MẠCH LƯ Y HỌC CỔ TRUYỀN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG PHƯƠNG PHÁP  CHẨN MẠCH ĐÔNG Y.

1- Thời Gian Xem Mạch

    Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống ǵ, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều ḥa, khí huyết chưa loạn, do đó, có thể t́m thấy mạch bệnh.Tuy nhiên nếu gặp bệnh th́ bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, không cần phảI  chẩn mạch vào lúc sáng sớm.

- Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghĩ 1 lát cho khí huyết được điều ḥa.

- Không nên xem mạch khi người bệnh ăn uống qúa no, đói qúa hoặc mới uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi...

- Ngoài ra, ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào... cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.

2- Tư Thế Lúc Xem Mạch.

     Người bệnh nên ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch.

    V́ nếu người bệnh nằm nghiêng th́ cánh tay phía dưới đè lên làm mạch không chạy được. Nếu co tay lại th́ bàn tay bị bế tắc, mạch không lưu thông. Nếu để xuôi tay th́ máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu giơ tay lên cao th́ khí chạy lên mà mạch nhảy. Nếu co cơ thể lại th́ khí bị nén mà mạch bị g̣ bó. Nếu người cử động th́ khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh...”

Thầy thuốc nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.

3- Định Hơi Thở

   Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh.Thầy thuốc cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1 hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này, tập trung chú ư vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm ḍ mạch tượng và số mạch đếm của người bệnh.

4- Cách Đặt Tay Chẩn Mạch

Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt luôn 2 ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch. Ngón tay trước (trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài th́ đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn th́ đặt các ngón tay khít nhau”.

   Khi đặt ngón tay (xem mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau v́ mức độ cảm giác của da ở đầu các ngón tay đang xem mạch không giống (nhạy bén) như nhau... v́ vậy, khi cần chẩn mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn.

   Ba ngón tay của người ta dài ngắn không bằng nhau, v́ vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3 ngón tay th́ ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém nhậy cảm hơn. V́ vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.

   Điều quan trọng hơn nữa là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của ḿnh mà nhận lầm với mạch đập của người bệnh, v́ ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch.

      Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm ḍ mạch tượng.

     Chẩn mạch có 3 điều chủ yếu là Cử, Án và Tầm. Nhẹ tay sờ mạch gọi là Cử, nặng tay chẩn mạch gọi là Án, không nặng không nhẹ, uyển chuyển t́m kiếm gọi là Tầm.

Hiện nay các nhà nghiên cứu mạch học nghiêng về cách sau:

+ Sơ (Khinh) Án: Bắt đầu đặt (đụng) ngón tay đến mạch của người bệnh để chẩn bệnh ở phủ.

+ Trung Án: Ấn nhẹ tay xuống 1 chút để biết về Vị khí.

+ Trầm (Trọng) Án: Ấn nặng tay xuống 1 ít để chẩn bệnh ở tạng.

Cách chung, khi chẩn (xem) mạch, nên:

·   Xem chung cả 3 bộ (Tổng Khán) để nhận định về t́nh h́nh chung (thường được dùng nhất).

·   Xem riêng từng bộ phận (Đơn Khán) để đánh gía riêng từng cơ quan, tạng phủ.

Ngoài ra, theo các nhà mạch học th́ khi xem mạch c̣n cần phải chú ư đến 3 yếu tố là Vị Khí, Thần và Căn.

5- Vị Khí:

·   Có Vị khí th́ sống, không có Vị khí th́ chết, v́ vậy, mạch lấy Vị khí làm gốc.

·    Muốn xét diễn tiến của bệnh tốt hoặc xấu nên lấy Vị khí làm chủ. Cách xét này về vị khí như sau: “Thí dụ, hôm nay mạch c̣n ḥa hoăn mà ngày mai lại Huyền, Cấp th́ biết rằng tà khí đang tiến triển, tà khí càng tiến, bệnh càng nặng. Hoặc hôm nay mạch rất Huyền, Cấp nhưng ngày mai lại thấy ḥa hoăn th́ biết là Vị khí đă đến, Vị khí đến th́ bệnh nhẹ dần. Nếu như trong chốc lát mà mới đầu thấy mạch Cấp mà sau đó Hoăn là Vị khí đến, lúc đầu Hoăn mà sau đó Cấp là Vị khí mất”.

6- Thần:

  Gọi là thần của mạch tức là mạch đi nhu ḥa. Thí dụ như bắt được mạch Vi Nhược th́ tuy là Vi Nhược nhưng không đến mức vô lực là có thần, hoặc bắt được mạch Huyền Thực mà trong cái Huyền Thực vẫn thấy nhu ḥa, là có thần. Tóm lại, mạch có Vị khí, có Thần đều là có hiện tượng xung ḥa. Có Vị khí là có Thần khí, v́ vậy, trên lâm sàng, cách chẩn đoán Vị khí và Thần như nhau”.

7- Căn:

-   Mười hai kinh mạch trong cơ thể đều nhờ ở chỗ động khí của Thận mà phát sinh. Thận khí c̣n cũng như cây có gốc (căn) cành lá tuy khô mà gốc chưa khô th́ có hy vọng sống được. Thận khí chưa tuyệt th́ mạch nhất định có căn. Mạch Trầm để chẩn tạng thận, bộ xích để chẩn về Thận, mạch ở bộ xích mà Trầm, có lực là dấu hiệu mạch có căn.

   Khi chẩn mạch phải chú ư đến sáu yếu tố: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, ông viết: “Chẩn mạch nên biết sáu chữ: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, không hiểu sáu chữ đó th́ không phân biệt được âm dương hư thực. Thượng, Lai, Chí là dương, Hạ, Chỉ là âm. Thượng là từ bộ xích lên tới thốn khẩu đến bộ xích, âm sinh ở dương, Lai là từ trong thịt xuất ra chỗ trong da ngoài, sự tăng lên của khí. Khứ là từ chỗ trong da ngoài thịt đi vào thịt vào xương, sự giáng xuống của khí. Ứng là Chí, nghỉ là Chỉ. Câu danh ngôn sáu chữ (Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ) của Hoạt Bá Nhân, các y gia của các thời đại đều cho rằng đă t́m được điều cốt yếu của việc chẩn mạch.

·   Thượng, Hạ là chỉ mạch chí thông suốt từ bộ xích đến bộ thốn, chỉ chẩn sát 1 bộ mà phải chú ư đến t́nh h́nh cả ba bộ thốn, quan, xích “Ở bộ thốn, mạch Hạ không đến bộ quan là dấu hiệu dương tuyệt, ở bộ xích, mạch Thượng không tới bộ quan là âm bị tuyệt”.

·   Lai, Khứ là chỉ sự thăng giáng của mạch. Thăng giáng không cấp bách, nhẹ nhàng, điều ḥa là mạch tượng của mạch không có bệnh. Mạch Lai mà Tật, mạch Khứ mà Từ là dấu hiệu trên thực dưới hư (hoặc trong hư ngoài thực). Mạch Lai mà Từ, Mạch Khứ mà Tật là dấu hiệu trên hư dưới thực (hoặc ngoài hư trong thực).

·   ‘Chí Chỉ’ là chỉ vào chí và trong thời gian ngắn hay dài của các bộ mạch. Chí để chẩn mạch đến, thời gian ngắn hoặc dài của các bộ mạch. Chỉ thời gian ngắn dài ở bộ thượng có thể xét sự thịnh suy của chân dương để biện về yếu mạch của chân âm. Chỉ thời gian dài ngắn ở bộ hạ có thể xét sự thịnh suy của chân âm để biện về sự mạch yếu của chân dương”.

8- Không nên câu nệ về tính chất đặc thù của từng mạch.

Thí dụ: Khi nói đến biểu là phải quy về mạch Phù, nhiệt là Sác, lư là Trầm, hàn là Tŕ, mạch Huyền, Cường là Thực, Tế, Vi là Hư... tuy nhiên, phải cần lưu ư đến các yếu tố chân, giả.

 “Mạch Phù tuy thuộc về biểu nhưng hễ âm hư, huyết thiếu, khí trung tiêu suy tổn sẽ thấy mạch Phù mà vô lực, v́ vậy, không thể cho rằng mạch Phù hoàn toàn liên hệ với phần biểu. Mạch Trầm tuy thuộc về phần lư nhưng hễ ngoại tà mới cảm mà đă vào sâu th́ hàn tà bó lấy kinh lạc, mạch khí không thông đạt được, sẽ thấy mạch Trầm, v́ vậy, không thể cho rằng mạch Trầm hoàn toàn thuộc về phần lư. Mạch Sác là nhiệt, nhưng chân nhiệt chưa hẳn đă là Sác. Chứng hư tổn, âm dương đều bị khốn quẩn, khí huyết hỗn loạn, hư nhiều, mạch Sác cũng nhiều, v́ vậy không thể nói là Sác hoàn toàn thuộc nhiệt được. Tŕ là hàn nhưng bệnh thương hàn, tà khí mới lui, nhiệt chưa hết, mạch phần nhiều là Tŕ Hoạt, v́ vậy đừng cho rằng Tŕ hoàn toàn là hàn. Huyền, Cường thuộc Thực nhưng chân âm, vị khí hư quá và các chứng âm dương quan cách (bị ngăn trở), mạch sẽ Huyền, Cường, v́ vậy Huyền cũng không hẳn là Thực, Mạch Vi, Tế thuộc hư trường hợp bị đau quá, khí bị bế, vinh vệ bị ủng trệ không thông, mạch sẽ phải ẩn nấp (Phục), v́ vậy mạch Phục không phải hoàn toàn là Hư... từ đó có thể suy ra... trong các mạch đều có vấn đề”.

9- Sự Khác Nhau Lúc Mới Đặt Tay Vào Mạch Và Lúc Xem Mạch Một Lúc Thật Lâu.

Có khi mạch mới xem và xem một lúc lâu có sự khác biệt. Thí dụ: Lúc mới xem thấy mạch nổi to, xem một lúc thấy mạch ch́m lặng. Hoặc mới xem thấy mạch mềm nhũn, xem lâu lại thấy bật dưới tay. Có khi lúc đầu thấy mạch Huyền, một lúc sau lại là Hoăn.“Khi chẩn mạch loại khách tà bạo bệnh mà mạch Phù là đúng. Nếu bệnh đă lâu, sức đă hư tổn, nên chẩn căn khí làm gốc. Nếu thấy Phù, Đại, ấn tay lâu thấy ch́m mất, là hiện tượng chính khí quá hư, không cần hỏi là bệnh lâu hoặc mới nhiễm, tuy rằng chứng mà thấy nóng nhiều, phiền nhiễu do chính khí suy không tự chủ được mà hư dương thoát ra ngoài. Khi mới xem mạch thấy Nhu, Nhuyễn, bắt đầu thấy bật dưới tay là dấu hiệu bệnh ở phần lư, phần biểu không bệnh. Không phải tạng khí bị thụ thương th́ là kiên tích ẩn phục bên trong, trường hợp này không thể cho đó là mạch Trầm mà lầm là bị hư hàn. Mới xem thấy mạch hơi Huyền, xem lâu lại thấy ḥa hoăn, hễ bệnh đă lâu th́ sắp khỏi, khí huyết tuy kém nhưng tạng khí chưa bại. Cách chung, mạch của người bệnh lúc mới đặt tay vào tuy thấy vô lực hoặc Huyền Tế, không ḥa hoăn, xem lâu trên mười chí lại thấy điều ḥa dần, th́ bệnh có thể chữa. Nếu mới xem mạch thấy ḥa hoăn nhưng xem lâu lại thấy Vi, Sác không ứng tay hoặc dần dần Huyền, cứng (ngạnh) th́ bệnh khó chữa”.

10- Bỏ Mạch Theo Chứng-Bỏ Chứng Theo Mạch.

Thông thường th́ mạch và chứng tương ứng với nhau, nhưng có nhiều trường hợp mạch và chứng lại không đi đôi với nhau như dương chứng mà lại thấy mạch âm hoặc âm chứng mà thấy mạch dương... Sách ‘Y Biên’ giải thích rơ như sau: “Phàm bệnh mà và chứng không hợp th́ một bên thật, một bên giả, cần phân biệt kỹ. Như bên ngoài tuy phiền nhiệt mà thấy mạch Vi, Nhược th́ hư hỏa, hư tướng, lại chịu được công phạt sao?. Nên theo mạch mà chữa chứng chân hư chứ không theo chứng là giả tượng. Hoặc trường hợp bệnh vốn không có phiền nhiệt mà thấy mạch Hồng, Sác th́ không phải là hỏa tà. Bệnh vốn không có trướng đầy, ứ trệ mà thấy mach Huyến, Cường th́ không phải là chứng thực ở bên trong. Không nhiệt, không trướng lại có thể chịu được phép tả hay sao?. Nên theo chứng hư chứ không theo mạch giả thực... Nếu là tà làm thương tổn bên trong hoặc thực trệ, khí trệ mà bụng trên đau thắt đến nỗi mạch Trầm, Phục hoặc Xúc hoặc Kết, đó là tà bế tắc kinh lạc gây ra. Đă có chứng thực làm căn cứ th́ mạch hư tức là gỉa, trường hợp này nên theo chứng chứ không theo mạch. Hoặc như bệnh thương hàn, tay chân gía lạnh, rét run mà mạch thấy Hoạt, Sác, đó là do nội nhiệt làm cách âm. Làm sao có thể biết được? V́ bệnh truyền từ kinh này sang kinh khác chứ  không phải trực trúng âm kinh, từ chứng nhiệt chuyển sang hàn. Đă có mạch Sác, Hoạt làm căn cứ th́ ngoại chứng là giả hư, cũng theo mạch chứ không theo chứng vậy”.

Trường hợp nào nên bỏ mạch mà theo chứng, Lê Đức Thiếp trong sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ đă nhận định:

Nên bỏ mạch theo chứng trong các trường hợp sau:

- Những bệnh mà nhận xét về mạch khó chính xác như  những người không thể chỉ căn cứ vào mạch hoặc những người không có bộ mạch để xem.

- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có th́ mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.

- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có th́ mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.

- Những người mạch tay trái thường rất nhỏ hơn tay phải hoặc ngược lại.

- Những người có mạch Phản Quan.

- Những người không may bị cụt một hoặc cả hai tay.

- Những người bị thương ngay vị trí để xem mạch

11. Mạch phản quan

Có người, không t́m thấy mạch ở bộ vị thốn khẩu như b́nh thường mà lại thấy mạch ở phần  trên đỉnh của bờ sau xương quay (ngang huyệt Liệt Khuyết) đi dọc xuống vùng lơm ở hố lào (huyệt Dương Khê), gọi là mạch PHẢN QUAN. Gặp loại mạch này, khi chẩn mạch, phải đặt bàn tay sấp xuống mới bắt được mạch. Loại mạch này có thể do bẩm sinh hoặc do bị chấn thương gây ra.. .

12. Mạch với kỳ kinh bát mạch

¨  Mạch ở tay trái đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Trầm là mạch ÂM DUY bị bệnh. - Biểu hiện: đau trong tim (mạch Âm Duy đi vào phần âm, chủ về phần vinh, vinh là huyết, huyết thuộc về tâm, v́ vậy đau trong tim).

¨  Mạch ở bộ xích thấy lúc th́ co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Trầm Tế là ÂM KIỀU MẠCH bị bệnh. Biểu hiện: dương khí không đủ mà âm khí vượng, thường hay buồn ngủ, phía ngoài bắp chân dễ chịu mà phía trong căng thẳng (theo Nan thứ 29: dương hoăn mà âm cấp).

¨  Mạch ở tay bên phải đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Phù là mạch DƯƠNG DUY bị bệnh. - Biểu hiện: thấy nóng, rét (lạnh), (mạch Dương Duy đi vào phần dương, chủ về phần vệ, vệ là khí,  khí ở biểu v́ vậy thấy nóng lạnh).

¨  Mạch ở 2 bộ thốn thấy lúc th́ co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Khẩn Tế là mạch DƯƠNG KIỀU bị bệnh. - Biểu hiện: âm khí suy mà dương khí thịnh sinh ra không ngủ được, phía trong bắp chân th́ dễ chịu nhưng bên ngoài th́ lại căng thẳng (Nan thứ 29 (N. Kinh): âm hoăn mà dương cấp).

¨  Mạch ở 2 bộ quan thấy lúc th́ co vào lúc duỗi ra mà có vẻ Hoạt Khẩn là Mạch ĐỚI bị bệnh. Biểu hiện: bụng đầy trướng, eo lưng đau tê, ớn lạnh như ngồi trong nước, phụ nữ th́ bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, xích bạch đái.

¨  6 bộ mạch ở 2 tay để nhẹ mà đều đi Huyền Trường là mạch ĐỐC bị bệnh. Biểu hiện: Sống lưng cứng, không thể cúi ngưả được, uốn ván.

¨  6 bộ mạch ở 2 tay đi Khẩn Tế mà Trường, ấn kỹ lại thấy đi như hạt châu chạy liên tiếp là mạch NHÂM bị bệnh. Biểu hiện: đàn ông th́ bị chứng sán khí,  đàn bà th́ bị xích bạch đái  hoặc tích tụ ở bụng dưới (trưng hà).

¨  6 bộ mạch ở 2 tay phải ấn thật mạnh mới thấy đi Huyền Trường là mạch XUNG bị bệnh. Biểu hiện: khí từ bụng dưới xông lên, bụng trướng, đau.

13- Quan Hệ Giữa Mạch Và Ngũ Hành

Dùng ngũ hành áp dụng vào mạch ta thấy:

Tay Bên TRÁI: Thận thủy (bộ xích) sinh Can mộc (quan), can mộc sinh Tâm hỏa (thốn).

Tay Bên PHẢI: Mệnh môn hỏa (bộ xích) sinh Tỳ thổ (quan), tỳ thổ sinh Phế kim (thốn).

14- Mạch Và Khí Huyết

Xét về khí huyết với mạch ta có:

+ Bên trái thuộc Huyết: Thận, Can và Tâm. Thận (tàng tinh, tinh  sinh huyết ) - Can tàng huyết - Tâm chủ huyết.

+ Bên phải thuộc Khí: Mệnh môn (Tam tiêu) Tỳ và Phế. Tỳ là trung khí - Mệnh môn là nơi chứa nguyên khí - Tam tiêu là đường dẫn khí - Phế chủ khí. V́ vậy, mạch ở bên phải liên hệ với khí.

15- Quan Hệ Giữa Mạch Và Mùa

Mỗi mùa ứng với một tạng nhất định, dù mùa đó cũng chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt thời gian đó.

+ Mùa Xuân:  Mạch Huyền

·  Cây cối xanh tốt vào mùa này, màu xanh ứng với màu của Can, do đó có mạch Huyền (mạch của Can).

·  Mùa xuân dương khí bắt đầu phát (thiếu dương) nhưng khí lạnh vẫn chưa hết, khí cơ c̣n có hiện tượng ước thúc, v́ vậy mạch tượng thấy đầu thẳng mà dài, giống như giây đàn (Huyền).

+ Mùa Hè: Mạch Hồng

·  Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên (Hồng).

·  Vào mùa này, vạn vật tươi tốt, thịnh vượng, mạch đến th́ thịnh mà đi th́ suy, v́ vậy sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Câu.

+ Mùa Thu: Mạch Mao

·  Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rụng giống như lông, do đó mạch của mùa thu là mạch Mao.

·  Thời điểm này, dương khí bắt đầu suy, thế mạch đă giảm chỉ thấy Phù. Sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Mao là h́nh dung thể mạch đến ứng dưới tay thấy  nhẹ như lông (Mao).

+ Mùa Đông: Mạch Thạch

·  Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả khả năng mạnh mẽ của ḿnh để sống qua cái lạnh giá, v́ vậy, mạch của mùa đông là mạch Thạch.

·  Mùa đông vạn vật bế tàng, thế đến của mạch khí trầm mà có sức bật vào ngón tay, sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Thạch là h́nh dung mạch đến ứng vào tay có lực cứng như cục đá (Thạch).

+ Tứ Quư: Tứ Quư là chuyển tiếp giữa các mùa, v́ vậy thường mang đặc tính ôn ḥa, do đó mạch của Tứ Quư là mạch Hoăn.

16- Quan Hệ Giữa Mạch Và Lục Dâm. (Ngoại Tà)

·  Hàn làm hại (thương) Thận v́ vậy có mạch Khẩn.

·  Thử làm hại (thương) Tâm v́ vậy có mạch Hư.

·  Táo làm hại (thương) Phế v́ vậy có mạch Sáp.

·  Thấp làm hại (thương) Tỳ v́ vậy có mạch Nhu.

·  Phong làm hại (thương) Can v́ vậy có mạch Phù.

·  Nhiệt làm hại (thương) Tâm bào v́ vậy có mạch Nhược.

17- Mạch Và Thất T́nh (Nội Nhân)

·  Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư.

·  Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết.

·  Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp.

·  Nộ thương Can gây nên mạch Nhu.

·  Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm.

·  Kinh thương Đởm gây nên mạch Động.

·  Bi thương Tâm bào gây nên mạch Khẩn.

18. Mạch Và Nam Nữ

 “Mạch của phụ nữ thường nhu nhược (yếu) hơn mạch của nam giới”.Khi Xem mạch ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái nam xem bên tay trái (làm chính), phái nữ xem bên tay phải (làm chính).  “Xem mạch phái nam, mạch tay trái (dương) mạnh hơn tay phải (âm) là dương nhiều hơn âm là thuận. Ngược lại, mạch tay phải mà mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương không thuận, tức là người nam đó bị âm thịnh dương suy. Xem mạch người nữ mạch tay phải (âm) mạnh hơn tay trái (dương)  là âm nhiều hơn dương là thuận. Ngược lại, nếu mạch tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm không thuận, tức là người nữ đó bị dương thịnh âm suy. Như vậy, việc xem ‘Nam Tả Nữ Hữu’ chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hoặc nghịch đối với người đó chứ không nhất thiết phải theo đúng quy cách trên.

Điều chủ yếu trong câu ‘Nam Tả Nữ Hữu’ là chú ư vào hai bộ xích của cả nam lẫn nữ.

+ ‘Nam dĩ tả xích nhi tàng tinh’ hoặc ‘Nam dĩ tả xích vi tinh phủ’ (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ xích bên tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ xích tay trái ḥa hoăn, có lực th́ biết rằng người đó tinh khí sung măn, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi vô lực th́ không khỏe...

+ ‘Nữ dĩ hữu xích nhi bào hộ’ hoặc ‘Nữ dĩ hữu xích vi huyết hải’ (Nữ liên hệ với bào thai và chứa huyết ở bộ xích). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải ḥa hoăn, có lực th́ biết rằng tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi vô lực th́ không khỏe