MẠCH PHỤ NỮ  

Sinh lư  của người phụ nữ, được chia ra 3 thời kỳ: Thời kỳ kinh nguyệt, Thời kỳ có thai, Thời kỳ sau khi sinh..

I- MẠCH THỜI KỲ KINH NGUYỆT

HÀNH KINH:

Phụ nữ mạch ở 2 bộ quan và xích bên trái bỗng nhiên thấy mạch Hồng Đại hơn bên phải, miệng không đắng, cơ thể không sốt, bụng không trướng là sắp sửa hành kinh.

Mạch ở 2 bộ thốn và quan đều hoạt mà mạch ở bộ xích không đến, phần nhiều là kinh nguyệt không thông.

Mạch bộ thốn và quan b́nh thường mà mạch bộ xích tuyệt hoặc không tuyệt mà Nhược, Tiểu th́ kinh nguyệt không thông

Mạch 3 bộ Trầm Hoản là hạ bộ hư nhược th́ hẳn là kinh nguyệt tháng đó quá nhiều.

Mạch Hư Vi mà không có mồ hôi th́ 2 tháng mới hành kinh 1 lần.

Mạch cả 3 bộ đều Phù hoặc Trầm mà trong khi Phù hoặc Trầm đó đôi khi lại ngừng hoặc mạch bộ thốn và quan Vi Sáp,

Mạch bộ xích Vi Tŕ đó là mạch 3 tháng mới hành kinh 1 lần.

Mạch 3 bộ thấy Hư Vi th́ kinh nguyệt không thông.

KINH BẾ:

Mạch ở bộ xích mà Vi, Sắc là chứng bế kinh do hư (hư bế), mạch ở bộ xích mà Hoạt là chứng bế kinh do thực .

Tam Tiêu và Đởm thấy mạch Trầm, Tâm và Thận thấy mạch Tế là kinh nguyệt không thông, huyết ngưng lại làm cho kinh không vận hành.

Kinh bế do:

·   Huyết Khô : mạch Hư Tế.

·   Huyết ứ : mạch Trầm Kết mà Sắc.

·   Hàn ngưng : mạch Trầm Tŕ hoặc Khẩn.

·   Nhiệt : mạch Huyền Tế Sác.

·   Nhiệt uất : mạch Hư Tế Sác hoặc Hư Huyền.

·   Đờm ngăn : mạch Huyền Hoạt.

·   Khí uất : mạch Huyền Sác.

·   Tỳ Hư : mạch Hư Tŕ.

II- MẠCH THỜI KỲ THỤ THAI

    Đàn bà có thai, huyết khí lưu tụ, trong tử cung dầy đặc, cho nên mạch tự nhiên thấy Hoạt Sác bội thường, đó là lẽ đương nhiên. Nhưng những người đă đứng tuổi và những người khí huyết hư nhược mà thụ thai th́ cũng có khi thấy mạch Tế, Tiểu mà không hề thấy Sác. Nhưng trong chỗ Vi, Nhược, Tế, Tiểu đă hẳn phải có thấp thống h́nh tượng mạch Hoạt Sác... như vậy tức là có thai, phải nên phân biệt cho rơ. Lại như có thai mà mạch Sác, bệnh lao tổn cũng thấy mạch Sác, rất có thể giống nhau, nhưng mạch Sác của chứng lao tổn thường kiêm Huyền Sắc, c̣n mạch Sác của người có thai thường kiêm hoà hoăn. Xem mạch này phải phân biệt cái khác nhau đó : 1 đằng là tà khí th́ có kèm Huyền Sắc, 1 đằng là vị khí th́ kèm ḥa hoăn. Lại xét kỹ chứng trạng nữa sẽ thấy rơ ngay.

Xem mạch phụ nữ khi mới có thai: mạch bộ thốn Vi, Tiểu mà ngũ chí, c̣n 2 bộ quan và xích, phù ấn hay trầm ấn đều b́nh (ngang bằng nhau)  mà  ấn mạnh tay xuống mạch vẫn c̣n đi, không tuyệt (mất mạch). Mạch ấy, nếu đă tắt kinh mà không có bệnh ǵ khác ngồi trạng thái thai nghén th́ hẳn là có thai.

Như vậy mạch bộ thốn Vi Tiểu: khí suy, bộ quan bộ xích mạch b́nh b́nh không tuyệt, huyết vượng. Khí suy, huyết vượng là dấu hiệu có thai.

Tuy vậy sách dạy xem mạch mới biết có thai mô tả rơ ràng như vậy nhưng khi thực hành mới biết rằng xem mạch khi thai khoảng 1 - 2 tháng rất khó mà xác định cho đúng được.

- Mạch thai 3 tháng, chú trọng vào 2 bộ mạch : bộ thốn bên trái (Tâm) và bộ xích trái (Thận) v́ Tâm chủ huyết c̣n Thận chủ bào thai.

Cả hai bộ mạch này đều mạnh đó là hiện tượng âm mạch mà có dương mạch.

Âm mạch hiện dưới tay mạnh hơn dương mạch là có thai. Âm mạch mà có dương mạch tức là huyết vượng mà khí suy là hiện tượng có thai.

- Thai được 4 tháng mạch phần nhiều thấy Hoạt, Tật, Đại và Thực.

- Thai 5 tháng: ấn nặng tay xem mạch thấy vẫn đi mau mà không Tán .

- Thai 6 - 7 tháng: mạch thấy Thực, Huyền, Khẩn là tốt. Ngược lại, thấy mạch Trầm Tế Sáp th́ coi chừng bị hư thai.

- Thai 7 - 8 tháng: mạch Thực, Đại, Huyền, Trường là tốt. Mạch Trầm Tế th́ xấu.

- Sách ‘Giản Minh Trung Y Phụ khoa Học’ nêu ra:

+ Mạch có thai:

·   Mạch bộ xích Vượng mà Hoạt.

·   Mạch ở bộ thốn bên trái động nhiều.

·   Mạch đi liền không đứt hoặc bộ xích đi Sác.

·   Mạch bộ Tâm (tả thốn) vượng, Mạch Mệnh môn (hũu xích) cường và hoạt lợi.

·   Mạch ở 2 bên huyệt thái dương (trán) và Nhân  Nghinh (cổ) nhanh, mạnh.

+ Mạch thai mấy tháng:

Mạch ở bộ quan:

·   Động 1 cái, ngừng 1 cái: thai 1 tháng.

·   Động 2 cái, ngừng 2 cái: thai 2 tháng.

·   Động 2 cái, ngừng 3 cái: thai 3 tháng.

Căn cứ theo sự động và ngưng của bộ quan mà tính sẽ biết thai mấy tháng...

Tuy nhiên, nên căn cứ phối hợp thêm với các chứng trạng khác để quyết đoán cho khỏi lầm.

MẠCH THAI NAM HOẶC NỮ

Muốn xem mạch để biết thai trai hoặc gái, phải xem từ  tháng thứ tư trở đi v́ đến tháng thứ tư, h́nh thể khí chất của đứa trẻ đă đủ mới hiện ra mạch.

 

Thai NAM

Thai NỮ

+ Tay Trái:

·   Hoạt, Thực, Tật, Đại.          ·   Phù Đại.

·   Trầm Thực.                         ·   Bộ thốn Phù Đại.

·     Bộ xích Trái lớn hơn Phải.

+ Tay Phải:

·   Hoạt, Tật, Thực, Đại.      ·   Phù Đại.

·   Trầm Thực.                     ·   Bộ thốn Trầm Thực.

·   Bộ xích Phải lớn hơn Trái.

Cả 2 tay trái và phải đều Trầm Thực: sinh 2 nam.          Cả 2 tay trái và phải đều Phù Đại: sinh 2 nữ.

 

MẠCH THAI SỐNG HOẶC CHẾT

Thốn khẩu mạch Hồng mà Sắc. Hồng là khí, Sắc là huyết. Khí động ở đan điền th́ thai sống. Sắc: thai lạnh như băng (chết). Có dương khí th́ thai sống, âm khí th́ thai chết. Muốn phân biệt âm dương th́ ở dưới tất ngừng động. Giả sử dương hết, dấu hiệu thai chết.

Nữ dương hết là dấu hiệu thai chết là nữ có thai tất dương khí động ở đan điền, mạch thấy Trầm Hồng mới có thể ơn dưỡng được thai. Nếu mạch Sắc xuất hiện ở bộ vị trầm (ấn nặng tay mới thấy) là tinh huyết bị suy kém tất sẽ ảnh hưởng đến thai. V́ vậy, trọng án vẫn thấy mạch cường mới có dương khí mà thai sống, nếu ở bộ vị trầm th́ thấy dương khí suy kiệt th́ thai đă chết hoặc là có huyết khối. 

MẠCH  SẮP SINH

Phụ nữ có thai thấy mạch ở bộ xích nhẩy gấp, tán loạn tức là sắp sinh .

Hai bên đốt đầu của ngón tay giữa của sản phụ, nếu không phải sắp sinh th́ không có mạch,. Nếu chỗ ấy có mạch nhẩy động, bụng đau ran tới eo lưng, đau từng cơn dữ dội, 2 mắt nẩy đom đóm th́ đúng là sắp sinh.

Chẩn mạch thấy mạch ở bộ xích chuyển động gấp như cái dây lúc đang bị cắt, như hạt ngọc lúc đang lăn, đó là mạch sắp sinh.

Mạch thai lúc chuyển bụng sắp sinh như thế nào mạch có cũng ‘Ly Kinh’. Mạch ly kinh là 1 hơi thở ra mạch đến 1 lần,  Như vậy hễ thấy mạch ly kinh biết rằng sắp sinh.

III. MẠCH THỜI KỲ SAU KHI SINH:

Đàn bà  sau khi sinh do thoát huyết nhiều sinh lực yếu kém nên mạch đi trầm tiểu  mà tối kỵ phù đại