Cổ
nhân sớm nhận thức được rằng t́nh dục là một nhu
cầu tâm sinh lư tự nhiên, tất nhiên và tất yếu
của con người. Mặc dù Mạnh Kha luôn luôn giáo
huấn nam nữ thụ thụ bất thân nhưng cũng không
giấu giếm mà nói rằng thực, sắc, tính dă. Lễ kư,
lễ vận cũng nói: Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại
dục tồn yên.
Về vấn đề dưỡng
sinh t́nh dục,
quan điểm
của y học cổ
truyền (YHCT) có
mấy
nội dung
chính sau đây.
Không nên cấm
dục
(dục bất khả
tuyệt)
YHCT cho rằng
nam là dương, nữ
là âm, âm dương
giao hợp chính
là đạo của trời
đất. Nếu cấm
dục, âm dương
không được tương
giao th́ sẽ phát
sinh bệnh tật.
Sử kư, Thương
công truyện kể
lại rằng: có một
nữ tỳ họ Hàn của
Tề Bắc Vương bị
bệnh đau lưng
hay phát sốt,
phát rét không
rơ quy luật.
Thuần Vu Ư, danh
y đương thời sau
khi chẩn mạch
cho rằng: người
bệnh bên trong
có âm hàn,
nguyệt kinh bất
hạ, duyên cớ là
do không được
thỏa măn mong
muốn sinh hoạt
nam nữ. Quả
nhiên, sau khi
kết hôn, căn
bệnh của tỳ nữ
không thuốc mà
khỏi. Từ Linh
Thai, danh y
thời Thanh -
Trung Quốc cũng
đă từng chẩn trị
cho một thương
nhân họ Uông v́
hơn 10 năm không
sinh hoạt vợ
chồng mà phát
sinh chứng khí
suyễn đầu hăn,
triệt dạ bất an
(tương tự như
suy nhược thần
kinh trong y học
hiện đại). Sau
khi chẩn mạch,
Từ Linh Thai
không kê đơn
thuốc mà chỉ
khuyên họ Uông
nên sớm trở về
nhà và ngủ với
vợ. Quả nhiên,
sau khi nhập
pḥng một đêm
mọi chứng bệnh
đều khỏi cả.
Không nên quá
sớm
(dục bất khả
tảo)
YHCT cho rằng
nam nữ vị thành
niên sinh hoạt
t́nh dục
quá sớm sẽ phá
âm, thương tinh,
tổn hao nguyên
khí, không những
làm ảnh hưởng
xấu đến quá
tŕnh sinh
trưởng phát dục
mà c̣n gây bất
lợi cho sự sinh
nở sau này. V́
thế y thư cổ
thường nhấn
mạnh: Nam phá
dương thái tảo
tắc thương tinh
khí, nữ phá âm
thái tảo tắc
thương kỳ huyết
mạch. Không
những thế, hoạt
động
t́nh dục
quá sớm c̣n có
thể tạo thành
ngũ thể hữu bất
măn chi xứ, dị
nhân hữu nan
trạng chi tật,
ngũ thể bất măn,
ư muốn nói đến
t́nh trạng công
năng sinh lư và
phát dục chưa
được hoàn chỉnh,
nan trạng chi
tật là chỉ bệnh
lư của
hệ thống
sinh dục về cả
cơ năng và thực
thể. Uông Ngang,
y gia đời Thanh
-
Trung Quốc
c̣n chỉ rơ: Giao
hợp thái tảo,
chước táng thiên
nhiên, năi yểu
chi do (t́nh dục
quá sớm làm hại
nguyên khí dẫn
đến chết non).
Không nên phóng
túng, bừa băi
(dục
bất khả túng)
YHCT đặc biệt
chú trọng đến
tác hại của lối
sống dâm dục quá
độ đến sức khỏe
con người. Lư
Bằng Phi, danh y
đời Nguyên nói:
t́nh dục
thái quá có thể
làm hao tán chân
nguyên, khô kiệt
tinh tủy, thận
hư, liệt dương,
mắt mờ tai điếc,
cơ thể hao gầy,
răng hư, tóc
rụng và cuối
cùng sức lực tàn
tạ mà dẫn đến
cái chết, mệnh
đồng triều lộ
(mệnh như sương
sớm).
Cần chú ư những
điều cấm kỵ
(dục hữu kỵ tị)
YHCT thường
khuyên rằng
những khi ăn quá
no, say rượu,
lao động
quá vất vả,
trong người có
điều buồn bực,
uất ức, có bệnh
nặng,
phụ nữ
thời kỳ hành
kinh và mang
thai, thời tiết
mùa hè quá nóng
nực, mùa đông
giá lạnh th́ cần
chú ư tiết dục,
tránh pḥng sự,
có như vậy th́
sức khỏe
mới được ǵn
giữ.
Cần biết cách
bảo vệ
sức khỏe
trong sinh hoạt
t́nh dục
(pḥng trung bảo
kiện)
Từ rất sớm, YHCT
đă lưu tâm
nghiên cứu
vấn đề dưỡng
sinh trong quá
tŕnh hoạt động
t́nh dục
của con người.
Tựu trung lại có
3 vấn đề cơ bản:
một là, cần chú
trọng sự ḥa hợp
trong pḥng sự;
hai là, phải nắm
được phương pháp
khí công đạo dẫn
để bảo vệ sức
khỏe; ba là,
phải chú ư vệ
sinh khi sinh
hoạt t́nh dục.
Tôn Tư Mạo, danh
y đời Đường -
Trung Quốc trong
Bị cấp thiên kim
yếu phương,
pḥng trung bổ
ích đă ghi lại
tỷ mỉ phương
pháp bảo kiện
khi sinh hoạt vợ
chồng. Ví dụ,
trước khi hành
pḥng, đầu tiên
vợ chồng nên từ
từ đùa vui cốt
để cả hai đều
thần ḥa ư cảm,
t́nh ư quấn quưt
làm cho dương
khí hưng thịnh
mà cảm thấy ham
muốn. Tối kỵ
t́nh trạng cả
hai chưa đồng
cảm đă đột ngột
hành pḥng khiến
cho khoái cảm
không đạt được
mà hiệu quả có
lợi cho
sức khỏe
cũng mất. Khi
giao tiếp, trước
tiên nên tiến
hành các
hoạt động
xoa bóp, cần thở
sâu để dẫn khí
và tập trung sự
chú ư vào đan
điền. Khi tiết
tinh phải ngậm
miệng, mở mắt,
ngừng thở, nắm
chặt hai
bàn tay
để điều ích tinh
thần. Sau khi
pḥng sự, ngoài
việc phải rửa
sạch bộ phận
sinh dục cần
dùng các loại
bột thuốc có
công dụng phương
hương hóa trọc
sát trùng để xoa
xát bên ngoài
nhằm mục đích
bảo vệ
cơ quan
sinh dục và dự
pḥng các chứng
thấp chẩn, thấp
sang.
Tóm lại, những
kiến thức
của YHCT về vấn
đề vệ sinh trong
sinh hoạt t́nh
dục là hết sức
phong phú và khá
sâu sắc. Ngày
nay, điều kiện
sống ngày càng
được nâng cao,
tŕnh độ
khoa học
kỹ thuật
ngày càng phát
triển, nhưng
chắc chắn kho
tàng
kiến thức
đó vẫn rất có
ích nếu như
chúng ta biết
vận dụng một
cách có chọn
lọc.