MẠCH TẾ  

 

Tế hoặc Tiểu là dựa theo hình tượng mà nói, tự nghĩa của nó không khác biệt nhiều.Tiểu tương phản với Đại, gọi là Tế thì mạch Tiểu tức là mạch Tế.

HÌNH TƯỢNG

Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ.Lớn hơn mạch Vi, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy.

HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TẾ.

- Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi: “Hình vẽ mạch Tế dưới đây (so sánh với mạch Đại cho dễ thấy):

  

NGUYÊN NHÂN

Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra.

CHỦ BỆNH.

Mạch ở bộ xích lạnh mà Tế là chứng ăn xong thì đi tả ngay.

Mạch Tế, da lạnh, hơi thở ngắn, đại tiểu tiện đều tiết lợi, không ăn uống được là chứng Ngũ Hư.

Thương hàn đã 5-6 ngày, đầu ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, tay chân lạnh, vị quản đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện bón, mạch Tế, đó là dương hơi bị kết.

Mạch đến Tế mà nép vào xương là chứng tích.

Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, nam thì tiểu khó, nữ thì kinh nguyệt không thông”

Mạch ở thốn khẩu mà Tế thì phát sốt, nôn mửa.

Mạch ở bộ quan dao động mà ở bộ xích và thốn lại Tế là có tích lãnh ở ngực, bụng, trưng hà, tích tụ, muốn ăn thức ăn nóng.

Mạch Tế chủ huyết hư, thiếu hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, thấp tý, xương đau, bụng và dạ dầy đau, nôn mửa, sán hà, tích lãnh, hồi hộp

 

Tả Thốn  TẾ    Hồi hộp, mất ngủ.

Hữu Thốn TẾ    Nôn mửa

Tả Quan TẾ    Can âm khô kiệt.

Hữu Quan TẾ   Tỳ hư, đầy trướng.

Tả Xích TẾ     Tiêu chảy, kiết lỵ, di tinh.

Hữu Xích TẾ     Hạ tiêu lạnh, suy.

 

 KIÊM MẠCH

Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở bên trong . Mạch Tiểu Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.

Mạch của Thận thấy Tiểu mà Cấp, mạch của Tâm thấy Tiểu mà Cấp, không bật lên, đều là chứng hà. Mạch của Thận thấy Tiểu, bật lên tay mà lại Trầm là chứng trường tiết có máu. Mạch của Can thấy Tiểu và Cấp sẽ phát ra chứng giản khiết và co quắp. Tâm và Can... thấy mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tiết.

Mạch ở 2 bộ xích và thốn đều Trầm Tế là kinh Thái âm bị bệnh. Nói xàm, cơ thể hơi sốt, mạch Phù Đại, tay chân nóng thì sống, tay chân lạnh thì chết.

Thái dương bệnh phát sốt, mạch Trầm mà Tế là chứng kính (co rút). Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm Tế là chứng thấp tý.

Thái dương bệnh thì phải sợ lạnh, phát sốt, nay lại tự ra mồ hôi mà không sợ lạnh, phát sốt, mạch ở bộ quan lại Tế Sác, đó là do thầy thuốc dùng phép thổ (làm cho ói) mà gây ra. Trường hợp bị kết hung, ăn uống như thường, kiết lỵ, mạch thốn Phù, mạch quan Tiểu (Tế) Trầm, Khẩn là chứng tạng bị kết, trên lưỡi có rêu trắng trơn thì khó chữa. Thái dương bệnh, dùng phép hạ để chữa... nếu thấy mạch Tế Sác thì đầu chưa hết đau.

Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương.

Thiếu âm mắc bệnh, thấy mạch Trầm, Tế, Sác là bệnh ở lưng, vì vậy, không thể phát hãn. Thiếu âm mạch Vi, Tế, Trầm chỉ muốn nằm, ra mồ hôi, không phiền táo, 5-6 ngày sau lại đi lỵ, phiền táo mà không ngủ được thì chết.

Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm mà Tế là chứng thấp tý.

Đàn ông bình thường mà thấy mạch Hư, Nhược, Tế, Vi thì thường ra mồ hôi trộm.

Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, đàn ông thì tiểu khó, đàn bà thì kinh nguyệt không thông.

Mạch Tế chủ bệnh khí suy, hư lao, - Tả thốn Tế thì hồi hộp, mất ngủ .- Tả quan Tế là Can âm bị hao mòn .- Tả xích Tế là tiết tả, kiết lỵ, di tinh. Hữu thốn Tế là khí suy, nôn mửa - Hữu quan Tế thì Vị bị hư, đầy trướng. Hữu xích Tế là hạ nguyên bị lạnh.