HỘI CHÂM CỨU VIỆT NAM       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       TỈNH HỘI CÀ MAU                                Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

                 ---------                                                              ---------      

          Số......../BC-HCC                                           Cà Mau, Ngày    tháng      năm 2010.

                 Dự thảo

BÁO CÁO

  Tổng kết hoạt động Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau  khóa II

 nhiệm kỳ (2005-2010) & phương hướng  nhiệm kỳ ( 2010 - 2015)

 

 

              PHẦN THỨ  I

       BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ÐỘNG HỘI CHÂM CỨU TỈNH CÀ MAU

           NHIỆM KỲ II  (2005 -2010)

 

       Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra ở Nhiệm kỳ II (2005 - 2010).

       Nhìn chung các mặt công tác  của Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau  đã đạt được những thành tích đáng kể  trên nhiều lĩnh vực về công tác tổ chức và hoạt động chuyên môn  trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh nhà .

       Tuy vậy, Hội cũng còn gặp rất nhiều mặt khó khăn do một số  địa phương chưa quan tâm đến hoạt động các cấp Hội, làm trì trệ công tác tổ chức mạng lưới cơ sở, một số chỉ tiêu đã đề ra trong nhiệm kỳ II đã phải rất khó khăn mới có  thể thực hiện được vào cuối nhiệm kỳ. Cụ thể các mặt công tác như sau:

I . TỔ CHỨC :

       Công tác kết nạp hội viên mới luôn được Hội chú trọng, đầu nhiệm kỳ Hội Châm cứu có 221 Hội viên, trong nhiệm kỳ kết nạp 121 hội viên mới, đến nay Hội đã có 343 hội viên. Cơ sở điều trị cũng luôn được mở rộng từ  61 cơ sở điều trị đến nay đã được 132 cơ sở điều trị.

Phân loại trình độ chuyên môn :

       Bác sĩ 25 hv, Lương y học chính qui16 hv, Lương y sở y tế chứng nhận 130 hv, Thầy thuốc gia truyền 59 hv,Y sĩ định hướng đông y 52 hv, Ðiều dưỡng 05 hv, Kỹ Thuật viên, lương y sơ cấp, y tá, dược tá 56 hv.

                                 Trong đó :

Cà Mau :      Có 53 hội viên &  18 cơ sở Châm Cứu.

Ðầm Dơi:     Có 38   hội viên & 07 cơ sở Châm Cứu.

Thới Bình:   Có 33  hội viên &  30 cơ sở Châm Cứu.

Cái Nước:    Có  42  hội viên & 19 cơ sở Châm Cứu.

U Minh:       Có  25  hội viên &  08 cơ sở Châm Cứu.

Trần v Thời: Có  42 hội viên & 20 cơ sở Châm Cứu.

Năm Căn:    Có  35  hội viên &  07 cơ sở Châm Cứu.

Phú Tân:      Có  28  hội viên & 10 cơ sở Châm Cứu.

Ngọc Hiển:  Có  27  hội viên &  07 cơ sở Châm Cứu.

Chi Hội Châm Cứu Bệnh Ða Khoa Tỉnh Cà Mau có 12 hội viên

Chi Hội Châm  Cứu Bệnh Viện Ðiều dưỡng Phục Hồi Chức Năng có 8 hội viên.

        Hội Châm Cứu tỉnh Cà Mau không có biên chế  chính thức, các chức danh của Hội chỉ gắn kết vào nhân sự của sở y tế, Hội Ðông y, các Bệnh viện và các ban ngành, đoàn thể khác để kiêm nhiệm hoạt động. Hội không có trụ sở làm việc trụ sở của Hội chỉ gắn kết vào  Hội  Ðông y và Khoa YHCT của bệnh viện để hoạt động.

II . CÁC MẶT CÔNG TÁC HOẠT ÐỘNG HỘI :

      1. Công tác chuyên môn :

      Với nhiệm vụ chuyên môn là áp dụng phương pháp châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc khác để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Hội đã khuyến khích các hội viên tích cực, sáng tạo áp dụng phương pháp châm cứu trong phòng và điều trị cho người bệnh.

       Trong nhiệm kỳ I số  lượt người được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc là: 2.012.245 lượt người. Vào nhiệm kỳ II Số lượt người được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc đã tăng lên đến: 4.032.250 lượt người. tăng 208% so nhiệm kỳ trước (số liệu nầy bao gồm cả  hai chi hội bệnh viện ). Lượt điều trị miễn phí bằng các phương pháp không dùng thuốc cho đồng bào nghèo trong nhiệm kỳ I  là 352.212 lượt người x 5.000 đồng/người tương đương với số tiền miễn phí là: 1.761.060.000 đồng, nhiệm kỳ II lượt điều trị miễn phí bằng các phương pháp không dùng thuốc cho đồng bào nghèo trong toàn tỉnh lên đến 1.352.212 lượt người x 10.000 đồng/người, tương đương với số tiền miễn phí là : 10.352.212.000 đồng.

        Trong các nhóm bệnh hiện nay, các hội viên đã áp dụng phương pháp châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả cao là: châm cứu chữa các di chứng liệt, các chứng đau trong tất các loại bệnh, châm cứu cắt cơn nghiện ma túy, trong châm cứu thì phương pháp châm kim được thực hiện nhiều hơn cứu. Phương pháp châm kim cũng luôn ứng dụng các thể loại châm kim mới như từ thể châm, điện châm, thủy châm, mãng châm. Các phương pháp mới nầy được các hội viên áp dụng bước đầu khẳng định hiệu quả trong chữa bệnh. 

      2.  Công tác đào tạo thừa kế :

      Trong nhiệm kỳ qua có 15 hội viên theo học chương trình đại học. 78 hội viên các huyện đi dự  nhiều lớp tập huấn Châm cứu tại Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Tỉnh Cần Thơ và Hội Châm Cứu Vũng Tàu do TW Hội Châm cứu kết hợp tổ chức. Kết hợp với Hội Ðông y, Trung Tâm Y Học Cổ Truyền, Trường Cao Ðẳng Y Tế  mở được 5 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về châm cứu  cho 254 lượt hội viên, 2 lớp xoa bóp bấm huyệt  gồm 96 học viên mỗi lớp thời gian từ  3 đến 7 ngày.

      Tỉnh hội còn kết  hợp với:

      Huyện hội Cái Nước mở 2 lớp tập huấn 126 hội viên  .

      Huyện hội  Năm Căn  mở 1 lớp tập huấn 52 hội viên .

      Huyện hội U Minh mở 1 lớp tập huấn 60 hội viên .

      Thành hội Cà Mau mở 1 lớp tập huấn  78 hội viên.

      Chùa Tịnh Ðộ Cà Mau 1 lớp tập huấn phương pháp điều trị điện trên huyệt cho  hội viên các chùa Tịnh Ðộ 3 ngày, có 80 học viên theo học.

      Các hội viên có chuyên môn cao đã tham gia cùng Trường Cao Ðẳng Y Tế Cà Mau giảng dạy môn Châm cứu, Xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh cho các lớp y sĩ định hướng Ðông y, điều dưỡng, nữ hộ sinh, lương y sơ cấp, mở các lớp tập huấn tuyến y tế xã với tổng số tiết 968 giờ. Có trên 10.000 lượt sinh viên đến thực tập môn Châm cứu tại Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh Viện Cà Mau và Trung Tâm Y Học Cổ Truyền.

      Nhìn chung công tác đào tạo được Hội thực hiện đạt kết quả cao, Qua các lớp tập huấn chuyên môn ngắn và dài hạn các hội viên được trao đổi về chuyên môn cùng các thầy và bạn đồng nghiệp, qua đó củng cố những kiến thức cơ bản về lý luận và không ngừng cập nhật những tiến bộ, những kết quả của các nghiên cứu mới từ đó mạnh dạn ứng dụng vào thực hành châm cứu, góp phần thực hiện công tác kế thừa và phát triển phương pháp châm cứu trong chữa bệnh trong tỉnh nhà.

      3. Công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn phản biện:

     Trong nhiệm kỳ qua, công tác nghiên cứu và kế thừa được đẩy mạnh: Chi Hội Châm Cứu Bệnh Viện Cà Mau đã thực hiện và báo cáo nghiệm thu được  2 đề tài khoa học cấp ngành và 2 đề tài báo cáo khoa học cấp bệnh viện, hiện tại đang làm một đề tài về châm cứu  cấp ngành ; tham gia phản biện 1 dự án do sở Khoa học Công nghệ tỉnh chủ trì. Các đề tài đã thực hiện bao gồm các loại nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là nghiên cứu kết hợp YHCT với YHHÐ.

       4. Công tác tuyên truyền  giáo dục :

       Phổ biến được 800 quyễn tạp chí châm cứu đến tận các chi hội cơ sở.

       Kết hợp Trung Tâm Truyền Thông & Giáo Dục Sức Khỏe, Tạp chí Trí thức Cà mau.. Ðài phát thanh truyền hình Cà Mau phổ biến về các phương pháp không dùng thuốc được 13 lần. Kết hợp với Báo Cà Mau phổ biến 40 động tác dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng hướng dẫn cho nhân dân phòng và chữa bệnh mạn tính.

       Thường xuyên tuyên truyền đến các cấp Hội ôn lại truyền thống của ngành, nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, trao đổi y thuật để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

       Tổ chức triển khai đến các hội viên đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch của ngành y tế, nhất là Quyết định số 222/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010 và Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư TW Ðảng về việc phát triển nền Ðông y việt nam và Hội Ðông y Việt nam trong tình hình mới, tạo được sự tin tưởng trong phát triển ngành nghề chuyên môn của hội viên.

       5. Công tác gây quỹ, quản lý và sử dụng quỹ hội :

        Năm 2006, 2007, UBND Tỉnh và Sở Tài Chánh chi hổ trợ kinh phí Cho Hội Châm Cứu 5.000.000đ, năm 2008 Nhà nước không hổ trợ kinh phí cho Hội thường trực Hội phải tự túc các khoản chi phí hoạt động, năm 2009 Nhà nước hổ trợ 10.000.000đ, năm 2010 hổ trợ 20.000.000đ.

       Công tác thu hội phí trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, việc đăng nộp không đầy đủ, phần thu nầy không đáng kể nhưng cũng góp một phần cho hoạt động công tác, mỗi năm hội viên đóng 6000đ/ người. (Huyện, Thành hội thu 2000đ, Tỉnh hội thu 2000 đ, TW hội thu 2000đ). Nhiệm kỳ  qua Tỉnh hội chỉ thu hội phí được 1.080.000đ.

      Các khoản chi tiền điện thoại, văn phòng phẩm, hội nghị, Tỉnh hội không đủ trang trải, công tác phí thường trực hội phải  sử dụng kinh phí cá nhân.

      Các huyện Hội, Trần Văn Thời, Thới Bình được Nhà nước chi hổ trợ 5.000.000đ/năm. Thành Phố Cà Mau mỗi năm trên 25.000.000đ

       Hội châm cứu tỉnh và các chi hội cơ sở chưa có dự án tạo nguồn kinh phí cho hội mà còn trông chờ vào sự nguồn chi hổ trợ của Nhà nước. Ðây là một tồn tại làm han chế hoạt động của hội.

        6. Công tác thi đua khen thưởng :

       Tháng 10 hằng năm các Huyện, Thành Hội và Chi Hội đều  tổng kết thi đua khen thưởng để gởi về Tỉnh Hội, Trung ương Hội, đầu tháng 12 là hoàn thành công tác thi đua. Các bằng khen, giấy khen UBND, các Huyện, Thành Hội  xét thành tích thi đua  theo hệ thống Nhà nước.Trong nhiệm kỳ  qua:

      Tỉnh hội khen 582 giấy khen cho 138 tập thể  và  444 cá nhân .

      Trung ương Hội khen bằng khen 22 tập thể , 35 cá nhân.

      Trung ương Hội khen giấy khen 28 tập thể 36 cá nhân.

     7. Công tác cứu trợ xã hội:

     Vận động hội viên ủng hộ cứu trợ trẻ em bị chất độc màu da cam  trên 3.000.000đ. tham gia  xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, các phong trào xoá đói giảm nghèo, tặng quà cho gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/7 trên 30.000.000 đồng, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho dân nghèo 5 đợt trên 600 lượt bệnh nhân kinh phí trên 15.000.000đ. Công tác cứu trợ  xã hội nhiệm kỳ qua gần 50.000.000 đồng.

         8. Công tác thống kê báo cáo:

       Nhiệm kỳ qua công tác thống kê báo cáo không được các cấp hội quan tâm một số huyện không thường xuyên báo cáo theo định kỳ nên văn phòng tỉnh hội không thể tập hợp được số liệu báo cáo. Sau đại hội các huyện, thành hội, căn cứ vào số liệu cụ thể báo cáo nhiệm kỳ, tỉnh hội đã thống kê lại được, hiện tại số liệu đã thể hiện được đầy đủ các mặt công tác.

9. Công tác phối hợp với Hội Ðông y chỉ đạo đại hội tuyến huyện:

       Do nhiệm kỳ của Hội Châm cứu Tỉnh không trùng hợp với nhiệm kỳ của Trung Ương Hội nên khâu tổ chức Ðại hội không có văn bản  chỉ đạo, tuy nhiên tỉnh Hội cũng đã tranh thủ với TW Hội và Sở Nội Vụ hoàn thành các văn bản hướng dẫn và điều lệ mới để chỉ đạo Đại hội.

        Hội Châm Cứu đã kết hợp với Hội Ðông y lồng ghép Ðại hội nên đã hạn chế được kinh phí của các cấp hội địa phương phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Cuối tháng 8 năm 2010 đã Ðại hội được 8/9 các Huyện, Thành Hội và hai Chi Hội Bệnh viện.

III. THUẬN  LỢI VÀ KHÓ KHĂN :

        1. THUẬN LỢI :

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội  lần thứ II. Nhiệm kỳ (2005 - 2010). Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau có phong trào hoạt động  trên cơ bản rất ổn định, các cơ sở điều trị bằng châm cứu  phục vụ cho nhân dân được nhiều hiệu quả thiết thực nên đã tạo được niềm tin cho nhân dân trong tỉnh nhà. Ðược sự quan tâm của Trung ương Hội  và sự hổ trợ tốt của Sở Y tế và Hội Ðông y trên mọi mặt công tác nên sự phát triển về chuyên môn và quản lý hội viên được thuận lợi và sâu sát hơn. Ðạt được nhiều thành tích trong nhiều  lĩnh vực. Các hoạt động của Hội Châm Cứu  gắn liền với hoạt động của Hội Ðông y  ngay cả cơ sở vật chất lẫn nhân sự  nên dể quản lý và tổ chức, giảm được kinh phí  hoạt động trong khi tài chính của Hội còn găp nhiều khó khăn..

2. KHÓ KHĂN :

     Giai đoạn 2005 - 2010 đất nước đang trong thời kỳ hội nhập đổi mới, có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Ðảng và Nhà nước như: Nghị quyết 24 của Ban bí thư Trung ương Đảng,  Quyết định số 222/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010, đã được triển khai cho hội viên học tập, nhưng trình độ nhiều hội viên không nắm bắt kịp để quán triệt được hết các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

    Sự phát triển nhanh chóng của các phương pháp châm cứu và các phương pháp điều trị không dùng thuốc đã và đang hiện đại hóa và hòa nhập vào Hiệp hội Châm cứu Thế giới nhiều hội viên chưa  đủ khả năng và trình độ để tiếp cận những kiến thức mới.

    Nhiều cơ sở điều trị còn thiếu thốn trang thiết bị do không có kinh phí đầu tư ban đầu.

    Hội không có biên chế chính thức, Ban Chấp Hành kiêm nhiệm, các Hội địa phương nhiều nơi không có kinh phí hoạt động phải gắn kết chia sẻ với Hội Ðông y. Nhà nước chỉ hổ trợ một phần kinh phí cho một số huyện, còn đa số không được hổ trợ, không có cơ sở gây quỹ hội. Các khoản chi phí công tác phí, văn  phòng, điện thoại không đủ  kinh phí để thanh toán, các mặt hoạt động  khác gặp nhiều khó khăn .

         Tỉnh hội chưa có cơ sở riêng chỉ gắn kết vào Hội Ðông y, không có kế toán, không có thủ quỹ, công tác thu chi tài chánh nhờ vào bộ phận kế toán Hội Ðông y, Văn phòng thường trực Tỉnh hội không có người trực tiếp quản lý, sử lý công văn đến và đi, lãnh đạo tỉnh hội chỉ  thực hiện hoàn thành các mặt công tác hội nhưng không có nhân sự chuyên trách quản lý  công tác văn phòng.

 Cấp Huyện, Thành phố còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, một số địa phương chưa làm tham mưu tốt cho Ðảng và Nhà nước nên trong công tác còn nhiều mặt hạn chế.

 

IV. NHẬN XÉT ÐÁNH GIÁ :

Nhiệm kỳ qua, dù có nhiều khó khăn về vật chất và nhân sự chuyên trách, nhưng Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau cũng đã phát triển mạng  lưới cơ sở  ổn định, phục vụ  tốt cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, có nhiều uy tín trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo lại cho hội viên, cán bộ lãnh đạo Hội có nhiều tâm quyết cống hiến, hội viên thật sự đoàn kết nhất trí  trong nhiều phong trào hoạt động chăm lo sức khỏe cho nhân dân, số lượng hội viên càng ngày càng đông và nâng cao về chất lượng, công tác khám chữa bệnh ngày càng hiệu quả, ích lợi của người dân càng được nâng lên cao hơn.

Nhìn số liệu nhiệm kỳ I đối chiếu nhiệm kỳ II chúng ta có thể đánh giá hoạt động của Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau cao hơn nhiều năm trước. Hội thật sự là chỗ dựa cho người dân nghèo lúc đau ốm  bệnh tật, cũng là chỗ dựa về kiến thức khoa học kỹ thuật cho toàn thể hội viên, toàn thể hội viên của hội Châm Cứu đã đóng góp  tích cực vào công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh nhà.

       Song cũng còn những khó khăn  tồn tại  trước mắt. Hội Chỉ có đến cấp Huyện, Thành phố nên các hoạt động cơ sở xã phường không được thông tin cập nhật kịp thời nên khả năng phát triển còn chậm so với sự phát triển của khoa học hiện đại. Trình độ và năng lực của đa  số hội viên còn rất khiêm tốn so với  nhu cầu phát triển của xã hội  nên hiệu quả hoạt động chưa cao,  đa số hội viên kinh tế còn khó khăn nên trang thiết bị  cho cơ sở phục vụ còn thiếu thốn. Cán bộ lãnh đạo không biên chế chính thức, nhân sự hoạt động là do Hội Ðông y kiêm nhiệm, nên nơi nào Hội Ðông y hoạt động tốt thì nơi đó hội Châm Cứu cũng phát triển tốt.   

      Một số địa phương chưa hiểu rõ chức năng hoạt động của Hội  nên chưa thật sự quan tâm, thiếu sự hổ trợ về vật chất  làm trì trệ sự  phát triển Hội.

 

 

PHẦN THỨ II

 

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC HỘI

 NHIỆM KỲ III ( 2010-2015 )

 

Quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội VII của Trung Ương Hội Châm Cứu Việt Nam, các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh Cà Mau

Căn cứ vào tình hình thực tiển của địa phương. Ban chấp hành đề ra phương hướng nhiệm vụ Nhiệm kỳ III (2010 - 2015 ) như sau :

  I . MỤC TIÊU CHUNG:

            1/ Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đoàn kết hội viên vượt qua mọi khó khăn, quán triệt  sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra. Củng cố hệ thống tổ chức mạng lưới Hội vững mạnh, phục vụ thiết thực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bằng các phương pháp không dùng thuốc đơn giản hiệu quả.

            2/ Liên kết nhiều nguồn đào tạo để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho Hội viên, phấn đấu trong nhiệm kỳ mới  tất cả các hội viên còn yếu kém đều nắm vững được  kiến thức cơ bản về châm cứu, các hội viên khá đều được học các lớp nâng cao.

            3/ Thường xuyên giáo dục y đức cho hội viên, nâng cao chất lượng chuyên môn, hết lòng phục vụ cho nhân dân theo lời dạy của Bác " lương y phải như từ mẫu " Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các phương pháp không dùng thuốc để áp dụng rộng rải tuyến cơ sở, giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế tuyến trên.

           4/  Tăng cường mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ với các ngành có liên quan, đặc biệt với ngành Y Tế, tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể đảm bảo được các mặt hoạt động của Hội, thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới. Cập nhật kịp thời các kiến thức mới  phổ biến đến các cấp hội viên để nâng cao trình độ năng lực hoạt động.

 

II- MỤC TIÊU CỤ THỂ :

        1/ Số lần chữa bệnh bằng các phương pháp không dùng thuốc toàn tỉnh chiếm 30%.phương pháp điều trị dùng thuốc trong Y Học Cổ Truyền.

        2/ 100% lương y được bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về châm cứu và các phương pháp không dùng  thuốc khác theo chương trình chuyên sâu của TW Hội.

        3/  Kết nạp 100% những người đang hành nghề Châm cứu trong tỉnh vào hội.

        4/ Tuyên truyền 40% hộ dân hiểu biết và sử dụng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, dưỡng sinh, khí công v.v… để phòng bệnh và chữa các chứng  bệnh thông thường.

III. CÁC MẶT CÔNG TÁC:

          1/ Công tác tổ chức :

Tiếp tục kết nạp tất cả những hội viên còn lại và thành lập thêm các chi hội châm cứu bệnh viện Quân Dân y, Bệnh viện Thành Phố Cà Mau để mở rộng hệ thống của hội toàn tỉnh .

Phấn đấu năm thứ 2 trong nhiệm kỳ III, Các huyện, thành phố đều thành lập được Phòng Châm Cứu có điều kiện tốt và hoạt động ổn định.

Sinh hoạt đúng định kỳ theo điều lệ Hội qui định.

Tiếp tục lập danh sách, thủ tục cấp thẻ hội viên mới báo cáo về Trung ương hội để cấp lại thẻ mới cho hội viên trong nhiệm kỳ mới .

Thành lập sổ đại bộ hội viên quản lý bằng công nghệ tin học

2/ Công tác khám chữa bệnh :

  Khuyến khích, đẩy mạnh công tác chữa bệnh bằng châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đưa châm cứu đến cơ sở điều trị xã, phường. Phát triển phương pháp mãng châm và phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh

 Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các cơ sở điều trị đảm bảo tuyệt đối công tác vô trùng trong châm kim.

3/  Nghiên cứu khoa học :

   khuyến khích hội viên tham gia nghiên cứu khoa học phấn đấu kết hợp với Sở y tế và Hội Ðông y tổ chức các hội thảo khoa học. Đặc biệt chú trọng đến phần nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật châm cứu. Đây cũng là mục tiêu mà Đại hội VII Liên hiệp Hội Châm cứu thế giới và Đại hội Hội Châm cứu Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã đề ra.

   Cụ thể là 3 nội dung:

Hiện đại hóa châm cứu kết hợp Đông Y với Tây y trong điều trị cắt cơn nghiện ma tuý và cai nghiên ma tuý.

Hiện đại hoá châm cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng trong chẩn đoán điều trị di chứng liệt.

Hiện đại hoá châm cứu kết hợp Đông y với Tây y trong điều trị hội chứng đau và châm tê phẫu thuật.

4/  Ðào tạo, huấn luyện, tuyên truyền :

   Học tập, nghiên cứu, từng bước hiện đại hoá châm cứu trong khám chữa bệnh ở các cơ sở điều trị tuyến tỉnh, phấn đấu kết hợp Trung ương hội , hoặc tự  tổ chức nhiều  lớp tập huấn nâng cao chất lượng châm cứu cho hội viên

  Phối hợp cùng Trung tâm y học cổ truyền mở các lớp tập huấn  châm cứu chữa các chứng liệt cho Hội viên và y tế cơ sở xã phường.

  Phối hợp với Hội đông y mở nhiều lớp thầy thuốc gia đình để phổ biến trong nhân dân các phương pháp  xoa bóp, đánh gió, giác hơi, xông hơi, sử dụng thuốc nam chữa các bệnh thông thường để nhân dân có thể tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình .

 Liên hệ, chuyễn tạp chí châm cứu, sách châm cứu, giới thiệu trang thiết bị chuyên môn đến hội viên.

Kết hợp với Hội Ðông y tổ chức lễ dâng hương đại danh y Hải Thượng Lãn Ông vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm, để  nhắc nhở, tuyên truyền, giáo dục truyền thống y đức của người thầy thuốc Đông y cho toàn thể hội viên.

  5/  Công tác thi đua khen thưởng :

   Phát động phong trào thi  đua  trong toàn hội viên, có kế hoạch đăng ký đầu   năm để tiên lợi  trong việc xét thi đua khen thưởng cuối năm. Qui định hằng năm vào cuối tháng 10 phải hoàn thành các thủ tục xét thi đua khen thưởng Cấp Trung ương Hội và Tinh hội,  các Bằng khen giấy khen hệ thống Nhà nước các cấp Hội làm thủ tục xét khen theo hệ thống Ủy ban của cấp mình tỉnh hội sẽ hiệp y.

Hội Châm cứu kết hợp với Hội Ðông y tiến hành các bước kiểm tra chéo để các đơn vị thi đua lập thành tích.

   6/ Công tác quan hệ :

    Quan hệ với Sở Y Tế, Hội Ðông y, Khoa Ðông Y Bệnh Viện Ða khoa Cà Mau, Bệnh Viện Ðiều Dưỡng Và Phục Hồi Chức Năng, để thực hiện công tác tổ chức và phối hợp thực hiện công tác chuyên môn.

   Quan hệ với Liên hiệp các hội Khoa học kỷ thuật để có điều kiện cho hội viên tiếp cận nghiên cứu khoa học. đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu, tham gia tư vấn phản biện các đề tài có liên quan về chuyên môn.

    Quan hệ với trường Cao Đẳng Y  Tế kết hợp giảng dạy về chuyên môn và mở các lớp đào tạo lại  bồi dưỡng tay nghề cho hội viên, mở các lớp kỷ thuật viên châm cứu  để hổ trợ các phòng chẩn trị hoạt động có hiệu quả hơn.

 7/ Công tác thống kê báo cáo :

 Thực hiện đúng chế độ báo cáo thường xuyên từ trung ương đến cơ sở. Thiết lập mẫu báo cáo thống nhất chung  theo Trung ương hội. Thành lập lại bộ phận văn phòng để quản lý lưu trử hồ sơ công văn.

8/  Công tác vận động gây quỹ và quản lý tài chánh hội :

Quan hệ các tổ chức xã hội để tranh thủ ủng hộ về tài chánh và chuyên môn. Tranh thủ UBND Tỉnh  và sở Tài chánh hổ trợ kinh phí nhiều hơn nữa. Tranh thủ các nhà tài trợ mạnh thường quân hổ trợ kinh phí cho hội hoạt động. Mở sổ sách thu chi  và quản lý tài chánh  theo đúng điều lệ Hội. Vận động các cấp Hội thu hội phí đầy đủ.

 

KIẾN NGHỊ :

 Các cấp  Huyện, Thành Hội, yêu cầu Nhà nước hổ trợ kinh phí hoạt đông trong giai đoạn Hội chưa có thể tự gây quỹ để hoạt động, Tạo điều kiện cho Hội  mở ra các dịch vụ,  Đối với Tỉnh Hội cần có 2 biên chế  chính thức mới có thể  đảm nhiệm được nhiệm vụ.

 

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Các cấp Hội phải làm tham mưu tốt cho cấp uỷ Ðảng, chính quyền các cấp, phối hợp chặt chẽ với các Ban Ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ các mặt hoạt động công tác Hội. Trong công tác có chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quý, năm, thực hiện có kiểm tra nhắc nhở, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm. Tạo sự đoàn kết từ cán bộ lãnh đạo cho đến hội viên, quần chúng, có tinh thần trách nhiệm và phải luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phát huy kịp thời gương người tốt, việc tốt trong phong trào công tác Hội, để có kế hoạch khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng.

 Trên đây là báo cáo các mặt công tác  nhiệm kỳ  II ( 2005 - 2010) và phương hướng nhiệm vụ công tác Nhiệm kỳ III (2010 - 2015 ) của Hội Châm Cứu tỉnh Cà Mau.

 

 

                                                                           HỘI CHÂM CỨU TỈNH CÀ MAU

 

 

 

HỘI CHÂM CỨU VIỆT NAM                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            TỈNH HỘI CÀ MAU                                                               Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

              ---------------                                                                                   --------------------

                                                                                                    Cà Mau,  ngày     tháng    năm 2010

 

BẢNG TỰ PHÊ

BAN CHẤP HÀNH  HỘI CHÂM CỨU TỈNH CÀ MAU KHÓA II

Nhiệm Kỳ  (2005 - 2010)

 

        Thực hiện Nghị Quyết Ðại Hội Ðại Biểu toàn quốc của Ban Chấp Hành Trung Ương Hội Châm Cứu Việt Nam khóa VII và Nghị Quyết Ðại Hội của Ban Chấp Hành  Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ II ( 2005 - 2010 )

       Ðược sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, trực tiếp là Ban Dân Vận Tỉnh Ủy.

       Trong quá trình tổ chức thực hiện các mặt công tác Hội nhiệm kỳ qua (2005- 2010). Ban Chấp Hành Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau kiểm điểm rút ra những ưu điểm và khuyết điểm như sau :

 

       1. ƯU ÐIỂM:

        Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau đã tổ chức được mạng lưới Hội từ tỉnh cho đến Huyện, Thành Phố, Ban Chấp Hành được cơ cấu thành viên các Ban, Ngành, Ðoàn thể có liên quan,Toàn Tỉnh có   9/9  Huyện, Thành phố được thành lập Hội, có 2 chi hội Bệnh Viện Cà Mau và Bệnh Viện Ðiều Dường Phục Hồi Chức Năng. Từ khi Ðại hội lần thứ  II  Hội đã kết nạp được 221 Hội viên, đến nay Hội đã kết nạp được tất cả 343 hội viên, Từ  61 cơ sở điều trị Châm cứu đến nay đã được 132 cơ sở điều trị Châm Cứu.

       Ban Chấp Hành Hội Châm Cứu nhiệm kỳ qua có 21 ủy viên, thường vụ 05 ủy viên, thường trực 2 ủy viên. Dù không có Biên chế chính thức, không phụ cấp chức vụ, kinh phí hoạt động thiếu thốn mọi mặc nhưng BCH luôn giử vững vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện Nghị Quyết đã đề ra, mỗi thành viên trong Ban Chấp Hành đều có sự đoàn kết thống nhất cao trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, kế hoạch công tác Hội, hoàn thành được nhiệm vụ chung là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bằng các phương pháp không dùng thuốc .

        Ban Chấp Hành đã làm tham mưu tốt cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh thực hiện đầy đủ Nghị quyết của Trung ương và địa phương, nhất là Nghị quyết của Tỉnh ủy, từ đó đã cụ thể hóa nhiệm vụ đưa vào tình hình thực tế của Tỉnh nhà.

        Ban Chấp Hành và bộ phận thường trực luôn vạch ra chuơng trình kế hoạch công tác Hội cho từng tháng, quí, năm xây dựng những phong trào hoạt đôﮧ cụ thể cho từng cấp Hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân ưu, khuyết điểm  và có kế hoạch uốn nắn kịp thời.

        Hằng năm Ban Chấp Hành Tỉnh Hội đều liên kết với Hội Ðông y  tổ chức kỷ niệm, ngày Lễ dâng hương đại danh y Hải Thượng Lãn Ông (ngày rằm tháng giêng âm lịch) để ôn lại truyền thống của ngành, nhắc nhở thầy thuốc, hội viên thực hiện tốt y đức, nâng cao y thuật để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ:  "Lương y phải như từ mẫu "

        Trong nhiệm kỳ I số  lượt người điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc là: 2.012.245 lượt người. Vào nhiệm kỳ II tăng lên đến: 4.012.245 lượt người.

        Nhiệm kỳ I lượt điều trị miễn phí bằng các phương pháp không dùng thuốc cho đồng bào nghèo trong toàn tỉnh có 352.212 lượt người tương đương với số tiền miễn phí là 1.761.060.000 đồng. Nhiệm kỳ II lên đến 1.352.212 lượt người tương đương với số tiền  miễn phí là 10.352.212.000 đồng. Góp phần cùng với Nhà nước thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa.

        Trong Nhiệm kỳ qua với nhiều nguồn liên kết đào tạo và đào tạo lại, có 15 hội viên đang theo học chương trình đại học. 78 hội viên đi dự  các lớp tập huấn do TW Hội Châm cứu kết hợp tổ chức với các  tỉnh bạn, mở được 5 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về châm cứu, 2 lớp xoa bóp bấm huyệt cho 350 lượt hội viên tại tuyến tỉnh, 6 lớp tập huấn tại tuyến huyện có 396 hội viên.

        Tham gia cùng Trường Cao Ðẳng Y Tế Cà Mau giảng dạy môn châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. dưỡng sinh cho các lớp y sĩ định hướng Ðông y, điều dưỡng, nữ hộ sinh, lương y sơ cấp, mở các lớp tập huấn tuyến y tế xã với tổng số tiết 968 tiết, trên 10.000 lượt sinh viên đến thực tập môn Châm cứu tại các Chi hội Châm cứu Bệnh viện và Phòng Châm cứu Trung tâm Y học Cổ truyền.

        Ngoài công tác chuyên môn Họ⩠còn vận động hội viên ủng hộ cứu trợ trẻ em nạn nhân chấⴠđộc màu da cam  trên 3.000.000 đ. ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng quà cho gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/7 trên 30.000.000 đồng. Khám bệnh phát thuốc miễn phí cho dân nghèo 5 đợt trên 15.000.000 đ.

        Trong hoạt động Ban Chấp Hành Hội Châm cứu luôn luôn đổi mới về nội dung và phương thức sao cho phù hợp với những quan điểm mới của Ðảng, từng bước đưa hoạt  động của Hội vào nề nếp, thể hiện được sự quyết tâm cao phấn đấu không ngừng ca BCH và toàn thể hội viên trong toàn tỉnh.

 

      2. NHƯỢC ÐIỂM

        Ban Chấp Hành Hội Châm Cứu là cán bộ kiêm nhiệm, hoạt động chỉ gắn kết vào Hội  Ðông y, không có trụ sở làm việc, không có biên chế chính thức, không có cơ sở mở được các dịch vụ  để gây quỹ cho hội hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế  so với yêu cầu công tác Hội.

       Công tác đào tạo, thừa kế còn lúng túng do trường lớp đào tạo quá ít so với nhu cầu phát triển hiện đại hóa châm cứu để nâng cao phương thức phục vụ mọi tầng lớp xã hội.

Hội chỉ có đến cấp huyện, thành phố nên các hoạt động cơ sở xã phường không có chi hội theo sát mọi hoạt động nên các thông tin mới cập nhật chưa được rộng rải.  Trình độ và năng lực của đa số hội viên còn rất khiêm tốn so với  nhu cầu phát triển của xã hội  nên hoạt  động chuyên môn còn kém hiệu quả, một số kỷ thuật chuyên môn cao, như châm tê phẩu thuật, Châm cai nghiện ma túy, mãng châm v.v. hội viên chưa đủ trình độ tiếp cận kỷ thuật cao.

 Ða số hội viên kinh tế còn khó khăn nên trang thiết bị  cho cơ sở điều trị còn thiếu thốn phương tiện phục vụ bệnh nhân không đầy đủ hiệu quả điều trị bị hạn chế

Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác Hội.

 

IIi. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TỒN TẠI:

 Mặc dù mạng lưới của hội đã được thành lập rộng khắp toàn tỉnh, nhưng tất cả; nhân sự đều là kiêm nhiệm, không biên chế chính thức, kinh phí hổ trợ hoạt động nơi có nơi không, không có cơ sở gây quỹ hội, Hội phí 2000 đồng / năm cho1 cấp hội không cải thiện được gì cho sự khó khăn của Hội.

Về chuyên môn đại đa số thầy thuốc không qua trường lớp chính qui đào tạo, mặt bằng về văn hóa còn thấp, trình độ năng lực bị hạn chế chưa tiếp cận được khoa học kỷ thuật trong giai đoạn hiện đại hóa. Thông tin về khoa học đến với hội viên còn chậm, chưa có trường lớp đào tạo chuyên nghiệp và thường xuyên.

Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác Hội.

Trên đây là những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém của Ban Chấp Hành  Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ II (2005- 2010).

 

                                                  BCH HỘI CHÂM CỨU  TỈNH CÀ MAU

 

 

 

 

   UBND TỈNH CÀ MAU                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐÔNG Y TỈNH CÀ MAU                                                          Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

                      SỐ :    / BC - HĐY                                                                              -----------------------

                   ( Dự thảo)                                                                       Cà Mau, ngày   tháng 10 năm 2010

                                      

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CỦA BCH HỘI ĐÔNG Y TỈNH CÀ MAU

KHÓA III (NHIỆM KỲ 2005 – 2010) TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

KHÓA IV (NHIỆM KỲ 2010 – 2015)

 

PHẦN THỨ NHẤT

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI ĐÔNG Y TỈNH CÀ MAU

 KHÓA III (NHIỆM KỲ 2005 – 2010)

 

Trong khí thế cả nước tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và đại hội lần thứ XII của Ban Chấp hành Trung ương Hội đông y Việt Nam, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Đại biểu Hội đông y Việt Nam lần thứ XI và nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Cà Mau lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ công tác của BCH Hội đông y tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ qua.

Được sự chỉ đạo của Trung ương Hội đông y Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Ban dân vận Tỉnh ủy và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong tỉnh.

Bằng sự tâm huyết, nhiệt tình phấn đấu vươn lên của cán bộ, thầy thuốc, hội viên của các cấp hội.

Trong nhiệm kỳ qua  BCH  Hội đông y tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện các mặt công tác đem lại những kết quả cụ thể như sau:

I- KẾT QUẢ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI:

  1/ Công tác xây dựng tổ chức màng lưới Hội:

a/ Cấp tỉnh:

Ban chấp hành Hội đông y tỉnh có 27 vị, được cơ cấu ở các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các huyện, thành hội trong tỉnh.

BCH Hội đông y khóa III nhiệm kỳ  2005 – 2010 được cơ cấu như sau:

   - Ban Thường vụ                     : 09 đ/c.

   - Các ngành                            : 09 đ/c.

   - Các huyện, thành Hội          : 09 đ/c.

Trong đó bộ phận thường trực có 05 đ/c.

Toàn tỉnh hiện có 22 cán bộ biên chế chuyên trách, trong đó tỉnh hội 05 đ/c, các huyện, thành hội 17đ/c.

b/ Cấp huyện, thành hội:

Trong nhiệm kỳ qua tuy có biến động về cơ cấu tổ chức nhưng đến nay  đã được củng cố ổn định đi vào hoạt động. Hiện tại có 08 đơn vị huyện, thành hội đã tổ chức Đại hội BCH, bầu ra BCH khóa mới nhiệm kỳ (2010 – 2015) BCH được cơ cấu ở các ban, ngành đoàn thể có liên quan và các hội cơ sở xã, phường, thị trấn.

Tổng số BCH của 09 huyện, thành hội có 162 vị.

Ban thường vụ:                               49 vị.

Thường trực:                                   23vị.

c/ Cấp xã, phường, thị trấn:

Tính đến nay đã có 88/88 đơn vị hội cơ sở  được củng cố và đại hội xong đạt 100%.

Mỗi hội cơ sở đều có BCH hợp tan được cơ cấu ở các ban, ngành có liên quan và các tổ hội, khóm, ấp.

         Tổng số BCH của 88 xã, phường, thị trấn có 436 vị. Trong đó  thường trực; 88 vị; có 634 hội viên.

2/ Công tác tuyên truyền giáo dục:

Hằng năm vào ngày thầy thuốc việt Nam 27/02 và ngày rằm tháng giêng âm lịch (ngày kỷ niệm hai Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh) các cấp hội tổ chức kỷ niệm ôn lại truyền thống của ngành, nhắc nhở cán bộ, hội viên nâng cao y đức, trau dồi y thuật để phục vụ sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”.

Với phương châm “ Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chữa bệnh tại nhà” bằng nhiều hình thức tuyên truyền, các cấp hội đã tích cực phát động trong hệ thống hội và quần chúng nhân dân trồng, sử dụng thuốc nam để điều trị các chứng bệnh thông thường và điều trị sốt xuất huyết theo phát đồ của Bộ y tế và Trung ương Hội qui định, đồng thời các cấp hội còn tuyên truyền, vận động cho hội viên và nhân dân có ý thức bài trừ các hình thức lợi dụng nghề nghiệp để hoạt động mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.

Thực hiện cuộc vận động  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động. Toàn cấp hội từ tỉnh cho đến cơ sở đã tổ chức triển khai và quán triệt nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động; đồng thời có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cho từng cấp, trong quá trình tổ chức thực hiện có tổng kết, đánh giá, biểu dương những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tiên tiến của các tập thể và cá nhân để nhân rộng ra toàn cấp Hội. Sau hơn 1 năm tổ chức triển khai thực hiện, kết quả đạt được là: Toàn tỉnh có 7 các nhân và 13 tập thể có thành tích xuất sắc trong đợt phát động nêu trên, được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Ngoài ra các cấp hội còn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế phát động, tuyên truyền các chương trình y tế quốc gia ở địa phương, khuyến khích hội viên đóng góp, kế thừa, phát huy và phát triển bài thuốc hay, cây thuốc quí trong nhân dân.

Các cấp hội còn tổ chức cho hội viên học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết 24 của Ban bí thư Trung ương Đảng và Điều lệ Hội, pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân, chiến lược chính sách quốc gia về Y học cổ truyền. Các cấp hội đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức có trên 700 cuộc, lượt, tin, bài, đăng tải trên các phương diện thông tin đại chúng.

3/ Xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động:

Hội đông y có hệ thống tố chức đến tận cơ sở, được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho hội hoạt động.

a/ Cấp tỉnh:

Tỉnh hội được UBND tỉnh cấp 01 căn nhà xây dựng cơ bản 02 tầng để làm việc ở đường 1/5, P5, TP Cà Mau.

- Kinh phí hoạt động được nhà nước hổ trợ 289 triệu đồng/năm (kể cả lương).

b/ Cấp huyện, thành Hội:

      Hiện có 9/9 huyện, thành hội được UBND huyện cấp trụ sở làm việc phần lớn được xây dựng cơ bản và bán cơ bản. Mỗi đơn vị được giao  từ 2- 3 cán bộ biên chế chuyên trách và từ 1-2 cán bộ hợp đồng (hội hợp đồng tự trả lương).

      Tổng kinh phí hoạt động được hỗ trợ cho các huyện, thành hội 962 triệu đồng/ năm.

c/ Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn):

      Cấp này không có định biên, định xuất, không có trụ sở làm việc, không có kinh phí hoạt động, phần lớn thực hiện theo mô hình hội hợp tan, phòng chẩn trị gắn liền với nhà riêng của chủ tịch hội hoặc trạm y tế xã, phường để hoạt động. Kinh phí hoạt động dựa vào nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và sự đóng góp của hội viên.

4/ Công tác quản lý và phát triển hội viên:

    a/ Công tác quản lý:

      Các cấp hội đã phối hợp với ngành y tế nắm và quản lý 634 thầy thuốc, hội viên hành nghề đông y, trong đó được kiểm tra tay nghề và cấp phép của Sở Y tế là 150 hội viên, số còn lại làm nghề dưới dạng tập thể có người đứng giấy phép chịu trách nhiệm, số hội viên còn lại làm ở các tổ chức nhân đạo, từ thiện của các hệ tôn giáo (lực lượng này chủ yếu xem mạch hốt thuốc nam).     

  b/ Công tác phát triển hội viên:

Nhằm nâng cao chất lượng hội viên và phát triển hội viên mới.

Các cấp hội trong toàn tỉnh đã phát triển, kết nạp 34 hội viên mới nâng tổng số lên 634 hội viên, trong đó có 600 hội viên được cấp thẻ của TW Hội (số còn lại đang đề nghị cấp thẻ).

Nhìn chung công tác phát triển hội viên còn ít so với yêu cầu, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng, trình độ năng lực hội viên còn giới hạn, phần lớn là đào tạo qua hình thức cha truyền con nối.

5/ Công tác khám chữa bệnh:

Đây là công tác trọng tâm của các cấp hội, trong nhiệm kỳ qua các cấp hội đã tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân đạt được những kết quả đáng kể.

Hiện tại toàn tỉnh có trên 400 cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y của tổ chức hội, các tôn giáo, chữ thập đỏ và của y tế. Trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức khám chữa bệnh cho 4.967.261 lượt người, so với nhiệm kỳ trước tăng 15% trong đó chữa bệnh bằng các phương pháp không dùng thuốc:2.433.564 lượt người, tổng số thang thuốc hốt 6.633.430 thang, gồm có: thuốc nam 5.110.625 thang, thuốc bắc 1.522.805 thang. Tổng lượt người điều trị miễn phí 1.360.804 tổng số thang thuốc hốt MP ( Bắc + Nam) 2.218.241 thang. Tổng trị giá miễn phí  qui thành tiền  16.549.711.000đ.        

6/ Công tác nuôi trồng và sưu tầm dược liệu:

Hiện có trên 200 loại cây thuốc, trong đó có 60 cấy thuốc của Bộ Y tế qui định. Đã phát triển thêm được 75 vườn thuốc so với nhiệm kỳ trước, nâng tổng số toàn tỉnh lên 162 vườn thuốc nam (lớn, nhỏ) với tổng diện tích 19 ha (tăng 6 ha), tập trung nhiều nhất ở các huyện: Cái Nước, Trần Văn thời, U Minh, Đầm Dơi và Thới Bình.

Trong nhiệm kỳ qua đã thu hái và sưu tầm được 1.101 tấn dược liệu (tươi và khô) đưa vào phục vụ chữa bệnh cho nhân dân.

7/ Công tác phối hợp:

   a/ Phối hợp với y tế:

 Tỉnh hội phối hợp chặc chẽ với Sở y tế, Trường Cao đẳng y tế, thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 26 của Trung ương Hội và Bộ Y tế về mối quan hệ công tác giữa Hội và y tế, công văn số 97 của Vụ YHCT về việc lồng ghép lương y vào trạm, Chỉ thị 02 Bộ Y tế v/v khôi phục vườn thuốc nam tại trạm y tế và chỉ thị 06 của Ban bí thư TW Đảng v/v tăng cường củng cố y tế cơ sở, Chỉ thị 24 của Ban bí thư TW Đảng v/v phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới,           Quyết định 222/Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010.

 Tỉnh hội và các huyện, thành hội đều có văn bản ký kết thực hiện Nghị quyết liên tịch với Sở Y tế và Trung tâm y tế các huyện, thành phố; tham gia xét duyệt và đổi giấy phép hành nghề YDTN về YDHCT: 245 cơ sở; kiểm tra cơ sở hành nghề YHCT: 54 cơ sở; bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho hội viên: 10 lớp, có 718 hội viên; tham gia giảng dạy với trường CĐYT: 9 lớp 1.500 tiết về YHCT; gởi tuyến trên đào tạo và học chuyên sâu 16 hội viên; lồng ghép lương y vào phòng chẩn trị của trạm y tế: 89 lương y; phát triển và khôi phục vườn thuốc nam 75 vườn: phát động phong trào phòng, chống dịch bệnh cùng với y tế 636 cuộc. Ngoài ra các cấp Hội Đông y còn nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới cho thầy thuốc hội viên qua mua, đọc tạp chí đông y của Trung ương Hội. Trong nhiệm kỳ qua đã có hơn 50 số tạp chí trên 1.200 cuốn được phát hành đến các cấp hội trong tỉnh.

b/ Phối hợp với Hội Châm Cứu, Hội Chữ Thập Đỏ và các phòng thuốc, phước thiện Tịnh Độ.

Các cấp Hội Đông y đã phối hợp với HCC, hội CTĐ và các phòng thuốc phước thiện Tịnh Độ, nắm và quản lý lực lượng thầy thuốc, hội viên hành nghề đông y, có kế hoạch đào tạo châm bồi kiến thức chuyên môn cho hội viên.

Hiện nay trong toàn tỉnh có 144 phòng, tổ chẩn trị đông y của hệ Chữ thập đỏ, 21 phòng chẩn trị hệ Tịnh Độ khám chữa bệnh cho nhân dân (phần lớn sử dụng thuốc nam, khám miễn phí, nhân đạo, từ thiện), có 82 cơ sở châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trên địa bàn toàn tỉnh.

8/ Công tác nghiên cứu khoa học:

Trong nhiệm kỳ qua Hội Đông y đã có một đề tài nghiên cứu khoa học được cấp sở công nhận: Đề tài áp dụng phương pháp châm cải tiến điều trị phục hồi vận động trên người bệnh tai biến mạch máu não (do chi hội khoa Đông y bệnh viện Cà Mau thực hiện).

9/ Kinh phí và công tác gây quỹ hội, thu hội phí:

Kinh phí hoạt động của hội phần lớn dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước, hằng năm tổng kinh phí của tỉnh và huyện hội có trên 1.251.000.000đ đồng/ năm (kể cả lương). Như vậy còn quá ít so với yêu cầu phát triển công tác hội trong toàn tỉnh.

Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước các cấp hội còn thu từ nguồn dịch vụ khám chữa bệnh để tái hoạt động phục vụ cho bà con.

Công tác thu hội phí trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, việc đăng nộp không đầy đủ, phần thu này không đáng kể nhưng cũng góp một phần cho hoạt động công tác Hội (Hội phí 3.000đ/người/tháng). Thu chi và trích nộp theo qui định của Điều lệ Hội. Tổng thu trong nhiệm kỳ 21.321.600đ, trích nộp về TW 10.792.000đ còn lại chi cho thi đua khen thưởng và mua tạp chí Đông y.

10/ Công tác thống kê báo cáo:

Nhìn chung trong những năm qua các cấp Hội thực hiện khá tốt công tác trên, từng cấp chủ động đề ra kế hoạch công tác cho tháng, quí, năm. Báo cáo kịp thời, đúng theo yêu cầu của cấp trên. Tuy nhiên còn một số ít đơn vị chưa làm tốt công tác thống kê, báo cáo.

11/ Công tác thi đua khen thưởng:

Hội đã xác định công tác thi đua khen thưởng là đòn bẩy thúc đẩy các phong trào hoạt động công tác hội.

Trong nhiệm kỳ qua các cấp hội đã đạt được nhiều thành tích cụ thể như sau:

Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y của Trung ương Hội: 27 KNC, cấp tỉnh 15, cấp huyện 12. Có 5 bằng khen của Trung ương Hội: tập thể 4 cá nhân 1; trong đó cấp tỉnh 2 bằng khen, cấp huyện 3.

UBND tỉnh khen: 64 bằng khen: Tập thể 26, Cá nhân 38 trong đó cấp tỉnh 12; cấp huyện 20; cấp xã, phường 32.

 Tỉnh Hội khen: Tập thể 352 giấy khen, Cá nhân 912, trong đó cấp tỉnh 28, cấp huyện 315; cấp xã, phường 921. Ngoài ra Hội Đông y, Hội Châm cứu phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tôn vinh 76 lương y trên 70 tuổi, là những vị có nhiều công lao trong sự nghiệp chữa bệnh cứu người bằng phương pháp YHCT.

12/ Các mặt công tác khác:

Ngoài các mặt hoạt động công tác hội, các cấp hội còn tham gia cùng với địa phương các phong trào như: Xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, công trình lộ giao thông nông thôn, quỹ gì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam , ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, nhận nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, các cấp  hội đã đóng góp nhiều công sức và tiền của cho xã hội.

II/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

1/ Thuận lợi:

Trước hết nhờ sự đoàn kết phấn đấu vươn lên của toàn thể cán bộ, hội viên vượt quan khó khăn thử thách về tổ chức, về cơ sở vật chất, về kinh phí hoạt động để giữ vững và phát triển phong trào công tác hội ngày càng lớn mạnh.

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội hoạt động.

BCH hội luôn được củng cố từ tỉnh cho đến cơ sở, biết vận động, tập hợp được lực lượng thầy thuốc, hội viên giàu kinh nghiệm. Có được lực lượng thầy thuốc gia truyền khá đông, có nguồn dược liệu đa dạng, phong phú; hơn nữa nhân dân có thói quen sử dụng thuốc nam và điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc, nên đã phục vụ thiết thực cho đồng bào nghèo ở vùng xa, vùng sâu có hiệu quả.

Kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, nhất là với ngành y tế ngày càng thiết thực và hiệu quả.

Đã có 8/9 đơn vị huyện, thành hội, và 100% hội ở  cơ sở tổ chức đại hội, củng cố và bầu  BCH khóa mới nhiệm kỳ (2010 -2015).

2/ Khó khăn:

BCH tỉnh Hội luôn có biến động về tổ chức, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, một số đ/c nghỉ hưu và chuyển công tác khác, bộ phận thường trực và các ban giúp việc còn thiếu, yếu, cán bộ chủ chốt ở các cấp hội không được bổ sung kịp thời.

Cấp hội cơ sở không có định biên, định xuất, không trụ sở làm việc nên thực hiện theo mô hình gắn liền chủ tịch hội với nhà riêng của mình để hoạt động, đội ngũ thầy thuốc, lương y phần lớn không được đào tạo chính qui mà đào tạo qua hình thức cha truyền con nối. Sự hổ trợ kinh phí của nhà nước còn quá ít  so với yêu cầu công tác hội.

Việc kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể còn khó khăn, nhất là với y tế một số nơi còn coi trọng tây y, xem nhẹ đông y làm trở ngại cho việc kết hợp hành động.

Một số cán bộ hội viên chưa tâm huyết với công tác hội, chưa thật sự làm tham mưu tốt cho cấp ủy, ủy ban, một số ít địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác hội.

 

 

PHẦN THỨ HAI

 

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC HỘI ĐÔNG Y

LẦN THỨ IV (NHIỆM KỲ 2011-2015)

Căn cứ dự thảo phương hướng nhiệm vụ công tác Hội Đông y Việt Nam  lần thứ XII và Nghị quyết của Tỉnh ủy lần thứ XIV.

Căn cứ tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh đồng thời dựa vào điều kiện, khả năng thực tế về tổ chức hoạt động của các cấp hội. Đại hội đại biểu Hội Đông y  tỉnh Cà Mau  xác định và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác hội nhiệm kỳ 2011-2015 cụ thể như sau:

I/ Mục tiêu chung:

1) Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển  Đông y, kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe  nhân dân; góp phần xây dựng nền Y Dược Học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.

2) Củng cố  hoàn thiện hệ thống tổ chức Hội Đông y từ tỉnh cho đến cơ sở, xây dựng, đào tạo đội ngũ thầy thuốc đông y, đông về số lượng, giỏi về chuyên môn, trong sáng về y đức, khai thác mọi tiềm năng hiện có, phát huy vai trò tự lực tự cường, hiện đại hóa các mặt hoạt động đông y cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỷ thuật, năng lực chuyên môn và nề nếp hoạt động, tập trung mọi nguồn lực phục vụ sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, chất lượng và hiệu quả.

3) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 24 của Ban bí thư TW Đảng và Kế hoạch 62 của Tỉnh ủy về việc phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới và chiến lược quốc gia về YDHCT. Từng cấp hội phải nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể  của địa phương để đạt được kết quả cao nhất trong nhiệm kỳ tới.

II/ Mục tiêu cụ thể:

1/ Số lần khám chữa bệnh toàn tỉnh bằng đông y bình quân 1,5 lần /người/năm,

trong đó khám chữa bệnh không dùng thuốc chiếm 30%.

2/ 100% lương y được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận về chuyên môn dưới 50 tuổi phải được đào tạo chuẩn hóa  theo chương trình chuyên sâu của TW Hội.

3/ Kết nạp 100% những người đang hành nghề đông y trong tỉnh vào hội.

4/ Vận động 40% hộ dân ở nông thôn mỗi hộ trồng và sử dụng 20 cây thuốc nam chữa các chứng  bệnh thông thường.

III/ Nhiệm vụ cụ thể:

1/ Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương của MTTQ và Liên hiệp các hội KHKT cho hội viên ở các cấp hội.

Tập trung giáo dục cho hội viên quán triệt những quan điểm của Đảng về những yêu cầu phát triển nền Đông y Việt Nam và biết bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc, vận động hội viên thực hiện nghiêm túc 9 điều y huấn  cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông và 12 tiêu chuẩn đạo đức của Bộ trưởng Bộ Y tế và chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật về hành nghề đông y.

Vận động tập hợp và đoàn kết những người làm nghề đông y, đông dược động viên họ tự nguyện đem hết khả năng kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để chữa bệnh cứu người.

Khuyến khích các hội viên tham gia các chương trình y tế cộng đồng, hưởng ứng các phong trào an sinh xã hội, chống việc lợi dụng danh nghĩa đông y để hành nghề mê tín dị đoan hoặc làm những việc trái với nghề đông y.

Tích cực bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến gương người tốt việc tốt trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trong khám chữa bệnh từ thiện miễn phí cho người nghèo, nhân dân ở vùng sâu vùng xa. Tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rèn luyện y đức nâng cao tinh thần thái độ tận tụy phục vụ người bệnh làm cho mỗi hội viên thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”.

Kể từ năm 2010 các cấp hội cần tạo ra một bước đột phá trong công tác truyền thông tư vấn chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, bằng cách chuyển giao những kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm quí về phòng chữa bệnh bằng các phương pháp YDHCT cộng với những kinh nghiệm quí giá trong  dân gian, đặc biệt là trồng và sử dụng thuốc nam, thể dục dưỡng sinh để họ tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình và cho cộng đồng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng  như: báo chí, phát thanh truyền hình nhất là tuyên truyền trực tiếp theo từng đối tượng trong các đoàn thể tổ chức quần chúng.

2/ Công tác tổ chức:

Tiếp tục cũng cố màng lưới ở 3 cấp hội: Tỉnh, huyện thành phố, xã phường thị trấn. Chi hội đông y ấp, khóm và các bệnh viện, bệnh xá, phòng khám ĐKKV, trạm y tế và trường CĐYT tổ chức các hội đông y trực thuộc theo từng cấp.

Duy trì thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế về kết hợp chặc chẽ giữa hội đông y và trạm y tế xã phường trong việc tổ chức phòng chẩn trị đông y tại trạm y tế để  khám chữa bệnh cho nhân dân.

Tích cực tuyên truyền vận động bồi dưỡng kết nạp hội viên mới bao gồm những người có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt hiện đang hành nghề đông y trong các lĩnh vực y tế nhà nước, trong phòng thuốc nam phước thiện của các tổ chức tôn giáo, phòng khám nhân đạo của hội Chữ Thập Đỏ, các phòng chẩn trị đông y tư nhân.

Củng cố tổ chức phải đi đôi  với việc nâng cao chất lượng hoạt động công tác hội nhất là  nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ đông y, kế thừa, nghiên cứu ứng dụng thành tựu tiến bộ KHKT, đặc biệt là vấn đề hiện đại hóa Đông y, trên cơ sở bảo tồn và phát triển những tinh hoa, bản sắc của nền Đông y Việt Nam, trong các cơ sở đông y trong tỉnh.

 Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý cho cán bộ chủ chốt  hội Đông y huyện, thành phố, xã phường và các Hội Đông y  trực thuộc. Để có đủ năng lực, trình độ về quản lý, chuyên môn, chỉ đạo, phát triển đông y, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong giai đoạn mới.

3/ Công tác khám chữa bệnh:

100% hội đông y huyện, thành phố, xã phường thị trấn, các hội đông y  trực thuộc và chi hội đông y ấp khóm đều có tổ chức cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y, cơ sở có thể đặt tại cơ quan y tế Nhà nước, ở các chùa, cơ quan hội đông y. Riêng đối với xã, phường, ấp, khóm có thể đặt tại nhà riêng của chủ tịch hội đông y xã phường hoặc chị hội trưởng chi hội đông y khóm ấp. Nhiệm vụ của tổ chẩn trị khóm, ấp là khám chữa bệnh thông thường bằng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc, các kinh nghiệm phòng chữa bệnh dân gian, vận động nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam .

Các cơ sở khám chữa bệnh đông y từ tỉnh cho đến cơ sở tăng cường khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phấn đấu nhiệm kỳ tới khám chữa bệnh bằng đông y. Tuyến xã phường đạt 40%, huyện thành phố 25%, tỉnh 20% theo tinh thần quyết định 222/Tgg của Thủ tướng Chính phủ, hằng năm toàn tỉnh phải đạt 1,5 lần/ người / năm.

Về đối tượng phục vụ đối với các bệnh viện đông y tỉnh, các khoa đông y của các bệnh viện đa khoa, Trung tâm Thừa kế ứng dụng cố gắng tập trung nghiên cứu điều trị một số bệnh nặng hoặc bệnh khó thuộc về thế mạnh của đông y. Đối với các phòng chẩn trị chủ yếu là làm chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, chữa các bệnh tật thông thường và các bài thuốc gia truyền.

Tích cực phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, tập thể dục dưỡng sinh, xông hơi, xoa bóp, day ấn huyệt đạt ít nhất 30% so với  tổng số khám chữa bệnh bằng đông y.

Chuẩn hóa về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức hoạt động cho các loại hình phòng chẩn trị. Tiến hành tập huấn về các qui chế chuyên môn theo qui định của Bộ Y tế nhất là về chế độ sổ sách, đơn thuốc hồ sơ  bệnh án, thống nhất về nội dung biểu mẫu để ghi chép đầy đủ, dễ hiểu, để mọi hội viên, mọi cơ sở khám chữa bệnh của hội thực hiện được dễ dàng.

Khai thác thế mạnh về phòng thuốc nam phước thiện của tôn giáo, bằng cách động viên tạo mọi điều kiện giúp đở để họ hoạt động ngày càng tốt hơn, góp phần phục vụ bệnh nhân nghèo.

Phối hợp chặc chẽ trong khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân giữa y tế ấp khóm với chi hội cơ sở, tốt nhất là tổ chẩn trị đông y của chi hội cơ sở, là bộ phận trực thuộc của tổ y tế ấp, khóm. Phấn đấu mọi người dân khi ốm đau bệnh tật đều được chăm sóc sức khỏe đặc biệt là vùng sâu vùng xa, thầy thuốc đông y là người gần dân nhất, phục vụ kịp thời nhất với phương châm “thầy tại chổ, thuốc tại chỗ, chữa bệnh tại nhà”.

4/ Công tác dược:

Trong đông y việc khám, chẩn đoán gắn liền với sử dụng thuốc là đặc thù của người thầy thuốc đông y, việc củng cố hệ thống quản lý, phân phối điều tiết thu mua hướng dẫn sử dụng thuốc cho hội viên và nhân dân để tự phòng và chữa bệnh là cần thiết, bao gồm thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thành phẩm đông dược, các cấp hội tạo mọi điều kiện cho hội viên mua được nguồn thuốc có chất lượng tốt giá cả hợp lý. Ngoài ra, Hội Đông y kết hợp với ngành y tế thường xuyên kiểm tra nguồn thuốc bắc, thuốc đông dược, thành phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước để làm hạn chế thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, thuốc không rõ nguồn gốc trôi nỗi trên thị trường.

Cùng với ngành y tế có kế hoạch khảo sát, sưu tầm và thống kê các cây con dược liệu làm thuốc hiện có ở các vùng sinh thái trong tỉnh, có kế hoạch bảo vệ, khai thác và tái sinh hợp lý sưu tầm và di thực các loài dược liệu quí hiếm ở ngoài tỉnh hoặc nước ngoài để đem về trồng  sử dụng tại  địa phương, đồng thời duy trì mở rộng diện tích trồng dược liệu trong các tổ chức xã hội và nhân dân nhất là hệ Tịnh Độ Cư Sĩ. Nhân rộng các cây con làm thuốc quí hiếm tổ chức tủ thuốc xanh trong nhân dân, phấn đấu có 40% hộ dân ở nông thôn, mổi hộ trồng 20 cây thuốc nam chữa bệnh thông thường.

Duy trì phát triển các vườn thuốc nam mẫu ở các bệnh viện, trạm y tế và các hội đông y huyện, thành phố và xã phường thị trấn, các trường học với 60 cây thuốc thông thường để hướng dẫn cho học sinh, nhân dân biết để trồng và sử dụng.

Hội đông y kết hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo nguồn dược liệu giống, nhất là các loại quí hiếm để cung cấp cho các vườn dược liệu và vườn thuốc nam mẫu trong tỉnh.

Tổ chức hội nghị chuyên đề để trao đổi những kinh nghiệm về sưu tầm, khai thác, chế biến, làm thế nào khi dược liệu đến người bệnh phải bảo đảm được chất lượng tốt.

5/ Công tác đào tạo:

Tổ chức khảo sát nắm lại trình độ văn hóa, chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ của tất cả hội viên trong tỉnh để có quy hoạch, đào tạo lâu dài cho từng loại đối tượng, trước mắt bằng mọi cách đào tạo chuẩn hóa trình độ chuyên môn cho 100% lương y dưới 50 tuổi, đã qua được Sở Y tế kiểm tra tay nghề và cấp giấy chứng nhận trình độ chuyên môn, học tập theo chương trình chuyên sâu của TW Hội và từng bước tiến tới chuẩn hóa đội ngũ lương y, lương dược về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chọn lọc những hội viên có đủ điều kiện đi học các lớp bác sĩ, y sĩ đông y. Kết hợp với Trường cao đẳng y tế Cà Mau đào tạo y sỹ đông y đối tượng là con em của lương y đang hành nghề đông y để tạo nguồn cán bộ đông y bổ sung cho các phòng chẩn trị.

 Xem xét yêu cầu, khả năng, điều kiện thực tế của hội viên mà hằng năm có tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho từng đối tượng có thể tổ chức tại tỉnh hoặc tại huyện, TP. Đối với hội viên ở tuyến cơ sở cần thường xuyên được bồi dưỡng bổ túc cập nhật kiến thức theo hướng đa khoa, đồng thời cần hiểu biết những kiến thức tối thiểu về cấp cứu nội khoa, ngoại khoa, sản khoa và một số cận lâm sàng để kịp thời phát hiện những bệnh nặng để chuyển đi điều trị đúng tuyến, đúng chuyên khoa đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

6/ Công tác kế thừa và nghiên cứu khoa học:

 Các cấp hội cần tổ chức các hội nghị tâm đắc, sưu tầm các các kinh nghiệm hay, bài thuốc quí tập hợp đánh giá để có thể in ấn thành sách, thành những tài liệu của địa phương để phổ biến cho hội viên và nhân dân áp dụng.

Các Trung tâm Thừa Kế ứng dụng, bệnh viện Đông y, khoa Đông y, phòng chẩn trị các huyện, thành hội  hằng năm có kế hoạch mời các lương y giỏi, lương y gia truyền có bài thuốc hay, phương pháp chữa bệnh có hiệu quả cao về  để thừa kế chữa bệnh cho nhân dân, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm tổng kết báo cáo kết quả với chính  quyền các cấp để có động viên khen thưởng, hoặc xin phép các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành, có chế độ bản quyền theo pháp luật, nhằm phát huy trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi của đội ngũ thầy thuốc đông y trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Các cấp hội cần phát huy sáng kiến cải tiến kỷ thuật trong các hoạt động chuyên môn ứng dụng các thành tựu tiến bộ KHKT mới để phục vụ các công tác của hội ngày càng tốt hơn. Cố gắng hết quí IV năm 2010 các huyện, thành hội đều có máy vi tính kết nối Inernet và nối nạng về tỉnh hội để truyền tải những thông tin phục vụ cho hoạt động của hội về chuyên môn cũng như quản lý tốt hơn. Tỉnh hội sẽ phấn đấu hằng năm có từ 2-3 đề tài về lĩnh vực đông y đăng ký với hội đồng khoa học kỷ thuật của ngành y tế.

7/ Công tác phát triển kinh tế hội:

Hội đông y là một tổ chức hội xã hội nghề nghiệp đa số hội viên có tay nghề về đông y, hầu hết họ đang hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh cho nhân dân, hoặc mua bán dược liệu, thuốc thành phẩm đông dược, do đó các cấp hội cần có kế hoạch tổ chức làm kinh tế hội thông qua nghề nghiệp của mình  trong khuôn khổ pháp luật cho phép có thể mở rộng qui mô và diện  hoạt động vừa phục vụ cho nhân dân được nhiều hơn, vừa có một khoản kinh phí trang trải cho hoạt động và nâng cao đời sống cho hội viên. Mặt khác tranh thủ sự hổ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách xã, phường sự ủng hộ của các mạnh thường quân và sự đóng góp của hội viên để tăng thêm nguồn quỹ cho hội, thực hiện tốt nghĩa vụ thu nộp hội phí, phấn đấu đạt 100%.

8/Công tác xây dựng mối quan hệ với ngành Y tế và Trường CĐYT:

 Phối hợp chặc chẻ giửa ngành Y tế và các cấp hội từ tỉnh xuống tận cơ sở bằng Nghị quyết liên tịch và bản hợp đồng trách nhiệm hằng năm cụ thể là phối hợp  trong công tác khám chữa bệnh bằng đông y, nhất là việc xây dựng các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xã tiên tiến về YDHCT, phong trào trồng và sử dụng thuốc nam trong nhân dân, kiểm tra hành nghề YDTN…

Kết hợp với Trường CĐYT trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho hội viên.

9/ Công tác xã hội:

Động viên các cơ sở đông y trong tỉnh tham gia khám chữa bệnh từ thiện miễn phí cho người nghèo, nhân dân vùng sâu, vùng xa và tham gia các công tác xã hội khác do UBMTTQ các cấp phát động như: Phong trào xây dựng gia đình ấp, khóm, xã, phường đạt chuẩn văn hóa, phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt hội đông y thông qua việc khám chữa bệnh từ thiện miễn phí từ đó đi sâu vào tỉnh cảm cuộc sống người dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo ổn định tình hình chính trị xã hội của địa phương.

10/ Công tác thi đua:

Tích cực phát động phong trào thi đua yêu nước sôi nổi trong toàn hội. Động viên toàn thể hội viên thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV, gắn chương trình công tác của hội với phong trào thi đua yêu nước, tổng kết đánh giá phát hiện những nhân tố mới, xây dựng các điển hình tiên tiến trong công tác hội: Về quản lý, chuyên môn kỷ thuật về y đức là cơ sở thúc đẩy các hoạt động của hội làm cho tổ chức hội ngày càng vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị là kế thừa phát huy, phát triển đông y góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh nhà.

11/ Công tác thông tin y học:

Các cấp hội vận động hội viên mua tạp chí đông y của TW Hội, nhằm cập nhật thêm những kiến thức chuyên môn cũng như hoạt động của hội.

Tham gia viết tin, bài về chuyên môn, những kinh nghiệm hoạt động của hội, người tốt việc tốt để thông tin tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình đặc biệt là bản tin y học của ngành y tế Cà Mau.

Chọn lọc những thông tin hay trên Internet, báo chí, tạp chí biên tập thành những tư liệu để sinh hoạt trong các kỳ họp thường lệ hoặc phổ biến rộng rải trong nhân dân để biết và áp dụng. Những nơi có điều kiện nên tổ chức câu lạc bộ thông tin, khoa học về đông y có thể sinh hoạt hàng tháng hoặc hàng quí.

12/ Biện pháp thực hiện:

Muốn thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ nêu trên, trước hết các cấp hội cần thường xuyên làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng các cấp am hiểu về vai trò vị trí, tính chất quan trọng của các lĩnh vực hoạt động đông y để từ đó các cấp lãnh đạo có sự quan tâm sâu sát và có sự chỉ đạo, đầu tư hợp lý kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đở cho hội hoạt động .

 Phải có một tổ chức mạnh và ổn định, cán bộ chủ chốt phải năng động sáng tạo dám làm dám chịu trách nhiệm  và tâm huyết với nghề đông y, đặc biệt là tập thể hội viên, Ban chấp hành, BTV phải thật sự đoàn kết có ý thức tổ chức kỷ luật, cộng đồng trách nhiệm và luôn hổ trợ giúp đở lẫn nhau với tinh thần phát huy sức mạnh nội lực là chính.

Phải chấp hành nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt định kỳ, qui chế hoạt động, thực hiện tốt công tác kế hoạch thống kê báo cáo định kỳ: hằng quí, 6 tháng, năm thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở xử lý cuối năm kịp thời, thống nhất qui trình lập kế hoạch và nội dung chế độ báo định kỳ từ chi hội cơ sở đến tỉnh hội.

Các cấp hội cần  làm tốt vai trò là thành viên của MTTQ chủ động kết hợp chặt chẻ với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội đặc biệt là ngành y tế. Nhằm tổ chức thực hiện các mặt công tác của hội đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời động viên khen thưởng kịp thời những việc làm tốt và xử lý những biểu hiện tiêu cực  trong nội bộ hội.

Từng cấp Hội tùy vào khả năng và điều kiện thực tế mà có những sáng kiến tạo nên những phong trào sôi nổi trên từng lĩnh vực công tác để làm đòn bẩy thúc đẩy các mặt hoạt động đồng thời nâng cao vị thế, uy tín và tầm hoạt động của hội chúng ta.

 

Trên đây là bản dự thảo báo cáo nhiệm kỳ 2005- 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2011-2015 BCH  Tỉnh Hội trình trước Đại Hội.

 

                                                            BCH  HỘI ĐÔNG Y TỈNH CÀ MAU

 

 

BẢNG TỰ PHÊ

Của Ban Chấp hành Hội Đông y tỉnh Cà Mau khóa III

nhiệm kỳ (2005 – 2010)

       Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Đông y Việt Nam lần thứ XI và Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Cà Mau lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005- 2010.  

       Được sự chỉ đạo trực tiếp của TW Hội Đông y Việt Nam, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy và sự phối hợp với các ban, ngành đoàn thể có liên quan trong tỉnh.

       Thực hiện mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của BCH Hội Đông y nhiệm kỳ qua (2005-2010). Bằng sự quyết tâm, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên của toàn thể cán bộ thầy thuốc hội viên trong hệ thống hội. Trong nhiệm kỳ qua BCH Hội Đông y rút ra những ưu khuyết điểm trình trước Đại hội Đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2010 - 2015 như sau:

I – ƯU  ĐIỂM

     Từ đầu nhiệm kỳ  BCH có 27 vị. BTV 9 vị, 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, được cơ cấu ở các ban, ngành đoàn thể có liên quan và các huyện, thành hội trong tỉnh. Trong suốt nhiệm kỳ BCH có biến động về cơ cấu tổ chức, một số đ/c nghỉ hưu, nghỉ mất sức và chuyển công tác, sau đó được bầu bổ sung kịp thời để đảm bảo sự kết hợp điều hành công tác.

      Từ đầu nhiệm kỳ BCH tỉnh hội đã xây dựng qui chế làm việc cho hệ thống hội trong toàn tỉnh, triển khai xây dựng kế hoạch công tác cụ thể cho từng tháng, quí, năm. Có sơ, tổng kết để đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn.

       BCH luôn giữ được vị trí, vai trò trọng  trách của mình; từ đó mỗi thành viên trong BCH có ý thức cao trong việc chấp hành các chính sách chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà Nước thể hiện được tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ; tôn trọng nguyên tắc tập chung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; với ý thức trách nhiệm cao của mỗi thành viên trong BCH, từ đó BCH luôn hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, đưa phong trào công tác hội ngày càng lớn mạnh, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.

Trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện BCH Tỉnh Hội luôn bám sát vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra. Quán triệt chủ trương của các cấp Ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quyết định số 222/CP của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính  sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010, kế hoạch 62 của Tỉnh  ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban bí thư TW Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.

       Từng thành viên trong BCH  nhiệm kỳ qua  luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình với ý thức tự lực, tự cường vượt qua những khó khăn thử thách hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trong điều trị cũng như trong mối quan hệ công tác. Tổ chức hội được phát triển từ tỉnh cho đến cơ sở, hoạt động từng bước đi vào nề nếp, công tác phát triển hội viên cũng được chú trọng, trong nhiệm kỳ có 113 HV được cấp thẻ của TW Hội nâng tổng số HV được cấp thẻ của TW lên 600 HV.

Công tác tuyên truyền giáo dục, Hội lấy 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông và 12 tiêu chuẩn của ngành y tế làm phương châm giáo dục cho thầy thuốc, hội viên. Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho Hội viên cũng được chú trọng, hằng năm Tỉnh Hội đã tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho thầy thuốc, hội viên có từ 2 - 4 lớp, mỗi lớp từ 50 học viên trở lên; phong trào trồng và sử dụng thuốc nam cũng được phát triển, một số nơi trồng được 60 cây thuốc nam theo qui định của Bộ Y tế.

        Hiện toàn tỉnh có 162 vườn thuốc nam (lớn, nhỏ) so với nhiệm kỳ trước tăng 77 vườn, với diện tích hiện nay là 19 ha. Trong nhiệm kỳ qua đã thu hái và sưu tầm trên 1000 tấn dược liệu đưa vào sử dụng, tăng gấp 2 lần so với NK trước đó.

      Nhiệm vụ trọng tâm của BCH là công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, trong nhiệm kỳ qua toàn tỉnh đã tổ chức KCB cho gần 3 triệu lượt người trong đó có gần 1,5 triệu lượt người điều trị không dùng thuốc.

        Tổng lượt người điều trị miễn phí dùng thuốc và không dùng thuốc trên 1 triệu lượt, trị giá miễn phí qui thành tiền trên 16 tỷ góp phần rất lớn vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. 

II. NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ CỦA BCH:

        Tuy có qui chế hoạt động của BCH, có chương trình kế hoạch cụ thể từng tháng, quí, năm. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện từng lúc, từng nơi phối hợp chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra nhắc nhở nên hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Thành viên BCH phần lớn là kiêm nhiệm không phải là cán bộ chuyên trách nên có ít thời gian dành cho công tác hội.

      Trong nhiệm kỳ qua có sự biến động về cơ cấu tổ chức của các cấp hội, một số Đ/c nghỉ hưu, nghỉ mất sức và chuyển công tác, từ đó làm ảnh hưởng đến một số mặt hoạt động phong trào công tác hội. Một số thành viên trong BCH chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong công tác, chưa làm tham mưu tốt cho cấp uỷ, uỷ ban; việc quản lý điều hành công tác hội nhất là trong công tác chuyên môn đôi lúc thiếu chặt chẽ, việc thành lập nâng cấp và củng cố phòng chẩn trị của các cấp hội chưa tương xứng và ngang tầm với sự phát triển của XH.

     Tỉnh Hội chưa thành lập được phòng chẩn trị đông y cấp tỉnh.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh một số nơi còn thô sơ, nghèo nàn, lạc hậu chưa đảm bảo vệ sinh vô trùng phục vụ sức khoẻ cho nhân dân

III. NGUYÊN NHÂN ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

         1. Nguyên nhân ưu điểm:

        BCH Hội Đông y tỉnh  luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Hội,  Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, MTTQ, Ban dân vận Tỉnh uỷ và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là ngành y tế tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội hoạt động.

         Trong quá trình tổ chức thực hiện, BCH đã quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà Nước, Nghị quyết nhiệm kỳ của TW Hội      Đông y Việt Nam, đặc biệt là Chỉ thị 24 của Ban bí thư TW Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Chỉ thị đã mở ra bước ngoặt mới tạo tiền đề cho hội phát triển đi lên, BCH đã cụ thể hoá nhiệm vụ đến từng cấp hội trong tỉnh. Trong quá trình lãnh, chỉ đạo BCH Tỉnh Hội đã xác định vị trí, vai trò của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân bằng các phương pháp YHCT. BCH Hội luôn đề ra chương trình kế hoạch sát hợp với thực tế. Hội kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể có liên quan, đặc biệt là ngành y tế để tạo thành động lực thúc đẩy phong trào công tác hội ngày càng phát triển ngang tầm với sự phát triển của XH hiện nay. BCH hội luôn  tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt Điều lệ hội, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  

       Trong quá trình tổ chức thực hiện luôn có sơ, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó có biện pháp củng cố, uốn nắn kịp thời.

 

2. Nguyên nhân khuyết điểm:

        Trong nhiệm kỳ qua BCH có sự biến  động về cơ cấu tổ chức, một số đ/c nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác…. bổ sung chưa kịp thời ít nhiều làm ảnh hưởng đến phong trào hoạt động công tác Hội.

       Một số thành viên trong BCH kiêm nhiệm nên thời gian giành cho công tác hội chưa nhiều, hoàn thành nhiệm vụ chưa cao.

       Từng lúc BCH chưa làm tham mưu tốt cho cấp uỷ, Uỷ ban.

       Cấp uỷ Đảng, Chính quyền một số nơi còn xem nhẹ công tác của hội.

      Cấp hội cơ sở không có định biên, định xuất, không có trụ sở, không có kinh phí hoạt động, nên phương thức hoạt động là tự thu, tự chi và tự trang trải, gắn liền vào nhà riêng của chi hội trưởng và lồng ghép lương y vào trạm để hoạt động.

 

Công tác gây quỹ hội chưa được phát huy đúng mức, đời sống cán bộ hội viên còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng một phần phong trào công tác hội.

       Trình độ chuyên môn của cán bộ, hội viên phần lớn chưa được đào tạo chính quy mà đa số đào tạo gia truyền (cha truyền con nối), trình độ văn hoá thấp, sự tiếp cận với các thông tin khoa học y học còn giới hạn, việc đào tạo lương y theo hệ thống chính qui của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, từ đó thiếu cán bộ làm công tác đông y.

     Trên đây là những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của BCH Hội Đông y tỉnh Cà Mau lần thứ III (nhiệm kỳ 2005 – 2010) trình trước Đại hội.

                                                                                                         BCH HỘI ĐÔNG Y TỈNH CÀ MAU