ÐỀ TÀI

ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÐIỆN CHÂM

-- o O o --

                                                                                                                          Lương y. Nguyễn Kỳ Nam 

TÓM TẮT

            Một nghiên cứu mở, không có đối chứng được thực hiện trên  217 bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN điều trị bằng điện châm tại Phòng Chẩn Trị YHCT Phường 7 Tp Cà Mau ghi nhận được các kết quả sau : (a) Tuổi càng cao, thể lực suy kém, khả năng phục hồi rất hạn chế.(b) Thời gian mắc bệnh càng lâu khả năng điện châm phục hồi càng kém. (c) Ðộ liệt càng cao khả năng phục hồi càng kém.Ðộ liệt được phục hồi trung bình là 2 độ. (d)Trúng phong kinh lạc, trúng phong tạng phủ ở thể thực (chứng bế) phục hồi tốt hơn trúng phong tạng phủ ở thể hư (chứng thoát). (e) Phương pháp điện châm theo phát đồ huyệt của chúng tôi phục hồi di chứng liệt nửa người do TBMMN có hiệu quả tốt, phục hồi di chứng nhanh hơn ph]ơng pháp châm bằng thiết bị quang châm Laser. 

                                                           EFFECTS  OF  ELECTRO-PUNCTURE

IN  TREATING  HEMIPLEGIA  DUE  TO  CVA

-- o O o -- 

SUMMARY

           An open, no control group  study, carried out on 217  hemiplegic  patients caused  by CVA  treated by electropuncture  in  a TM  outpatient-clinic of the Ward N0 7 of CaMau province, showed : The results of therapy diminished with (a) the patient?s age (b) the duration of the disease (c) the severity of paralysis. There was a better improvement in motor deficit with electropuncture in the type of " trung phong kinh lac ", "Plenitude form of  Trung phong tang phu" than type of " Insufficience form of Trung phong tang phu". Also, better results in treating hemiplegia with electropuncture than with Laser-therapy.

ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI

DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÐIỆN CHÂM

                                                                                                              Lương y. NGUYỄN KỲ NAM

                                                                                                                 Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau

I.ÐẶT VẤN ÐỀ :

Tai biến mạch máu não ( TBMMN )  là bệnh đứng đầu trong các bệnh thần kinh về mặt tử vong và di chứng, bệnh nhân phải nằm viện nhiều thời gian, tốn kém  nhiều chi phí. mất khả năng lao động, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội .Trong các phương pháp thường dùng để điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não đa số các thầy thuốc đều chưa thoả mãn với kết quả đạt được; trong đó phương pháp châm cứu là phương pháp có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhất.

 Nhằm mục đích kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của cha ông,. Tôi  cùng các cộng sự  tiến hành nghiên cứu  được 217 bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN trong 3 năm ( từ tháng 4 năm 1998 đến tháng 10 năm 2000 )  Tai Phòng Chẩn Trị YHCT Phường 7 Tp Cà Mau.

Ðề tài của chúng tôi với mục tiêu tổng quát là đánh giá kết quả điều trị liệt nửa người do di chứng TBMMN bằng phương pháp điện châm, giới hạn gồm các mục tiêu cụ thể như sau:   

1.      Xác định tỉ lệ bệnh nhân TBMMN theo giới tính.

2.      Xác định tỉ lệ TBMMN theo độ tuổi và đánh giá mức độ phục hồi.

3.      Ðánh giá mức độ phục hồi bằng điện châm  qua thời gian mắc bệnh.

4.      Ðánh giá kết quả điều trị bằng điện châm theo cách phân độ liệt của viện Châm cứu Việt Nam.

5.      Ðánh giá kết quả điều trị bằng điện châm theo các cách phân thể bệnh của Y Học Cổ Truyền.

6.      Ðánh giá độ dịch chuyễn  chung của 217 bệnh nhân .

II.  ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tất cả các bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn chọn bệnh đến phòng chẩn trị YHCT phường 7, Tp Cà Mau, từ tháng 4 năm 1998 đến tháng 10 năm 2000.

1. Tiêu chuẩn chọn  bệnh nhân :

v   Những bệnh nhân bị liệt nửa người do Tai biến mach máu não, không có những bệnh lý  khác kèm theo.

v   Có hội chứng thần kinh khu trú liệt vận động tự chủ nửa người ở mức độ khác nhau.

v   Bệnh nhân đã được điều trị giai đoạn cấp ổn định và cho  xuất viện.

           Theo y học cổ truyền :

             Bệnh nhân sau giai đoạn cấp để lại triệu chứng bán thân bất toại được đánh gíá :

?        Trúng phong kinh lạc hay trúng phong tạng phủ.

?        Trạng thái thực ( chứng Bế ) hay trạng thái hư  ( chưn? Thoát ).

                  2 . Tiêu chuẩn loại trừ :

?        Bệnh nhân không tuân thủ phương pháp điều trị .

?        Bệnh nhân mắc thêm bệnh lý  khác trong khi điều trị.

?        Bệnh nhân  có uống thuốc hoặc có điều trị thêm phương pháp khác. ( trừ trường hợp có chỉ định  uống thuốc hạ áp mỗi ngày )

3 .  Tiêu chuẩn đánh giá mức độ liệt :

Ðể dễ đánh giá kết quả điều trị chúng tôi dựa vào các tiêu chuẩn khám trên lâm sàng, phân chia bệnh nhân trong diện điều trị theo mức độ liệt do viện Châm Cưú Việt Nam đề ra. Tiêu chuẩn đánh giá độ liệt như sau :

-  Ðộ I : Bê?h nhân vạ? động tự chủ được , đi lại được tự phục vụ sinh hoạt cá nhân được, cầm nắm được nhưng cơ lực còn yếu.

-  Ðộ II : Bệnh nhân vạ? động tự chủ hạn chế đi lại yếu cần ngưới giúp đở, chưa cầm nắm được, còn tự nâng tay và chân.( tay đưa ngang vai ).

-  Ðộ III : Bệnh nhân ngồi được, không tự nâng được tay chân, cử động được chút  ít ngón tay và ngón chân.

-  Ðộ IV : Bệnh nhân không vận động được, không ngồi được, nằm liệt giường,   còn chút ít biểu hiện co cơ .                                                      

-   Ðộ V : Như độ IV bê?h nhân không vận động được, không ngồi được, nằm liệt giường, không biểu hiện co cơ.

Bệnh nhân được đánh  giá độ liệt trước sau điều trị, tính độ dịch chuyển của độ liệt sau điều trị:

                            -   Ðở nhiều   : giảm  được 2 - 3 - 4  độ liệt.

                             -   Ðở ít          :  giảm  được 1 độ liệt                                                     .

                -   Không đở  :  Vẫn liệt như củ. 

      4. Trang thiết bị dùng điều trị :

?        Máy  điện châm xung điện 8 đầu dây, có tầng số bổ tả.

?        Kim Châm cứu bằng Inox loại 2, 3,  5 Cm và loại 10 Cm.

                 5 .  Kỹ thuật châm cứu :

- Dùng kim dài, châm sâu xuyên huyệt.

         - Kích thích bằng máy điện châm  có 2 tầng số bổ tả .

         - Tầng số tả: 250 - 300  xung/ phút  có ngắt quảng.

Cường độ tăng từ từ  theo ngưởng chịu đựng  của bệnh nhân.

         - Tầng số bổ: 60 - 80 xung/ phút  đều nhịp.

Cường độ tăng từ từ theo ngưởng chịu đựng của bệnh nhân.

                                                -  Thời gian mỗi lần châm 25 phút.

         1 liệu trình12 lần châm . Mỗi 1 tuần cho nghỉ 1 hoặc 2 ngày.

6. Phác đồ huyệt :

            Nhóm A:

?        Châm tả: bách hội - kiên ngung- khúc trì - chi câu - hợp cốc - bát tà- thượng cự hư - giải khê - trung đô - thaí xung.

?        Châm bổ : túc tam lý - huyết hải- tam âm giao.

            Nhóm B:

?         Châm tả: giáp tích C3 - C7 -, L4 - L5  Hoàn khiêu - lương khâu .

?         Châm bổ : Dương lăng tuyền - thận du

       7 . qui trình  điều trị và theo dõi :

            Chúng tôi nhận bệnh theo tiêu chuẩn và tiến hành điều trị di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng điện châm theo các công đoạn dưới đây :

 

v      Khám kỷ trên lâm sàng để phân loại bệnh nhân theo độ liệt.

v      Theo  dõi huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

v      Làm bệnh án cho từng bệnh nhân để tiện việc theo dõi và đánh giá.

v      Việc đánh giá kết quả điều trị được tiến hành sau ít nhất 1 liệu trình điều trị và nhiều nhất là 4 liệu trình    ( mỗi liệu trình 12 lần châm ).

III.   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 

  BẢNG 1 : TỈ  LỆ BỆNH NHÂN THEO  GIỚI TÍNH VÀ LỨA TUỔI

Lứa tuổi

Giới tính

< 50

Từ? 50 - 70

> 70

Tổng cộng

Tỉ lệ

Bệnh Nhân Nam

15

47

44

106

48,5 %

Bệnh Nhân Nữ

19

71

21

111

51,5 %

Tổng Cộng

34

118

65

 

 

Tỉ lệ

15,6 %

54,3 %

29,9 %

 

 

          

  

 

 

 

 

BẢNG 2 : THỐNG KÊ KẾT QUẢ ÐIỀU TRỊ QUA  ÐỘ TUỔI

 

< 50 tuổi

50 - 70 tuổi

> 71 tuổi

B.nhân

34

118

65

 

đở nhiều

đở

 ít

không đở

đở nhiều

đở

ít

không

đở

đở nhiều

đở

 ít

không đở

B.nhân

19

13

2

67

46

5

24

35

6

Tỉ lệ

55,8%

38,2 %

5,8 %

56,7 %

38,9 %

4,2%

36,9 %

53,8 %

9,2 %

     BẢNG 3 : ÐÁNH  GIÁ  TỈ  LỆ  PHỤC HỒI  THEO THỜI GIAN MẮC BỆNH

 

<  1 THÁNG

1 - 6 THÁNG

7 - 12 THÁNG

> 1 NĂM

Tổng số b.nhân

153

46

16

02

kết quả chuyễn độ

đở nhiều

đở

 ít

0

 đở

đở nhiều

đở

ít

0

đở

đở nhiều

đở

 ít

0

 đở

đở nhiều

đở ít

0

 đở

B. nhân

77

75

01

30

14

02

03

05

08

0

0

02

Tỉ lệ

50,3%

49 %

0,6%

65,2%

30,4%

4,3 %

18,7%

31,2%

50%

0%

0%

100%

 

           BẢNG 4: ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÐỘ LIỆT NỬA NGƯỜI DO  TBMMN TRƯỚC VÀ SAU KHI ÐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÐIỆN CHÂM  :

 

Trước điều trị

Sau điều trị

 

Bệnh nhân

  Ðộ  0

Ðộ I

Ðộ II

Ðộ III

Ðộ IV

Ðộ V

Ðộ I

24

11%

22

2

 

 

 

 

Ðộ II

58

26,7 %

27

29

2

 

 

 

Ðộ III

67

30,8 %

3

36

26

2

 

 

Ðộ IV

48

22,1 %

1

2

24

16

5

 

Ðộ V

20

9.2 %

 

1

5

11

1

2

Tổng số

217

53

70

57

29

6

2

 

100%

24,4 %

32,2 %

26,2 %

13,3 %

2,7 %

0,9 %

 

        Ðở nhiều                                 Ðở ít                                       Không đở 

   BẢNG 5 : ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỄN ÐỘ LIỆT CỦA 217 BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO    TBMMN SAU KHI ÐƯỢC ÐIỀU TRỊ BẰNG ÐIỆN CHÂM :

 

đở nhiều

giảm 2-3-4 độ liệt

đở ít

giảm 1 độ liệt

Không đở

Liệt như củ

Số bệnh nhân chuyễn độ

110

94

13

Tỉ lệ

50,6 %

43,3 %

5,9 %

 

BẢNG 6 : BẢNG PHÂN CHIA KẾT QUẢ ÐỘ LIỆT  THEO  THỂ TRÚNG PHONG KINH LẠC  TRƯỚC VÀ SAU KHI ÐIỀU TRỊ :

BẢNG 7 : BẢNG PHÂN CHIA KẾT QUẢ ÐỘ LIỆT  THEO  THỂ TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ CHỨNG BẾ ( Thể Thực )  TRƯỚC VÀ SAU KHI ÐIỀU TRỊ :

Trước điều trị

Số BN

Sau điều trị

 

76 =100 %

Ðộ  0

Ðộ  I

Ðộ  II

Ðộ  III

Ðộ IV

Ðộ  V

  Ðộ III

43 56,5 %

2 2,6 %

20 26,3 %

21 27,6 %

 

 

 

 Ðộ IV

27 35,5 %

1 1,3 %

1 1,3 %

15 19,7 %

10 13 %

 

 

Ðộ V

6 7,8 %

 

1 1,3 %

5 6,5 %

 

 

 

BẢNG 8 : BẢNG PHÂN CHIA KẾT QUẢ ÐỘ LIỆT  THEO  THỂ TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ CHỨNG THOÁT ( Thể  Hư )  TRƯỚC VÀ SAU KHI ÐIỀU TRỊ :

Trước điều trị

Số BN

Sau điều trị

 

53 = 100%

Ðộ 0

Ðộ I

Ðộ II

Ðộ III

Ðộ IV

Ðộ V

  Ðộ III

18  33,9 %

1 1,8 %

10 18,8 %

5  9,4 %

2  3,7 %

 

 

 Ðộ IV

21  39,6 %

 

11,8 %

9 16,9 %

6 11,3 %

5  9,4 %

 

Ðộ V

14   26,4 %

 

 

 

1120,7%

1  1,8 %

2  3,7 %

V.   BÀN LUẬN :

            Tham khảo các đề tài nghiên cứu  của PTS Vũ Thường Sơn Viện Châm Cứu Việt Nam ( Năm 1999 ) và đề tài của nhóm nghiên cứu  phòng quang châm Phường 11 huyện Bình Thạnh ( 1988 )

            Qua nghiên cứu 217 bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau giai đoạn cấp phục hồi bằng phương pháp điện châm  chúng  tôi thấy có những đặc điểm như sau :

1)      Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ  không chênh lệch bao nhiêu 49 % và 51 %. So với đề tài của nhóm nghiên cứu Phòng quang châm, Trạm Y Tế phường 11 huyện Bình Thạnh, TPHCM ( Năm 1998 ) Nam 61,7 % nữ 38,3 %  và đề tài nghiên cứu của PTS  Vũ Thường Sơn năm 1999 tại Viện Châm Cứu Việt Nam là nam73,4 % nữ 26,6 % thì có sự chênh lệch khá xa. Chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ mắc bệnh giữa nam nữ  có thể khác biệt  nhau  do điều kiện sinh hoatﬠlối sống, ẩm thực và do ảnh hưởng tập quán, phong tục nam nữ  từng địa phương có khác nhau.

2)     Ở độ tuổi dưới 50 nam nữ mắc bệnh không chênh lệch nhiều.

           Ở độ tuổi 50 đến 70 nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 60,1 % so với 39,9 %.

           Ở độ tuổi trên 70  nam mắc bệnh nhiều hơn nữ 67,6 % So với 32,3 %.

            Vấn đề nầy chúng tôi chưa tìm thấy thống kê của các tác giả khác nhưng chúng tôi nhận thấy diễn biến  về mặc tuôỉ tác  giữa nam nữ từng thời kỳ cũng có sự chênh lệch ảnh hưởng đến yếu tố mắc bệnh.

3)     Tuổi càng cao mức độ đở nhiều ( giảm 2, 3, 4 độ liệt  ) càng ít. Qua thực tiển điều trị chúng tôi nhận thấy  ở người cao tuổi thể lực suy kém, thực tế khả năng phục hồi rất hạn chế.  

4)     Thời gian mắc bệnh càng lâu khả năng điện châm phục hồi càng kém. Nhận xét  của chúng tôi giống như nhận xét của nhóm nghiên cứu Phòng quang châm, Trạm Y Tế phường 11 huyện Bình Thạnh, TPHCM ( Năm 1998 )  là : " Bệnh đến càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao "

5)     Ðộ liệt càng cao khả năng phục hồi càng kém. Ðộ liệt được phục hồi trung bình là 2 độ. Chúng tôi nhận thấy qua thực tế trên số liệu thống kê, liệt ở độ IV và V phục hồi lên độ II và I  chuyễn được 3 - 4 độ liệt rất  ít  tỉ lệ 12,9 %. . Tỉ lệ chuyễn được 2 độ liệt là 98 người  45,1 %. chuyễn được 1 độ liệt là 94 người  chiếm 43 %

6)     Tỉ lệ trúng phong kinh lạc cao nhất có 40 % và thường có độ liệt nhẹ I, II,  III . Trúng phong tạng phủ chứng Bế có tỉ lệ là 35,1 %. Trúng phong tạng phủ chứng Thoát là thấp nhất 24,4 %. Ở hai thể nầy đề có độ liệt nặng III, IV, V , Tỉ lệ nầy cũng đồng nghĩa với  y văn kinh điển Ðông y  là Trúng phong kinh lạc là thể  nhẹ, trúng phong tạng phủ là thể nặng. Chúng tôi nhân thấy tỉ lệ nầy có sự khác biệt  với đề tài nghiên cứu của PTS  Vũ Thường Sơn năm 1999 tại Viện Châm Cứu Việt Nam  trong tổng số 95 bệnh nhân Trúng phong kinh lạc có 39  bệnh nhân liệt ở độ IV và V chiếm tỉ lệ 44 %.

Ðiều nầy chúng tôi có suy nghĩ  do chênh lệch ngẩu nhiên hay do cách  vận dụng cơ sở lý luận YHCT để chẩn đoán phân thể của các tác giả còn có chỗ sai biệt, vì chúng tôi không tìm được tư liệu của tác giả mô tả triệu chứng thể Trúng phong kinh lạc để đối chiếu .  Riêng chúng tôi thì đã có mô tả ở phần quan niệm Ðông y.

7)     Các bệnh nhân  được chẩn đoán :  trúng phong kinh lạc, trúng phong tạng phủ ở thể thực (chứng bế ). Phục hồi có tiến triển tốt hơn các bệnh nhân được chẩn đoán  trúng phong tạng phủ thể hư ( chứng thoát ). điều nầy có cùng đặc điểm với nghiên cứu của  PTS Vũ Thường Sơn báo cáo năm 1997 trong kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về châm cứu tại Viện Châm Cứu Việt Nam.

8)     Số bệnh nhân đở nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất. 50,6 % , Số bệnh nhân đở ít là    43,3 %, số bệnh nhân  không đở chiếm tỉ lệ thấp nhất  5,9 %. Sự khác biệt  trước và sau điều trị nầy có ý nghĩa thống kê  p < 0,05.

Sử dụng phương pháp điện châm theo phác đồ huyệt của chúng tôi để điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do TBMMN là có hiệu quả tốt, phục hồi di chứng nhanh hơn phương pháp châm bằng thiết bị quang châm Laser, vì liệu trình điều trị chúng tôi 40 ngày, liệu trình điều trị

1)     quang châm Laser đến 60 ngày ( So với đề tài của nhóm nghiên cứu Phòng quang châm, Trạm Y Tế phường 11 huyện Bình Thạnh, TPHCM    ( Năm 1998 ) .

2)       Một số nhược điểm của phương pháp nầy là bệnh nhân sợ châm đau và phải rất thận trọng ở khâu vô trùng. So với phương pháp quang châm thì không đau và không phải bận tâm về khâu vô trùng. Nhưng phương pháp điện châm dễ  thực hiện, dụng cụ gọn nhẹ. So với phương pháp quang châm Laser trang  bị 1 máy phải mất 20 triệu đồng. Phương pháp điện châm trang bị 1 máy 350.000 đồng hiệu quả kinh tế hơn, dể trang bị cho các phòng chẩn trị hơn, có thể thực hiện được dễ dàng ở mọi tuyến cơ sở.

3)      Trong suốt quá trình điều trị không gây tai biến gì, và để khắc phục nhược điểm đau do dấu châm kim thì sau một liệu trình điều trị  cho bệnh nhân nghỉ 1 tuần  để các sẹo châm ổn định rồi tiếp tục thì  bệnh nhân chịu đau tốt hơn .

V   KẾT LUẬN

            Sử dụng phương pháp điện châm  trong điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do TBMMN sau giai đoạn cấp. Qua nghiên cứu 217 bệnh nhân chúng tôi thấy có những đặc điểm như sau :

1.      Tuổi càng cao mức độ đở nhiều ( giảm 2,3,4 độ liệt  ) càng ít.

2.      Ðộ liệt càng cao khả năng phục hồi càng kém. Ðộ liệt được phục hồi trung bình là 2 độ.

3.      Thời gian mắc bệnh càng lâu khả năng phục hồi càng thấp.

4.      Các bệnh nhân  được chẩn đoán :  trúng phong kinh lạc, trúng phong tạng phủ ở thể thực (chứng bế ). Phục hồi có tiến triển tốt hơn các bệnh nhân được chẩn đoán  trúng phong tạng phủ thể hư ( chứng thoát ).

5.      Số bệnh nhân đở nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất 50.6 %. Số bênh nhân đở  ít là  43,3 %.  Số bệnh nhân không đở chiếm tỉ lệ thấp nhất là 5,9 %. Sự khác biệt  trước và sau điều trị nầy có ý nghĩa thống kê   p < 0,05.

6.      Sử dụng phương pháp điện châm theo phác đồ huyệt của chúng tôi để điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do TBMMN là có hiệu quả tốt

 Ngoài một số nhược điểm có thể khắc phục được là đau và phải cẩn thận khâu vô trùng, thì phương pháp này thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nhân dân ta bởi phương pháp tiến hành đơn giản : Ít tốn kém, không gây tai biến, thiết bị rẻ tiền, có thể thực hiện được ở mọi tuyến y tế , gần gủi với nhân dân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân, thuân lợi trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

TRANG CHỦ