Số
Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9
(chấm trắng).
Số Âm, số
Ngẫu, số Ðất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen).
Số Sinh: 1, 2,
3, 4, 5.
Số Thành: 6, 7,
8, 9, 10.
Tuy nhiên, trong Hà Ðồ không phải chỉ có Âm Dương,
bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì
không đủ giải thích mọi biến thiên
phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình
còn có cả nội dung tương tác của 10
số đếm, thông qua sự định vị 5
con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại
diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ
trụ, đã được ghi rõ trong bài ca
quyết:
Thiên
nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.
Nghĩa
Là:
Số
Trời 1 sinh Thủy, thành số Ðất 6.
Số Ðất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Ðất 8.
Số Ðất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Ðất 10.
Như
vậy Ngũ Hành đã được định cùng
với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí
Tiên Thiên theo đúng các hướng của các
cặp số:
1-6:
Hành Thủy, phương Bắc.
2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
3-8: Hành Mộc, phương Ðông.
4-9: Hành Kim, phương Tây.
5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.
Ngũ
Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương
tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai
chiều đối xứng là Âm và Dương,
tức cơ chế Tương Sinh và Tương
Khắc. Ðây là tinh thần căn bản của
thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng
kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không
ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và
cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho
triết lý cao siêu của sự đổi thay,
biến dịch của vũ trụ tự nhiên.
Hành
Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân
bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật
được nẩy sinh tươi tốt.
Hành Hỏa gọi là
Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có
khí thịnh trưởng làm cho vạn vật
được phát triển.
Hành Thổ gọi là
Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí
hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật
được đầy đủ hình
thể.
Hành Kim gọi là Thẩm
Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm
cho vạn vật kết quả.
Hành Thủy gọi là
Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu
thuận làm cho vạn vật được
bế tàng, gìn giữ.
Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau
lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương
khắc là ức chế, làm thiệt hại
nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân
bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành.
Quan hệ tương sinh và tương
khắc nếu thái quá lại làm cho sự
biến hóa bị trở ngại khác thường
thành ra thái quá hoặc bất cập.
Hành Mộc bất
cập được gọi là Ủy Hòa,
nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho
vạn vật rũ rượi, không phấn
chấn.
Hành Hỏa bất
cập được gọi là Phục Minh,
nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn
vật ảm đạm, không sáng.
Hành Thổ bất
cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có
khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu
ớt, không có sức.
Hành Kim bất
cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không
có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở
nên mềm giãn, không có sức đàn hồi.
Hành Thủy bất
cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là
không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn
vật bị khô queo.
Hành Mộc thái quá
thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán
khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật
sớm phát dục.
Hành Hỏa thái quá
gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí
mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy
chẳng yên.
Hành Thổ thái quá
gọi là Ðơn Phụ, do có khí nồng
hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không
thể thành hình.
Hành Kim thái quá
gọi là Kiên Thành, do có khí cứng
cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không
có sức nhu nhuyễn.
Hành Thủy thái quá
gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy
tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không
thể về chỗ.
Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương
khắc không tồn tại đơn độc,
biệt lập. Trong tương khắc đã
có ngụ ý tương sinh và ngược
lại, để vạn vật cùng tồn
tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ
không thể có sinh mà không có khắc, không
thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì
vạn vật không nảy nở, không có
khắc thì sự phát triển quá độ
sẽ có hại.
Ngũ
Hành Tương Sinh Và Tương Khắc
|
|
Thiên
Can Tương Sinh Và Tương Khắc
|
Trang
kế
|
|