TẢN MẠN VỀ NĂM MẬU TUẤT

VÀ NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN CHÓ

Chó là một loài vật gần gũi với con người v́ trung thành, có ích, tinh khôn và đăm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ. Chó là địa chi Tuất đứng vị trí thứ 11 trong 12 con giáp, thuộc hành Thổ, đất khô, có Hỏa, có Kim, dương tính rất mạnh . Chính v́ thế mang lại nhiều năng lượng và sinh khí cho gia chủ , giúp gia đ́nh luôn vững chăi trong công việc và đời sống .    

Theo quan điểm nhà Phật, chó là loài có tánh linh cao, hạnh tốt, đáng được tin tưởng trông cậy trong những lúc khó khăn, khôn hơn các loài mèo, heo, gà, dê, ḅ… Do vậy, người hiểu đạo Phật không ăn thịt chó và chôn cất tử tế khi chúng qua đời.

Chó là bạn thân thiết và trung thành của người nên người xưa c̣n gọi chó là nghĩa khuyển.

Cho đến nay chó cũng được "phân ngành" theo các lĩnh vực hoạt động của con người, như: chó săn, chó giữ nhà, chó chăn cừu, chó làm xiếc, chó dẫn đường, chó kéo xe, chó nghiệp vụ, chó làm thí nghiệm, chó cảnh... Chó kéo xe là loài chó rất khoẻ, dẻo dai, có lông và da dày , có thể sống ở nhiệt độ -70 độ và được dùng cả trong những công việc mạo hiểm như thám hiểm Bắc Cực. Cho đến nay có khoảng hơn 300 loài chó. Xă hội loài chó cũng được con người phân ra đủ giai cấp sang hèn, thượng lưu hay b́nh dân hạ đẳng. Chỉ qua việc đặt tên gọi cũng có thể phân biệt được, những “Bẹc-giê”, “Phoóc ”... của mấy giống chó nhập hẳn khác xa với những Vện, Mực, Ki, Xám... của chó cỏ, chó c̣... Để rồi, ai cũng phải thừa nhận, chó là con vật gần gũi, rất gắn bó với con người.

H́nh tượng chó cũng có trong thành ngữ dân gian Việt Nam. Có câu: “Không có chó th́ không có kẻ canh nhà, không có gà th́ không có kẻ báo thức vào buổi sớm”. Câu này ám chỉ những người chỉ trọng h́nh thức mà không trọng nội dung, không có thực tế. C̣n có nhiều câu thành ngữ lấy h́nh tượng chó chỉ tính cách của con người như:

- Cẩu bất giảo bái niên đích, quan bất đả tống tiền đích (chó không cắn người đến chúc tết, quan không đánh người đưa tiền, ư chỉ người dẻo mồm, người đưa hoặc cho tiền đều được đón tiếp tử tế);

- Cẩu cẩu đăng dinh (t́m mọi cách để trục lợi, ư chỉ xấu xa như chó);

- Cẩu b́ cao dược (thuốc cao bôi lên da chó, ư chỉ hàng giả, hàng bịp bợm);

- Cẩu nhục bất thượng trác (thịt chó không để trên bàn tiệc, ư chỉ người không đủ tư cách);

- Cẩu giảo nhân hữu dược y, nhân giảo nhân một dược trị (chó cắn người c̣n có thuốc chữa, người cắn người th́ không có thuốc chữa, bị người khác bôi nhọ th́ rất lâu mới lấy lại được danh dự).

Trong văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, chó là con vật thân thiết gắn bó lâu đời với người chủ nói riêng, và với con người nói chung, các đức tính của chó được quư nhờ tính trung thành, thông minh, quan tâm chủ nhân,… Chó là bạn gần gũi với con người v́ nó bảo vệ nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó c̣n được coi như thần linh nên được thờ cúng tại các đền, miếu.

Theo quan niệm của người Việt, chó là con vật có thể đem đến điều may mắn, điều thuận lợi và niềm vui: “Mèo đến nhà th́ khó, Chó đến nhà th́ sang”. Nói theo tính khôi hài, chó kêu “gâu gâu” tương tự tiếng “giàu giàu” nên được coi là tốt, c̣n mèo kêu “meo meo” tương tự tiếng “nghèo nghèo” nên bị coi là xấu.

Tại nhiều nơi trên thế giới, chó được yêu quư và nâng niu, người ta cũng đặt các cḥm sao theo loài chó: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển, Lạp Khuyển.

Ngoài ra, chó cũng là loài bị khinh rẻ, coi thường, bị coi như một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và đáng khinh. Người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi, tiếng lóng hoặc thuật ngữ liên quan loài chó như: đồ chó má, đồ chó đẻ, đồ chó săn, đồ chó chết, đồ chó cái , đồ đĩ chó (ám chỉ gái lăng loàn, mại dâm), đồ chó ghẻ, ngu như chó, cẩu nô tài (ám chỉ những kẻ tay sai), tuồng chó lợn, đồ chó vô chủ, đám chó hoang. Khuyển Mă chi trung; Khuyển Ưng (Khuyển Ưng lại lựa một bầy côn quang), Hổ phụ sinh Khuyển tử, Cẩu đạo, Cẩu đồ, Cẩu Mă, Cẩu ngôn, Cẩu cuồng tại thị, Cẩu hạnh, Cẩu Trệ (Chó và Heo), ḷng Trâu dạ Chó, Chó dại có mùa; Người dại quanh năm; Chó dữ mất láng giềng, căi nhau như Chó với Mèo v..v.

      Để diễn tả những kẻ run rẩy khiếp nhược, rên rỉ th́ được ví như "chó phải khí".

Nhiều lúc cũng thấy người ta dùng câu "lang thang như chó dại" để chỉ những người vô dụng chỉ biết suốt ngày lang thang ngoài đường, ăn tục nói phét.

Khi cần nói đến một kẻ dâm đăng ra mặt th́ dùng câu "sốn xang như chó tháng bẩy", bởi theo các cụ cho biết tháng bẩy là muà chó cái rượng đực.

Trong dị đoan, mê tín, dân gian thường tin loại chó mực có thể trừ ma quái và chó trắng th́ lại cơng ma về nhà, nên ca dao có câu: "Nhà này ắt có tà ma. Có con chó mực sủa ra sủa vào"

Đối với một người con gái nói năng không được dịu dàng, lúc nào cũng gắm ga, gắm gẳn người ta dùng câu "nói năng như chó cắn ma",v,v....

Trong tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu dùng chữ chó. Để chỉ những phường gian trá bịp bợm chuyên nói một đàng lại làm nột nẻo, người ta thường dùng câu "Treo đầu Dê, bán Thịt Chó".

Khi tranh chấp người ta thường khuyến cáo kẻ thắng phải biết dừng đúng lúc, th́ dùng câu "đừng đẩy chó vào chân tường" tất nó sẽ v́ bản năng sinh tồn liều ḿnh cắn lại.

Một khi nói đến kẻ bất tài nhưng v́ một cơ may nào đó được ngồi một điạ vị hay chức vụ không xứng đáng, người ta dùng câu "chó ngáp phải ruồi" hay "chó nhẩy bàn độc".

Để diễn tả một hành động lưu manh, thường lừa người khác vào nơi nguy hiểm làm vật thế thân, người ta dùng câu "xô chó vào bụi rậm".

Khi diễn tả một người thất thế bị một lũ vô tài bất tướng coi thường, chà đạp, người ta dùng câu "Dậu đổ, b́m leo, chó ỉa dập".

Hoặc diễn tả thái độ của một người nào đó bằng hành động vùng vằng khiếm nhă, th́ dùng câu "đánh chó, chửi mèo".

Để diễn tả một kẻ làm bậy bị mọi người tẩy chay, đi đâu cũng lủi thủi cúi mặt chẳng dám nh́n ai, người ta dùng câu "Chó nhà tang"...v.v...

Các vua chúa phương Đông ngày xưa thường giết hại những người có công giúp đỡ ḿnh lúc hoạn nạn khó khăn lúc chưa có quyền hành. Lúc ấy loài người buông câu than thở:Được Chim bẻ ná,Được Cá quên nôm,Được Thỏ giết Chó.

Văn hóa  Việt Nam có câu:

Chó đâu có sủa lổ không,

Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.

Chó cậy nhà, Gà cậy chuồng.

Thành ngữ  Á Rập có câu  phớt lờ trước tiếng sủa vang rền của chó:

Chó sủa mặc Chó đoàn bộ hành cứ đi

(Le chien aboie. La caravane passe)

        Trong giai thoại về Xiển Bột có câu chuyện về chó, trong đó ngụ ư quan như con chó và hội đồng làng th́ “lau chau như chó đau tranh cứt sốt”.   

        Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có chiêu vơ công liên quan loài chó là “đả cẩu bổng pháp” tức là những chiêu côn pháp dùng để đánh chó. Đây là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang (dùng côn). Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau. Bộ bổng pháp này áp dụng phương pháp “lấy nhu thắng cương”.

Về ẩm thực, chó được chế biến thành nhiều món: luộc, lẩu, nướng, xáo, áp chảo, nhựa mận, tiết canh,… Người ta khoái món dồi chó, thế nên ví von: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, Chết xuống âm phủ biết có hay không”.

Ăn thịt chó  người ta c̣n chọn lựa:

Mùa nắng ăn Chó trắng

Mùa mưa ăn Chó Vàng,

Nắng mưa làng chàng Đen, Vàng, Đốm, Vện.

Theo những tay nhậu chuyên nghiệp th́ thịt chó ngon hay không ngoài cách nấu nướng nó c̣n lệ thuộc và loại chó nữa như câu "nhất bạch, nh́ vàng, tam khoang, tứ đốm".

Sách Mạnh Tử. Lương Huệ Vương thượng có viết: trong ba loại thịt : gà, chó, lợn thời Tiên Tần th́ thịt chó thuộc loại quư hiếm nhất. Thời nhà Chu (cách đây hơn 2.800 năm), bậc thiên tử thích ăn thịt chó vào 3 tháng mùa thu. Thịt chó là một trong 8 món ăn ngon trong cung đ́nh. Đến đời Hán đă có nhiều món ăn được chế biến từ thịt chó. Cho đến nay thịt chó vẫn là món ăn ngon, nhất là vào mùa thu đông. Nhưng nhà y học Lư Thời Trân lại khuyên không nên ăn thịt chó vào tháng 9, v́ nếu ăn vào tháng này th́ thần thái sẽ bị tổn thương.

Người ta thấy có 11 nơi trên thế giới có thói quen ăn thịt chó. Trước tiên phải nói ngay là tại Việt Nam của chúng ta, có 10 nơi khác là Trung Hoa, Đài Loan, Indonesia, Hàn quốc, Thụy Sĩ, Bắc Cực, Nam Cực, México, Philippines và Polynesia.

Tại Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, thịt chó được một số dân rất ưa chuộng, họ có cả một “phố thị chó” là phố Nhật Tân. Nguồn gốc ăn thịt chó bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, thầy phù thủy, họ ăn lén vào lúc tối trời. Do mặc cảm tội lỗi mà chẳng ai dám nói toạc ra là ăn thịt chó. Do kiêng kỵ nên người ta nói trại là ăn thịt cầy, mộc tồn (tức là “cây c̣n”, cách nói lái của “con cầy”). Xưa nay, quan niệm của người Việt vẫn mê tín dị đoan, cho rằng đầu năm đầu tháng mà ăn thịt chó th́ không tốt, không gặp may mắn, xui xẻo lắm. Cuối năm, cuối tháng, hoặc sau khi gặp một chuyện không hay, mà ăn thịt chó th́ lại là hên, có thể xua đuổi “vận xui xẻo, đen đủi”.

Trong phong thuỷ học, chó cũng là vật để hóa giải sát khí trong nhà, để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ, nhưng không để h́nh chó ở cửa chính mà để ở cửa ngách; v́ trấn thủ ở cửa lớn thông thường người ta dùng tượng sư tử. Nhưng nhiều nhà không có cửa ngách, cửa sau nên cũng có người dùng chó để trấn cửa lớn. Việc đặt tượng chó ở nơi gần cửa là thích hợp nhất, đầu chó phải hướng ra cửa, nhưng có một điều phải chú ư, không nên đặt nó ở phương Đông Nam, về số lượng chỉ 1 đến 2 con là lợi nhất.

      Phong thuỷ học cũng nêu ra cần đặt chó theo phương vị và màu sắc. Nếu đặt ở phương Bắc phải là chó đen, nếu ở phương Tây nên là chó trắng, phương Nam nên là chó màu vàng sẫm. Những người sinh tuổi Th́n không nên đặt tượng chó trong nhà v́ Th́n Tuất xung nhau, tránh được th́ tránh, đặc biệt không nên đặt trong pḥng ngủ của ḿnh.

CHÓ TRONG YHCT:

1. Thịt chó: (cẩu nhục)

Vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh viết “khuyển nhục vị chua, mặn, tính nóng, không độc, tráng dương ích thận, bổ lao thương, ấm bụng, cố tinh tủy”

Hải Thượng Lăn Ông cũng ghi: “Cẩu nhục tục gọi là thịt chó, không độc, ấm nhiều, vị chua mặn, tráng dương ích thận, thương hàn bổ, ấm vị, khỏe lưng, tinh tủy mạnh”

Lưu ư: V́ thịt chó tính ôn nhiệt nên những người bị bệnh thuộc thể âm hư nội nhiệt (gầy, nóng trong, ḷng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...) bị cảm mạo phát sốt, bị bệnh nhiệt ho có đờm và bị hen suyễn th́ không nên dùng. Trong nhà có trẻ bị bệnh sởi, kể cả khi mới hết sởi cũng không ăn thịt chó

Một số món ăn, bài thuốc từ thịt chó

- Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: Thịt chó 500g - 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể...), người cao tuổi cơ thể suy nhược.

- Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.

- Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.

- Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 - 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.

- Thịt chó hoài sơn kỷ tử: Thịt chó 1kg, hoài sơn 60g, kỷ tử 60g, nước luộc gà 1 lít, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ướp gừng và gia vị rồi xào qua; hoài sơn và kỷ tử rửa sạch tất cả cho vào nồi hầm nhừ với nước luộc gà, chế thêm một chút rượu vang, ăn nóng. Công dụng: Tư bổ can thận, ích tinh dưỡng huyết, dùng để bồi bổ cơ thể suy nhược, lưng đau gối mỏi, yếu sinh lư, xuất tinh sớm, đầu choáng mắt hoa, thị lực giảm sút.

- Thịt chó thố ty phụ tử: Thịt chó 250g, gừng tươi 20g, thỏ ty tử 15g, phụ tử chế 12g, gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ước nước gừng rồi xào qua với dầu ăn, sau đó đem hầm với phụ tử chế và thỏ ty tử, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: Ôn tỳ, ấm thận, chữa các chứng tay chân lạnh giá, đau bụng và đầy bụng do lạnh, đi lỏng, di niệu, liệt dương, di tinh, đau nhức xương khớp.

- Thịt chó tiên mao dâm dương: Thịt chó 250g, tiên mao 15g, dâm dương hoắc 15g. Thịt chó rửa sạch, thái miếng, tiên mao và dâm dương hoắc sắc kỹ lấy nước rồi cho thịt chó vào hầm thật nhừ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ ích vị, bổ thận, ôn dương, sinh tinh, dùng thích hợp cho nam giới muộn con có biểu hiện suy giảm ham muốn t́nh dục, tinh lạnh và loăng, lưng gối đau lạnh, mệt mỏi, tiểu đêm nhiều lần...

2. Thận chó:

 Tốt nhất là thận của chó vàng. Theo y văn cổ, thận chó có vị mặn, tính nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mỏi đau.

3. Dương vật và tinh hoàn của chó:

Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 - 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.

Một số món ăn, bài thuốc từ thận dương vật và tinh hoàn chó

B1: Khiếm thực 20g, kim anh tử 10g, cẩu thận 30g, có thể thêm lượng nhỏ thịt chó (cẩu nhục). Các thứ y phép bào chế: Kim anh cần sạch lông, khiếm thực sao vàng, cẩu thận, cẩu nhục rửa sạch, thái miếng cho vào xoong nấu kỹ, ăn cả nước lẫn cái (trừ bă kim anh). Công dụng: Trị di tinh và nâng cao sức khỏe

B2. Đuôi tắc kè, cẩu thận, đảng sâm, đương quy, kỷ tử, sơn thù nhục, thỏ ty tử, đồng lượng 100g, mạch môn 30g. Tán bột, làm viên mỗi lần dùng 10-20g, ngày 2 lần. Hoặc đem ngâm rượu, mỗi ngày dùng 2 lần mỗi lần 20ml. Dùng trong 10-15 ngày. Công dụng: Trị thận suy hư, dương sự yếu. Tác dụng cả lưỡng bổ khí huyết

B3. Bài thuốc giúp bổ thận tráng dương

Cẩu thận 2 quả, kỷ tử 20g, đảng sâm 20g, hoài sơn 20g, táo tàu 4 quả, đỗ trọng 10g. Nếu được thận chó đen tuyền là tốt nhất. Chưng cách thủy ăn. Ăn liền 3-4 lần trong tháng

B4. Cẩu thận tửu

Thận chó đen 2 quả, dương vật và tinh hoàn chó đen 1 bộ, làm sạch, sấy khô. Đại nguyên thục 200g, đảng sâm 100g, khởi tử 100g, nhục thung dung 50g, ba kích thiên 50-100g, tiên linh tỳ 30g, đỗ trọng 100g, đại táo 50g, bát giác hồi hương 10g, trần b́ 10g, quế nhục 10g, cẩu tích 30g, hà thủ ô 50g, rượu trắng ngon 5 lít

Ngâm bách nhật, sau đó hạ thổ 7-10 ngày. Khi uống cho thêm độ 200-300g đường phèn pha với 1 lít nước nguội trộn vào uống. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ 25ml.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, giúp dương sự mạnh lên, các chứng đau mỏi lưng gối đều trị được

4. Xương chó (cẩu cốt):

 Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat.

- Xương ḿnh và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đă rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.

- Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương ḅ, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

- Xương đầu chó, sao tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 6-10g. Công dụng: Trị bệnh mộng tinh.

- Cẩu đầu tỵ cốt (xương đầu mũi chó) lượng tùy ư. Sao vàng, tán mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20g. Uống liền trong nửa tháng. Công dụng: Trị di tinh, mộng tinh.

5. Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): 

Vị ngọt mặn, tính b́nh; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 - 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác. Có sách nói “Cẩu bao tử rất bổ cho năo tủy con người”

6. Óc chó:

Vị ngọt, tính b́nh; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.

7. Mỡ chó:

Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.

NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN CHÓ:

1. Nấm ngọc cẩu: Tên khoa học: Balanophors sp. Thuộc họ gió đất (Balanophoraceae)

là loại cây có h́nh dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín, cây được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng. Cụm hoa đực h́nh trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái h́nh đầu, dài 2-3cm. Thường mọc và sống kư sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp... ở các vùng rừng núi Hoà B́nh, Lào Cai, Yên Bái,...Trong đông y có tên là Tỏa dương hay c̣n có tên gọi khác là: củ gió đất, củ ngọt núi, cu chó, hoa đất, xà cô

Công dụng thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, phục hồi sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh

2. Hải cẩu - tên khoa học Callorhinus ursinus là loại thú ăn thịt, sống trên cạn nhưng thời gian ở dưới biển rất nhiều để săn mồi. Hai chi trước biến thành mái chèo, hai chi sau thành 2 bàn chân khi đi trên cạn và làm bánh lái khi bơi.

Mỗi con đực chiếm giữ vài chục con cái và các con cái này đều sinh con. Phải chăng v́ “cái tội” ấy mà Hải cẩu bị săn giết lấy thịt để ăn và lấy dương vật, tinh hoàn làm thuốc Hải cẩu hoàn với lời giới thiệu bổ thận tráng dương dùng chữa yếu sinh lư…

3. Cẩu vĩ trùng - c̣n có tên cây ṿi voi, tên khoa học Heliotropium indicum, họ ṿi voi (Boraginaceae) - là loại cỏ thấp, thân mềm, nhiều hoa nhỏ mọc trên 1 cuống dài 5-8cm trông như đuôi con chó hoặc ṿi con voi.

Trước kia cây này được dùng nhiều trong bệnh thấp khớp nhưng sau này phát hiện cây có độc cho gan, làm giảm bạch cầu, tiểu cầu, gây sẩy thai, gây ung thư nên không dùng dạng thuốc uống nữa. Lá tươi giữ đắp trị ung nhọt, viêm tấy, mụn cóc. Cây ṿi voi nấu cao pha thành cao rượu ṿi voi dùng đắp ngoài trị sưng đau, nhức khớp xương, viêm da, áp xe, ung nhot.

4. Cẩu b́ chương - c̣n có tên cây bời lời, bời lời nhớt, tên khoa học Litsea glutinosa, họ Long năo - là cây thân gỗ. Lá h́nh bầu dục hoặc thuôn dài. Ṿ lá non có nhớt. Chương là long năo, cẩu b́ là da chó. Vị hơi đắng, mát, nhớt.

Tác dụng: tiêu viêm, giảm đau.

Điều trị: Khu phong thấp, đầy bụng, thống kinh, chấn thương sưng đau, áp xe, chín mé, ung nhọt.

5. Cẩu can thái - c̣n có tên cỏ gan chó, cây lá diễn, tên khoa học Dicliptera javanica (tên cũ D. chinensis), họ Ô rô - là loại cỏ cao 30-80cm. Thân và cành 4 cạnh. Lá mọc đối h́nh trứng. Cây mọc hoang nơi ẩm ướt hoặc được trồng để lấy lá nấu canh ăn.Lá dùng nấu canh thịt, cá: ăn giải nhiệt.

6. Cẩu cốt thích - c̣n có tên kim cang đằng, tên khoa học Smilax china, họ kim cang (Smilacaceae) - là dây leo sống nhiều năm, thân hơi cứng có gai ngắn, lá không gai, mọc so le, h́nh xoan. Cây mọc hoang ở các đồi núi. Lá non làm rau ăn.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khu phong trừ thấp.

7. Cẩu ngổ lực - c̣n có tên thổ phục linh, khúc khắc, tên khoa học Smilax glabra, họ kim cang (Smilacaceae) - là dây leo, sống lâu năm, cành nhỏ mềm, không gai. Lá mọc so le, h́nh bầu dục. Quả mọng h́nh cầu.Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.

Điều trị: Thấp khớp, ung nhọt, chốc lở viêm da, viêm cầu thận măn.

8. Cẩu tích - c̣n có tên kim mao cẩu tích, cây lông cu ly, tên khoa học Cibotium barometz, họ cẩu tích (Dicksoniaceae).Cây có dạng như cây ráng, có cuống lá dài 1-2m, trơn bóng, màu lục thẫm pha màu nâu. Lá sum suê cho bóng mát dày đặc. Thân rễ h́nh trụ hơi cong nằm trên mặt đất đường kính 6-15cm, dài 20-40cm phủ lông tơ dày đặc màu vàng sẫm (h́nh lưng con chó). Để làm vật trang trí th́ cắt cuống lá c̣n để lại 10-15cm. Phần c̣n lại có dạng như con chó con, con cu ly.

Tác dụng: bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Điều trị: Phong hàn thấp, đau mỏi lưng, đái nhiều lần.

9. Cây chó đẻ - c̣n có tên Diệp hạ châu; tên khoa học Phyllanthus urinaria, họ Thầu dầu Euphorbiaceae - là cỏ dại, thấp, mọc hoang khắp nơi. Đặc điểm có 1 hàng trái mọc dưới lá (hạt châu ở dưới lá). Ở nông thôn sau khi đẻ xong, hoặc bị bệnh, chó thường t́m ăn cây này (nên gọi tên cây Chó đẻ).

Cây được dùng trị viêm da, ung nhọt, phù thũng, viêm gan, là vị thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt, thường được dùng trong đơn thuốc điều trị viêm gan, xơ gan.

10. Cây vú chó c̣n có tên vú ḅ, óc chó, sung ba thuỳ, tên khoa học Ficus simplicissima, họ Dâu tằm.

Không nên nhầm cây này với cây Hồ đào cũng có tên óc chó. Sở dĩ có tên vú ḅ, vú chó v́ quả có dạng như đầu vú. Quả cùng loại quả cây sung nhưng lá có 3 thuỳ, gọi sung 3 thuỳ. Cây vú chó được giới thiệu trong Thuốc sức khoẻ số 260 với tên vú ḅ (Nam hoàng kỳ).

Tác dụng: khu phong thấp, mạnh gân cốt, khư ứ, tiêu sưng, bổ khí.

Điều trị:

- Được dùng với tác dụng bổ khí với tên Nam hoàng kỳ.

- Rượu bổ tăng sức (tác dụng bổ khí, bổ huyết, bổ thận).

11. Cây máu chó c̣n gọi là máu chó cầu, tên khoa học Knema globularia, họ nhục đậu khấu (Myristicaceae).

Cây cao 6-8m, thân thẳng, khi chặt có nhựa đỏ chảy ra. Lá h́nh mác, mọc so le, đầu nhọn. Quả h́nh cầu, có cùi màu đỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc là hạt (Semen Klemae globulariae). Vào mùa hạ, khi quả chín, người ta thu quả, bóc lấy hạt, phơi khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ hạt, lấy nhân làm thuốc.

Hạt máu chó chứa chất dầu, mùi hắc, thể chất nhớt, vị nhạt, màu nâu sẫm, chất tanin, protein, nhiều enzym: invertase, amylase maltase, phosphatase; đường, tinh bột, dầu béo. Theo Đông y, hạt máu chó có vị chát, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, sát trùng. Dùng chữa một số bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào...

Chữa ghẻ: lấy khoảng 10 hạt máu chó đập bỏ vỏ, lấy nhân giă nát nhuyễn, trộn với 10-20ml dầu lạc hoặc dầu vừng hay mỡ lợn. Đun sôi 15 phút, lọc bỏ bă, để nguội. Dùng tăm bông chấm dầu này bôi vào nơi bị ghẻ sau khi đă sửa sạch bằng nước muối 5%, lau khô. Ngày bôi 2 lần. Chỉ cần bôi một lớp mỏng để tránh bị kích ứng gây sưng

12. Cây óc chó - c̣n có tên hồ đào, hồ đào nhục, hạch đào nhục, hợp đào nhục, hồ đào nhân, tên khoa học Juglans regia, họ hồ đào (không nhầm với cây vú chó nói ở trên) – là loại cây to, sống lâu năm có thể cao đến 20m. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5-9 lá chét h́nh trứng, mép nguyên, phiến lá nhẵn. Quả hạch. Nhân có nhiều rănh nhăn nheo như khối óc, chứa 40-50% dầu béo. Cây thích hợp ở vùng có khí hậu lạnh và ẩm, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta.

Tác dụng: bổ thận, tráng dương, bổ phổi.

Điều trị:

- Người gầy yếu, cao tuổi, mới khỏi bệnh.

- Bổ phổi, định suyễn.

13. Cây bọ chó - c̣n có tên khoa mật mông hoa, tên khoa học Buddleja officinalis, họ bọ chó (Buddlejaceae) - là loài cây nhỏ, thân cành non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm có tuyến mật phát triển, quyến rũ nhiều ong bướm nên dễ thụ phấn, dễ kết trái. Quả có dạng con bọ chó. Cây này mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Bộ phận dùng là hoa phơi khô. Mua trong hiệu thuốc với tên mật mông hoa.

Điều trị: Thị lực kém, mắt đỏ.

Hoa và lá tươi giă đắp trị sưng tấy, viêm da.

Năm nay là Năm Tuổi của người tuổi Mậu Tuất là năm khởi đại vận cuối cùng của người tuổi Mậu Tuất, c̣n gọi là năm Thái Tuế của họ nên có nhiều đổi mới trong thoái vận, nhưng cũng ẩn chứa sức mạnh và tiềm năng mới, nên năm nay có những điều không như ư nhưng không cần phải bận tâm, nên làm việc ǵ cũng cần thận trọng, nếu làm theo cảm tính sẽ dễ gặp họa. Tài lộc của người tuổi Tuất khá vất vả trong năm Mậu Tuất. Sức khỏe của người tuổi Tuất cũng cần quan tâm, hành Thổ và hành Kim quá vượng làm tay chân, gan, phổi dễ bị tổn thương. Lưu ư cần có sách lược " lấy tĩnh chế động ", tránh tham gia các hoạt động nguy hiểm hay đi du lịch, đọc nhiều sách, chú ư đến cuộc sống gia đ́nh

Đón chào năm Mậu Tuất 2018! H́nh ảnh những chú chó sẽ mang lại nhiều may mắn cho chúng ta, giống như câu “.. Chó đến nhà th́ sang”. Đồng thời, người sưu tầm và chấp bút  cũng xin chúc cho mỗi người con đất Việt thêm một mùa xuân ấm áp, yêu thương, một năm mới dồi giàu sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!