MẠCH LƯ Y HỌC CỔ TRUYỀN

CÁCH PHÂN BIỆT MẠCH:

MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG

·  Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến tŕ trệ.

Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn.

MẠCH HỒNG VÀ THỰC

·  Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm.

·  Mạch Thực th́ chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy.

MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG

·  Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay.

·  Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay.

MẠCH NHU VÀ NHƯỢC

·  Mạch Nhu nhỏ mềm mà Phù.

·  Mạch Nhược nhỏ mềm mà Trầm.

MẠCH LAO VÀ CÁCH

·  Mạch Lao có dạng Trầm Đại mà Huyền, chỉ ở đúng vị trí.

·  Mạch Cách có dạng Hư, Đại mà Phù, Huyền, trong hư ngoài cấp.

MẠCH PHÙ VỚI MẠCH HƯ VÀ KHÂU

·  Mạch Phù, nhẹ tay th́ mạnh, nặng tay th́ yếu.

·  Mạch Hư to mà vô lực, nhẹ hoặc nặng tay đều như nhau.

·  Mạch Khâu nhẹ hoặc nặng tay đều thấy rỗng ở giữa.

MẠCH SÁC VÀ KHẨN, HOẠT

·  Mạch Sác đi lại gấp rút, 1 hơi thở 6 chí.

·  Mạch Khẩn lan ra 2 bên ngón tay, giống như kéo dây thừng.

·  Mạch Hoạt đi lại lưu lợi, trơn tru như con tính chạy trên bàn.

MẠCH TRẦM VỚI PHỤC

·  Mạch Trầm đặt nhẹ tay h́nh như không thấy,  ấn nặng mới thấy.

·  Mạch Phục ấn nặng tay cũng không thấy,  đẩy t́m tới gân mới thấy.

MẠCH TR̀ VỚI HOĂN

·  Mạch Tŕ 1 hơi thở đi 3 chí, h́nh nhỏ mà yếu.

·  Mạch Hoăn 1 hơi thở đi 4 chí, h́nh to mà ḥa hoăn.

MẠCH VI VỚI TẾ

·  Mạch Vi không bằng Tế, như có, như không, giống như sợi tơ nhện.

·  Mạch Tế hơi lớn hơn mạch Vi, ứng dưới tay rất nhỏ, như sợi chỉ mành.

MẠCH XÚC VỚI MẠCH KẾT, ĐỢI, SẮC

·  Mạch Xúc gấp rút, trong Sác thỉnh thoảng lại ngừng.

·  Mạch Kết th́ trong Tŕ thỉnh thoảng lại ngừng.

·  Mạch Đợi th́ Động mà khi ngừng rồi th́ khó trở lại, có số ngừng nghỉ nhất định, không phải ngẫu nhiên.

·  Mạch Sắc th́ Tŕ, Đoản, sít trệ, mạch đến rít như muốn ngừng 3 hoặc 5 chí (trong 1 hơi thở), không đều.

MẠCH HOẠT VÀ MẠCH SẮC.

Theo sự thông hoặc trệ  của mạch.

· Mạch Hoạt là huyết nhiều, khí ít. Huyết nhiều cho nên mạch lưu lợi, trơn tṛn.

· Sắc là khí nhiều, huyết ít, v́ vậy sít mà tán.

MẠCH HỒNG VÀ MẠCH VI

Theo sự thịnh suy của mạch.

· Mạch Hồng: huyết nhiệt mà thịnh, khí theo đó mà bùng lên tràn đầy ở  đầu  tay, sức mạnh vọt mạnh, v́ vậy Hồng là thịnh.

· Mạch Vi: khí hư mà hàn, huyết theo đó mà sít lại, ứng với mạch nhỏ, muốn đứt, v́ vậy Vi là suy.

MẠCH KẾT VÀ MẠCH XÚC

Theo âm hoặc dương của mạch.

· Dương cực th́ Xúc, mạch nhanh, gấp mà có lúc ngừng.

· Âm cực th́ Kết, mạch đi chậm mà có lúc ngừng.

MẠCH KHẨN VÀ HOĂN

Dựa theo sức chùng và căng của mạch.

· Mạch Khẩn là hàn, làm tổn thương phần vinh, huyết, mạch lạc bị kích bác nhau. Nếu gặp khi phong thoát khỏi thủy vọt tràn th́ lại như cắt dây, kéo thừng.

· Hoăn là phong, làm tổn thương phần vệ, khí,  vinh huyết không thông, mạch không đi nhanh được, giống như bước đi chậm răi.

MẠCH PHÙ VÀ TRẦM

Dựa vào sự thăng  giáng của mạch.

· Phù, bắt chước trời là khinh thanh, mạch nổi ở trên.

· Trầm, bắt chước đất là trọng trọc, mạch ch́m ở dưới.

MẠCH PHỤC VÀ MẠCH ĐỘNG

· Mạch Động: thấy ở bộ quan, h́nh như hạt đậu lăn dưới tay, khác với ở các bộ khác.

· Mạch Phục ở sâu vào trong không thấy h́nh mà ở dưới gân, xương.

MẠCH THỰC VÀ MẠCH HƯ

Dựa theo sự cương nhu của mạch.

· Mạch Thực: đường mạch sung thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng cũng đều hữu lực.

· Mạch Hư: đường mạch đi yếu, không thấy có lức ở dưới tay.

MẠCH TR̀ VÀ MẠCH SÁC

Dựa theo sự nhanh chậm của mạch.

· Mạch Sác: nhịp mạch đi nhanh.

· Mạch Tŕ: nhịp mạch đi chậm.

MẠCH TRƯỜNG VÀ MẠCH ĐOẢN

Dựa theo sự dài ngắn của mạch.

· Mạch Trường thấy ở bộ xích và thốn, có khi thông suốt cả 3 bộ.

· Mạch Đoản chỉ thấy ở xích hoặc thốn.

Phải xem xét coi mạch có qua khoảng giữa (quan) hay không. Qua khoảng giữa là Trường, không qua khoảng giữa là Đoản.