuyên là Đường-thận-Vi đă thu thập rộng răi những tài liệu có quan hệ với dược vật, chép trong các phương thuốc bí truyền của các nhà thuốc và trong các Kinh, Sử, Truyện kư, Phật thư, Đạo tạng soạn thành bộ “Kinh sử chứng loại bị cấp bản thảo”, đă đưa số vị thuốc lên tới 1746 loại. Đến năm 1108 (Đại quan năm thứ 2), chính phủ nhà Tống mới đem sách ấy sửa lại gọi là bộ “Đại quan bản thảo” làm thành quyển dược thư do quốc gia biên soạn. Đến năm 1116 (Chính ḥa thứ 6), lại đính chính lần nữa, đổi tên sách là “Chính ḥa tân tu kinh sử chứng loại bị dụng bản thảo”. Đến năm 1578 nhà y học vĩ đại Lư-thời-Trân soạn thành bộ “Bản thảo cương mục”, có 1892 vị thuốc, đă đem dược vật của thời xưa khảo sát và nghiên cứu một cách thiết thực. Đến năm 1675, Triệu-học-Mẫn lại dựa trên cơ sở Bản thảo cương mục soạn thành bộ “Bản thảo cương mục thập di” bổ sung 716 vị thuốc. Đến lúc ấy, dược thư của Trung-quốc đă chép nhiều tới 2608 vị. Ngoài ra như bộ “Thực vật danh thực đồ khảo” 38 quyển và bộ “Trường biên” 22 quyển của Ngô-kỳ-Tuấn là thu thập ở kinh sử của các nhà, các địa chí thư có quan hệ đến việc dùng thuốc bằng thực vật mà biên chép cho thành, cộng tới 1714 loại. Về sách dược có tính cách địa phương th́ những quyển như “Điền nam bản thảo”. Sự phát triển không ngừng của Trung dược học đă phản ánh đầy đủ được thành quả của nhân dân lao động Trung-quốc từ đời này qua đời khác, đă liên tiếp đấu tranh với tật bệnh.
Y học Trung-quốc phong phú nhiều mặt, về phương pháp chữa bệnh, ngoài việc dùng thuốc uống trong và thuốc dùng ngoài da, c̣n có những kỹ thuật chữa bệnh riêng biệt nổi bật lên như châm cứu, khí công, thoa bóp, cách chữa bằng châm cứu th́ đầu tiên dùng phép biêm thạch, thạch châm, nói rơ phép này đă bắt đầu từ thời đại thạch khí. Các thiên trong sách Linh khu, th́ ước chừng 3/4 đă bàn về châm cứu học. Đến thế kỷ thứ III trong Giáp-ất kinh đă tổng kết được lư luận và kỹ thuật về châm cứu. Do đó đủ thấy châm cứu chẳng những là một cách chũa bệnh mà đă thành một bộ phận trọng yếu trong y học Trung-quốc, cơ sở lập luận và cách chữa của nó dựa vào học thuyết Kinh lạc, đối với sự phát triển của toàn bộ y học cũng có sẵn quan hệ mật thiết. Đời Đường khoa châm cứu đặt thành chuyên khoa. Đến năm 1027 đời Bắc Tống, Vương-duy-Nhất làm chức Thượng dược phụng ngự đă đúc đồng thành tượng người châm cứu chiếu theo sự phân bố của kinh lạc, vẽ h́nh các huyệt vị của toàn thân, ở thời bấy giờ mà đă sáng tạo ra được công cụ để dạy về y học, như thế thật là đáng quư vô cùng. Do cách chữa bằng châm cứu giản tiện, hiệu quả, lại nhanh chóng, cho nên rất được quảng đại quần chúng nhân dân yêu chuộng. Gần đây trong giới vệ sinh y dược Trung-quốc số người học tập châm cứu ngày càng nhiều. Đặc biệt về phương diện nghiên cứu khoa học đă sáng chế được “máy ḍ kinh lạc” đối với việc nghiên cứu kinh lạc có sự phát triển mới. Trên quốc tế có rất nhiều nước (Liên-xô, Triều-tiên, Ấn-độ, Nhật-bản, Đức, Pháp, Ư) đều đương làm công tác nghiên cứu chữa bệnh bằng châm cứu, đặc biệt là những nước anh em như Liên-xô, Triều-tiên, Mông-cổ mấy năm nay đă phái chuyên gia y học đến Trung-quốc khảo sát và nghiên cứu. Hệ thống lư luận và kỹ thuật chữa bệnh đặc biệt này của y học Trung-quốc sẽ phóng ra những tia sáng rực rỡ chói lọi trong lĩnh vực y học thế giới. C̣n như những phép chữa bằng khí công, thoa bóp cũng có một lịch sử lâu dài và hiệu quả đặc biệt. Những phương pháp chữa bệnh đặc biệt ấy đă nói lên một cách hùng biện sự phong phú của nội dung y học Trung-quốc.
Y học Trung-quốc từ thời đại nhà Chu đă xây dựng nên một chế độ y sư tương đối hoàn bị. Lúc bấy giờ dưới sự lệ thuộc của quan tể tướng có đặt ra các chức “Y sư” để quản lư công tác hành chính về vệ sinh y dược, dưới nữa có chức “Sĩ” để chuyên việc chữa bệnh, chức “Sứ” để phụ trách văn thư biên chép, chức “Phủ” để trông coi các tài liệu về y dược, chức “Đồ” làm công tác hộ lư về phụ trách những việc vặt. Về phương diện phân khoa tỏng y học cũng có chia ra bốn khoa là “Thực y” ( thầy thuốc trông coi việc dinh dưỡng), “Tật y” (thầy thuốc nội khoa), “Dương y” (thầy thuốc ngoại khoa), “Thú y” các khoa ấy đều có một phạm vi công tác nhất định. Ngoài ra lại qui định biện pháp hàng năm th́ khảo xét về thành tích chữa bệnh ,tài liệu do y sư nắm cụ thể để làm căn cứ mà xác định sự đăi ngộ cho nhân viên chữa bệnh. Từ nhà Chu trở về sau, chế độ y vụ và phân khoa y học đều có phát triển theo sự tiến bộ của thời đại. Đến đời Tống Nguyên trở về sau đă có tên gọi 13 khoa như đời Tống có những khoa: Đại phương mạch, Tiểu phương mạch, Phong khoa, Châm khoa, Khẩu xỉ, Yết hầu, Nhăn khoa, Sản khoa sang thũng kiêm chiết thương, kim sang kiêm thư cấm (vẽ bùa ấn quyết), đến đời Nguyên lại bổ sung thêm khoa chỉnh cốt và khoa chúc do. Đến đời Minh th́ lại bổ sung thêm khoa Thương hàn và khoa Án ma. Khoa chúc do tuy có tác dụng chữa bệnh bằng tâm lư, nhưng xen lẫn vào rất nhiều phần mê tín, nên đến đời Thanh bị thủ tiêu.
C̣n như tất cả các khoa th́ đời nhà Đường đều có chuyên thư, về sau lại tiếp tục xuất hiện ra các chuyên thư của nhà nước và mọi mạt đều thu được thành quả rất lớn.
Việc thiết lập ra sự nghiệp giáo dục y học của Trung-quốc đă có rất sớm, ở thế kỷ thứ IV (Nam triều Lưu Tống) đă dùng h́nh thức giáo dục bằng trường học để bồi dưỡng cho thầy thuốc. Đến năm 624 đời nhà Đường thể theo chế độ đời Tùy lập ra Thái y thự đă phát triển thành quy mô tương đối rất lớn, tổ chức trường học về thuốc tương đối hoàn bị. Thái y thự th́ có chức Lĩnh thừa phụ trách, dưới đó có các chức Bác sĩ, Trợ giáo, Y sư, Châm sư, Án ma sư, Chú cấm sư, dược viên sư, Y công, Y sinh, Dược viên sinh, toàn thể trên 300 người học. Thái y thự gồm có 2 bộ phận là y và dược, về bộ phận y th́ đặt ra 4 khoa là: Y, Châm, Án ma, Chú cấm. Về khoa y lại chia ra những khoa: thể liệu, sang thủng, thiếu tiểu, nhĩ, mục, khẩu, xỉ, giác pháp, mỗi khoa đều có thời gian tu nghiệp khác nhau, và có biện pháp khảo thí thống nhất. Xét về trường y học do nhà nước tổ chức theo quy mô lớn như thế, trên lịch sử y học thế giới th́ đó là 1 sáng chế đầu tiên.
Đương nhiên viêc giáo dục trong trường học của thời xưa là không thể phổ cập được. Sự truyền thụ y học từ đời này sang đời khác, chủ yếu dựa vào h́nh thức truyền miệng do đồ đệ mà kế thừa được học thuật của tiền nhân. Đó là đặc điểm truyền thống về giáo dục của Trung Y.
Y học Trung Quốc chẳng những đă có tác dụng rất lớn đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân Trung Quốc từ đời này qua đời khác mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với y học thế giới. Đă có tinh thần sáng tạo độc lập tích cực, lại c̣n giỏi hấp thụ những sự vật tiền tiến ở ngoài đưa tới, cũng có thể đem giao lưu ra ngoài thành tựu y dược của ḿnh. Y học Trung Quốc đă theo đó mà phát triển. Như trước CN 138 năm, Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ rất lâu ở các nước Nhục Đê, Tây Vực, và Ba Tư, nhân đó đă mang về rất nhiều cây thuốc như Mục túc, Bồ đào thụ, Hồ ma, Á ma, Hồ đào, Ba lăng, v.v…; ở đời Tùy, các sách vở có chép các tăng đồ và thầy thuốc phiên dịch sách thuốc Ấn Độ có những phương như: <Long thụ bồ tát dược phương>, <Bà la môn chư tiên dược phương>, <Tây Vực danh y sở tập yếu phương>. Cũng có nhiều thứ thuốc từ Ba Tư và Tây Vực đưa vào như Hồ toán, Hồng hoa, Một thực tử, Ba đáng hạnh. Vua nước Đại –Tần (tức đế quốc La Mă gồm 1 số nước Bắc Phi, Nam Âu, Cận Đông) cũng nhiều lần sai sứ đến Trung Quốc hiến những quư vật và vị thuốc như năm 659 đă sai sứ đem vị thuốc Để-dả-gia sang hiến. Những viêc trên đều giúp cho nội dung bản thảo học của Trung Quốc được phong phú thêm. Về phương diện truyền ra nước ngoài, ở thời Đại Tần, Hán đă bắt đầu. Đến năm 562 trước C.N sách vở cổ điển về <Minh đường đồ> đă truyền sang Nhật Bản, làm thành sự chỉ đạo đầu tiên cho châm cứu học của Nhật Bản. Đặc biệt ở thời Tùy-Đường y học Trung Quốc đă trở thành trung tâm y dược của Á Châu, như từ năm 541-693, Triều Tiên đă đặt chức bác sĩ để dạy học về Trung Y; năm 608, Nhật Bản cho rất nhiều lưu học sinh đến Trung Quốc để học về y học, và mang về nước rất nhiều sách y dược của Trung Quốc. Đời Đường nhà sư Giám Chân được mời đến Nhật Bản truyền thụ về y dược của Trung Quốc, được người Nhật Bản tôn làm <Dược vương>. Đồng thời về phía Ả-Rập, v́ phần nhiều là dùng y học Trung Quốc, làm cho y học của Ả-Rập ở khoảng trung thế kỷ đă có một sự tiến bộ rơ rệt, làm thành cơ sở cho y học Âu Châu phát đại sau này. Như ở thế kỷ 11, quyển <Y điển> nổi tiếng của bậc y thánh vùng Trung Đông là A-duy-sâm-nạp soạn ra, trong đó bộ phận mạch học và dược vật có rất nhiều nội dung về y dược của Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 16, Trung y đă phát minh được phương pháp để pḥng bệnh đậu mùa, qua sự cải tiến dần dần phổ biến việc dùng đậu người để trồng đậu đă thu được thành tựu rất lớn, đến thế kỷ 17 th́ truyền sang các nước Nga, Triều Tiên và Nhật Bản; về sau lại đến nước Thổ Nhĩ Kỳ và nước Anh. Thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 17 Nhật Bản và các nước ở Âu Châu đem quyển bản thảo cương mục của Lư Thời Trân dịch thành chữ La-tinh và các chữ Nhật Bản, Pháp, Nga, Đức, Anh, đă được sự tôn sùng của các nhân sĩ nước ngoài. Gần đây Liên Xô lại đem gắn tượng đá Lư Thời Trân vào tường của trường đại học Mạc-tư khoa, tôn là 1 trong 4 nhà đại khoa học trên thế giới. Đồng thời Trung y được mời ra nước ngoài chữa bệnh, hoặc những người bạn quốc tế đến Trung Quốc chữa bệnh ngày càng nhiều. Tóm lại y học Trung Quốc đối với y học thết giới đă góp phần cống hiến lớn không thể xóa bỏ được.
Theo những tài liệu trên có thể thấy rằng y học Trung Quốc đă chiếm 1 địa vị trọng yếu trong lịch sử. Nhưng ở thời kỳ bán phong kiến bán thực dân của Trung Quốc cũ chẳng những đă không coi trọng, trái lại c̣n là đối tượng bị tiêu diệt, đă chịu sự coi rẻ, bài xích, đả kích bức hại của đế quốc chủ nghĩa và giai cấp mại bản tay sai của nước ngoài. Bọn phản động Quốc dân đảng năm 1929 đă ra lệnh thủ tiêu Trung Y-Trung dược, đó là 1 tội ác. Tuy nhiên trước sự phản kháng của quảng đại quần chúng nhân dân buộc chúng phải thủ tiêu mệnh lệnh. Nhưng chính quyền phản động Tưởng giới Thạch không v́ thế mà thay đổi âm mưu tiêu diệt Trung Y của chúng, sau cùng chúng đem việc thủ tiêu công khai chuyển thành sự tiêu diệt từng bước, dụng tâm của chúng là vô cùng độc ác. V́ thế đă trở ngại rất lớn cho sự phát triển của y học Trung Quốc.
Đảng cộng sản và Chính phủ nhân dân Trung Quốc vĩ đại từ trước đến nay luôn luôn coi trọng di sản văn hóa của Trung Quốc và lấy nguyên lư của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác-Lênin đánh giá được đúng đắn tính chất khoa học của Y học Trung Quốc và tác dụng vĩ đại của nó đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Mao chủ tịch từ năm 1944 đă ra chỉ thị đoàn kết Trung-Tây y. Từ ngày toàn quốc giải phóng tới nay do sự quan tâm và coi trọng của Đảng và Chính phủ nhân dân Trung Quốc, dưới ánh sáng của chính sách đoàn kết Trung-Tây y và kết thừa, phát huy y học Trung Quốc của Đảng đă đề cao địa vị chính trị của Trung y, đă cổ vũ mạnh mẽ tính tích cực của quảng đại Trung y, làm cho 50 vạn người trong hang ngũ Trung y chẳng những đă cống hiến một lực lượng rất lớn cho công tác chữa bệnh, mà trong sự nghiệp vệ sinh pḥng bệnh cũng đều có tác dụng thúc đẩy tích cực. Đặc biệt là từ khi đă gây được cao trào học tập Trung y trong giới vệ sinh y dược toàn quốc hiện nay, công tác Trung y đă thu đượv thành tựu mà từ trước tới nay chưa từng có, làm cho bộ mặt của Trung Y về lư luận và lâm sang đều được đổi mới. Trong việc chữa bệnh qua sự hợp tác trên lâm sang giữa Trung-Tây y, kinh nghiệm sơ bộ tổng kết được đă chứng minh, Trung y chẳng những có thể chữa được các bệnh măn tính, mà đối với một số bệnh truyền nhiễm cấp tính măn tính cũng có hiệu quả khá cao. Chứng minh rằng Trung y chỉ có dưới chế độ XHCN ưu việt mới có thể đạt được sự xán lạn, rực rỡ như ngày nay. Nhưng y học Trung Quốc v́ điều kiện lịch sử hạn chế không có thể nắm vững được công cụ khoa học tự nhiên hiện đại, nên trong việc quan sát và phân tích không thể tránh khỏi có một vài chỗ không chính xác, v́ thế quyết không thể tự măn tự túc, cần phải dùng sự hiểu biết và phương pháp khoa học hiện đại để chỉnh lư và đề cao hơn nữa. Chúng ta kiên quyết tin tưởng dưới sự lănh đạo cua Đảng, thông qua sự đoàn kết hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ Trung-Tây y dược Trung Quốc, không bao lâu nữa nhất định có thể kế thừa được di sản quư báu của Trung y, và phát huy hơn nữa để sáng tạo thành một môn y dược học độc đáo của Trung Quốc.
2-Lư luận của Trung y có 1 hệ thống riêng biệt trong y học thế giới. Sự h́nh thành của hệ thống lư luận ấy là từ trong thực tiễn mà tổng kết phát triển ra, v́ thế học tập Trung y trước tiên cần phải có sự nhận thức khái quát về hệ thống lư luận ấy mới có thể kết hợp với lâm sàng mà học tập và nghiên cứu thêm nữa. Nói tóm lại trong sự hiểu biết của Trung y chủ yếu là: về phương diện sinh lư th́ có Tạng Tượng, Kinh Lạc; về phương diện nguyên nhân bệnh th́ có Lục Dâm, Thất t́nh, ẩm thực, khởi cư; về biện chứng th́ có Tam tiêu, lục kinh, Vệ khí, Dinh huyết; về phương diện chẩn đoán th́ có Tứ chẩn, Bát cương; về phép chữa th́ có nghịch-ṭng-chính-phản, tiên bản, hoăn cấp và 8 phép: hăn, thổ, hạ , hỏa, ôn, thanh, tiêu, bổ; về tính năng của dược vật th́ có tứ khí, ngũ vị, thăng-giáng, phù-trầm; về phương diện phối ngũ và tác dụng của bài thuốc th́ có quân-thần-tá-sứ, thất phương, thập tễ. Những điểm trên đều là nội dung co bản xây dựng thành hệ thống lư luận của Trung y, đặc biệt là học thuyết âm-dương, ngũ hành, nó có đủ tác dụng liên hệ các phương diện để làm thành bộ phận trọng yếu trong hệ thống lư luận của Trung y.
Y học Trung Quốc từ lư luận đến lâm sang, từ pḥng bệnh đến trị liệu; có 1 học thuyết cơ bản của nó trong đó bao gồm các vấn đề thiên thời, địa lư, hoàn cảnh. Những vấn đề ấy luôn luôn được nhận là 1 bộ phận rất trọng yếu. Những lư luận ấy xây dựng thành 1 hệ thống lư luận của Trung y. Sách này trong 2 chương Âm Dương Ngũ Hành (có phụ thêm vận khí) và <người và tự nhiên giới>, đối với khái niệm chung của những vấn đề trên và vấn đề có liên quan đến vận dụng thực tế, phân biệt thành trọng điểm mà thảo luận. V́ học thuyết này phạm vi khá rộng lớn và nội dung cũng tương đối phiền phức, muốn nắm vững được toàn diện, mong rằng người học trên cơ sở nội dung sách này, sẽ đào sâu nghiên cứu thêm nữa.
Hiện tượng sinh mệnh của cơ thể người ta là một quá tŕnh hoạt động phức tạp có tính chất tổng hợp, trong th́ tiêu hóa, tuần hoàn; ngoài th́ xem xét, nghe ngóng, nói năng, hành động, đềi không phải là tiến hành cô lập. Ví như giữa nội tạng-nội tạng, nội tạng- tổ chức ngoài da chẳng những đă giữ ǵn 1 số liên quan hữu cơ mà c̣n có quan hệ nương tựa lẫn nhau nữa. Sự liên quan ấy đă biểu hiện trong hoạt động sinh lư b́nh thường, mà cũng biểu hiện trong biến hóa bệnh lư khác thường. Cho nên những hoạt động trê cục bộ trên thực chất cũng là đại biểu cho sự hoạt động của toàn thân, hiểu biết được quan hệ lẫn nhau của cục bộ sẽ giúp đỡ cho việc hiểu biết về hoạt động và biến hóa của toàn thân. Chính v́ vậy nên đối với y học, nếu như chỉ nói riêng về thực chất công năng của 1 tạng khí nào đó th́ không thể nhận thức đầy đủ được tác dụng của toàn bộ thân thể người ta, v́ thế không những phải nắm vững được cục bộ, mà c̣n phải nắm vững toàn bộ của nó nữa; vừa nắm vững được sự liên quan hữu cơ giữa bộ phận này với bộ phận khác, lại cần nắm vững sự liên quan hữu cơ giữ bộ phận với toàn thể và hoàn cảnh nữa. Trung y nhận thức về tạng phủ là xây dựng trên cơ sở ấy. Chương tạng tượng trong sách này là nói rơ về vấn đề ấy.
Kinh lạc là bộ phận lư luận trọng yếu của Trung y nói chung, ai cũng nhận rằng quan hệ giữa kinh lạc và châm cứu học rất mật thiết, trên thực tế th́ đối với các khoa khác, khoa nào cũng có quan hệ với lư luận cơ sở này, bởi v́ Kinh lạc với Ngũ tạng, lục phủ, đầu ḿnh, tay chân, khớp xương, v.v… đều có liên quan với nhau, nếu không có sự hiểu biết này, th́ không thể nhận thức cụ thể được sự liên hệ nội tại của thân thể người ta, tức là không thể xuất phát từ toàn bộ mà nhận rơ được bệnh tật. V́ vậy chương Kinh lạc trong sách này bàn chép khá rơ rang về 12 kinh lac, 8 mạch kỳ kinh, và c̣n phụ vào mấy chục bản đồ h́nh để tiện đối chiếu. C̣n các kinh biệt, kinh cân và 15 lạc th́ chỉ nói đại khái thôi, để có 1 khái niệm sơ bộ.
Nguyên nhân gây nên bệnh tuy rất phức tạp, nhưng không ra ngoài 3 nguyên nhân Nội nhân, Ngoại nhân và Bất nội ngoại nhân. Đó là sự quy nạp đại thể của người xưa. Trong chương <nguyên nhân bệnh> của sách này, về ngoại nhân th́ lấy <Lục dâm> làm chủ yếu, thêm đến Dịch lệ và Phục khí; về Nội nhân th́ lấy <thất t́nh> làm chủ yếu; ngoài ra như ăn uống, nhọc mệt, bị đâm chém, bị vấp ngă, bị trùng thú cắn, bị trúng độc th́ liệt vào phạm vi của Bất nội ngoại nhân. Trên cơ bản là xét theo phương pháp phân loại về 3 nguyên nhân của Trần Vô Trạch mà phân loại ra.
Trung y phân loại về chứng hậu không ngoài 2 loại lớn là Ngoại cảm và Nội thương, nếu đem chia cụ thể ra nữa th́ có sự khác nhau là Lục kinh, Tam tiêu, Dinh vệ, Khí huyết, Tạng phủ, Kinh lạc. Phương pháp phân loại này tuy mỗi loại có đặc điểm riêng, nhưng tinh thần chung là nhất trí, cũng là phương pháp biện chứng của lư luận âm, dương, biểu, lư, hàn, nhiệt, hư thực trong Bát cương chỉ đạo. Thực tiễn chứng minh trên lâm sàng về những phương pháp phân loại này, thường thường đều là tổng hợp mà ứng dụng, v́ thế chúng ta trong khi học tập cần phải nắm được toàn diện th́ khi gặp bệnh mới ứng phó dễ dàng. Chương <chứng hậu phân loại> trong sách này chủ yếu là nói rơ những vấn đề ấy.
Phương pháp chẩn đoán của Trung Y chủ yếu là Tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết, thông qua tứ chẩn đă rút ra được kết luận tức là Bát cương: <âm, dương, biểu, lư, hư, thực, hàn, nhiệt>, nắm chắc được những thứ ấy th́ mới có thể chẩn đoán chính xác. Cho nên chương <Chẩn pháp> trong sách này trước tiên đă phân tích về tinh thần cơ bản và sự biến hóa của <Bát cương>, sau mới giới thiệu về những phương pháp vận dụng tứ chẩn.
Về phương diện chữa bệnh của Trung y trước hết chú trọng nguyên tắc, sau đó chú trọng đến phương pháp, muốn nắm vững nguyên tắc cần phải có lư luận căn cứ. Sách Nội kinh nói <chữa bệnh cần t́m gốc bệnh> là bao hàm nghĩa rất sâu sắc. V́ thế trong việc t́m nguyên nhân bệnh phải thông qua việc biện chứng để chẩn đoán chính xác, đồng thời c̣n cần phải nắm vững quy luật và phương pháp chữa bệnh. Như thế mới có thể làm được việc <biện chứng luận trị>, mới có thể linh hoạt vận dụng đươc kinh nghiệm của người xưa, phát huy trí tuệ của ḿnh. Nội dung của chương<trị liệu pháp tắc> trong sách này đại thể chia làm 2 bộ phận: Nội trị và Ngoại trị, c̣n như những cách chữa bằng châm cứu, thoa bóp, nắn xương th́ có chép ở những chương riêng. Về phương pháp chữa bệnh trong học thuật của Trung y là cực ḱ phong phú, cần phải có kế hoạch, có từng bước để t́m ṭi, đặc biệt cần phải thống nhất thực tiễn và lư luận, trong khi đọc sách cần phải hiểu được nguyên tắc lư luận, khi gặp bệnh nắm vững nguyên tắc và vận dụng linh hoạt mới có thể đạt được mục đích <học để thực dụng>, <học và dụng là nhất trí>.
Về dược vật học cua Trung y đă có những thành tựu to lớn, chẳng những nó biểu hiện ở phương diện nhiều loại, nhiều thứ, công hiệu ưu việt mà ở việc thu hái, bào chế, cất giữ, cách dùng, v.v… cũng có 1 số kinh nghiệm rất đáng quư. Mà những kinh ngiệm ấy lại có quan hệ rất lớn với kết quả chữa bệnh. Hơn thế nữa đối với sự nhận thức về công năng tính vị của vị thuốc, việc nên dùng hay kiêng dùng trong khi phối ngũ, đă thể hiện đầy đủ hệ thống riêng biệt về dược vật học của Trung Quốc. Cho nên chương <dược vật> trong sách này, ngoài việc giới thiệu nội dung kể trên ra, c̣n phân loại và đưa ra tính vị chủ trị của hơn 200 vị thuốc thường dùng, để làm cơ sở mà nghiên cứu thêm nữa về Trung dược.
Phương tễ là sự phát triển thêm 1 bước của việc dùng thuốc chữa bệnh, sự phối ngũ và tổ chức trong đó có khuôn phép mực thước nhất định, người xưa trong khi chế phương dùng thuốc, điều cần thiết là phải t́m được <trong phương có pháp>,<trong pháp có phương>. V́ thế phép tắc và sự tổ chức có quan hệ đến sự sắp xếp thành 1 bài thuốc, sự thay đổi về phương diện vị thuốc, tễ thuốc và sự phân loại để vận dụng, đều là có quan hệ với sự hiểu biết về cơn bản của phương tễ học, hiểu được những điều ấy là có thể suy 1 biết 10, suy việc này biết được việc khác. V́ thế chương phương tễ trong sách này đă giới thiệu những trọng điểm về kiến thức cơ bản ấy.
Trong Nội kinh ghi chép về <chữa khi chưa bệnh>, điều đó đủ chứng minh đời xưa đă tương đối coi trọng việc pḥng bệnh. Từ đời Hán trở về sau mới có tên gọi hai chữ <nhiếp sinh> danh từ này bao hàm ư nghĩa chủ yếu là chú trọng vào việc cá nhân luyện tập thân thể, tu dưỡng tinh thần và luôn luôn chú ư công tác pḥng bệnh, tránh khỏi sự xâm nhập của ngoại tà. Chương pḥng bệnh trong sách này, nội dung sắp xếp đă bao gồm pḥng bệnh khi chưa bệnh, lại bao gồm cách ngăn ngừa khi đă có bệnh, đă bao quát vệ sinh cá nhân, lại bao quát vệ sinh hoàn cảnh. Chúng ta cảm thấy dùng 2 chữ dự pḥng để khái quát nội dung nói trên là tương đối thích hợp. Đặc biệt cần đề xuất ra là: học thuyết pḥng bệnh đời xưa cũng lấy quan niệm <người ta tương ứng với trời đất> làm tư tưởng chỉ đạo, v́ thế phương pháp pḥnh bệnh nêu ra đây cũng đặc biệt chú trọng vào 2 phương diện: thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và tu dưỡng tinh thần đồng thời và nhấn mạnh câu: <chính khí mạnh th́ tà khí không can phạm được>. Về điểm đó chúng ta cần nên coi trọng.
Sách này ngoài nội dung đă nói ở tập trên ra, tập dưới lại dựa vào những điều khái niệm về nối khoa, châm cứu khoa, phụ khoa, nhi khoa, ngoại khoa, thương khoa, nhăn khoa, hầu khoa, khí công, thao bóp và hộ lư. Trong đó lấy Nội khoa và Châm cứu làm trọng điểm. Nói tóm lại, tập trên là lư luận cơ bản, tập dưới là kiến thức về lâm sàng của Trung y.
Sách này đối với toàn bộ của Trung y học chỉ mới tŕnh bày 1 cách khái quát để làm cái cầu cho những người mới học.
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Học thuyết âm dương ngũ hành là 1 bộ phận trọng yếu trong lư luận cơ bản của Trung y. Sự quan niệm về tự nhiên và nhận thức về sinh lư, bệnh lư của thân thể người ta cho đến lư giải về chẩn đoán, trị liệu, dược vật của Trung y đều có thể dùng thuyết Âm dương-ngũ hành để thuyết minh. Đó là do các nhà y học thời Chiến quốc đă vận dụng học thuyết Âm dương-ngũ hành để tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn về chữa bệnh từ thời kỳ đó trở về trước phát triển được lư luận của Trung y. Sách <Hoàng đế nội kinh> (sách cổ điển nhất của Trung y hiện c̣n) là một trước tác đại biểu của thời đại đó. Về sau, đến thời kỳ Đông Hán Trương Trọng Cảnh lại dựa trên cơ sở lư luận của Nội kinh soạn ra bộ <Thương hàn tạp bệnh luận> Về điểm này ở trong bài tựa của ông nói rất rơ <chọn trong chin quyển <Tố Vấn>, <Nạn Kinh>, <Âm dương đại luận>, <Thai lô>, <Dược lục>, và <B́nh mạch biện chứng> làm thành 16 quyển <Thương hàn tạp bệnh luận>>. Ông kết hợp lư luận và thực tiễn, đă làm sáng tỏ và phát triển thêm một bước rồi nhân đó mà lập ra chứng trị lục kinh của Thương hàn luận về vận dụng ngũ hành ở trong tạp bệnh luận (Kim quỹ yếu lược), xây dựng ra khuôn phép chữa bệnh cho Trung y đời sau.
Đối chiếu với hiện tại th́ học thuyết Âm dương-ngũ hành dùng vào trong y học là quan điểm duy vật chất phác của người xưa ở trên một tŕnh độ nhất định nó không thể giải thích tất cả sự vật của tự nhiên giới một cách hoàn toàn được, về việc nghiên cứu sự cấu tạo tinh vi của nội bộ cơ thể cũng không thể giải đáp được mười phần hoàn hảo. Nhưng v́ nó là một học thuyết mà loài người sau khi xem xét toàn diện về giới tự nhiên, đă vận dụng tư tưởng thiên tài mà khái quát ra được, cho nên học thuyết ấy đă t́m ra được quy luật chung các hiện tượng về tự nhiên giới một cách chính xác.
Đứng về phương diện Trung y học th́ học thuyết ấy kết hợp với thực tiễn chữa bệnh phong phú được tích lũy từ lâu đời, rồi dần dần đối với sinh lư và bệnh lư của cơn thể con người, cho đến những vấn đề chẩn đoán, trị liệu, dược vật học đă giải thích được có hệ thống kết thành một khuôn sáo riêng biệt về <lư., <pháp>, <phương>, <dược> của Trung y học. Mặc dù lư luận ấy đối với ngày nay xét thấy vẫn c̣n có chỗ cần phải chỉnh lư, nâng cao nhưng v́ trên căn bản của nó là quan điểm duy vật thô sơ và biện chứng pháp tự phát, v́ thế mấy ngh́n năm nay tổng kết ra được rất nhiều quy luật chữa bệnh hợp với thực tế khách quan. Những quy luật chữa bệnh đó đến nay vẫn c̣n chỉ đạo thực tiễn chữa bệnh của Trung y. Cho nên nói giá trị thực dụng của học thuyết Âm dương-ngũ hành trong Trung y học và giá trị nghiên cứu khoa học là hoàn toàn không thể coi nhẹ được, mà cũng không nên coi nhẹ. Nay giới thiệu sơ lược để mở đầu cho việc nghiên cứu thêm nữa.
A. ÂM DƯƠNG:
1-Khái niệm cơ bản về Âm dương:
Học thuyết Âm dương của Trung y cho rằng bất kỳ sự vật ǵ đều có đủ hai phương diện, âm dương đă đối lập và lại thống nhất với nhau mà sự tác dụng lẫn nhau và vận động không ngừng của âm dương đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hóa không ngừng trong vũ trụ. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: âm dương là quy luật chủa vũ trụ (phép tắc căn bản về đối lập mà thống nhất của tự nhiên giới), là cương kỷ của vạn vật (tất cả sự vật chỉ có thể theo phép tắc này, không thể trái ngược lại được), là nguồn gốc của sự biến hóa (tất cả sự vật đều căn cứ vào phép tắc này mà biến hóa), là căn bản của sự sinh sát (mọi sự sinh thành, hủy, diệt đều mở đầu ở phép tắc này), là phủ của thần minh (là chỗ tập hợp tất cả sự màu nhiệm của tự nhiên giới); chữa bệnh phải t́m căn bản (người là một sinh vật trong tự nhiên giới, chữa bệnh cần phải t́m phép tắc căn bản này). Ở đây nêu ra rơ rệt sự sinh trưởng, phát triển và diệt vong của tất cả sự vật trong vũ trụ đều căn cứ vào phép tắc biến hóa âm dương mà vận động không ngừng, v́ thế nói âm dương là cương lĩnh của vạn vật, căn bản của sự biến hóa. Mà học thuyết âm dương cũng thành là một phương pháp tư tưởng để nhận thức và nắm vững quy luật tự nhiên. Nói về y học th́ sinh lư hoạt động của thân thể, sự phát sinh và phát triển của bệnh cũng không ngoài lẽ biến hóa của âm dương. Muốn nắm vững chính xác quy luật của bệnh tật, suy t́m bản chất của bệnh tật, căn cứ vào đó mà chữa bệnh, thu được hiệu quả, th́ trước hết phải hiểu rơ nội dung cơ bản đối lập, thống nhất và vận động biến hóa của âm dương.
a) Sự đối lập và thống nhất (hỗ căn) của âm dương:
Âm dương là hai phương diện đối lập lẫn nhau, mà lại thống nhất lẫn nhau, tồn tại phổ biến trong các sự vật và hiện tượng của tự nhiên giới, v́ thế âm dương là hiện tượng đối lập và thống nhất, có thể nói bất ḱ đâu đâu cũng thế như trời là dương, đất là âm, ngày là dương, đêm là âm; đàn ông là dương, đàn bà là âm; khí là dương, vị là âm; v.v…những ví dụ trên nói rơ bất ḱ một sự vật nào đều là đối lập mà tồn tại ở trong vũ trụ, mà đều có thể theo và thuộc tính chất nhất định của nó mà phân biệt làm hai phương diện âm và dương. Nếu suy luận hơn nữa th́ phàm những thuộc tính tương đối như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, hung phấn với ức chế, ở ngoài với ở trong, vô h́nh với hữu h́nh, hàn lương với ôn nhiệt, v.v… không một cái nào không phải là quan hệ đối lập của âm dương, do có thể biết âm dương tuy là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó có sẵn cơ sở vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả thành là khái quát đối lập và thống nhất của tất cả sự vật. Cho nên, thiên âm dương hệ nhật nguyệt thiên sách Linh khu nói: <âm dương có tên mà không có h́nh, cho nên tính có mười mà suy ra đến trăm, tính có ngh́n mà suy ra đến vạn, tức là nghĩa đó. Nhưng sự đối lập và tồn tại của âm dương đều không phải rất đơn giản như thế, mỗi sự vật đều có đủ hai phương diện âm dương đối lập mà ở nội bộ âm dương c̣n bao hàm sẵn sự đối lập của âm dương nữa. Thí dụ ban ngày là dương ban đêm là âm; mà ban ngày lại có phân biệt dương ở trong dương, và âm ở trong dương; ban đêm cũng có phân biệt dương ở trong âm và âm ở trong âm. Cho nên thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố vấn nói: <Trong âm có âm, trong dương có dương, từ tảng sáng đến giữa trưa là phần dương của ngày, thuộc phần dương trong dương, từ giữa trưa đến mờ tối là phần dương của ngày, thuộc phần âm trong dương, từ mờ tối đến gà gáy (nửa đêm) là phần âm của ngày, thuộc phần âm trong âm, từ nửa đêm đến tảng sáng là phần âm của ngày, thuộc phần dương trong âm>. Do đó thấy trong âm dương c̣n có lư luận của âm dương nữa. Suy diễn đến sự vật khác th́ cũng có thể nói tính phức tạp mâu thuẫn nội tại của sự vật.
V́ thế âm dương không phải tuyệt đối mà là tương đối, không phải đại biểu cố định cho một sự vật nào, mà là tùy sự chuyển biến đối lập của sự vật mà biến đổi. Nó chẳng những đại biểu cho hai sự vật có quan hệ đối lập, mà cũng có thể đại biểu cho hai phương diện đối lập lẫn nhau của sự vật tồn tại ở trong nội bộ một sự vật.
Sự vật tuy có khách quan tồn tại của âm dương đối lập, nhưng sự đối lập ở đây không có thể xem là không nương tựa lẫn nhau hoặc chia cắt ra một cách tuyệt đối giữa sự vật với sự vật là có sẵn quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, bất ḱ một mặt nào đều không có thể tách rời mặt kia mà tồn tại một ḿnh được. V́ thế theo trên quan hệ lẫn nhau của âm và dương mà xét th́ nó là một khối chỉnh thể thống nhất. Dựa vào sinh lư của thân thể người ta mà nói th́ cơ năng hoạt động cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của vật chất dinh dưỡng mới có thể phát huy tác dụng đầy đủ; trái lại đồ ăn uống cũng cần phải nhờ vào sự hoạt động của tạng phủ mới có thể biến hóa thành vật chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm đầy đủ cho tổ chức tạng phủ. V́ thế vật chất dinh dưỡng là nguồn gốc sinh ra cơ năng hoạt động, mà cơ năng hoạt động lại là động lực chế tạo ra vật chất dinh dưỡng. Cơ năng thuộc dương, vật chất thuộc âm, cơ chế và tác dụng lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau, đó tức là biểu hiện cụ thể của sự giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: <âm ở trong giữ ǵn cho dương, dương ở ngoài giúp đỡ cho âm. Đó cũng là dựa trên sinh lư mà nói rơ quan hệ nương tựa lẫn nhau của âm dương. Âm khí (bao gồm những vật chất hữu h́nh như tinh, huyết, tân dịch, v.v…) chứa ở trong là để cung dưỡng cho dương khí (chỉ vào cơ năng hoạt động và công năng bảo vệ bên ngoài); dương khí lưu hành ở ngoài là để bảo vệ cho âm khí, hai cái đó là để nương tựa lẫn nhau, c̣n mất cùng nhau. Như thế có dương không âm hoặc có âm không dương th́ tất nhiên <một ḿnh âm không sinh, một ḿnh dương không trưởng> th́ sự vật sẽ đến chỗ đ́nh trệ và hủy diệt.
b) Sự tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương:
Quan hệ đối lập lẫn nhau của âm dương đều không phải đứng yên không biến hóa mà là chống đỡ lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau, luôn luôn phát ra hiện tượng bên này kém, bên kia hơn,bên này tiến, bên kia lùi, đó là quá tŕnh vận động phát triển và biến hóa của sự vật. Qúa tŕnh phát triển của sự vật cũng tức là quá tŕnh đấu tranh tiêu trưởng biến hóa của âm dương. Cho nên thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: <âm dương là năng lực nguyên thủy của vạn vật>. Lại nói: <âm dương xen lẫn nhau mà sinh ra biến hóa>. Nhưng trong t́nh trạng b́nh thường v́ tác dụng luôn luôn ức chế lẫn nhau giữa âm và dương đều không làm cho âm dương biến hóa mà phát ra hiện tượng thiên thịnh thiên suy (sự chênh lêch hơn kém nhau). Bởi v́ dương được âm giúp đỡ th́ không đến nỗ cang thịnh quá, âm được dương điều ḥa th́ không đến nỗ suy bại quá, cho nên âm dương tuy nhiên có biến hóa tiêu trưởng, nhưng không vượt được khỏi mức độ nhất định; tóm lại duy tŕ ở trong phạm vi tương đối thăng bằng. Nói về hiện tượng tự nhiên như bốn mùa thay đổi nhau mùa Xuân ấm, mùa Hạ nóng, mùa Thu mát, mùa Đông rét tức là một h́nh thức âm dương tiêu trưởng.
Thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố vân nói: <Từ Đông chí đến 45 ngày (lập xuân) dương khí lên dần dần, âm khí xuống dần dần, sau Hạ chí 45 ngày (lập thu) âm khí lên dần dần, dương khí xuống dần dần>. Câu trên là dương khí lớn lên th́ âm khí kém đi, câu dưới là âm khí lớn lên th́ dương khí kém đi, âm dương thay đổi lẫn nhau, cho nên có sự thay đổi về nóng lạnh. Nhưng khí hậu biến hóa b́nh thường đều không mất mức độ của nó, nếu có sự biến hóa trái thường th́ sẽ sinh ra tai hại. V́ thế vạn vật tất nhiên có sự biến hóa tiêu trưởng của âm dương mà trong sự biến hóa lại cốt ở điều ḥa và thăng bằng. Không có sự biến hóa tiêu trưởng âm dương th́ không có sự vận động phát triển của sự vật, sự biến hóa tiêu trưởng mất thăng bằng với nhau th́ không thể duy tŕ được trạng thái b́nh thường.
Suy luận đến sinh lư của thân thể người ta cũng cần phải giữ ǵn sự thăng bằng giữa âm và dương, không thể có sự thiên thịnh thiên suy bất ḱ về một mặt nào. Đương nhiên sự thăng bằng của sinh lư không phải là thăng bằng một cách tuyệt đối đứng yên mà là sự thăng bằng tương đối duy tŕ được ở trong một quá tŕnh biến hóa tiêu trưởng, vận động không ngừng. Thí dụ: trong khi các cơ năng trong thân thể người ta hoạt động th́ tất nhiên dẽ tiêu hao thể dịch và phần dinh dưỡng với một số lượng nhất định, đó tức là quá tŕnh của dương trưởng âm tiêu; trong khi hóa sinh các phần dinh dưỡng, tất nhiên lại phải tiêu hao đến năng lượng nhất định, đó tức là quá tŕnh của âm trưởng dương tiêu. Có thể thấy rằng sự biến hóa tiêu trưởng ở đây chính là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển trưởng thành không ngừng của thân thể người ta, đồng thời lại duy tŕ một quá tŕnh tất nhiên về thăng bằng sinh lư của thân thể.
Tóm lại sự <đối lập> và <hỗ căn>, <thăng bằng> và <tiêu trưởng> của âm dương có thể nói rơ quan hệ nội tại của sự vật cho đến nguồn gốc về vận động phát triển và biến hóa của nó nữa. Trung y học kết hợp khái niệm cơ bản này để giải thích các vấn đề sinh lư, bệnh lư của thân thể người ta và dủng nó để chỉ đạo công tác chẩn đoán và trị liệu trong lâm sàng, căn cứ vào đó mà xây dựng học thuyết âm dương của Trung y, h́nh thành một thế hệ lư luận độc đáo của Trung y học.
2-Vận dụng học thuyết âm dương vào y học:
a) Quan hệ âm dương đối với sinh lư, bệnh lư trong thân thể người ta:
Khái niệm của Trung y học cho rằng tất cả trong thân thể người ta đều không tách rời khỏi âm dương, cho nên bất kỳ là sự cấu tạo của cơ thể hay công năng sinh lư cũng đều có thể dùng lẽ âm dương để nói rơ vấn đề. Như thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố vấn chép: <nói về âm dương của người ta th́ phần ngoài là dương, phần trong là âm; nói về âm dương của thân thể th́ lưng là dương, bụng là âm; nói về âm dương trong tạng phủ của thân thể th́ tạng là âm, phủ là dương; ngũ tạng: can, tâm, tỳ, phế, thận tất cả đều là âm; lục phủ: đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu đều là dương>. Lại nói <lưng thuộc dương, tâm là dương ở trong phần dương, lưng thuộc dương, phế là âm ở trong phần dương. Bụng thuộc âm, thận là âm ở trong phần âm, bụng thuộc âm, can là dương ở trong phần âm; bụng thuộc âm, tỳ là chí âm ở trong phần âm>. Theo đấy có thể nói rơ thân thể người ta là tổ chức hữu cơ phức tạp không kể về bộ vị cấu tạo hoặc về thuộc tính tạng phủ đều bao hàm và thể hiện sẵn lư luận đối lập mà lại thống nhất của âm dương và ư nghĩa thực tiễn của nó.
Như trên đă tŕnh bày, âm, dương ở trong thân thể người ta cần phải thường xuyên giữ ǵn mức thăng bằng tương đối của nó, th́ mới có thể duy tŕ được trạng thái sinh lư b́nh thường, nếu một khi âm dương không điều ḥa th́ tất nhiên mất thăng bằng mà sinh ra thiên thắng, đó tức là cơ chế phát sinh ra bệnh tật. V́ thế, sau khi hiện tượng của bệnh lư sinh ra, không kể trên chứng trạng hiện ra phức tạp như thế nào, đem quy nạp lại th́ không ngoài sự thiên thắng hoặc thiên suy của âm dương. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: <âm thắng th́ dương bệnh, dương thắng th́ âm bệnh, dương thắng th́ nhiệt, âm thắng th́ hàn, hàn thịnh quá th́ biến ra nhiệt, nhiệt thịnh quá th́ biến ra hàn>. Đó tức là trạng thái cơ bản của bệnh do âm dương mất điều ḥa mà gây ra thiên thắng. Bất kỳ một mặt nào bị bệnh, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến một mặt khác, âm khí thiên thắng th́ tổn hại đến dương khí, dương khí thiên thắng th́ tổn hại đến âm khí. Do âm dương thiên thắng mà biểu hiện ra hiện tượng rất rơ rệt tức là chứng trạng về hàn nhiệt, dương khí thịnh th́ thấy nhiệt chứng, âm khí thịnh th́ thấy hàn chứng. Nếu phát triển đến một tŕnh độ nhất định th́ hàn thịnh quá có thể hiện ra hiện tượng nhiệt, nhiệt thịnh quá có thể hiện ra hiện tượng hàn, đó lại là âm dương thiên thắng đến cực độ mà chuyển ra hiện tượng phản thường. V́ thế có thể biết được âm dương thăng bằng là điều kiện tất yếu để giữ ǵn sức khỏe, mà âm dương mất điều ḥa là nguyên nhân căn bản để gây ra tật bệnh. Cho nên thiên Sinh khí thông thiên luận sách Tố vấn nói: <âm khí ḥa b́nh, dương khí kín đáo th́ tinh thần giữ được b́nh thường; âm dương chia rẽ nhau th́ tinh khí sẽ tuyệt mất>.
b) Quan hệ âm dương đối với việc chẩn đoán và trị liệu:
Âm dương mất điều ḥa đă là mấu chốt của bệnh lư biến hóa, thế th́ việc chẩn đoán bệnh tật cũng cần phải dựa vào phương diện biến hóa của âm dương để ḍ xét bệnh t́nh mới có thể nhận thức được bản chất của bệnh tật. Phép chẩn đoán của Trung y tuy có phương pháp biện chứng về Bát cương là âm-dương, biểu-lư, hàn-nhiệt, hư-thực, nhưng trong Bát cương thực ra lấy âm dương làm tổng cương. Phàm biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng đều thuộc về dương; lư chứng, hàn chứng, hư chứng đều thuộc về âm, cho nên bệnh t́nh tuy thiên biến vạn hóa mà tóm lại không ngoài phạm vi của hai chữ âm, dương. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: <người giỏi chẩn bệnh, xem sắc án mạch, trước tiên phải phân biệt âm dương, xét thanh (dương)-trọc (âm) mà biết được bộ phận…án bộ xích bộ thốn để xem mạch Phù (dương), Trầm (âm), Hoạt (dương), Sáp (âm) mà biết bệnh sinh ra để chữa, chẩn đoán không nhầm th́ chữa bệnh không sai>. Đó đều là nói rơ sự hiểu biết âm dương là mấu chốt chủ yếu đầu tiên của việc chẩn đoán.
Thông qua việc chẩn đoán đă biết được tật bệnh kết ở chỗ nào mới có thể áp dụng chữa bệnh đúng đắn, nhắm đúng sự thiên thắng của âm dương thịnh suy để tiến hành bổ cứu làm cho trở lại thăng bằng. Thiên Chí nhân yếu đại
Luận sách tố vấn nói: “ Cẩn thận xem xét âm dương ở đâu mà điều ḥa cho thăng bằng là được”. Ở đây nêu ra điều ḥa âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh. Như dương nhiệt thịnh quá mà tổn hại âm dịch ( dương thắng th́ âm bệnh) th́ có thể làm bớt phần dương có thừa, dùng phép “bệnh nhiệt th́ chữa bằng thuốc hàn” ; Nếu âm hàn thịnh quá mà làm tổn hại đến dương khí ( âm thắng th́ dương bệnh) th́ có thể làm bớt phần âm có thừa, dùng phép “bệnh hàn th́ chữa bằng thuốc nhiệt”. Trái lại, nếu v́ âm dịch không đủ, không thể chế ngự được dương mà gây thành chứng dương cang ; hoặc v́ dương khí không đủ không thể chế ngự được âm mà gây thành chứng âm thịnh th́ cần phải bổ mặt không đủ của nó, đó tức là sách Nội kinh nói: “bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương” và lư luận của Vương băng nói “ Làm mạnh nguồn gốc của thủy để chế dương quang (1), bổ thêm căn bản của hỏa để tiêu âm ế ” (2). Như vậy đều là phép tắc chữa bệnh nh́n thẳng vào mặt điều trị âm dương, làm cho khôi phục được thăng bằng.
c) Quan hệ âm dương đối với phép dưỡng sinh và pḥng bệnh:
Người ta cùng với tự nhiên giới có quan hệ chặt chẽ với nhau, âm dương ở trong thân thể người ta luôn chịu ảnh hưởng của tự nhiên giới mà có sự biến hóa, v́ thế muốn giữ ǵn sự thăng bằng của âm dương trong thân thể con người th́ phải thích ứng với sự biến hóa âm dương của tự nhiên giới. Thiên Thượng – Cổ thiên chân luận sách Tố-vấn nói: “ Điều ḥa với âm dương bốn mùa”. Thiên tứ khí điều thần đại luận sách Tố-vấn lại nói: “ Bốn mùa âm dương là căn bản của vạn vật, cho nên thánh nhân đến mùa Xuân mùa Hạ th́ bảo dưỡng dương khí; mùa Thu mùa Đông th́ bảo dưỡng âm khí để theo căn bản, cho nên cùng ch́m nổi với vạn vật trong quy luật sinh trưởng, nếu trái lẽ đó th́ tổn hại đến căn bản của sinh mệnh, bại hoại đến chân khí. Cho nên âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc sinh tử, trái lẽ đó tai hại sinh ra, theo lẽ đó th́ tật bệnh không sinh ra được… Theo lẽ âm dương th́ sống, trái lẽ đó th́ chết, theo lẽ đó th́ b́nh yên, trái lẽ đó th́ rối loạn “. Những câu đó đều là nói rơ sự thích ứng với âm dương biến hóa của tự nhiên giới để duy tŕ sự thống nhất của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, không để cho âm dương thiên thịnh thiên suy, là vấn đề mấu chốt của phép dưỡng sinh và pḥng bệnh. Phàm người không khéo dưỡng sinh th́ không thể thích ứng với sự thay đổi của bốn mùa âm dương, như thế th́ rất dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh tật, thậm chí sinh ra nguy hiểm đến tính mệnh.
Ngoài nhân tố ngoại lai của bốn mùa âm dương có thể ảnh hưởng đến sự biến hóa của âm dương trong thân thể con người mà sinh bệnh như đă nói trên ra, th́ nhân tố nội tại của thân thể người ta cũng có thể làm âm dương thiên thắng mà gây ra tật bệnh. Như thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói: “ Bỗng nhiên giận quá hại âm, bỗng nhiên mừng quá hại dương “, đó cũng là một ví dụ. V́ thế muốn giữ ǵn sự thăng bằng của âm dương trong thân thể người ta cũng cần phải chú ư điều tiết sự hoạt động về phương diện t́nh chí nữa. Nội dung cụ thể về phương diện này sẽ tŕnh bày trong chương Pḥng bệnh sau này.
(1) Dương quang: dương hỏa nóng quá. (2) Âm ế: âm thủy lạnh quá.
B. NGŨ HÀNH
1. Khái niệm cơ bản về ngũ hành:
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là khái niệm trừu tượng của người xưa căn cứ vào thuộc tính của Ngũ hành, dùng quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành làm công cụ lư thuyết để giải thích sự liên quan lẫn nhau giữa sự vật và quy luật vận động biến hóa của nó.
Trung y luật vận dụng quy luật sinh khắc chế hóa của Ngũ hành để nói rơ quan hệ tương sinh tương khắc lẫn nhau của nội tạng người ta; dùng phép quy loại ngũ hành để nói rơ quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận thân thể và giữa con người với hoàn cảnh bên ngoài, nay đem tŕnh bày hai điểm ấy dưới đây.
a) Sự tương sinh tương khắc của ngũ hành:
“Sinh” có hàm ư nghĩa nuôi dưỡng giúp đỡ. Giữa ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ đó gọi đơn giản là “Ngũ hành tương sinh”. Thứ tự của Ngũ hành tương sinh là: “ Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong quan hệ Ngũ hành tương sinh, bất kỳ một hành nào đều có hai mặt: sinh nó và nó sinh, cũng tức là quan hệ mẹ con, sinh ra con nó là mẹ, nó sinh ra là con. Lấy hành Thủy Mộc là con Thủy, suy ra bốn hành khác cũng như thế.
“Khắc” hàm ư nghĩa chế ước và ngăn trở, giữa Ngũ hành đều có quan hệ chế ước lẫn nhau, ngăn trở lẫn nhau, gọi đơn giản là “Ngũ hành tương khắc”.
Thứ tự của Ngũ hành tương khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong quan hệ Ngũ hành tương khắc, cũng tức là quan hệ “thắng nó và nó thắng”, khắc được nó là “thắng nó”, nó khắc được là “nó thắng”. Lấy hành Mộc làm ví dụ: khắc Mộc là Kim th́ “Kim là thắng Mộc”, Mộc khắc là Thổ th́ thổ là “Mộc thắng” suy ra bốn hành khác cũng như thế.
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng có tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh, đó là quy luật chung về vận động biến hóa của tự nhiên giới, nếu chỉ có tương sinh mà không tương khắc th́ không thể giữ ǵn được phát triển b́nh thường; có tương khắc mà không tương sinh th́ vạn vật không thể có sự sinh hóa, cho nên tương sinh tương khắc là hai điều kiện không thể thiếu được để duy tŕ thăng bằng tương đối của hết thảy sự vật, cũng chỉ có ở trên sơ sở tác dụng lẫn nhau, điều ḥa lẫn nhau mới có thể thúc đấy sự vật sinh trưởng biến hoá không ngừng.
Thí dụ: Mộc có thể khắc Thổ, nhưng Thổ có thể sinh kim, Kim lại có thể khắc Mộc. Dựa trên quan hệ này có thể thấy được Mộc cố nhiên có thể khắc Thổ, nhưng Thổ lại có thể sinh Kim để chế Mộc. V́ thế ở t́nh trạng này, Thổ tuy bị khắc mà không thấy phát sinh thiên suy, bốn hành Hỏa, Thổ, Kim, Thủy đều là như thê. Cho nên nói sinh khắc của Ngũ hành là trong sinh đồng thời có khắc, trong khắc đồng thời có sinh, giúp đỡ, chế ước lẫn nhau mà duy tŕ sự thăng bằng. Thiên lục vi chỉ đai luận sách Tố-vấn nói: “Cang thịnh quá th́ tổn hại, khí thừa tiếp đó chế ước nó, có chế ước th́ có sinh hóa…, nếu để có hại th́ bại loạn”. Sách Trương thị loại kinh nói: “Lẽ tạo hóa không thể không sinh, cũng không thể khống chế, không sinh th́ không do đâu mà lớn lên, không thể chế ngự th́ cang thịnh quá mà làm bại. Cần phải trong sinh có chế, trong chế có sinh th́ mới có thể vận hành liên tục mà tương phản tương thành”. Cho nên quan hệ của Ngũ hành không ngoài sự sinh hóa lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, đă cần tương sinh lại cần tương khắc, điều ḥa cả bên này bên kia mới có thể giữ ǵn sự điều ḥa nhịp nhàng lẫn nhau, bảo đảm sự sinh hóa không ngừng của sự vật.
H́nh 1: Ngũ hành tương sinh có lồng tương khắc
H́nh 2: Ngũ hành tương khắc có lồng tương sinh.
Sự chế hóa nói trên là chỉ vào Ngũ hành sinh khắc dưới trạng thái b́nh thường, nếu giữa Ngũ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh thiên suy, không thể giữ ǵn được thăng bằng cần có mà hiện ra trạng thái trái thường th́ gọi là “ tương thừa tương vũ”.
“ Thừa là có ư thừa thế mà lấn áp, “vũ” là có ư khinh nhờn, theo quy luật Ngũ hành sinh khắc mà xét th́ đều là một loại hiện tượng phản thường, ví dụ: xét quy luật chung th́ Kim khắc Mộc, nhưng có lúc cũng có thể Mộc lại khắc Kim..
Trong thiên Ngũ vận hành đại luận sách Tố-vấn nói: “Khí thái quá th́ một mặt khắc chế cái kém nó, mặt khác cũng có thể khinh nhờn nó, mặt khác cái khắc nó càng khắc mạnh hơn”. Đó là giải thích Ngũ hành trong t́nh h́nh thái quá bất cập đều có thể phá hoại quy luật chế hóa b́nh thường. Như thủy khí hữu dư tiền khắc hại hỏa khí ( nguyên thủy khắc hỏa) đông thời sẽ trở lại khinh nhờn thổ khí ( nguyên thổ khắc thủy) như thủy khí bất túc th́ thổ khí khắc mạnh hơn ( nguyên thổ khắc thuỷ) và hỏa khí khinh nhờn nó ( nguyên thủy khắc hỏa).
Đó là hiện tượng trái thường do thái quá bất cập mà ra. ( Xem h́nh 3 và 4).
H́nh 3: Quan hệ chế hóa của ngũ hành
H́nh 4: Ngũ hành tương thừa tương vũ.
b) Quy loại ngũ hành:
Lư luận Trung y học chẳng những cho rằng các bộ phận trong thân thể người ta là một khối chỉnh thể thống nhất, c̣n cho rằng thân thể người ta cũng có quan hệ tương ứng với hoàn cảnh tự nhiên giới ở bên ngoài. Ở đây nói các bộ phận trong thân thể là chỉ vào Ngũ tạng (tâm và tâm bào lạc, can, tỳ, phế, thận), lục phủ (đởm, vị, đại trường, tiểu trường, tam tiêu, bàng quang, ngũ thể (b́ mao, cơ nhục, huyết mạch, cân, cốt tủy), ngũ quan (lại gọi là thất khiếu: tai, mắt, miệng, mũi, lưỡi). Nói về hoàn cảnh tự nhiên giới bên ngoài, chủ yếu là chỉ vào mùa tiết thay đổi (Xuân, Hạ, trưởng Hạ, Thu, Đông), ngũ khí (Phong, Thử, Thấp, Táo, Hàn), ngũ sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), ngũ vị (cay, chua, ngọt, đắng, mặn). Để nói rơ tính chất chỉnh thể và những quan hệ phức tạp của phần trong phần ngoài thân thể th́ Trung y lấy Ngũ hành làm trung tâm, căn cứ vào các đặc tính của nó, dùng phương pháp theo loại, theo h́nh tượng đem tự nhiên giới và sự vật có liên quan đến thân thể, rối căn cứ vào thuộc tính, h́nh thái, hiện tượng giống nhau mà phân biệt và quy nạp làm năm loại lớn. Mục đích chủ yếu là tiện cho sự hiểu biết, sự liên hệ giữa các sự vật và làm phép tắc suy diễn để xem xét về biến hóa của sự vật.
Quy loại Ngũ hành của Trung y học đầu tiên quan sát hiện tượng tự nhiên trước, rồi từ hiện tượng tự nhiên liên hệ tương ứng đến ngũ tạng và các bộ phận có liên quan của thân thể người ta cho nên thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói: “Trời có bốn mùa năm hành để sinh trưởng thu tang để sinh ra Hàn, Thử, Thấp, Táo, Phong; người ta có năm tạng hóa năm khí để sinh ra vui mừng, giận hờn, lo nghĩ, buồn rầu, sợ hăi.Nói về hiện tượng tự nhiên là lấy thời lệnh thay đổi làm khởi điểm, căn cứ các đặc điểm của thời lệnh phối hợp với Ngũ hành, như mùa Xuân thuộc Mộc, Hạ thuộc Hỏa, Trưởng hạ thuộc Thổ, Thu thuộc Kim, Đông thuộc Thủy. Do sự biến đổi của thời lệnh,quư tiết sinh ra khí hậu biến hóa về Phong, Thử, Thấp, Táo, Hàn và quá tŕnh phát triển về sinh, trưởng, hóa, thu, tàng của vạn vật. V́ thế chẳng những đem Ngũ hành phối hợp với tư thời lại c̣n liên hệ đến ngũ khí, quá tŕnh phát triến của sinh vật về phương diện khác có liên quan như ngũ sắc, ngũ vị,… (xem h́nh dưới), theo đó mà có thể biết được quan hệ giữa các hiện tượng sở thuộc của mỗi hành cũng có thể nói rơ quan hệ tổng hợp về biến hóa, phát triển, thúc đẩy lẫn nhau của sự vật.
Ngũ hành kết hợp vào nhân thể th́ lấy ngũ tạng làm cơ sở, như can thuộc mộc, tâm thuộc hỏa, tỳ thuộc thổ, phế thuộc kim, thận thuộc thủy. Lại do tạng với phủ là quan hệ biểu lư với nhau, do ngũ tạng với ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí, ngũ sắc có sự liên hệ mật thiết về công năng sinh lư hoặc về biến hóa bệnh lư, v́ thế mà Ngũ hành quy loại lại thông qua Ngũ tạng mà kết hợp đến các mặt lục phủ, ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí, ngũ sắc thành ra quan hệ một loạt với nhau.
Ngũ vị |
Ngũ sắc |
Ngũ khí |
Quá tŕnh phát triển |
Thời lệnh |
Ngũ hành |
Tạng |
Phủ |
Ngũ quan |
Ngũ thể |
Ngũ chí |
Chua |
Xanh
|
Phong |
Sinh |
Xuân |
Mộc |
Can |
Đởm |
Mắt |
Cân |
Nộ |
Đắng |
Đỏ |
Hỏa |
Trưởng |
Hạ |
Hỏa |
Tâm |
Tiểu trường |
Lưỡi |
Mạch |
Hỉ |
Ngọt |
vàng |
Thấp |
Hóa |
Trưởng hạ |
Thổ |
Tỳ |
Vỵ |
Miệng |
Cơ nhục |
Tư |
Cay |
Trắng |
Táo |
Thu |
Thu |
Kim |
Phế |
Đại trường |
Mũi |
B́ mao |
Ưu bi |
Mặn |
Đen |
Hàn |
Tàn |
đông |
Thủy |
Thận |
Bàng quang |
Tai |
Cốt tủy |
Kinh khủng |
Phương diện tự nhiên |
|
Phương diện nhân thể |
Như thế lấy Ngũ hành làm trung tâm, thông qua sự biến đổi của thời lệnh, kết hợp với sự biến hóa của ngũ khí, quá tŕnh phát triển cho đến ngũ sắc, ngũ vị… và lấy những hiện tượng và thuộc tính, của tự nhiên như thế so sánh với ngũ tạng của nhân thể, theo đó mà liên hệ đến lục phủ, ngũ quan, ngũ chí… làm thành một hệ thống thể hiện sự quan hệ tương ứng của nhân thể người ta với hoàn cảnh tự nhiên giới. Lấy Hành Mộc mà nói: mùa Xuân cây cỏ bắt đầu nảy mầm rồi sinh trưởng, hiện rơ sinh khí bồng bột, biểu hiện ra màu xanh, cho nên dùng hành Mộc để tượng trưng cho mùa Xuân. Trong quá tŕnh phát triển sinh, trưởng, hóa, thu, tang thuộc về ṿng đời, trong khí hậu biến hóa thuộc về “phong”, kết hợp với nhân thể th́ tính của gan thích điều đạt, thư thái, tượng trưng cho trạng thái mùa Xuân và hành Mộc. Mà Can trong ngũ tạng và Đởm trong lục phủ là quan hệ biểu lư với nhau. Can lại khai khiếu ở mắt, trong ngũ thể chủ về gân, cho nên Can tạng có bệnh thường phần nhiều hiện ra chứng đau mắt hoặc chứng co giật. Can Mộc vượng quá th́ phần nhiều hay giận, mà giận quá lại dễ hại đến Can, cho nên ở trong ngũ chi Can chủ về “giận”. Mộ số bệnh ở Can thường thấy hiện ra sắc xanh. Đem những hiện tượng tự nhiên và hiện tượng sinh lư, bệnh lư như thế mà liên hệ lại th́ có thể đem một loạt sự vật và hiện tượng của hành Mộc, mùa Xuân, đởm, can, Mắt, gân, giận, sắc xanh quy thuộc vào một loại của Mộc mà h́nh thành một hệ thống.
Nói tóm lại, vận dụng tác dụng chế hóa của Ngũ hành sinh khắc có thể nói rơ quan hệ sinh và chế lẫn nhau và hiện tượng thăng bằng của trạng thái sinh lư giữa tạng phủ với nhau, cũng có thể dùng để suy diễn và giải thích bệnh lư biến hóa của tạng phủ.
Tác dụng quy loại của Ngũ hành là đem sự vật có liên quan nhau, chia vào mỗi hành có thể chỉ rơ ra giữa các bộ phận thân thể người ta với hoàn cảnh tự nhiên giới là một chỉnh thể hữu cơ phức tạp. V́ thế học thuyết Ngũ hành trong Trung y đối với việc chẩn đoán và chữa bệnh đều có giá trị nhất định của nó.
2. Vận dụng ngũ hành vào biện chứng luận trị
a) Sự sinh khắc của Ngũ hành và sự truyền biến tật bệnh của ngũ tạng.
Sự phát sinh và phát triển của mọi tật bệnh tuy là rất phức tạp, nhưng cũng có tính quy luật chung của nó. Quy luật chung của nó. Quy luật đó ở t́nh h́nh chung đều có thể dùng Ngũ hành để giải thích trong lúc lâm sàng chúng ta có nắm vững quy luật truyền biến của tật bệnh mới có thể làm đúng được việc dự pḥng và phương châm trị liệu.
Quy luật truyền biến của tật bệnh của Ngũ tạng không ngoài bốn phương diện: “tương thừa”, “phản vũ”, “mẫu bệnh cập tử”, “tử bệnh phạm mẫu”.
Điều nạn thứ 53 sách Nạn kinh nói: “Bệnh có hư tà, có thực tà, có tặc tà, có vi tà, có chính tà, th́ lấy ǵ mà phân biệt ?”
Trả lời: “ từ đàng sau đến hư tà, từ đàng trước đến là thực tà, từ hành khắc nó đến là tặc tà, từ hành nó khắc đến là vi tà, tự bệnh là chính tà”. Đó là nói rơ quan hệ truyền biến tật bệnh của ngũ tạng, theo đường đến khác nhau của bệnh tà chia làm năm tính chất. Hư tà từ đàng sau đến tức là bệnh mẹ liên cập đến con, như bệnh can truyền tâm; thực tà từ đàng trước đến, tức là bệnh con phạm mẹ, như bệnh Tỳ truyền Tâm; tặc tà từ hành khắc nó đến, như bệnh Can truyền tỳ; vi tà từ hành nó khắc đến như bệnh Phế truyền tâm; chính tà là tự bệnh như bệnh Tâm, v́ nguyên nhân của nó phát bệnh Tâm, kông phải từ tạng khác mà truyền đến. Đoạn này ghi chép là đă bao quát bốn phương diện trên ( ngoài ra c̣n nên tham khảo các mục chép ở thiên Ngọc cơ chân tạng luận, thiên Khí, quyết luận sách Nội kinh Tố-vấn, và điều 53 sách Nạn kinh). Đó là quy luật chung về truyền biến tật bệnh của ngũ tạng.
Để tiện cho việc hiểu biết phương pháp vận dụng chung về học thuyết Ngũ hành trong biện chứng luận trị, nay đem bệnh biến của Ngũ tạng nêu ra mấy điểm nói rơ dưới đây:
1) Bệnh Tâm: Ví dụ: Biện chứng luận trị về bệnh tim đập mạnh không ngủ:
Như Tâm hỏa vượng thịnh, Tâm huyết không đủ, v́ thế mà hiện ra những chứng đêm ngủ không yên, buồn phiền hồi hộp, đại tiện bí kết, miệng sinh mụn lở. Chứng không ngủ đó thuộc về bệnh tự phát của Tâm kinh, và chưa can thiệp đến tạng khác. Cho nên, phương pháp chữa bệnh chỉ nên tả Tâm hỏa, bổ Tâm huyết, trực tiếp chữa Tâm, bệnh tâm khỏi rồi th́ những chứng trạng như thế cũng tự nhiên tiêu mất.
b) Như tỳ hư mà lụy đến Tâm (con cướp khí mẹ) khi thấy những chứng ăn uống giảm sút, đại tiện lỏng loảng, mỏi mệt không có sức, tim đập mạnh không ngủ, hồi hộp hay quên, nếu chỉ chữa một ḿnh Tâm là không thể giải quyết được vấn đề, cần phải bồi bổ Tỳ thổ làm chủ, kiêm dưỡng Tâm thần làm cho Tỳ khí mạnh khỏe, không đến nỗi con lên cướp khí mẹ, th́ Tâm huyết đầy đủ mà mọi bệnh tự khỏi.
c) Bệnh hư lao thường thấy trên lâm sang, nói chung là Thận âm bất túc, hư hỏa bốc lên, ngoài sự xuất hiện các chứng nóng từng cơn, mồ hôi trộm, ho, thổ huyết, thường thường có kiêm cả những chứng trạng không ngủ, đó là Thận thủy bất túc, chân âm không đưa lên được, Tâm hỏa một ḿnh cang quá mà gây thành bệnh không ngủ được; chữa bệnh khi đó cần phải tráng thủy chế dương làm chủ, Thận âm được đầy đủ, hư hỏa tự rút xuống, th́ các chứng tự nhiên có thể dần dần khỏi hết.
Căn cứ sự tŕnh bày trên, chứng hồi hộp không ngủ tuy là tật bệnh của Tâm kinh nhưng t́nh h́nh Tỳ thổ hư yếu, Thận thủy bất túc đều có thể làm cho Tâm huyết bất túc hoặc Tâm hỏa một ḿnh cang thịnh quá mà hiện ra chứng hồi hộp không ngủ.
2) Bệnh can: Ví dụ: Biện chứng luận trị về những chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Trong tật bệnh của Can kinh, thường thấy rất nhiều là chứng trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nói chung là do Can hỏa bốc lên mà sinh ra. Nhưng cũng có những nguyên nhân v́ Thận thủy bất túc, Phế khí không đưa xuống, tỳ khí không kiện vận mà gây nên. Nay chia ra tŕnh bày dưới đây:
a) Như khí v́ Can dương đưa lên, Mộc hỏa thịnh quá mà có những chứng trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt hồng, mắt đỏ, mạch huyền mà cứng, th́ có thể trực tiếp tả thực hỏa ở Can kinh Can dương đă b́nh rồi th́ đau đầu và hoa mắt, chóng mặt cũng tự nhiên tiêu mất. Bởi v́ bệnh đó c̣n ở tạng Can chưa liên quan đến tạng khác cho nên trong cách chữa là đơn thuần thôi.
b) V́ Thủy suy Mộc vượng, Can phong chuyển lên mà hiện ra những chứng trạng đầu quay, mắt tối xẩm, mắt hoa, đầu đau, chóng mặt, phần nhiều thấy ở người bệnh da dẻ tiều tụy, có khi hư nhiệt. Đó tức là bệnh ở trong sách Thạch thất bí lục nói: “Thận thủy bất túc mà tà hỏa xông vào năo”. Lại nói: “Nếu chỉ chữa phong th́ đầu đau càng dữ dội, mắt mờ càng nặng, phép chữa nên đại bổ thận thủy mà chứng đầu đau mắt mờ tự nhiên bớt. Hiện tượng đó lấy lư luận Ngũ hành mà nói th́ là “Thủy không nuôi được Mộc, cách chữa cần tự bổ thận thủy đê nuôi dưỡng can Mộc mới có thể theo trên căn bản mà chữa khỏi bệnh tật. Đó là phép tắc con hư th́ bổ mẹ”.
c) Can Mộc phải nhờ vào sự chế ước của Phế kim, người phế khí bất túc, khí không thông, tân dịch không thể vận hóa khắp nơi, phần nhiều là đờm thấp trệ lại, thường có những bệnh t́nh ho ra đờm dăi, không muốn ăn, đồng thời thường hay có những chứng trạng mắt tối xẩm, đầu choáng, lồng ngực đầy tức. Sách Tố-vấn huyền cơ nguyên bệnh thức của Lưu hà Gian nói: “Can Mộc vượng tất nhiên Kim suy, Kim suy không thể chế được Mộc mà Mộc lại sinh hỏa”. Cho nên khi lâm sàng chữa bệnh, cần phải bồi Thổ sinh Kim làm chủ, Phế khí thông, can Mộc b́nh th́ những chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt cũng có thể tự nhiên khỏi.
Xem bệnh chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt nói trên tuy rằng bệnh thuộc Can, nhưng cũng có thể v́ những tật bệnh ở Phế, Thận, Tỳ, Vị mà làm cho can Mộc mất điều ḥa. V́ thế mà trong việc chữa bệnh có những phương pháp khác nhau như tư thủy hàm Mộc (1) thanh can tả hỏa, bổ phế chế can…
3) Bệnh Tỳ Ví dụ biện chứng luận trị về bệnh Tiết tả: rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Tiết tả, v́ Tỳ hư và thấp, khí xâm hại là thường thấy luôn, ngoài ra như Thận dương bất Túc (hỏa không sinh Thổ), bệnh can phạm đến Tỳ đều có thể gây nên Tiết tả.
a) Không muốn ăn uống, ăn th́ muốn đi tả, ngực bụng đầy tức, tay chân không có sức, đó là bệnh Tiết tả do Tỳ dương hư yếu, mất khả năng chuyển vận, nên dùng phương pháp bổ Tỳ để chữa. Tỳ có khả năng kiện vận th́ bệnh Tiết tả tự nhiên tự khỏi. Riêng về bệnh Tiết tả do thấp làm hại mà gây ra, cách chữa th́ nên theo vào kiện tỳ táo thấp Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói: “Thấp thắng th́ tiết tả”. Tức là nói về chứng bệnh này. Tóm lại hai bệnh Tiết tả đay tuy không giống hẳn nhau, nhưng bộ vị của bệnh phát đều là sinh ở Tỳ, cho nên phương pháp chữa bệnh cũng đều là một, tức là theo Tỳ mà chữa cả.
b) Như Mạng môn hỏa suy không sinh được Thổ th́ có thể phát sinh bệnh Tiết tả vào lúc tảng sáng (gọi là Ngũ canh tả). Chứng trạng của nó là dạ dày yếu liệt, ăn ít, không mấy khi đau bụng. Nhân tố chủ yếu gây ra chứng này đúng như sách Y-tông tất độc nói: “Thận chủ về đại tiểu tiện là gốc của sự đóng kín”. Tuy rằng thuộc Thủy mà chân dương cũng có ở trong đó. Thiếu hỏa sinh khí, Hỏa là mẹ thổ nếu một khi hỏa suy kém th́ lấy ǵ vận hành Tam tiêu để làm chín nhừ đồ ăn?”. Do đó có thể biết chứng Tiết tả này th́ những phép thông lợi và kiện vận đều không thể dùng được, chỉ có bổ Hỏa sinh Thổ, làm cho Thận dương khôi phục, Tỳ Thổ kiện vận mới có thể khỏi bệnh tả.
c) Như can Mộc thái quá, thường thường tai hại đến Tỳ Thổ mà bị đau bụng đi lỏng, đặc điểm chủ yếu của chứng này là bụng đau, nhân đi lỏng mà bớt ( trong y án của Trương duật Thanh nói: “Mạng môn Hỏa suy yếu, ỉa chảy mạnh mà không đau…, Can bệnh mà Mộc vượng khắc Thổ…, th́ phần nhiều đau mà không ỉa chảy mạnh”). Khi chữa bệnh nên chiếu cố cả Can và Tỳ. Nếu đơn thuần bổ Tỳ hoặc ức Can đều không toàn diện, bởi v́ bụng đau là Can suy nghịch, ỉa chảy là Tỳ khí hư, ức can th́ khỏi đau mà tả vẫn c̣n, bổ Tỳ th́ khỏi tả mà đau vẫn c̣n, cho nên cơ chế bệnh biến của chứng này là Mộc lấn Thổ, phương pháp chữa bệnh là bồi Thổ ức Mộc.
Do đó có thể biết cùng một chứng Tiết tả mà cách chữa có khác nhau, có chứng chữa ở tạng của nó, có chứng chữa ở tạng khác, mà nguyên tắc “chữa bệnh tim gốc” th́ là nhất trí.
4) Bệnh Phế Ví dụ Biện chứng luận trị về ho suyễn: ho và suyễn là chứng trạng chủ yếu của bệnh phổi, hai chứng ấy có khi xuất hiện cùng một lúc, có khi xuất hiện đơn thuần. Nhưng về phương diện bệnh lư th́ không phải đều do ở Phế, v́ bệnh biến của tạng khác cũng có thể ảnh hưởng đến Phế mà thành chứng ho suyễn. Thiên khái luận sách Tố-vấn nói: “Ngũ tạng lục phủ
(1)Bổ Thủy để nuôi dưỡng Mộc.
đều gây nên bệnh ho”. Lại như thiên Kinh mạch biện luận sách Tố-vấn nói: “Bệnh suyễn do Thận gây ra, dâm khí làm hại đến Phế… Bệnh suyễn do Can gây ra, dâm khí làm hại đến Tỳ…” Đó là nói rơ vấn đề ấy. Nay nêu thí dụ dưới đây:
a) Như Hàn tả bên ngoài với ẩm tà bên trong giằng co ở Phế gây ra nên ho suyễn, nôn ọe, tiểu tiện không lợi, hoặc khi có kiêm cả những chứng trạng sợ rét phát nóng, bởi v́ bệnh biến chủ yếu là ở Phế, cho nên cần phải dùng phương pháp tán hàn trục ẩm để chữa.
b) Như bệnh hư lao, ho lâu ngày Phế hư, đồng thời Tỳ vị kém sự vận hóa khi hiện ra các chứng ăn kém, đại tiện lỏng th́ nên bồi Thổ sinh Kim, lúc đó nếu chỉ dùng phép nhuận Phế hoặc bổ Phế đều có thể làm cho ăn kém và đại tiện lỏng càng nặng, bởi v́ thuốc nhuận Phế thường hay hoạt trường, thuốc bổ Phế thường trở ngại đến vị, chỉ có trước hết là kiện Tỳ ḥa Vị làm cho công năng của Tỳ vị được kiện toàn, như thế th́ ăn uống tự nhiên tăng, ỉa lỏng tự nhiên khỏi. Phế được sự nuôi dưỡng của cốc khí th́ Phế khí tự nhiên khôi phục, ho đờm có thể không chữa mà tự nhiên khỏi, cách chữa như thế là “lấy bổ Tỳ thay thế cho bổ Phế”. Tỳ thuộc Thổ, Phế thuộc Kim, về quan hệ Ngũ hành th́ là phép tắc bổ Thổ sinh Kim.
c) Như Phế thực ở trên, Thận hư ở dưới, khi thấy hiện ra những chứng trạng ho và nhiều đờm, lưng mỏi, mạch Tế, hoặc thấy cả chứng di tinh th́ nên chữa cả Phế và Thận. Nếu chỉ chuyên chữa Phế thực sẽ làm cho Thận khí càng hư, nếu chỉ bổ Thận khí sẽ ảnh hưởng đến Phế làm cho Phế khí càng thực, chỉ có chữa cả Phế và Thận mới không đến nỗi chiếu cố mặt này bỏ mặt khác. Phế thuộc Kim, Thận thuộc Thủy, Kim Thủy có thể tương sinh, như thế tức là căn cứ lư luận để sử dụng phép chữa này.
d) Như Thận hư không thể thu nạp Phế khí, đến nỗi sinh ra các chứng ho đờm, thở gấp, tiếng thấp, hơi ngắn, ít đờm, động th́ suyễn, hoặc cả chứng mỏi lưng và đái nhắt, th́ nên dùng phương pháp bổ Thận nạp khí. Đó là lấy chữa Thận làm căn bản. Thận khí đầy đủ th́ có thể nhiếp nạp được Phế khí, bệnh suyễn không chữa mà tự khỏi. Thận thuộc Thủy, Phế thuộc Kim, Kim vốn sinh Thủy, nhưng Thận thủy không đủ cũng có thể ảnh hưởng đên nguồn sinh hóa của Phế Kim làm cho bị đứt quăng ở giữa. Đem quan hệ mẫu tử của Ngũ hành mà nói th́ bệnh này là thuộc về loại “con cướp khí mẹ”. Cách chữa là thuộc về loại “con có thể làm cho mẹ khỏe”.
e) Như Can Mộc cang vượng, Mộc hỏa bốc lên, Phế Kim không hạ xuống được, nên sinh những chứng ho, họng đau, hai bên sườn đau ran th́ cần phải thanh Kim chế mộc, can Mộc b́nh thường Phế khí không bị khắc th́ bệnh tự khỏi dần. Đó là căn cứ quy luật phản vũ mà rút ra cách chữa.
5) Bệnh Thận Ví dụ Biện chứng luận trị về chứng di tinh. Chứng di tinh cho là thuộc về Thận khí bất túc. Sách Nội kinh nói: “Thận nhận lấy tinh của Ngũ tạng lục phủ mà chứa lại”, cho nên khi lâm sang đối với tất cả bệnh di tinh, cách chữa thường lấy bổ Thận sáp tinh làm chủ. Nhưng nguyên nhân gây nên bệnh di tinh đều không phải đơn giản như thế.
Như sách Y học nhập môn nói: “Ngũ tạng đều làm được trách nhiệm của nó th́ tinh tàng được mà khỏe mạnh, nếu một tạng nào không giữ vững được trách nhiệm th́ tất nhiên hại đến sự chủ tinh của Tâm và Thận”. Đó là đă nói rơ ngoài Thận hư c̣n có thể làm cho của tinh không đóng kín được ra th́ sự mất điều ḥa của các tạng khác, như Tâm hỏa thái quá, can kinh thấp nhiệt, và Tâm Thận đều hư, Thủy hỏa không giúp đỡ nhau, đều có thể làm cho sự đóng kín của Thận tạng không bền chặt. Nay phân biệt sơ lược tŕnh bày dưới đây:
a) Những người lúc b́nh thường trác tang (1) thái quá, chân nguyên của Thận tạng bị suy tổn, ngoài những chứng đau lưng, choáng đầu ù tai ra, rất dễ phát sinh chứng mộng tinh, hoạt tinh, đó là thuộc về thận hư, cửa tinh không đóng kín, cho nên phép chữa cần phải bổ Thận cố tinh làm chủ yếu.
b) Như nghĩ ngợi nhiều quá không vừa được ư muốn, ban ngày nghĩ ngợi, ban đêm thành mộng, sinh ra di tinh không cầm được, th́ nên thanh hỏa an Thủy, Tâm hỏa được b́nh thường, Thận Thủy tự yên, th́ di tinh cũng có thể dần dần khỏi. Nếu dùng phép bổ Thận cố tinh th́ chẳng những không có hiệu quả mà tất nhiên càng cố sáp th́ lại càng di tinh.
c) Như buồn phiền uất tức, Can hỏa thiên thịnh sinh ra di tiinh không chỉ, th́ nên tạm thời thanh tiết can Hỏa, bởi v́ Thận chủ việc bê tang, Can chủ việc sơ Tiết, Can hỏa vượng th́ sơ tiết thái quá sẽ ảnh hưởng đến sự bế tang của Thận tạng mà gây ra di tinh. Phép thanh tiết Can hỏa tuy không phải trực tiếp chữa di tinh, nhưng Can hỏa được b́nh thường không đến nỗi sơ tiết thái quá th́ sự bế tang của Thận tạng tự nhiên có thể khôi phục được trạng thái b́nh thường. Đó là ư nghĩa “mẹ thực th́ tả con”.
d) Người vốn thể chất hư nhược, thường hay có những chứng lưng mỏi chân mềm không có sức, chiêm bao sợ hăi, là v́ Tâm Thận đều hư. Về t́nh trạng này nói chung thường thấy cả chứng ra mồ hôi trộm, di tinh đó là v́ Thận thủy hư ở dưới, Tâm hỏa không yên, Thủy hỏa không giúp đỡ nhau, cho nên sinh ra chứng đổ mồ hôi trộm và mộng tinh. Cách chữa cần làm cho Thủy Hỏa giúp đỡ lẫn nhau, Tâm Thận bất giao thông lẫn nhau th́ chứng di tinh tự khỏi được.
Nói tóm lại, có thể hiểu được chứng di tinh, tuy là v́ mất trách nhiệm phong tang, cửa tinh không đóng kín được mà gây ra, nhưng Can và Tâm nếu một tạng nào đó có t́nh trạng thái quá hoặc bất cập th́ sự sinh khắc chế hóa của Ngũ tạng sẽ mất thăng bằng cũng sẽ sinh ra chứng di tinh. Cho nên dùng các phương pháp trên đều có thể chữa khỏi bệnh di tinh.
2. Vận dụng Ngũ hành sinh khắc vào châm cứu
Về nội dung này sẽ nói rơ trong chương “Châm cứu khái yếu”, ở đây không nói đến nữa.
C. QUAN HỆ GIỮA ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH
Đặc điểm của học thuyết âm dương, chủ yếu là tổng hợp để nói rơ tính đối lập mâu thuẫn và thống nhất của thân thể người ta. Đặc điểm của học thuyết Ngũ hành chủ yếu là nói rơ t́nh h́nh phức tạp và quy luật sinh khắc chế hóa
-(1) Trác táng: Chơi bời say đắm sắc dục quá độ.
của nội bộ thân thể người ta. Hai học thuyết này đều được vận dụng vào y học, và thành bộ phận trọng yếu trong lư luận cơ bản của Trung y.
Nội dung của Y học là rất phức tạp, mà phạm vi thuyết lư của âm dương và Ngũ hành lại đều có hạn định của nó, cho nên nếu chỉ dùng riêng một học thuyết nào trong đó th́ đối với việc giải thích và phân tích vấn đề có lúc sẽ thấy không được toàn diện, chỉ có khi nào kết hợp sử dụng được cả hai phương diện, th́ mới có thể thu được kết quả rơ rệt. Ví dụ như về phương diện sinh lư, nói về tính năng của ngũ tạng lục phủ th́ tạng là âm, phủ là dương, đó là hai hệ thống tương đối và thống nhất, cho nên dùng âm dương để thuyết minh; nưnh nói riêng về Ngũ tạng th́ Ngũ tạng đều có tính năng khác nhau, mà giữa Ngũ tạng đều có quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, đó tức là dùng quy luật chế hóa của Ngũ hành đễ nói rơ thêm. Vả lại nói về h́nh thể và công năng của mỗi tạng, phủ th́ lại chia ra âm, dương, ví dụ: thận có thận âm thận dương, can có can âm can dương. V́ thế trong âm dương thực có bao hàm Ngũ hành, trong Ngũ hành cũng có bao hàm âm dương. Nói về phương diện bệnh lư th́ mọi tính chất và mọi chiều hướng của bệnh biến không ngoài hai loại lớn là âm chứng và dương chứng, nhưng phân tích thêm nữa về chỗ bệnh phát th́ có khác nhau, như đau gan, đau thận, đau phổi…mà sự truyền biến của tật bệnh lại có thể lấy lẽ sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành mà nói rơ được. Cho nên xem xét sự biến hóa của bệnh lư cũng cần phải theo trong âm dương mà biện biệt Ngũ hành, trong Ngũ hành mà biện biệt âm dương. Do đó có thể biết âm dương Ngũ hành tuy đều có đặc điểm của nó, nhưng trong sự vận dụng thực tế, bàn đến âm dương th́ thường thường đề cập đến Ngũ hành; nói đến Ngũ hành th́ thường thường đề cập đến âm dương; cho nên chỉ có trong t́nh trạng vận dụng kết hợp cả Âm dương Ngũ hành mới có thể phân tích được sâu sắc và kĩ càng hơn về những vấn đề trong y học. Do đó có thể thấy trên cơ bản âm dương và Ngũ hành là một chỉnh thể, giữa âm dương và Ngũ hành có quan hệ không thể tách rời ra được.
PHỤ NGŨ VẬN LỤC KHÍ
I ĐẠI CƯƠNG
Ngũ vận lục khí nói tắc là “vận khí”. Học thuyết này trong Y học Trung quốc gọi là “học thuyết vận khí”, đó là một phương pháp lư luận của đời xưa giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hóa ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với loài người. Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên.
Ngũ vận tức là lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong ngũ hành phối hợp với thiên can để tinh tuế vận của mỗi năm (năm nào thuộc về vận nào). Lục khí là chỉ vào sáu thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, đem phối hợp với địa chi, để tinh tuế khí của mỗi năm (năm nào thuộc về khi nào). Kết hợp ngũ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lư luận đơn giản hóa dùng nó để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và mọi thứ quan hệ trong Y học.
Học thuyết vận khí sở dĩ đem vận dụng vào Y học là v́ người xưa nhận thức được sự quan hệ mật thiết giữa con người ta và tự nhiên giới, tất cả sinh hoạt của con người ta đều cần phải thích ứng với sự biến hóa của tự nhiên giới cho nên người xưa thường lấy con người và tự nhiên vạn vật so từng loại mà bàn. Nội dung của học thuyết vận khí là lấy ba thứ “Thiên, Địa, Nhân” kết hợp lại mà thảo luận. Mục đích nghiên cứu học thuyết bệnh lư trên y học, chủ yếu là ở chỗ nắm vững quy luật biến hóa của thời tiết khí hậu, để tiện cho việc nghiên cứu nhân tố nghiên cứu nhân tố gây bệnh của ngoại cảm lục dâm; và dùng để suy tính t́nh h́nh phát bệnh và khí hậu biến hóa của từng năm, làm chỗ tham khảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh.
Học tập học thyết vận khí, trước tiên cần phải hiểu được hai vấn đề: một là nắm vững lư luận trung tâm của nó là học thuyết âm dương ngũ hành, trong đó lấy ngũ hành sinh khắc làm chủ yếu, hai là nắm vững những phù hiệu đại biểu là cách vận dụng can chi. Học thuyết âm dương ngũ hành đă giới thiệu ở đoạn trên, nên không nói nữa, ở đây chỉ nói về vấn đề vận dụng can chi.
Can chi là nói tắt về thiên can và địa chi, thiên can có 10 thứ, túc là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quư, c̣n gọi là thập can. Địa chi có 12 thứ, tức là Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Vị, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cũng gọi là thập nhị chi. Can chi vận dụng trong học thuyết vận khí, đều là những phù hiệu đại biểu để tính toán sự biến hóa của ngũ vận, lục khí. Nay phân biệt mà nói rơ ra như dưới đây:
1-Thuộc tính âm dương của can chi. Thiên can, Địa chi đều có thuộc tính khác nhau về âm dương, nói về can chi th́ thiên can là dương, địa chí là âm, nếu đem tách rời can và chi ra mà nói, th́ trong thiên can có âm dương, trong địa chi cũng có âm dương, tức là theo thứ tự sắp xếp của can chi mà đếm th́ số lẻ là dương, số chẵn là âm. Ví dụ: như Giáp, bính, mậu, canh, nhâm trong thiên can là thuộc về dương can; ất, đinh, kỷ, tân, quư là thuộc về can âm. Tư, dần, th́n, ngọ, thân, tuất trong địa chi thuộc về dương chi; sửu, măo, tỵ, vị, dậu, hợi là thuộc về âm chi.
2-Phép tắc vận dụng can chi. Can chi vận dụng trong học thuyết vận khí tóm lại là “Thiên can để tính vận, địa chi để tính khí”. Nói cụ thể ra nữa th́ ngũ vận là đem thiên can phối hợp với ngũ hành để tính tuế vận; lục khí là lấy địa chi phối hợp với tam âm tam dương mà vận dụng để tính tuế khí (tam âm tam dương là danh từ thay thế của lục khí). Cách thức phối hợp thông thường hay áp dụng có ba lối dưới đây:
a)Thiên can phối hợp với ngũ vận:
Giáp Kỷ Thổ
|
|
Ất Canh Kim
|
|
Bính Tân Thủy
|
|
Đinh Nhâm Mộc
|
|
Mậu Quư Hỏa |
b)Địa chi phối hợp với ngũ hành:
Dần Măo
Mộc
|
|
Tỵ Ngọ
Hỏa
|
|
Thân Dậu
Kim
|
|
Hợi Tư
Thủy |
Th́nTuất Sửu Vị Thổ |
c) Địa chi phối hợp với lục khí:
Tư Ngọ | Thiếu âm Quân hỏa
|
Dần Thân | Thiếu dương Tướng hỏa
|
Sửu Vị | Thái âm Thấp thổ
|
MăoDậu | Minh dương Táo kim
|
Th́n Tuất | Thái dương Hàn thủy
|
Tỵ Hợi | Quyết âm Phong mộc |
Ba cách phối hợp ở trên, về ư nghĩa vận dụng mỗi cách đều có khác nhau. Cách thứ nhất là để ứng dụng khi tính “đại vận”. Cách thứ hai là để ứng dụng khi tính về những năm “tuế hội”. Cách thứ ba là để ứng dụng khi tính về “khách khí”. Phương pháp ứng dụng cụ thể ở những đoạn dưới đây, mỗi đoạn đều có giới thiệu về nội dung trong đó.
3-Cách kết hợp can chi để ghi từng năm-Phối hợp thiên can và địa chi từ thời Đông Hán trở về trước chỉ dùng để ghi ngày, từ thời Quang vũ Đế nhà Hán về sau mới bắt đầu dùng để ghi năm, tháng, ngày, giờ. Đến ngày nay âm lịch vẫn c̣n dùng phương pháp ấy, niên hiệu của mỗi năm đều có một chữ trong thiên can và một chữ trong địa chi hợp lại, như Giáp tư, Ất Sửu chẳng hạn, trong đó th́ chữ giáp, chữ ất là thiên can, chữ tư, chữ sửu là địa chi. Từ năm Giáp tư tính theo thứ tự cho đến năm Quư hợi cộng lại được 60 lần; th́ gọi là một Chu. Sau 60 năm (hết năm Quư hợi) lại tính bắt đầu từ Giáp tư. Cứ luân chuyển thay đổi như thế, trong 60 năm th́ có 6 lần về thiên can (10 can x 6 lần= 60 năm), 5 lần là địa chi (12 chi x 5= 60 năm). Phương pháp tính ấy như biểu đồ dưới đây:
BẢNG KẾT HỢP CAN CHI ĐỂ GHI NĂM TRONG 60 NĂM
Thiên can |
GIÁP |
ẤT |
BÍNH |
ĐINH |
MẬU |
KỶ |
CANH |
TÂN |
NHÂM |
QUƯ |
Địa chi |
Tư |
Sửu |
Dần |
Măo |
Th́n |
Tỵ |
Ngọ |
Vị |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tư |
Sửu |
Dần |
Măo |
Th́n |
Tỵ |
Ngọ |
Vị |
|
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tư |
Sửu |
Dần |
Măo |
Th́n |
Tỵ |
|
Ngọ |
Vị |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tư |
Sửu |
Dần |
Măo |
|
Th́n |
Tỵ |
Ngọ |
Vị |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tư |
Sửu |
|
Dần |
Măo |
Th́n |
Tỵ |
Ngọ |
Vị |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
II- NGŨ VẬN
Ngũ vận là nói chung về thổ vận, kim vận, thủy vận, mộc vận, hỏa vận. Vận có nghĩa là luân chuyển, vận động đi lại không ngừng, lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để vận dụng để phân tích và thuyết minh sự biến hóa b́nh thường và khác thường của khí hậu từng năm từng mùa, cho nên gọi là Ngũ vận. Trong Ngũ vận lại chia ra ba thứ là Đại vận, Chủ vận, Khách vận.
1.Đại vận- Đại vận cũng gọi là “Trung vận”, là làm chủ tất cả tuế vận của mỗi năm. Dùng nó để nói rơ sự biến hóa của khí hậu trong toàn năm, đồng thời nó cũng là cơ sở để tính khách vận.
Phương pháp tính đại vận chính như trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố-vấn nói: “Năm giáp năm kỷ thuộc về thổ vận, năm ất năm canh thuộc về kim vận, năm bính năm tân thuộc về thủy vận, năm đinh năm nhâm thuộc về mộc vận, năm mậu năm quư thuộc về hỏa vận”. Đó tức là quy luật cơ bản để tính đại vận của mỗi năm. Nói rơ niên hiệu của mỗi năm, hễ gặp đến năm thiên can là giáp và kỷ, th́ bất luận địa chi là ǵ, đại vận của năm ấy cũng là thuộc thổ vận, ngoài ra năm ất và năm canh, năm bính năm tânv.v…đều có thể theo như thế mà suy ra. Cách tính này là lấy năm năm làm một ṿng, trong năm năm mỗi vận làm chủ mỗi năm, thấy thứ tự tương sinh của ngũ hành mà sắp xếp tức là Thổ-Kim-thủy-Mộc-Hỏa-Thổ. Trong 30 năm gọi là một kỷ, mỗi kỷ mỗi vận làm chủ sáu năm. Trong 60 năm gọi là một chu th́ mỗi vận làm chủ 12 năm.
Đại vận làm chủ từng năm, có sự thái quá và bất cập khác nhau, nhưng năm giáp năm kỷ đều thuộc vào năm thổ vận làm chủ, mà năm giáp là năm thổ vận thái quá, năm kỷ là năm thổ vận bất cập, niên vận thái quá bất cập là căn cứ vào âm dương của thiên can để mà phân biệt, dương can là thái quá, âm can là bất cập.
Theo vào thái quá và bất cập của niên vận, có thể tính ra được t́nh h́nh biến hóa của khí hậu, quy luật chung là năm dương (thái quá) th́ bản khí lưu hành, trong thiên Khí giao biến đại luân sách Tố-vấn nói: “năm hỏa thái quá th́ thử nhiệt lưu hành”, “năm hỏa bất cập th́ hàn khí lưu hành”. Như năm Mậu là hỏa vận thái quá, đến năm ấy phần nhiều là nhiệt khí thắng, năm quư là năm hỏa vận bất cập th́ thủy sẽ đến khắc hỏa, cho nên khí hậu năm ấy lại rét nhiều hơn, ngoài ra có thể theo đó mà biết.
2. Chủ vận- Chủ vận là dùng để nói rơ quy luận thông thường của khí hậu biến hóa trong năm quư vận của mổi năm (mỗi năm chia làm năm giai đoạn) bởi v́ thời gian của mỗi quư vận hàng năm là cố định không thay đổi, khí hậu biến hóa trong các quư vận đó, năm nào cũng như năm nào trên cơ bản là giống nhau, cho nên gọi là “Chủ vận”.
a)Cách tính chủ vận. Cách tính chủ vận là bắt đầu từ ngày đại hàn cứ 73 ngày 5 khắc là một vận (quư vận) theo thứ tự tương sinh của ngũ hành mà chuyển dần lên. Tức như: mộc là sơ vận, hỏa là nhị vận, thổ là tam vận, kim là tứ vận, thủy là chung vận, đó là cố định không thay đổi, năm nào cũng như năm nào.
b) Khí hậu thường quy của chủ vận. Chủ vận là nói rơ khí hậu theo quy luật thông thường của 5 quư vận trong một năm, lấy thuộc tinh của ngũ hành của lục khí là quy luật cơ bản, tức như sơ vận thuộc mộc chủ về phong, nhị vận thuộc hỏa chủ về thử nhiệt, tam vận thuộc thổ chủ về thấp, tứ vận thuộc kim chủ về táo, chung vận thuộc thủy chủ về hàn. Khí hậu sở chủ của mỗi quư vận, hàng năm là giống nhau.
3. Khách vận-Khách vận là dùng để nói rơ khí hậu, biến hóa khác thường trong năm quư vận của một năm, v́ mỗi năm khác vận có thay đổi, mỗi quư có khác nhau, như người khách đi lại, cho nên gọi là “khách vận”.
a)Cách tính khách vận. Khách vận là theo niên can của đại vận trong năm đó mà tính ra tức là lấy niên can của đại vận làm sơ vận của khách vận, theo năm quư vận trong một năm rồi lấy năm bước mà suy tính ra. Như năm giáp, năm kỷ, đại vận là thổ, thế th́ khách vận là bắt đầu từ thổ vận, lại theo thứ tự thuận của ngũ hành tương sinh mà tính chuyển đi, th́ nhị vận là kim, tam vận là thủy, tứ vận là mộc, chung vận là hỏa. Cho nên khách vận chỉ giữ về sự biến hóa khác thường của khí hậu từng quư vận trong một năm. cách tính theo bản kê dưới đây.
BẢNG TÍNH KHÁCH VẬN TỪNG NĂM
THỨ TỰ KHÁCH VẬN CỦA VẬN NIÊN CAN
|
SƠ VẬN |
NHỊ VẬN |
TAM VẬN |
TỨ VẬN |
CHUNG VẬN |
Giáp-kỷ Ất-canh Bính-tân Đinh-nhâm Mậu-quư |
Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa |
Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ |
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim |
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy |
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc |
b)Sự thái quá và bất cập của khách vận. Sự thái quá bất cập của khách vận cho đến sự quan hệ với khí hậu biến hóa và quy luật của đại vận là nhất trí.
Nói tóm lại, đại vận, chủ vận, khách vận đều là dùng thiên can phối hợp với ngũ hành để mà tính ra, mà cách tính theo thứ tự thuận đều là theo quy luật tương sinh của ngũ hành mà tính. Ba thứ ấy đều là dùng để nói rơ tính h́nh biến của khí hậu trong tự nhiên giới. Nhưng giữa những thứ ấy đều có đặc điểm khác nhau. Đại vận là tính khí tượng biến hóa của từng năm, cứ 10 năm th́ luân chuyển một ṿng thiên can, tức là có 5 năm thái quá và 5 năm bất cập, chủ vận là nói rơ sự biến hóa b́nh thường của khí tượng trong năm quư vận của một năm; khách vận là để tính sự biến hóa khác thường của khí tượng trong năm quư vận của mỗi năm.
III-LỤC KHÍ
Lục khí là nói chung về phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn. Lục khí lại thường lấy tam âm, tam dương là đại biểu, rồi kết hợp với địa chi dùng để nói rơ sự biến hóa b́nh thường của khí hậu trong một năm, và sự biến hóa khác thường của khí hậu trong từng năm.
Lục khí của mỗi năm chia làm hai thứ là chủ khí và khách khí. Chủ khí dùng để nói khi thường, khách khí dùng để tính khi biến. Đồng thời khách khí gia lên chủ khí, gọi là “khách chủ giá lâm” dùng để phân tích sâu hơn về sự biến hóa phức tạp của khí hậu.
1.Chủ khí. Chủ khí tức là “khí làm chủ của từng mùa” dùng để nói rơ quy luật b́nh thường của khí hậu trong một năm, cũng như ư nghĩa của chủ vận bốn mùa. Bởi v́ lục khí chủ về từng mùa là cố định không đổi, cho nên gọi là “chủ khí”.
a)Cách tính chủ khí-Chủ khí chủ về từng mùa, chia làm sáu bước, 24 tiết khí của mỗi năm phân thuộc trong sáu bước đó, bắt đầu tính từ ngày đại hàn, hết bốn tiết khí th́ chuyển sang bước khác. Thứ tự của nó th́ sơ khí là huyết âm phong mộc, nhị khí là thiếu âm quân hỏa, tam khí là thiếu dương tướng hỏa, tứ khí là thái âm thấp thổ, ngũ khí là dương minh táo kim, chung khí là thái dương hàn thủy. Cũng là tính theo thứ tự thuận của ngũ hành tương sinh, giống với quy luật của chủ vận, chẳng qua trong đó chĩ khác là hỏa chia làm hai, quân hỏa thuộc thiếu âm, tướng hỏa thuộc thiếu dương, là v́ khí có sáu mà vận chỉ có năm.
Trong thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố-vấn nói: ”sau tiết Hiển minh” (Xuân phân) là vị trí của thiếu âm quân hỏa, sang một bước nữa về phía hữu của quân hỏa là vị trí chủ trị của thiếu dương tướng hỏa, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của thái âm thấp thổ, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của dương minh táo kim, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của dương phong hàn thủy, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của quyết âm phong mộc, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của thiếu âm quân hỏa. Đó là chỉ rơ vị trí chủ trị từng thời ḱ của lục khí. “Hiển minh” là chỉ vào tiết xuân phân theo thứ tự đó mà tính lần xuống “phía hữu”, là chỉ vào hướng chuyển dần về phía hữu. “sang một bước nữa” tức là hướng về phía hữu một bước, “lại sang một bước nữa” tức là lại đi thêm một bước nữa. Tóm lại, đó là nói rơ về cách tính thời kỳ chủ trị của sáu tiết khí trong mỗi năm. (xem ở bảng kê sáu bước sáu khí và 24 tíết khí dưới đây)
b)Khí hậu thường quy của chủ khí – Dùng chủ khí để nói rơ sự biến hóa b́nh thường của khí hậu trong một năm, mỗi khí là chủ 64 ngày và 87 khắc rưỡi, khí đó tuy cùng ư nghĩa như tứ thời và ngũ vận, nhưng về thời gian chủ trị th́ khác. C̣n như cách tính về lục khí th́ càng tinh tế hơn, như về khí hậu bốn mùa th́ nói chung là: mùa xuân ấm (phong), mùa hạ nóng (hỏa), mùa thu mát (táo), mùa đông lạnh và mùa trưởng hạ chủ về thấp. Mà phong, thử, hỏa, thấp. táo, hàn trong lục khí chia ra thuộc về sáu bước, th́ lại càng cụ thể hơn. Xem ở bảng dưới đây:
6 bước |
Sơ |
Nhị |
Tam |
Tứ |
Ngũ |
Lục |
6 khí |
Quyết âm Phong mộc |
Thiếu âm quân hỏa |
Thiếu dương Tướng hỏa |
Thái âm thấp thổ |
Dương minh táo kim |
Thái dương hàn thủy |
Thứ tự thời tiết |
Đại hàn Lập xuân Vũ thủy Kinh trập |
Xuân phân Thanh minh Cốc vũ Lập hạ |
Tiểu măn Mang chủng Hạ chí Tiểu thử |
Đại tử Lập thu Xử thử Bạch lộ |
Thu phân Hàn lộ Sương giáng Lập đông |
Tiểu tuyết Đại tuyết Đông chí Tiểu hàn |
2. Khách khí. Khách khí là dùng để nói rơ sự biến hóa khác thường của khí hậu hàng năm, khách khí th́ thay đổi không giống với chủ khí cố định, cũng như người khách đi lại bất thường, cho nên gọi là “khách khí”.
a)Cách tính về khách khí-Khách khí di chuyển là lấy sự nhiều ít của khí âm khí dương làm thứ tự trước sau, như: Quyết âm (nhất âm)-Thiếu âm (nhị âm)-Thái âm (tam âm)-Thiếu dương (nhất dương)-Dương minh (nhị dương)-Thái dương (tam dương). Mỗi năm có một khí làm chủ, thay đổi từng năm luân chuyển không ngừng, đó là khách khí trong coi về từng năm. Cách tính khách khí làm chủ của từng năm (khí tư thiên) là lấy địa chi của năm đó làm cơ sở, nhưng trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố-vấn nói: “năm Tư năm Ngọ thiếu âm tư thiên; năm Sửu năm Mùi thái âm tư thiên; năm Dần năm Thân thiếu dương tư thiên; năm Măo năm Dậu dương minh tư thiên; năm Th́n năm Tuất thái dương tư thiên; năm Tỵ năm Hợi quyết âm tư thiên”. Đó là nói địa chi của mỗi năm phàm năm Tư năm Ngọ th́ bất luận thiên can là ǵ, khách khí cũng đều là thiếu âm tư thiên; năm Sửu năm Mùi là thái âm tư thiên; những năm khác cũng theo đó mà suy ra. Như thế là sáu năm hết một ṿng của lục khí, 12 năm hết một ṿng của địa chi, (sáu dương chi và sáu âm chi), hết ṿng này sang ṿng khác trong 60 năm địa chi chuyển vận 5 ṿng, lục khí chuyển vận 10 ṿng.
b)Tư thiên tại tuyền, tả hữu gian khí: Tư thiên và tại tuyền, là một tên gọi riêng chỉ sự biến hóa của khách khí. Trong Nội-kinh nói: “nửa năm về trước, thiên khí làm chủ; nửa năm về sau, địa khí làm chủ”. Đó là nói khách khí thống suất khí hậu thượng bán niên, gọi là “tư thiên”. Khách khí thống suất khí hậu hạ bán niên gọi là “tại tuyền”. Đó là hai thứ khách khí, mỗi thứ làm chủ nửa năm.
Cách tính về tư thiên tại tuyền, th́ căn cứ phù hiệu địa chi của mỗi năm, theo quy luật địa chi phối hợp với tam âm tam dương nói ở trên mà quyết định. Sau khi theo niên chi, tính ra khí tư thiên rồi, th́ có thể biết được khí tại tuyền, v́ khí tư thiên của mỗi năm là cố định ở khí thứ ba của chủ khí, mà khí tại tuyền th́ cùng đối với khí tư thiên ở chỗ chung khí. Mỗi năm có một lần thay đổi, như thế là trong sáu năm sẽ có sáu khí tư thiên tại tuyền khác nhau, xem bảng dưới đây:
QUY LUẬT NIÊN CHI VỚI TƯ THIÊN TẠI TUYỀN
NIÊN CHI |
TƯ THIÊN |
TẠI TUYỀN |
Tư, ngọ Sửu, mùi Dần, thân Măo, dậu Th́n, tuất Tỵ, hợi |
Thiếu âm quân hỏa Thái âm thấp thổ Thiếu dương tướng hỏa Dương minh táo kim Thái dương hàn thủy Quyết âm phong mộc |
Dương minh táo kim Thái dương hàn thủy Quyết âm phong mộc Thiếu âm quân hỏa Thái âm thấp thổ Thiếu dương tướng hỏa |
Khí tư thiên tại tuyền trong một năm có thuộc tính âm dương khác nhau, nhưng dương tư thiên th́ âm tại tuyền, âm tư thiên th́ dương tại tuyền. Trong đó thiếu âm với dương minh, thái âm với thái dương quyết âm với thiếu dương lại là hợp với nhau mà luân chuyển. Như năm Mậu tuất, mậu là thái dương hàn thủy tư thiên, thái âm thấp thổ tại tuyền, thượng bán niên thuộc dương tư thiên, hạ bán niên thuộc âm tại tuyền. Lại như năm Kỷ hợi, th́ quyết âm là tư thiên, thiếu dương là tại tuyền.
Tả hữu gian khí tức là tả gian hữu gian ở hai bên của tư thiên, và tả hữu gian ở hai bên của tại tuyền, cộng là bốn bước của khách khí. Đó là đem khách khí
trong một năm chia làm sáu giai đoạn (tức là sáu bước). Tư thiên tại tuyền mỗi khí làm chủ một bước ngoài ra tức là bốn bước của gian khí, mỗi khi làm chủ ở bốn quư tiết bốn bước gian khí cần phải sau khi đă cố định được khí tư thiên tại tuyền rồi mới có thể biết được, bởi v́ nhửng khí này là theo sự luân chuyển của khí tư thiên và tại tuyền mà luân chuyển. (xem h́nh 5)
Cũng là phương hướng đông hoặc tây, v́ sao một bên là tả gian, một bên lại là hữu gian? Đó là v́ khi xem bản đồ tư thiên tại tuyền, th́ phương hướng ngoảnh mặt đến có khác. Như trong tiên Ngũ vận hành đại luận sách Tố-vấn nói: “ngoảnh mặt về phía bắc là định vị trí”, tức là hướng ngoảnh mặt để xem tư thiên. V́ tại tuyền định vị ở phương bắc cho nên xem tư thiên cần phải ngoảnh mặt về tại tuyền, sau khi đă xác định được phương hướng ấy rồi, th́ biết được gian khí ở hai bên của tư thiên. Đông là hữu gian, tây là tả gian. Thiên Ngũ vận hành đại luận lại nói: “ngoảnh mặt về phía nam là định vị trí”, đó là hướng ngoảnh mặt để xem tại tuyền. V́ tư thiên định vị ở phía nam, cho nên xem tại tuyền cần phải hướng mặt về tư thiên, nhân đó mà gian khí ở hai bên của tại tuyền, phía đông là tả gian, phía tây là hữu gian.
Trên đây đă nói, bốn bước gian khí là theo sự chuyển di của tư thiên tại tuyền ở từng năm mà chuyển đi. Ví dụ như năm Th́n năm Tuất là Thái dương hàn thủy tư thiên, Thái âm thấp thổ tại tuyền, gian khí ở hai bên “Tư thiên” th́ Dương minh là Hữu gian, Quyết âm là Tả gian; gian khí ở hai bên tại tuyền th́ Thiếu âm là Hữu gian, Thiếu dương là Tả gian (xem h́nh 6).
Đến năm Tỵ năm Hợi, là Quyết âm phong mộc tư thiên, Thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Bởi v́ khí tư thiên tại tuyền đă chuyển sang phía trước một bước, bốn bước gian khí tất nhiên cũng chyển sang một bước, th́ hữu gian của Tư thiên là Thái dương, tả gian lả Thiếu âm; hữu gian của Tại tuyền là Thái âm, tả gian là Dương minh.
Bốn bước gian khí tùy theo sự di chuyển Tư thiên tại tuyền c̣n bao hàm lẽ thăng giáng của âm dương nữa, tức là âm thăng th́ dương giáng, dương thăng th́ âm giáng, như Thái dương tư thiên chuyển sang Quyết âm tư thiên, th́ Thiếu âm nguyên là hữu gian của tại tuyền lại chuyển lên thành tả gian của tư thiên mà Dương minh nguyên là hữu gian của tư thiên lại xuống thành tả gian của tại tuyền. Tức là thành âm thăng dương giáng, Những năm khác cũng theo đó mà suy ra.
c)Quy luật khí hóa của khách khí- Khí hóa của khác khí tức là chỉ vào khí hậu biến hóa. Quan hện giữa phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn, sáu khí hậu biến hóa, với tam âm tam dương th́ chính như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn nói: “Quyết âm tư thiên th́ khí theo phong hỏa; Thiếu âm tư thiên th́ khí theo nhiệt hỏa, Thái âm tư thiên th́ khí theo thấp hỏa; Thiếu dương tư thiên th́ khí theo hỏa hóa, Dương minh tư thiên th́ khí theo táo hóa; Thái dương tư thiên th́ khí theo hàn hóa”. Đó tức là quy luật khí hóa của khách khí tư thiên. V́ khí tam âm tam dương mỗi năm một khí tư thiên khác nhau, nhân đó mới sinh ra các thứ khí hậu không giống nhau, tức là nói: “khí tư thiên của tam âm tam dương là đại biểu cho sáu thứ khí hậu. Không phải chỉ riêng khí tư thiên như thế, đồng thời đă đề ra Địa hóa, gian khí cũng như thế” (trong thiên Chí chân yếu đại luận). Đó là nói quy luật khí hóa của Taị tuyền và bốn bước gian khí là nhất trí với khí tư thiên.
Tuy quy luật hóa khí của khí Tư thiên tại tuyền với khí Tả gian Hữu gian là nhất trí, nhưng khi khí hóa làm chủ về sáu bước này trên thời gian có chỗ khác nhau. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn nói: “Khí tư thiên tại tuyền chủ việc khí hóa một năm, khí gian khí chủ việc khí hóa trong một bước” (60 ngày). Đó là nói rơ chủ về thời gian khác nhau của khí tư thiên tại tuyền cùng gian khí. Khi tư thiên lấy Địa chi của mỗi năm mà nói th́ chủ việc khí hóa trong một năm; đối với tại tuyền mà nói th́ mỗi khí chủ việc khí hóa nửa năm, tứ là khí tư thiên chủ thượng bán niên của năm về trước, khí tại tuyền chủ hạ bán niên, khí tư thiên tại tuyền và khí tả gian hữu gian chia thành sáu bước, th́ mỗi bước đều chủ về khí hóa của bốn tiết tức là thời gian 60 ngày 87 khắc rưỡi.
d) Sự biến hóa thắng phục của khách khí: thắng là chủ động mạnh mẽ mà thắng, phục là bị động là phục thù lại. Khí thắng phục tức là thượng bán niên có khí thắng khác thường th́ hạ bán niên nhân đó mà phát sinh phục khí để phản lại. Như thượng bán niên nhiệt khí thắng quá th́ hạ bán niên hàn khí đến phục thù, v.v… Đó là thuộc về sự biến hóa khác thường trong việc khí hóa của khách khí.
Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn chép: “Hoàng đế hỏi: sự vận động của thắng khí phục khí có thời gian nhất định không? Thời gian đến có phải nhất định có thắng khí phục khí không?- Kỳ Bá nói: “Bốn mùa th́ có vị trí cố định, nhưng có thắng khí phục khí hay không th́ không hoàn toàn nhất định. Hoàng đế hỏi: “đó là v́ lẽ ǵ?” Kỳ Bá nói: “từ sơ khí đến hết tam khí th́ thiên khí làm chủ là lúc mà thường thấy thắng khí; từ tứ khí đến hết chung khí th́ địa khí làm chủ, là lúc mà thường thấy phục khí, có thắng khí th́ mới có phục khí, không có thắng khí th́ không có phục khí. Hoàng đế nói: “Đúng! Phục khí hết rồi mà lại có thắng khí phát sinh, là thế nào?” Kỳ Bá nói: “Có thắng khí th́ phải có phục khí, không có hạn số nhất định. Khi khí suy giảm rồi mới không phát sinh nữa, v́ thế sau phục khí lại có thắng khí phát sinh, nếu không có sự phát sinh tương ứng của phục khí th́ sẽ có sự tổn hại, đó là hại đến sinh mạng”. Đoạn kinh văn này đă nói rơ về bốn vấn đề như sau:
1-Khí thắng, phục trong thứ tự từng mùa mà có quy luật nhất định, từ sơ khí đến hết tam khí là khí tư nhiên làm chủ về thượng bán niên, nếu có phát sinh khí hậu quá lúc thường th́ gọi là thắng khí, từ tứ khí đến hết chung khí là khí Tả tại tuyền làm chủ về hạ bán niên, phát sinh khí hậu phản lại với khí thượng bán niên th́ gọi là phục khí.
2-Mỗi năm có thắng khí phục khí hay không, là không có quy luật nhất định, nhưng thượng bán niên có thắng khí th́ hạ bán niên mới có phục khí, nếu không có thắng khí th́ không có phục khí.
3-Nếu có thắng khí mà không có phục khí th́ sẽ sinh ra tai hại.
4-Sau phục khí lại có thắng khí, hoàn toàn không phải như sự tuần hoàn không thay đổi v́ thắng khí không phải chỉ là một thứ nó tùy theo t́nh h́nh cụ thể của khí hậu biến hóa mà quyết định.
đ)Sự không thiên chính (1), không thoái vị (2) của khách khí: tư thiên tại tuyền của khách khí, tuy mỗi năm thay đổi một lần, nhưng cũng có khi khí hậu trái thường không theo quy luật chung mà di chuyển. Đó là thuộc về tính trạng đặc biệt, tức như trong thiên Thích pháp sách Tố-vấn đă nói đến những vấn đề: “không thiên chính”, “không thoái vị”, “thắng không lên”, “giáng không xuống”.
“Không thoái vị” ví như năm nay đúng là Thái dương hàn thủy tư thiên, nhưng nếu khí tư thiên năm ngoái là Dương minh táo kim hữu dư th́ lại cứ giữ quyền cả năm nay nữa, lưu lại không đi (không chịu thoái vị) nhân đó mà ảnh hưởng đến Thái dương hàn thủy năm nay không thiên chính lên vị trí tư
(1)Thiên chính: năm trước tư thiên ở tả gian, năm nay đổi cho tư thiên chủ quản, hoặc năm trước tại tuyền ở tả gian mà năm nay đổi lại tại tuyền chủ quản.
(2)Thoái vị: năm trước tư thiên chủ quản, năm nay tư thiên lui xuống ở hữu gian hoặc năm trước tại tuyền chủ quản mà năm nay tại tuyền lui xuống ở hữu gian.
thiên được, (khí tai truyền cũng giống như thế). Do đó cũng ảnh hưởng đến sự thăng giáng của khí ở tả gian hữu gian” thăng không lên”, “giáng không xuống” cho nên “không thoái vị “ cũng có thể nói đó là “sự đến mà không đi” của khí tư thiên và tại tuyền trong năm ấy, “ không thiên chính” cũng có thể nói là sự “ nên đến mà không đến mà không đến” của khí tư thiên hoặc tại tuyền trong năm ấy.
3 khách chủ gia lâm – khách khí luân chuyển hằng năm gia lên trên chủ khí cố định th́ gọi là “khách chủ gia lâm”
Kết hợp hai thứ khách khí và chủ khí lại, chủ yếu là để tiện cho việc xem xét thường hay biến của khí hậu. Đó tức là trên bản đồ ngũ vận lục khí trong quyển “ Phổ tế phương” (quyển 6 ) nói “ lấy khách khí gia lên chủ khí để tính sự biến của khí hậu”
a) Cách tính về khách chủ gia lâm : v́ sáu bước của chủ khí là hằng năm cố định không thay đổi mà sáu bước của khách khí mỗi năm lại theo thứ tự mà đổi dời, cho nên trong sáu năm th́ quy luật của sáu bước khách khí gia lên sau bước chủ khí đều không giống nhau. Khách khí mỗi năm dời đổi một lần, sáu năm hết 1 ṿng, (xem h́nh 7)
thuyết minh :
1) H́nh này là chỉ Quyết âm tư thiên, Thiếu dương tại tuyền.
2) Hai ṿng trong chỉ sáu bước của chủ khí, hằng năm cố định không thay đổi .
3) Hai ṿng ngoài chỉ sáu bước của khách khí, và vị trí tư thiên tại tuyền cùng với khí ở tả gian hữu gian.
Mũi tên chỉ sự luân chuyển hằng năm của khách khí.
b) Chủ khách thuận nghịch : khách khí gia lên trên chủ khí có thể thấy được khách chủ gia lâm thuận nghịch của khí hóa , đó là căn cứ vào hai nguyên tắc mà quyết định.
- Căn cứ vào lẽ sinh khắc của ngũ hành – nếu khách khí sinh hoặc khắc chủ khí là thuận , trái lại là nghịch. Tức như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn nói :” chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận”.
- Căn cứ vào vị trí vua tôi, như khách khí là thiếu âm quân hỏa gia lên chủ khí là thiếu dương tương hỏa, hai thứ khí đó đều thuộc về hỏa không có quan hệ sinh khắc, mà dùng vị trí vua tôi để phân biệt. Thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố Vấn nói :” vua gia lên tôi là thuận, tôi gia lên vua là nghịch”. Nay quân hỏa gia lên trên tướng hỏa tức là vua gia lên tôi đó là thuận, trái như thế là nghịch.
- Tóm lại sự thuận nghịch của khí hóa, tuy có hai cách tính ở trên nhưng hai cách ấy có một điểm giông nhau tức là lấy khách khí làm chủ. Sức của khách khí mà thắng được chủ khí là thuận, như khách khắc chủ, khách sinh chủ, vua gia lên tôi, ba trường hợp ấy đều là thuận. trái lại nếu sức của chủ khí thắng được khách khí th́ là nghịch. Như chủ khắc khách, chủ sinh khách, tôi gia lên vua, ba trường hợp ấy đều là nghịch.
Ngoài ra, c̣n có “đồng khí”, như khách khí là Thiếu dương tướng hỏa gia lên chủ khí cũng là Thiếu dương tướng hỏa hoặc Quyết âm phong mộc gia lên Quyết âm phong mộc… đă không có sinh khắc, lại không có khác nhau về quân thần, hai tính chất giống nhau th́ gọi là “đồng khí” (xem biểu đồ 8)
BIỂU ĐỒ THUẬN NGHỊCH ĐỒNG KHÍ CỦA TƯ THIÊN TRONG SÁU NĂM VỚI CHỦ KHÍ LÀ THIẾU DƯƠNG TƯƠNG HỎA
Khách khí tư thiên |
Quyết âm Phong mộc |
Thiếu âm Quân hỏa |
Thái âm Thấp thổ |
Thiếu dương Tướng hỏa |
Dương minh Táo kim |
Thái dương Hàn thủy |
|
|||||||||||
|
Sinh |
ở trên |
Sinh |
Đồng với |
Khắc |
Khắc |
||||||||||||
Tam khí của chủ khí |
Thiếu dương tướng hỏa |
|||||||||||||||||
|
Thuận |
Thuận |
Nghịch |
Đồng khí |
Nghịch |
Thuận |
||||||||||||
c) Quan hệ giữa chủ khách thuận nghịch với khí hậu biến hóa :
Trên đă nói qua khách chủ gia lâm là đem chủ khí và khách khí kết hợp lại, dùng để phân tích sự thường và biến của khí hậu, lại cần phải theo t́nh h́nh thuận hay nghịch của “chủ khách gia lâm “ để quyết định, nói chung “thuận” th́ đại biểu cho sự biện hỏa khác thường của khí hậu trong bốn mùa (6 bước) nhưng không lớn lắm, “nghịch” th́ biến hóa khác thường lớn hơn. “đồng “ th́ khí hậu khác thường tột bực (mạnh dữ lắm).
Như biểu đồ trên đă chỉ, khí Tư thiên là Quyết âm phong mộc gia lên khí thứ ba của chủ khí là Thiếu dương tướng hỏa, là khách sinh chủ (mộc sinh hỏa) thế là thuận. Nói về khí hậu biến hóa th́ khí thứ ba làm chủ trong bốn tiết khí từ tiểu măn đến tiểu thử, tuy có phong khí lưu hành nhưng không mạnh lắm. lại như khách khí là Thái âm thấp thổ gia lên chủ khí là Thiếu dương tướng hỏa chủ sinh được khách ( hỏa sinh thổ), thế là nghịch, th́ trong bốn tiết khí ở thời gian ấy sẽ mưa dầm ẩm thấp khá nhiều. lại như khách khí là Thiếu dương tướng hỏa, tướng hỏa gia lên trên Thiếu dương tướng hỏa đối với tướng hỏa thế là đồng khí, th́ trong thời gian ấy khí hậu nóng lên dữ dội. những tiết khí khác cũng theo như thế mà suy ra.
IV – VẬN VÀ KHÍ KÉT HỢP VỚI NHAU
Ngũ vận và lục khí vận dụng kết hợp lại với nhau, mà đó cũng là một khâu trọng yếu trong học thuyết vận khí. Cách kết hợp ấy là lấy can chi làm cơ sở. Đoạn trên đă nói : “thiên can để t́m vận, địa chi để t́m khí”, cho nên thiên can phối hợp với địa chi, đó là đă đại biểu cho sự kết hợp giữa vận và khí, niên hiệu của mỗi năm đều do một thiên can và địa chi kết hợp lại, muốn suy lường được t́nh h́nh vận khí trong một năm th́ cần phải đem hai thứ ấy kết hợp lại, mà tổng hợp phân tích cả toàn diện.
Cách kết hợp can và chi để ghi lại từng năm, trong đoạn khái thuật ở trên đă nói qua, chữ thứ nhất của Thiên can là Giáp, chữ thứ nhất của Địa chi là Tư , Thiên can đặt trên, Địa chi đặt dưới, kết hợp can chi rồi bắt đầu từ giáp tư mà tính đi. Thiên lục vi chí đại luận sách Tố Vấn nói :”Thiên khí bắt đầu ở giáp, địa khí bắt đầu ở tư – tư và giáp hợp lại gọi là “Tuế lập”. Một ṿng tuần hoàn của giáp tư là 60 năm, bởi v́ mười thiên can chuyển hết sáu ṿng, 12 địa chi chuyển hết 5 ṿng, cho nên trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố Vấn có nói : “về thiên can th́ dùng số “6 “về địa chi th́ dùng số ‘5” .
1. Sự thịnh suy của khí và vận gặp nhau – Đem can chi kết hợp lại căn cứ quan hệ sinh khắc của vận và khí , để suy tính t́nh h́nh thịnh suy của sự gặp nhau ấy, rồi theo đó mà có thể nói rơ hơn nữa sự biên hóa phức tạp của khí hậu. Sự thịnh suy của vận và khí gặp nhau là lấy quan hệ sinh khắc theo thuộc tính ngũ hành cuả ngũ vận và lục khí để thuyết minh. Cộng có năm tên gọi khác nhau như dưới đây :
1) Thuận hóa – khí sinh vận 4) Bất ḥa – vận khắc khí
2) Thiên hinh – khí khắc vận 5) Thiên phù - vận khí đồng nhau
3) Tiểu nghịch – vận sinh khí
H́nh 9 : bảng kê thịnh suy giữa vận và khí gặp nhau trong 60 năm
Năm tên gọi ở trên cũng tức là căn cứ t́nh h́nh vận và khí gặp nhau mà chia ra năm loại lớn, trong 60 năm th́ mỗi loại đều có 12 năm. (xem biểu đồ trên).
Sở dĩ trong 60 năm cần phải phân ra năm thứ niên phận, như thuận hóa thiên h́nh… chủ yếu là khi tính sự biên hóa của khí hậu mỗi năm, trong hai phương pháp bàn về ngũ luận với lục khí ở trên, th́ làm thế nào để dựa vào chỗ thịnh suy mà phân biệt được chủ và thứ để nắm vững mà vận dụng. như năm thuận hóa, năm thiên h́nh, bởi v́ khí sinh vận và khí khắc vận, là thuộc về khí thịnh vận suy, cho nên khi tính sự biến hóa của khí hậu năm ấy th́ lấy lục khí làm chủ yếu mà ngũ vận là chỉ để tham khảo. Mà như năm tiểu nghịch năm bất ḥa bởi v́ vận sinh khí và vận khắc khí , là thuộc về vận thịnh khí suy, cho nên khi tính th́ lấy ngũ vận làm chủ yếu và lục khí th́ chỉ để tham khảo. Như gặp năm thiên phù, là thuộc về năm khí vận đồng nhau, th́ kết hợp cả hai mà vận dụng.
Như năm Mậu tuất, thiên can “mậu” thuộc hỏa (vận), địa chi “tuất” là Thái dương hàn thủy tư thiên (khí), thủy có thể khắc được hỏa, tức là khí khắc vận, cho nên năm ấy gọi là năm “thiên h́nh”, về khí hậu biến hóa th́ lấy lục khí làm chủ. Như năm “ất hợi”, thiên can “ất” thuộc kim (vận), địa chi “hợi” là Quyết âm phong mộc tư thiên (khí) kim có thể khắc được mộc, thế là vận khắc được khí, cho nên năm ấy gọi là năm “bất ḥa”, về khí hậu biến hóa th́ lấy ngũ vận làm chủ. Lại như năm bính th́n, thiên can “bính” thuộc thủy (vận), địa chi “th́n” là Thái dương hàn thủy tư thiên (khí), vận với khí tư thiên đều thuộc thủy, cho nên gọi là năm “thiên phù”, vận với khí đều thuộc về hàn thủy cho nên kết hợp lại mà vận dụng, khí hậu biến hóa trong năm đó so với những năm khác là mạnh dữ hơn.
2. Thiên phù tuế hội : Căn cứ vào t́nh h́nh khác nhau, khi kết hợp với vận khí mà chia ra năm thứ niên phận khác nhau là Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù, Đồng thiên phù, Đồng tuế hội. Thiên phù nói ở đây cùng một dạng với “Thiên phù” ở năm mà vận với khí đồng nhau nói trên, mà bốn thứ niên phận như Tuế hội.. th́ bao quát riêng cả bốn thứ niên phận như thuận hóa, thiên h́nh, v.v… nói ở trên; nhưng ư nghĩa phân loại về hai thứ này th́ căn bản khác nhau. Thuận hóa, thiên h́nh v.v… là vấn đề chủ hay thứ khi tính khí hậu biến hóa trong mỗi năm, phân biệt như thế nào về hai phương pháp luận thuật ấy, c̣n năm thứ niên phận Tuế hội, Thái ất thiên phù, v.v… là dùng để nói rơ t́nh h́nh chung mạnh hay yếu của khí hậu biến hóa trong những năm ấy. Nói chung lại th́ năm “Thiên phù” khí hậu biến hóa nhanh và mạnh, năm “Đồng thiên phù” cũng thế, khí hậu biến hóa trong năm “Tuế hội” th́ tŕ hoăn mà không mănh liệt, năm “Đồng tuế hội” cũng giống như thế, năm “Thái ất thiên phù” th́ khí hậu biến hóa rất khác thường. Về t́nh h́nh cụ thể đương nhiên c̣n cần phải kết hợp sự thịnh suy của vận và khí gặp nhau, căn cứ vào vận hoặc khí của mỗi năm mà phân tích rơ hơn nữa.
a) Thiên phù: Phàm những năm mà khí Tuế vận với khí Tư thiên gặp nhau, th́ gọi là “Thiên phù”. Thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố Vấn nói “ Hoàng đế hỏi năm thuộc thổ vận mà khí tư thiên là Thái âm, năm thuộc hỏa vận mà khí tư thiên là Thiếu dương hoặc Thiếu âm, năm thuộc kim vận mà khí tư thiên là Dương minh, năm thuộc mộc vận mà khí tư thiên là Quyết âm, năm thuộc thủy vận mà khí tư thiên là Thái dương th́ những niên phận ấy như thế nào? Kỳ Bá nói: “đó là khí tư thiên và ngũ vận hội với nhau, cho nên trong sách Thiên nguyên gọi đó là năm Thiên phù”. Năm thuộc vận ǵ th́ chỉ đó là đại vận, trên thấy khí ǵ th́ chỉ đó là tư thiên. Như năm đại vận là thổ gặp khí tư thiên là Thái âm thấp thổ, vận và khí tư thiên đều thuộc thổ, năm ấy gọi là năm “Thiên phù”. Trong một ṿng giáp tư 60 năm có 12 năm là năm “Thiên phù”. (Xem ở bảng dưới đây)
Niên hiệu |
Đại vận |
Khí tư thiên |
|
Kỷ |
Sửu |
Thổ |
Thái âm thấp thổ |
Mùi |
|||
Ất |
Măo |
Kim |
Dương minh táo kim |
Dậu |
|||
Bính |
Th́n |
Thủy |
Thái dương hàn thủy |
Tuất |
|||
Đinh |
Tị |
Mộc |
Quyết âm phong mộc |
Hợi |
|||
Mậu |
Tư |
Hỏa |
Thiếu âm quân hỏa |
Ngọ |
|||
Mậu |
Dần |
Hỏa |
Thiếu dương tướng hỏa |
Thân |
b) Tuế hội: Phàm tuế vận giống với thuộc tính Ngũ hành của niên chi th́ gọi là “Tuế hội”.
Thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố Vấn nói: “Mộc vận gặp năm măo, hỏa vận gặp năm ngọ, thổ vận gặp những năm th́n, tuất, sửu, mùi; kim vận gặp năm dậu, thủy vận gặp năm tư, những năm ấy gọi là “tuế hội”, tức là b́nh khí”. Tuế vận đương nhiên là lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để thuyết minh, mà thuyết minh về 12 địa chi của lục khí trong mỗi năm cũng có thuộc tính ngũ hành của nó, tức là bảng địa chi phối hợp với ngũ hành nói trong đoạn khái thuật ở trên. Đoạn kinh văn này nói như mộc vận gặp năm măo v.v… là nói tuế vận năm ấy là mộc, nên chi măo cũng thuộc mộc, v́ thuộc tính ngũ hành là giống nhau, nên gọi là năm “tuế hội”, mà trong có những năm kỷ sửu, kỷ mùi, ất dậu, mậu ngọ, lại cũng giống với “thiên phù”, nên kỳ thực th́ chỉ có bốn năm. (Xem bảng dưới đây)
Niên hiệu |
Đại vận |
Thuộc tính Ngũ hành của niên chi |
|
Giáp |
Th́n |
Thổ |
Thổ |
Tuất |
|||
Kỷ |
Sửu |
||
Mùi |
|||
Ất |
Dậu |
Kim |
Kim |
Đinh |
Măo |
Mộc |
Mộc |
Mậu |
Ngọ |
Hỏa |
Hỏa |
Bính |
Tư |
Thủy |
Thủy |
c) Thái ất thiên phù: Phàm năm đă gặp “Thiên phù” lại là tuế hội nữa, th́ gọi là năm: “Thái ất thiên phù”. Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: “năm mà vận khí tư thiên và niên chi ba thứ cùng một khí với nhau th́ gọi là tam hợp. Thiên Lục vi chỉ đại luận lại gọi là “Thái ất thiên phù”. Như năm kỷ sửu, kỷ là thổ vận, sửu là Thái âm thấp thổ tư thiên, đó là thiên phù, đồng thời thuộc tính Ngũ hành của niên chi sửu cũng là thổ, cùng giống với thuộc tính ngũ hành của vận, nên gọi là tuế hội. Bởi v́ 3 thứ ấy (vận, khí tư thiên, niên chi) đều thuộc thổ, cho nên gọi là năm “Thái ất thiên phù”. Trong 60 năm th́ gặp bốn năm Thái ất thiên phù tức là bốn năm tuế hội giống với thiên phù nói ở trên. (Xem bảng dưới đây)
Niên hiệu |
Đại vận |
Khí tư thiên |
Thuộc tính Ngũ hành của niên chi |
|
Kỷ |
Sửu |
Thổ |
Thái âm thấp thổ |
Thổ |
Mùi |
||||
Ất |
Dậu |
Kim |
Dương minh táo kim |
Kim |
Mậu |
Ngọ |
Hỏa |
Thiếu âm quân hỏa |
Hỏa |
d) Đồng thiên phù: Phàm năm niên can và niên chi đều thuộc dương (thái quá), đồng thời tuế vận lại giống với thuộc tính ngũ hành của khí tại tuyền, tức là năm “đồng thiên phù”. Thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: “Thái quá mà gia lên Đồng thiên phù”. Như năm giáp th́n, giáp thuộc dương, là thổ vận thái quá. Niên chi th́n cũng thuộc dương. Năm th́n là Thái dương hàn thủy tư thiên, Thái âm thấp thổ tại tuyền, khí tại tuyền là thổ cũng giống với vận là thổ, cho nên gọi là năm “đồng thiên phù”. Trong 60 năm gặp sáu năm là đồng thiên phù trong đó 2 năm giáp th́n, giáp tuất đă giống với năm Tuế hội, kỳ thực chỉ có bốn năm. (Xem bảng dưới đây)
Niên hiệu |
Thuộc tính của niên chi |
Đại vận |
Khí tại tuyền |
Giáp th́n Giáp tuất Canh tư Canh ngọ Nhâm dần Nhâm thân |
Dương Dương Dương Dương Dương Dương |
Thổ Thổ Kim Kim Mộc Mộc |
Thổ Thổ Kim Kim Mộc Mộc |
e) Đồng tuế hội: Phàm năm niên can và niên chi đều thuộc âm (bất cặp), đồng thời tuế vạn lại giống với thuộc tính của khí tại tuyền th́ gọi là “đồng tuế hội” tức là trong thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: “Bất cập mà gia lên đồng tuế hội”. Như năm Tân sửu, tân thuộc âm, là tuế vận bất cập, niên chi sửu cũng thuộc âm. Năm sửu là thái âm thấp thổ tư thiên, thái dương hàn thủy tại tuyền, khí tại tuyền là thủy, cũng giống với vận là thủy, cho nên gọi là năm “đồng tuế hội”. Trong 60 năm, gặp sáu năm là đồng tuế hội. (Xem bảng dưới đây)
Niên hiệu |
Thuộc tính của niên chi |
Đại vận |
Khí tại tuyền |
Tân mùi Tân sửu Quư măo Quư dậu Quư tỵ Quư hợi |
Âm Âm Âm Âm Âm Âm |
Thủy Thủy Hỏa Hỏa Hỏa Hỏa |
Thủy Thủy Quân hỏa Quân hỏa Tướng hỏa Tướng hỏa |
Nói tóm lại Thiên phù, Tuế hội, v.v… là dùng để phân biệt niên phận khác nhau của khí kết hợp với vận mà tiến lên một bước để phân tích sự thường biến của khí hậu. Trong 60 năm tính ra có 12 năm Thiên phù, 8 năm Tuế hội, 4 năm Thái ất thiên phù, 6 năm Đồng thiên phù, 6 năm Đồng tuế hội, cộng là 36 năm, trừ 10 năm trùng với nhau ra, kỳ thực chỉ có 26 năm.
3. B́nh khí: là chỉ vào khí không thái quá không bất cập. Đoạn trên nói ngũ hành phối hợp với thập can, chia ra hai loại âm và dương, tức là đem ngũ vận chia ra năm thái quá và năm bất cập, hoàn toàn không nói đến B́nh khí. B́nh khí nói ở đây là sau khi đă đem kết hợp vận với khí (can và chi) rồi, theo vào sự thái quá hay bất cập của tuế vận, với lục khí tư thiên, và quan hệ phương vị về thuộc tính ngũ hành của địa chi để xác định. Cho nên thiên vận khí trong sách Trương thị loại kinh nói: “Vận thái quá mà bị ức chế vận bất cập mà được phù trợ”. Nhân đó mà sinh ra b́nh khí. Như năm Mậu th́n, mậu là hỏa vận thái quá, năm th́n là thái dương hàn thủy tư thiên. Mậu hỏa thái quá, bị khí tư thiên là hàn thủy ức chế mà trở nên b́nh khí. Lại như năm tân hợi, tân là thủy vận bất cập, niên chi hợi là thuộc thủy ở phương bắc, thủy vận tuy bất cập, nhưng được sự phù trợ của niên chi là phương bắc thủy, nên cũng trở thành b́nh khí.
Năm b́nh khí cũng thuộc vào những năm thiên h́nh, thiên phù nói trên, hoàn toàn không phải là ở ngoài năm loại niên phận do sự thịnh suy của vận và khí, gặp nhau mà chia ra. Nó nói lên sự biến hóa b́nh thường của khí hậu, nếu như có sự biến hóa khác thường th́ cũng là nhẹ hơn. Trong một ṿng giáp tư 60 năm, gặp năm vận thái quá mà bị ức chế, th́ có sáu năm tức là mậu th́n, mậu tuất, canh tư, canh ngọ, canh dần, canh thân, gặp năm vận bất cập nhưng được phù trợ mà trở thành b́nh khí cũng có sáu năm tức là ất dậu, đinh măo, kỷ sửu, kỷ vị, tân hợi, quư tỵ.
V – VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VẬN KHÍ VÀO Y HỌC
Học thuyết vận khí là phương pháp luận lư của đời xưa dùng để giải thích và suy tính sự biến hóa của khí hậu. Vận dụng học thuyết này vào y học, trước tiên là nói rơ ảnh hưởng của khí hậu biến hóa ở ngoài đối với thân thể người ta, trong đó chủ yếu là đề ra nhân tố gây bệnh của lục dâm căn cứ tính chất khác nhau của nguyên nhân bệnh, rồi vận dụng học thuyết âm dương ngũ hành để thuyết minh một cách khái quát về t́nh h́nh phát bệnh trong thân thể người ta, và theo vào chứng trạng khác nhau sau khi thân thể đă phát bệnh mà tổng hợp quy nạp, rút ra quy luật cơ bản, của lục dâm gây nên bệnh, để giúp cho việc chẩn đoán và để tham khảo khi xác định nguyên tắc chữa bệnh.
Căn cứ vào thiên Khí giao biến đại luận và thiên Chí chân yếu đại luận trong Nội Kinh có chép, bất luận ngũ vận biến hóa hay lục khí biến hóa, đều có thể gây bệnh cho người ta, nhưng đem quan hệ giữa khí hậu biến hóa với bệnh tật mà xét th́ quy luật cơ bản là nhất trí, chủ yếu là nói những bệnh tật v́ khí hậu khắc với tạng khí mà gây nên, thứ hai là nói những bệnh v́ khí hậu ảnh hưởng đến tạng thuộc với khí ấy mà phát ra, thứ ba nữa c̣n có ảnh hưởng kinh mạch và quan hệ biểu lư giữa các tạng phủ mà phát bệnh v.v… Tóm lại, v́ thuộc tính của nguyên nhân bệnh không giống nhau và thể chất của người ta cũng khác nhau, nên tạng phủ bị bệnh và chứng trạng hiện ra cũng khác nhau. Nay đem sự bất cập thái quá của ngũ vận, và khí hậu biến hóa khác nhau về tư thiên tại tuyền trong lục khí đă gây nên t́nh trạng bệnh tật cho người ta đưa ra ví dụ nói rơ như dưới đây:
Như năm đinh năm nhâm đều thuộc mộc vận, đinh là mộc vận bất cập, nhâm là mộc vận thái quá. Mộc bất cập th́ táo khí lưu hành, (vượng thịnh), mộc thái quá th́ phong khí lưu hành (vượng thịnh), v́ thế tính chất ảnh hưởng đến con người khi phát bệnh đều có khác nhau. Thiên Khí giao biến đại luận sách Tố Vấn nói: “Năm mộc khí bất cập, th́ táo khí sẽ vượng thịnh, người ta phần nhiều bị chứng trung khí hư hàn, sườn và sườn cụt đau nhức, bụng dưới đau, trong bụng sôi, đại tiện nhăo sột sệt… nóng rét… ho mà tịt mũi”. Những chứng trạng chép trong đó là có liên quan đến ba tạng, như các chứng trung khí hư hàn, sôi bụng, nhăo sột sệt là thuộc tỳ; sườn và sườn cụt đau, bụng dưới đau là thuộc can; nóng rét, ho, tịt mũi là thuộc phế. Lại nói: “Năm mộc thái quá, phong khí sẽ vượng thịnh… người ta bị đại tiện sống phân (tả v́ tiêu hóa không tốt), ăn uống giảm sút, chân tay ḿnh mẩy nặng nề yếu đuối, phiền muộn uất ức, sôi bụng, bụng đầy trướng… nặng thời hay giận dữ, sinh các bệnh ở đầu, như đầu choáng mắt hoa… sườn đau nhức, nôn mửa không chỉ”. Trong đó, các chứng tiết tả, ăn kém, ḿnh nặng, phiền muộn, sôi ruột, bụng đầy; mửa nhiều là bệnh thuộc tỳ vị, các chứng nóng nảy giận dữ chóng mặt choáng đầu đau cạnh sườn là bệnh thuộc can.
Lại như năm tư năm ngọ, là Thiếu âm quân hỏa tư thiên, dương minh táo kim tại tuyền, khí tư thiên chủ về thượng bán niên khí tại tuyền chủ về hạ bán niên. V́ khí hậu khác nhau cho nên t́nh h́nh phát bệnh trong một năm cũng đều khác nhau. Như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn nói: “Năm thiếu âm tư thiên, nhiệt tà vượng thịnh… người ta phần nhiều bị các chứng trong ngực phiền nóng, cổ khô, sườn bên mặt đầy tức, ngoài da đau nhức, nóng rét ho suyễn nhổ ra huyết, ỉa ra huyết, chảy máu cam… Những bệnh chứng kể trong đó là có liên quan đến những tạng tâm, phế, can. Lại nói năm dương minh tại tuyền, th́ táo khí vượng thịnh. Người ta thường bị các chứng mửa khan, mửa ra đắng, hay thở dài, tim, sườn đau không trở tráo được, nặng hơn th́ cổ khô mặt bẩn, người không tươi nhuận; ngoài bàn chân nóng”. Những bệnh chứng kể trong đó là có liên quan đến các tạng phế can.
Tóm lại, trong việc chẩn đoán trị liệu, kết hợp nguyên tắc ứng dụng học thuyết vận khí, chủ yếu là căn cứ vào tính chất của ngoại nhân và đặc điểm chứng trạng sau khi phát bệnh đồng thời nắm vững công hiệu của khí vị trong vị thuốc, theo đó mà xác định việc chẩn đoán và xử phương. Học thuyết vận khí là theo trên quan hệ khí hậu biến hóa với sự phát bệnh của người ta mà cung cấp tài liệu, có lợi cho việc biện chứng khi lâm sàng, theo trên cơ sở biện chứng rơ ràng đúng đắn, nhằm đúng kết quả của việc biện chứng, mà lập pháp và chế phương dược chính xác. Cho nên về nguyên tắc trị liệu, th́ căn cứ nội dung bàn ở các thiên vận khí trong Nội Kinh và nguyên tắc chữa bệnh vận dụng trên lâm sàng là hoàn toàn nhất trí. Như phép tắc chữa bệnh v́ khí tư thiên tại tuyền gây ra chép trong thiên Chí chân yếu đại luận: “Phàm khí tại tuyền là phong khí thái quá mà xâm vào thân thể người ta th́ chữa bằng thuốc tân lương” “Do khí tư thiên thắng quá mà gây nên bệnh, nếu là phong tà xâm vào th́ chữa bằng thuốc tân lương”, tinh thần cơ bản của nó là phong th́ dùng thuốc phát tán khử phong, hỏa, nhiệt th́ dùng thuốc thông hạ và nhuận táo, hàn th́ dùng thuốc ôn nhiệt, đó là căn cứ vào tính chất của lục khí mà định ra phép tắc chữa bệnh. Lẽ đương nhiên, tuy thuộc một khí làm ra bệnh, nhưng chứng trạng của bệnh phát ra thường tùy ở thể chất con người và chỗ bệnh phát có khác nhau, cho nên trong việc lập phương dùng thuốc lại cần phải linh hoạt mà vận dụng.
III CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN GIỚI
Con người là một sinh vật trong tự nhiên giới, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, v́ thế không thể tách rời quan hệ giữa người với tự nhiên được.
Quan hệ giữa người với tự nhiên trong thiên Tà khách sách Linh Khu nói: “Con người tương ứng với trời đất”. “Trời” và “đất” là đại biểu cho tự nhiên giới. “tương ứng” là chỉ vào khi sự biến hóa của tự nhiên giới ảnh hưởng đến thân thể người ta th́ thân thể người ta tất nhiên có sự phản ứng với nhau. Lư luận quan hệ giữa người với tự nhiên trong những thiên Tứ khí điều thần đại luận, Sinh khí thông thiên luận, Âm dương ứng tượng đại luận, Trước chí giáo luận, Dị pháp phương nghi luận và Tạng khí pháp thời luận ở sách Tố Vấn đều có bàn chép, trong đó như thiên Trước chi giáo luận nói: “Trên biết thiên văn, dưới biết địa lư, giữa biết nhân sự, th́ có thể tồn tại được lâu dài” và trong thiên âm dương ứng tượng đại luận có nói: “Điều dưỡng thân thể mà không theo vào lẽ tự nhiên th́ tật bệnh sẽ phát sinh”, điều đó càng thể hiện sự coi trọng về vấn đề này.
Khi bàn về quan hệ giữa người với tự nhiên giới, trước tiên cần phải nói đến hiện tượng của tự nhiên giới và sự biến hóa của hiện tượng ấy. Về điểm này, trong Nội Kinh đă nhận thức rằng quả đất không lúc nào là không vận động và biến hóa. Sinh ra biến hóa th́ khí trời luôn luôn giáng xuống, khí đất th́ luôn luôn đưa lên, một khí ở trên, một khí ở dưới, hấp dẫn lẫn nhau, một khí đưa lên, một khí đưa xuống, tác dụng lẫn nhau. Đồng thời có động tất có tĩnh, một bên động, một bên tĩnh cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra sự biến hóa. Ví như trong thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố Vấn nói: “Khí trời giáng xuống th́ sẽ thấu xuống đất. Khí đất đưa lên th́ sẽ bốc lên trời, v́ trời đất có tác dụng trên dưới hút nhau, một khí đưa lên, một khí giáng xuống, làm nhân quả lẫn nhau mà sinh ra biến hóa”.
Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: “động tĩnh hút nhau, trên dưới ảnh hưởng lẫn nhau, âm dương xen lẫn, phối hợp với nhau th́ sinh ra sự biến hóa”. Chính v́ khí âm dương của thiên địa không phải là yên tĩnh, mà là trên dưới lên xuống vận động không ngừng cho nên mới sinh ra sự biến hóa, có biến hóa mới có thể sinh ra vạn vật. C̣n người ta th́ như thế nào? Căn cứ lư luận Nội Kinh th́ khí trời đưa xuống, khí đất bốc lên, sự phối hợp giữa khí đưa lên và khí đưa xuống gọi là “khí giao”, người ta sinh tồn ở trong khoảng khí giao, hay nói cách khác người ta sinh hoạt trong sự vận động biến hóa của khí âm dương trong trời đất.
Sự biến hóa của khí âm dương trong trời đất không phải là trừu tượng mà có đủ cơ sở vật chất nhất định. Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: “Ở trời là phong, ở đất là mộc, ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở trời là táo, ở đất là kim, ở trời là hàn, ở đất là thủy, cho nên ở trời là khí, ở đất thành h́nh, h́nh và khí cảm ứng với nhau mà hóa sinh ra vạn vật”. Lại nói: “Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là âm dương của trời, ba khí âm, ba khí dương ứng với sáu khí ấy, Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy (hỏa) là âm dương của đất, sự biến hóa, sinh, trưởng, hóa, thu, tàng ứng với khí ấy”. Tức là nói trời có khí hàn, thử, táo, thấp, phong; đất có h́nh mộc, hỏa, thổ, kim, thủy trong t́nh trạng h́nh với khí cảm ứng lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà phát sinh ra sự biến hóa, do sự biến hóa mà phát sinh ra vạn vật. Đồng thời sau khi vạn vật sinh sản, cũng không phải là nhất định không biến hóa nữa, mà nó có một qua tŕnh phát sinh phát triển, tức là sinh -> trưởng -> hóa -> thu -> tàng. Mà sự chuyển biến trong quá tŕnh ấy luôn luôn tương quan với sự biến hóa của âm dương trời đất. Theo đó có thể hiểu được sự biến hóa của tự nhiên giới và sự biến hóa phát sinh phát triển của vạn vật là không tách rời được sự biến hóa mâu thuẫn thống nhất của âm dương.
Nói tóm lại, sự sinh tồn và phát triển của sinh vật, đều trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan. Người ta cũng không ra ngoài cái quy luật ấy, người với tự nhiên giới là có sẵn quan hệ mật thiết, không thể tách rời ra được Thiên Bảo mạng toàn h́nh luận sách Tố Vấn nói: “Trong khoảng trời đất có đầy đủ vạn vật không ǵ quư bằng người, người nhờ vào khí của trời đất và tinh khí của đồ ăn thức uống mà sinh tồn, theo vào quy luật sinh, trưởng, thu, tàng của bồn mùa mà trưởng thành”. Đó là có ư nói: Tự nhiên giới tuy có vạn sự vạn
Đến năm Tỵ năm Hợi, là Quyết âm phong mộc tư thiên, Thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Bởi v́ khí tư thiên tại tuyền đă chuyển sang phía trước một bước, bốn bước gian khí tất nhiên cũng chyển sang một bước, th́ hữu gian của Tư thiên là Thái dương, tả gian lả Thiếu âm; hữu gian của Tại tuyền là Thái âm, tả gian là Dương minh.
Bốn bước gian khí tùy theo sự di chuyển Tư thiên tại tuyền c̣n bao hàm lẽ thăng giáng của âm dương nữa, tức là âm thăng th́ dương giáng, dương thăng th́ âm giáng, như Thái dương tư thiên chuyển sang Quyết âm tư thiên, th́ Thiếu âm nguyên là hữu gian của tại tuyền lại chuyển lên thành tả gian của tư thiên mà Dương minh nguyên là hữu gian của tư thiên lại xuống thành tả gian của tại tuyền. Tức là thành âm thăng dương giáng, Những năm khác cũng theo đó mà suy ra.
c)Quy luật khí hóa của khách khí- Khí hóa của khác khí tức là chỉ vào khí hậu biến hóa. Quan hện giữa phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn, sáu khí hậu biến hóa, với tam âm tam dương th́ chính như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn nói: “Quyết âm tư thiên th́ khí theo phong hỏa; Thiếu âm tư thiên th́ khí theo nhiệt hỏa, Thái âm tư thiên th́ khí theo thấp hỏa; Thiếu dương tư thiên th́ khí theo hỏa hóa, Dương minh tư thiên th́ khí theo táo hóa; Thái dương tư thiên th́ khí theo hàn hóa”. Đó tức là quy luật khí hóa của khách khí tư thiên. V́ khí tam âm tam dương mỗi năm một khí tư thiên khác nhau, nhân đó mới sinh ra các thứ khí hậu không giống nhau, tức là nói: “khí tư thiên của tam âm tam dương là đại biểu cho sáu thứ khí hậu. Không phải chỉ riêng khí tư thiên như thế, đồng thời đă đề ra Địa hóa, gian khí cũng như thế” (trong thiên Chí chân yếu đại luận). Đó là nói quy luật khí hóa của Taị tuyền và bốn bước gian khí là nhất trí với khí tư thiên.
Tuy quy luật hóa khí của khí Tư thiên tại tuyền với khí Tả gian Hữu gian là nhất trí, nhưng khi khí hóa làm chủ về sáu bước này trên thời gian có chỗ khác nhau. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn nói: “Khí tư thiên tại tuyền chủ việc khí hóa một năm, khí gian khí chủ việc khí hóa trong một bước” (60 ngày). Đó là nói rơ chủ về thời gian khác nhau của khí tư thiên tại tuyền cùng gian khí. Khi tư thiên lấy Địa chi của mỗi năm mà nói th́ chủ việc khí hóa trong một năm; đối với tại tuyền mà nói th́ mỗi khí chủ việc khí hóa nửa năm, tứ là khí tư thiên chủ thượng bán niên của năm về trước, khí tại tuyền chủ hạ bán niên, khí tư thiên tại tuyền và khí tả gian hữu gian chia thành sáu bước, th́ mỗi bước đều chủ về khí hóa của bốn tiết tức là thời gian 60 ngày 87 khắc rưỡi.
d) Sự biến hóa thắng phục của khách khí: thắng là chủ động mạnh mẽ mà thắng, phục là bị động là phục thù lại. Khí thắng phục tức là thượng bán niên có khí thắng khác thường th́ hạ bán niên nhân đó mà phát sinh phục khí để phản lại. Như thượng bán niên nhiệt khí thắng quá th́ hạ bán niên hàn khí đến phục thù, v.v… Đó là thuộc về sự biến hóa khác thường trong việc khí hóa của khách khí.
Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố-vấn chép: “Hoàng đế hỏi: sự vận động của thắng khí phục khí có thời gian nhất định không? Thời gian đến có phải nhất định có thắng khí phục khí không?- Kỳ Bá nói: “Bốn mùa th́ có vị trí cố định, nhưng có thắng khí phục khí hay không th́ không hoàn toàn nhất định. Hoàng đế hỏi: “đó là v́ lẽ ǵ?” Kỳ Bá nói: “từ sơ khí đến hết tam khí th́ thiên khí làm chủ là lúc mà thường thấy thắng khí; từ tứ khí đến hết chung khí th́ địa khí làm chủ, là lúc mà thường thấy phục khí, có thắng khí th́ mới có phục khí, không có thắng khí th́ không có phục khí. Hoàng đế nói: “Đúng! Phục khí hết rồi mà lại có thắng khí phát sinh, là thế nào?” Kỳ Bá nói: “Có thắng khí th́ phải có phục khí, không có hạn số nhất định. Khi khí suy giảm rồi mới không phát sinh nữa, v́ thế sau phục khí lại có thắng khí phát sinh, nếu không có sự phát sinh tương ứng của phục khí th́ sẽ có sự tổn hại, đó là hại đến sinh mạng”. Đoạn kinh văn này đă nói rơ về bốn vấn đề như sau:
1-Khí thắng, phục trong thứ tự từng mùa mà có quy luật nhất định, từ sơ khí đến hết tam khí là khí tư nhiên làm chủ về thượng bán niên, nếu có phát sinh khí hậu quá lúc thường th́ gọi là thắng khí, từ tứ khí đến hết chung khí là khí Tả tại tuyền làm chủ về hạ bán niên, phát sinh khí hậu phản lại với khí thượng bán niên th́ gọi là phục khí.
2-Mỗi năm có thắng khí phục khí hay không, là không có quy luật nhất định, nhưng thượng bán niên có thắng khí th́ hạ bán niên mới có phục khí, nếu không có thắng khí th́ không có phục khí.
3-Nếu có thắng khí mà không có phục khí th́ sẽ sinh ra tai hại.
4-Sau phục khí lại có thắng khí, hoàn toàn không phải như sự tuần hoàn không thay đổi v́ thắng khí không phải chỉ là một thứ nó tùy theo t́nh h́nh cụ thể của khí hậu biến hóa mà quyết định.
đ)Sự không thiên chính (1), không thoái vị (2) của khách khí: tư thiên tại tuyền của khách khí, tuy mỗi năm thay đổi một lần, nhưng cũng có khi khí hậu trái thường không theo quy luật chung mà di chuyển. Đó là thuộc về tính trạng đặc biệt, tức như trong thiên Thích pháp sách Tố-vấn đă nói đến những vấn đề: “không thiên chính”, “không thoái vị”, “thắng không lên”, “giáng không xuống”.
“Không thoái vị” ví như năm nay đúng là Thái dương hàn thủy tư thiên, nhưng nếu khí tư thiên năm ngoái là Dương minh táo kim hữu dư th́ lại cứ giữ quyền cả năm nay nữa, lưu lại không đi (không chịu thoái vị) nhân đó mà ảnh hưởng đến Thái dương hàn thủy năm nay không thiên chính lên vị trí tư
(1)Thiên chính: năm trước tư thiên ở tả gian, năm nay đổi cho tư thiên chủ quản, hoặc năm trước tại tuyền ở tả gian mà năm nay đổi lại tại tuyền chủ quản.
(2)Thoái vị: năm trước tư thiên chủ quản, năm nay tư thiên lui xuống ở hữu gian hoặc năm trước tại tuyền chủ quản mà năm nay tại tuyền lui xuống ở hữu gian.
đang cập nhật tiếp tục