Lạnh Lùng
Y HỌC VÀ VĂN NGHỆ (103)
(Độc giả cần phải tham khảo thêm với Bác Sĩ Gia Đ́nh của ḿnh)

Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào
Giờ đây đă nát càng thêm nát
Muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào

Sao em không nói một lời ǵ?
Dẫu chỉ một lời không đáng chỉ
Cũng đủ cơi ḷng anh ấm lại
Bao ngày xa cách buổi em đi

Em giết t́nh anh nữa phải không?
Em đem băng tuyết lấp hoa hồng
Em đem hờ hững vùi thương nhớ
Em giết ḷng anh trong lạnh lùng.
(Lạnh Lùng/thơ Vạn Tuyết Linh, nhạc Đinh Việt Lang)

Bài thơ 7 chữ của thi sĩ Vạn Tuyết Linh được nhạc sĩ Đinh Việt Lang phổ nhạc, viết theo thể Tango Habanera, âm giai Do Trưởng. Không có mấy người biết đến hai tác giả kể trên, v́ không thấy sách vở nào bàn, nhưng bản nhạc Lạnh Lùng tương đối ngày xưa cũng có tiếng.
Theo tên tác giả mà đoán, Vạn Tuyết Linh có vẻ là tên một phụ nữ, c̣n Đinh Việt Lang hầu như chắc chắn là phái nam.

Tội nghiệp cho người đàn ông gặp phải một người đàn bà đă đem hờ hững vùi thương nhớ rồi c̣n đem băng tuyết lấp hoa hồng. Người đâu mà... lạnh lùng đến như vậy! E rằng người phụ nữ trong thơ lại bị chứng bệnh lănh cảm (frigidity). Bệnh lạnh lùng lănh cảm của phụ nữ là vấn đề thật nan giải và đến nay vẫn là một mối nhức đầu cho đàn bà và dĩ nhiên phiền phức cho cả... đàn ông. Rất nhiều đàn bà bị lănh cảm, có nhiều người không biết bản thân ḿnh bị bệnh. Theo thống kê, có đến 20% đàn bà sống ở Hoa Kỳ bị bệnh này, nặng hay nhẹ.

Lănh cảm của đàn bà là một bệnh khá phức tạp, khó chữa. Bàn về thuốc chữa, ngoại trừ khi thiếu kích thích tố có thể chữa thử bằng kích thích tố, đến nay hầu như vẫn chưa có thuốc hiệu nghiệm. Nhưng gần đây, đă có những dấu hiệu cho thấy một thứ thuốc chống bệnh sầu buồn (depression) có thể giúp cho quư bà bớt... lạnh lẽo.

Tại buổi họp thường niên tháng 5 năm 2000 của Hiệp Hội Y Khoa Tâm Lư Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) tại Chicago, kết quả một cuộc khảo cứu y khoa về một cách chữa bệnh đàn bà lănh cảm bằng thuốc chống bệnh sầu buồn đă được công bố.

Có tất cả 51 người đàn bà bị bệnh lănh cảm được cho dùng Wellbutrin SR (sustainedderelease bupropion hydrochloride), là một trong những loại thuốc dùng để chữa bệnh sầu buồn. Tưởng cũng nên biết, bupropion dưới tên Zyban, giống y hệt như Wellbutrin SR, cũng được dùng để giúp người cai hút thuốc lá khá công hiệu. Sau 8 tuần dùng thuốc, khoảng 40% những người đàn bà uống thuốc Wellbutrin SR cho thấy có sự thuyên giảm của bệnh lănh cảm. Những người đàn bà này cho biết về t́nh dục họ rơ ràng dễ có cảm hứng (sexual arousal), có nhiều tưởng tượng (sexual fantasies) và thấy thích được ân ái (interest in sexual activity) hơn trước khi dùng thuốc.

Một trong những phản ứng phụ (side effects) của các thuốc chữa bệnh sầu buồn khác như Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxitene)... là có thể làm đàn ông bất lực, đàn bà lănh cảm. Chuyện này làm rắc rối thêm vấn đề sẵn đă phức tạp, v́ bệnh sầu buồn có thể gây ra chứng lănh cảm và ngược lại đàn bà v́ bị lănh cảm có thể bị chứng buồn phiền.
Wellbutrin SR chẳng những không có phản ứng phụ này, mà c̣n đặc biệt hơn nữa, như kết quả của cuộc khảo cứu trên đây, có hy vọng dùng để chữa bệnh lănh cảm cho đàn bà.
Nếu đàn bà ghiền thuốc lá, bị sầu buồn và mắc chứng lănh cảm th́ coi bộ rất tiện lợi v́ Wellbutrin SR có thể chữa cả ba thứ bệnh cùng một lúc.

Ngày xưa, nếu có thuốc Wellbutrin SR, âm nhạc Việt Nam có khi lại không có bản thơ phổ nhạc Lạnh Lùng của hai thi nhạc sĩ Vạn Tuyết Linh và Đinh Việt Lang!
Nói đến Lạnh Lùng, tân nhạc Việt Nam c̣n một bản nhạc khác có cùng tên và đă được sáng tác từ thập niên 1950, có lẽ trước bản nhạc Lạnh Lùng của Vạn Tuyết Linh và Đinh Việt Lang. Được ít được người biết đến hơn, bản Lạnh Lùng của nhạc sĩ Hoàng Trọng do Quách Đàm đặt lời, không có bàn đến chuyện... lạnh lùng của đàn bà mà đă diễn tả nỗi buồn hiu hắt, tê tái của người xa quê hương.
Bài hát, khá hay, có điệu nhạc luân vũ chậm Boston, bắt đầu bằng âm giai Sol Thứ:

Chiều nay gió may vi vút về lạnh lùng
Từng hồi mưa reo buồn đầy trời
Vài con chim non thu ḿnh trong lá xác xơ
Nh́n chân trời xa mờ trong khói

Chiều nay ai thấu cho cùng nỗi đau xa nhà
Tê tái bao ngày thiếu ấm cúng
Thầm nhớ năm xưa ngày xa quê nhà ngập ngừng
Tay rời tay mắt c̣n vời trông
Đến đây nhạc chuyển sang Sol Trưởng:
Hôm nay đây dưới gió mưa bùi ngùi
Xa đưa tiếng sáo đau than t́nh quê
Nào c̣n đâu bao ngày gần nhau
Bên than hồng êm ấm
Ta xum vầy vui sướng

Thôi mong chi ngày trở về quê hương
Đón gió tưng bừng trong nắng hanh vàng
Ngoài hiên c̣n gió mưa
Đêm nay nơi chân trời xa xăm
Có chăng ta nhớ thương. (Lạnh Lùng/nhạc Hoàng Trọng, lời Quách Đàm)


Bài nhạc Lạnh Lùng của Hoàng Trọng và Quách Đàm ngày xưa được ca sĩ Duy Trác hát rất truyền cảm và có lẽ đến nay vẫn chưa có ai hát lại nữa...

Reuters Health News/May 19, 2000

 

BS Phạm Anh Dũng, ABFP
Santa Maria, California, ỤS.Ạ
Tháng 06, 2000