NĂM DẬU TẢN MẠN VỀ CON GÀ

VÀ NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN GÀ

                                                                     Lương y Nguyễn Kỳ Nam

                                                                              Phó chủ tịch hội Đông y & Châm cứu

                                                                           Tỉnh Cà Mau

     

Từ xưa trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh gà, tranh lợn với màu sắc đường “nét tươi trong” đă từng là nơi gởi gắm những ước mơ giản dị của nhân dân về một cuộc sống ấm no, sung túc. Thế mới biết ở một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước như ở ta, việc tăng gia thêm một đàn gà để nhặt thóc dư gạo thừa sau mùa vụ là rất phổ biến. Có lẽ v́ thế, từ xa xưa, h́nh ảnh con gà đă trở nên thân thiết với đời sống của người dân và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày.

     Con Gà là loại gia cầm sống gần gũi với con người, ở thôn quê con gà là cái đồng hồ báo thức tuyệt vời, bà con nông dân cứ nghe tiếng gà gáy sáng là biết giờ giấc để ra đồng cày cấy.  Gà cũng có nhiều loại, có loại gà khi nấu nướng lên thịt bở rẹt nên thiên hạ chê ít khi mua, đó là loại gà Mỹ “Gà công nghiệp”, bởi loại gà này chỉ sống quanh quẩn trên cái chuồng, chỉ có ăn và ngủ nên trọng lượng tăng lên rất nhanh.

     Cao cấp hơn là loại gà Đông Tảo, gà này đặt biệt có đôi chân to xấu da xù x́, đây là loại gà theo người dân cho là quư và hiếm, v́ loại gà này chỉ có ở xă Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngoài miền bắc Việt Nam, gà này c̣n có tên là “Gà tiến vua” v́ ngày trước chuyên dành cho các bậc vua chúa, c̣n dân thường th́ chắc có lẽ chỉ được phép nh́n thôi, v́ loại gà này rất đắc tiền…

      Ḍng họ nhà gà được chia làm nhiều loại: gà gô (gà sống ở chỗ đồi núi ít rậm-rạp), gà nhà (thường được nuôi trong vườn), gà cồ (gà to khờ-khạo ít lông), gà ô (có lông đen), gà xám ô (có lông xám đen), gà chọi hay gà đá (chân dài có cựa, đá giỏi), gà gị (thịt mềm và ngon ), gà ṇi (gà ṇi là thứ gà  để đá thật giỏi), gà rừng (gà sống trong rừng), gà thiến (gà bị thiến béo tṛn), gà ác (nhỏ con lông trắng da đen, chân ch́), gà cỏ (giống gà rừng nhỏ), gà gáy (là gà trống kêu từng hồi lúc gần sáng), gà hoa (thứ gà trống tơ không bị thiến), gà kiến (gà nhỏ, lông đen như cánh kiến), gà kim-tiền hay gà cẩm-kê (gà có lông như lông công), gà mái-ghẹ (sắp đẻ), gà pha (thứ gà chọi lai giống), gà ri (gà nhỏ, chân thấp, lông lốm-đốm), gà ó (gà có lông như chim ó), gà tre (gà nhỏ màu sắc rực-rỡ và hiếu-chiến), gà đ̣n hay gà cù-lự (gà lớn con,  chân to, cẳng bự, đá rất hăng), gà cựa (gà có cựa dài để đá), gà bướm (sắc lông lốm-đốm đẹp như con bướm), gà bông trích (gà có mồng đỏ như chim trích), gà nhạn (gà có lông trắng như chim nhạn), gà điều (lông đỏ óng-ánh màu nâu sậm), gà lôi (gà to có đuôi x̣e tựa đuôi con chim công), gà nhỏ con nhất có lẽ là gà ri ( gà ác), gà này có bộ lông trắng như tuyết, ngược lại thịt lại mang màu đen xanh, nh́n miếng thịt gà ác không hấp dẫn lắm, nhưng được cái chế biến thành món ” Gà ác hầm thuốc bắc”, món này có nhiều cách chế biến, tùy nơi họ thêm bớt gia giảm, đại khái có đậu đen, nấm hương, táo tàu, thục địa. hoài sơn, câu kỷ, đại hồi, một ít lá ngải cứu. Chế biến cách nào cũng ngon, khi húp nước và ăn thịt gà nó giúp ta sảng khoái tinh thần và bồi dưỡng cơ thể rất tốt, c̣n nhiều loại gà nữa , gà tàu, gà tây ..v.v…đặc biệt “Gà móng đỏ”  loại “Gà” này cũng hai chân, nhưng thức ăn là tiền vàng, đô la, nhà cửa  ruộng vườn, thê thảm hơn nữa là “Thân bại danh liệt” .

      Gà tương trưng cho  Văn, Vơ, Dũng, Nhân, Tín

      H́nh ảnh gà trống cánh lông sặc sỡ, dáng dấp oai dũng c̣n tượng trưng năm đức tính : mào đỏ giống mũ cánh chuồn là Văn ; cựa sắc nhọn như gươm là Vơ ; đấu đá không sợ địch là Dũng ; chia mồi cho gà con là Nhân, gáy đúng giờ là Tín.

     Gà có  khả năng t́nh dục rất tốt gọi nôm na là "đạp mái". Do đó tranh Gà thường kèm theo phụ đề như Thần Kê, mừng xuân gà đem lại điều may mắn người ta dùng chữ  Đại Cát, Nghênh Xuân viết theo lối thư pháp, theo tục truyền tranh "Bé trai ôm gà trống" thường kèm hai chữ Vinh Hoa có tác dụng trừ tà ;  Bên cạnh h́nh ảnh gà trống, c̣n có tranh Trống Mái : Gà Thư Hùng, Gà Đàn, Trống Mái  Đàn con với hảo ư chúc tụng gia đ́nh đông đảo và đông đủ, ḥa thuận, ấm no trong truyền thống tư tưởng dân gian.Gà mái tượng trưng cho t́nh mẹ con dân gian có câu

                             Con rắn không chân lượn năm rừng bảy rú 
                             Con gà không vú nuôi đặng chín mười con

      Cho đến gà rừng cũng biết thương con :

                              Cuốc kêu réo rắt đầu non 
                          Gà rừng táo tác gọi con tha mồi 
       
H́nh ảnh gà con quấn quít bên nhau tượng trưng cho t́nh cảm anh em, đồng bào, đùm bọc, thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau v́ "cùng một mẹ".

  Nhà thơ Huy Cận có bài thơ Sớm mai gà gáy tả cảnh nông thôn, thơ súc tích, rạo rực, sâu lắng, riêng tư :

                      Tiếng gà gáy ơi ! gà gáy ơi ! 
                      Nghe sao ấm áp tựa nghe đời. 
                     Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp, 
                     Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi.

    Triết lư dân gian về con gà luôn đồng hành cùng với cái nh́n thể hiện t́nh cảm, thái độ, cảm xúc qua những câu tục ngữ, ca dao, rất phong phú như:

    Cái nh́n khách quan : Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá)

 – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suưt soát như nhau không thua kém là bao) – Thứ nhất phao câu thứ nh́ đầu cánh – Ngủ gà ngủ gật..

   Cái nh́n tích cực khem tặng như : Con tông gà ṇi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại h́nh đẹp) – Đầu gà c̣n hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…

        Cái nh́n thương cảm thở than như: Gà trống nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đă đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…

       Cái nh́n chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà lạc mẹ – Tê tái như gà mái nhảy ổ – Dáo dác như gà mắc đẻ – Trói gà không chặt – Thóc chắc nuôi gà rừng – Trông gà hóa cuốc – Con cà con kê (Lan man và dông dài hết chuyện này sang chuyện khác)– Đầu gà đít vịt (Cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp) – Hăng máu gà – Học như gà đá vách – Lộp bộp như gà mổ mo (Bộp chộp không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng)–  Vắng chủ nhà vọc niêu tôm – Ông nói gà bà nói vịt …..

      Nhưng cũng có cái nh́n hàm ư phê phán, lên án nặng nề như: Chó săn gà chọi, Cơng rắn cắn gà nhà, Mèo mả gà đồng, Chân gà lại bới ruột gà, Gà tức nhau tiếng gáy…

     Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế. H́nh ảnh  giản dị gần gũi của con gà đă làm cho những lời khuyên bảo ấy không hề tỏ ra “lên giọng” dạy đời mà thủ thỉ tâm t́nh nhẹ nhàng đi sâu vào ḷng người bao thế hệ: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – C̣n con gà trống gà mái th́ c̣n gà gị – Gà đẻ th́ gà cục tác –  Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy – Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng – Mẹ gà con vịt chắt chiu, Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng– Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà (lời khuyên về sự chừng mực có mức độ)…

  Các Danh-Từ Liên-Quan tới Gà

     . Những giống-vật hay sự-vật mang tên “gà”: mà không phải là gà như gà lôi (chim trĩ), gà-mờ (không biết rơ hay biết mập-mờ), gà nước (loài chim sống ở đồng-ruộng có h́nh dạng giống gà), gà đồng (con ếch),

    Các bộ phận con gà dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. dùng để chữa bệnh.

Mật gà: Tên thuốc là kê đởm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, b́nh suyễn,

Màng mề gà: tên thuốc là kê nội kim hay kê hoàng b́. Khi giết gà, lấy mề bổ đôi, bóc lấy lớp màng màu vàng, phủ mặt trong của mề rửa hết chất bẩn, rồi phơi khô. Khi dùng rửa qua, thái miếng, sao với cát cho phồng, có vị ngọt, tính b́nh, bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, chữa các chứng đau bụng, ăn kém tiêu, bụng đầy trướng, nôn oẹ, đại tiện lỏng, viêm ruột già, đái són. Màng mề gà tán bột, mỗi lần uống 3 - 6g với ít rượu có tác dụng chống nôn.

Dùng ngoài, màng mề gà đốt tồn tính, tán bột, hoà vào dầu vừng, bôi chữa viêm loét, cam răng.

Gân gà: Tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính b́nh, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Nó được coi là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quư (bát trân), dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong những bữa đại tiệc. Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn - vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng.

Vỏ trứng gà: Được dùng dưới hai dạng: vỏ trứng sống và vỏ trứng đă ấp nở con. Vỏ trứng sống nghiền nát, rây bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội chữa chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, màng mỏng bên trong vỏ quả trứng đă ấp nở con cũng được dùng với tên thuốc là phượng hoàng y hay phượng hoàng thoát. có vị ngọt nhạt, mùi hơi tanh, tính b́nh, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều dùng hằng ngày: 1,5 - 2,5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển.

Da chân gà: Theo sách thuốc cổ, phần này (thường gồm cả xương) được nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia b́ và thạch xương bồ, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững.

Theo kinh nghiệm dân gian, da chân gà ninh nhừ với tôm tươi, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng. Nếu đem đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Có người c̣n dùng da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn.

Các vị thuốc mang tên gà:

Kê: Lúa kê - Setaria italica , thuộc họ Lúa - Poaceae.c̣n có tên là cốc nha

Kê có vị ngọt, tính b́nh, có tác dụng bổ thận. Ở Ấn độ, được xem như lợi tiểu và thu liễm. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; c̣n cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Kê chân vịt

Kê chân vịt - Eleusine coracana (L.) Gaertn; thuộc họ Lúa - Foaceae.

Hạt bổ, làm mát.Hạt ăn được như ngũ cốc. Có thể làm rượu. Ở Ấn độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da.

Kê cốt thảo - Abrus pulchellus  thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. toàn cây trị: Viêm gan cấp và mạn tính, hoàng đản, xơ gan cổ trướng, đau ganViêm nhiễm đường tiết niệu, đái ra máu; Phong thấp đau nhức xương khớp, đ̣n ngă tổn thương. Viêm hạch bạch huyết cổ, rắn cắn; Nóng sốt vào mùa hạ.Rễ được dùng trị ứ huyết, nội thương và làm thuốc thanh lương giải nhiệt.

Kê huyết đằng

Kê huyết đằng, Cây máu gà - Milletia reticulata  thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc. Rễ có tác dụng giăn gân, hoạt huyết, sát trùng.Trị thiếu máu; Kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh; Phong thấp gân cốt đau, lưng đau gối mỏi; Đau dạ dày. Dùng 15-30g, sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. Rễ c̣n dùng làm thuốc sát trùng.

Kê náp

Kê náp - Hibiscus cannabinus  thuộc họ Bông - Malvaceae.

Hạt kích dục, làm béo. Lá có vị chua, có tác dụng kiện vị, xổ.Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh. Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập. Vỏ thân dùng để làm dây và làm nguyên liệu dệt bao tải và lưới đánh cá; hạt ép dầu dùng để chế xà pḥng.

Kê quan hoa: Celosia cristata .

Hoa mào gà đỏ dân gian gọi bằng nhiều tên như Kê công hoa, Kê cốt tử hoa, Mồng gà, Lăo lai thiểu có vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ, trĩ lậu hạ huyết, thổ huyết, khạc huyết, tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư), di tinh, đái dưỡng trấp.

    Con gà thường gặp nhiều trong phong cảnh nông thôn, từ vườn rộng rào thưa, đến ngă ba sông nước bốn bề, sớm trưa, chiều tối ; con gà thân thiết trong tâm cảnh người Việt Nam, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày , đến bàn thờ ông bà ngày giỗ tết, vào đến văn thơ, tranh ảnh  ngày xuân.

    Nhiều người nuôi gà để ăn thịt với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập-cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, ḿ gà, hủ-tíu gà, gà rút xương bỏ ḷ, và gà nhồi thập-cẩm, v.v. Vào ngày Tết, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ-chức chọi gà để được hưởng vui-thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta v́ đă được chứng thực bằng câu tục-ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha-hồ ăn lúa mới; v́ thế, thịt gà rất ngon. 

     Người ta c̣n nuôi gà để làm vật cúng bái trong dịp tết, giỗ gia-tiên, và dùng con gà gị c̣n sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần-linh khi người dân muốn làm lễ thề-thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ-vật tối-thiểu để cúng thần-thánh. 

     Chuyện gà ngày Tết, nói bao nhiêu cũng không hết những ư những t́nh chỉ nhớ lại  1 câu thơ của tác giả mà đă quên mất tên để thay lời kết:

                            Tết về nhớ bánh chưng xanh 
                        Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh Lợn – Gà

     Chúc mừng năm mới cầu nguyện cho quốc thới dân an, nhà nhà phát lộc, người người an khang, trọn năm  thịnh vượng.