MẠCH LƯ Y HỌC CỔ TRUYỀN

A. ĐẠI CƯƠNG :

     Trong lâm sàng thực nghiệm, đối với các thầy thuốc YHCT, một trong những yếu tố chẩn đoán được coi là khó nhất, đó là việc xem mạch. Mạch tượng (h́nh thể của mạch) vừa là thực tại (sờ, bắt được) nhưng cũng rất trừu tượng. Xét về từng ư nghĩa của mạch, mỗi loại mạch có thể chủ một loại bệnh khác nhau. Ngoài ra mạch ở các vị trí khác nhau cũng biểu hiện bệnh lư khác nhau.

Chữ  MẠCH  theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:

1- Chữ Mạch một bên là chữ Huyết ()   một bên là chữ Phái  ( )  là ngành, là chi phái nhánh), ư nói rằng mạch là một nhánh của huyết, ở trong đó, huyết lưu thông.

2- Một bên là chữ Huyết ()   một bên là chữ Vĩnh (   ) là lâu dài, ư nói có mạch th́ có thể c̣n sống lâu dài (mất mạch, mạch không đập nữa là chết).

3- Một bên là chữ Nhục ( ) một bên là chữ () là lâu dài, ư nói có mạch th́ sống lâu (không c̣n mạch th́ chết).

Như vậy, theo YHCT, mạch là biểu hiện của Khí, Huyết, lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể con người.

Theo YHCT, chẩn mạch là thầy thuốc dùng ngón tay của ḿnh, bắt mạch của người bệnh để phân biệt mạch tượng rồi kết hợp với các phép Vọng (nh́n), Văn (nghe), Vấn (hỏi), để chẩn đoán âm dương biểu lư, hàn nhiệt, hư thực của bệnh chứng.

    Chẩn đoán mạch tượng có thể hiểu rơ được sự biến hóa của bệnh, theo đó mà phân biệt chứng hậu, mặt khác lại có thể ḍ được sự thường hoặc biến của khí huyết, theo đó mà suy đoán được sự thịnh suy của chính khí, làm cho thầy thuốc có thể nắm vững được diễn biến trên lâm sàng”.

B- CƠ CHẾ CỦA MẠCH

Mạch với Tâm có quan hệ với nhau theo từng nhịp thở. Tâm lại có quan hệ mật thiết với toàn bộ cơ thể. V́ vậy, cơ thể bị bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mạch.Mạch là phủ của huyết, mạch Trường th́ khí được trường, mạch Đoản th́ khí bị bệnh, mạch Sác th́ tâm phiền, mạch Đại th́ bệnh đang tiến triển. Mạch là phủ của huyết, Vinh khí dựa vào mà đi trong mạch, Vệ khí dựa vào mà đi ở ngoài. Mạch theo khí đi, huyết theo mạch chạy. Vinh Vệ điều ḥa, khí và huyết thông ứng, đó là người b́nh thường.