DƯỢC LÝ ÐÔNG Y

DƯỢC LUẬN:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN DƯỢC LIỆU TRONG ÐÔNG Y:

 Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó có khi gặp phải cây cỏ có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy khoẻ. Dần dần có nhận thức phân biệt, tích luỹ kinh nghiệm lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh.

   Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thức uống, thuốc và chất độc cũng chỉ là một. Về sau có sự tổng hợp và đặt ra lý luận:

   Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Vua Thần Nông một ngày nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần. Rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên là: " Thần Nông bản thảo " . Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, và là Bộ sách cổ nhất của Ðông y ( chừng 4.000 năm trước ).

Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại thì Vua Thần Nông nói đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích luỹ lại viết thành sách, rồi để gây tin tưởng mà truyền bá. Các tác giả đã đặt truyền thuyết về Vua Thần Nông, vì thực tế bộ sách này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II.

II. DƯỢC PHẨM NGŨ VỊ LUẬN:

 Thuốc có ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau:

- Tân ( cay ) thuộc Kim vào tạng Phế.

- Cam ( ngọt ) thuộc Thổ vào tạng Tỳ

- Hàm ( mặn ) thuộc Thuỷ vào tạng Thận

- Toan ( Chua ) thuộc Mộc  vào tạng Can

-  Khổ ( đắng ) thuộc Hoả vào tạng Tâm

Thuốc có vị đắng thì bốc đi thẳng, tánh tiết ra.

Thuốc có vị cay thì đi ngang dọc, tánh tán đi

Thuốc có vị chua thì sơ thông, tánh liểm lại.

Thuốc có vị mặn thì chặn đứng, tánh mềm nhuận.

Chỉ có vị ngọt, có lên xuống, vì hành thổ ở Trung ương ngũ hành từ đó mà có, nên tánh nó bổ dưỡng.

Ngoài ra còn có thêm vị đạm ( nhạt ), tính không qui vào tạng và chỉ đi vào kinh thái dương bàng quang nên tính hay lợi tiểu.

III. DƯỢC PHẨM ÂM DƯƠNG LUẬN:

Học thuyết âm dương là cơ sở chỉ đạo của Y học phương đông. Dược lý cũng không ngoài cơ sở đó. Thuốc có tứ khí, ngũ vị lại có tính thăng giáng, phù, trầm, luận về âm dương thì:

Tứ khí:

- Hàn ( lạnh )      - Lương ( mát ) - Thuộc âm

- Nhiệt ( nóng )    - Ôn ( ấm )       - Thuộc dương  

Ngũ vị:   Và vị đạm.

Vị cay, ngọt và đạm thuộc dương.

Vị chua, đắng và mặn thuộc âm.

Trong tứ khí và ngủ vị cũng chia như sau:

- Hậu ( đậm đà, nồng nặc )    - Bạc ( nhẹ nhàng nhạt nhẽo )

- Vị hậu thì bổ     Khí hậu thì giáng     - Thuộc âm

- Vị bạc thì tán    Khí bạc thì thăng     - Thuộc dươn

Bàn về thăng giáng phù  trầm thì:

- Thăng phù ( đi lên, nổi ) thuộc dương.

- Trầm giáng ( đi xuống, chìm ) thuộc âm.

IV. DƯỢC THÂN CĂN SẢO BIỆN:

( Bàn về cách dùng thân, rễ, cành của cây thuốc )

Dùng theo đồng khí tương  cầu thì :

- Phần hướng lên trị bệnh thượng tiêu.

- Phần hướng xuống trị bệnh hạ tiêu phần ở giữa trị bệnh trung tiêu. 

- Cành nhánh đi ra tứ chi.

- Da vỏ đi ra bì phu

- Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ

- Cây thuốc nhẹ dễ vào tâm phế

- Cây nặng dễ vào can thận

- Cây rổng ruột hay phát tán bên ngoài.

- Cây đặt ruột chuyên trị bên trong

- Thứ khô ráo vào khí phận.

- Thứ ẩm ướt vào huyết phận.

V.CÁCH ÐẶT TÊN CỦA VỊ THUỐC:

1. Căn cứ vào tính chất như:Phòng phong ( ngừa gió ), Ích mẫu ( giúp mẹ ),Tục đoạn (nối đứt ).

2. Căn cứ vào khí vị như: Ðinh hương, Cam thảo, Tế tân, Khổ sâm, Hương nhu.

3. Căn cứ vào hình dạng như: Ô đầu, Ngưu tất, Cẩu tích, Câu đằng.

4. Căn cứ vào màu sắc như:  Hồng hoa, Huyền sâm, Tử thảo.

5. Căn cứ vào cách sống như: Hạ khô thảo, Bán hạ, Nhẩn đông đằng.

6. Căn vào bộ phận dùng như: Tang diệp, Cúc hoa, Quế chi, Mâu căn, Tô tử, Hổ cốt ..

7. Căn cứ vào người tìm ra vị thuốc như: Ðổ trọng, Hà thảo, Sử quân tử 

8. Căn cứ theo từ ngoại quốc như: Actisô, Mạn đà la hoa.

9. Căn cứ vào nơi sản xuất như: Xuyên khung, Agiao ( keo ở tỉnh Ðông A )

 

Xem tiếp