ĐỊA CHÍ CÀ MAU

Y HỌC CỔ TRUYỀN

( đây là tài liệu dự thảo do Lương y Nguyễn Kỳ Nam biên soạn chưa phải tài liệu chính thức đang chờ ý kiến đóng góp của độc giả để phần địa chí YHCT Tỉnh Cà Mau được hoàn chỉnh. Rất mong nhân ý Kiến đóng góp của các bạn )

I.  Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN GIAI ĐOẠN SƠ KHAI

1. Khái quát về thiên nhiên con người .

Cà Mau là tỉnh thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo. Thời tiết khí hậu vùng đất này ôn hòa .Tên Cà-Mau theo truyền khẩu có thể là do tiếng Miên Tuk-Kmâu nghĩa là nước đen gọi trại. Thật vậy trong rừng U Minh gồm Cán Gáo, Tân Bằng, Trèm-Trẹm, Cái Tàu và phía bên hữu ngạn sông ông Đốc, có nhiều dớn, nước ngập quanh năm, chảy ngang qua rừng cấm đầy lá mục như : dừa nước, tràm, gừa ráng, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn v.v.. nên nước màu vàng đậm như nước trà, nhiều khi đen, có mùi hôi và vị chua, vì có phèn.

Theo dòng lịch sữ vùng đất Cà Mau nguyên là lảnh thổ của nước Phù Nam, rồi sau đó của Thủy Chân Lạp, của Vương quốc Cao Miên. Mãi cho đến nay, chưa ai tìm thấy di tích nào đáng kể của người xưa để lại trên mảnh đất nầy. Theo các chứng tích còn sót lại trên lãnh thổ Việt Nam thì nền văn minh Phù Nam là cùng thời với nền văn hóa Óc Eo (trên khu vực tứ giác Long Xuyên). Các chứng tích khác hiện đã phát hiện được nằm rải rác từ Cát Tiên (Lâm Đồng) tới Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang Cà Mau. ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

Cuối thế kỷ thứ 17 Mạc Cữu dẫn một số người Trung Hoa chống đối nhà Thanh đến vùng Hà Tiên và chiêu tập đám lưu dân lập nên 7 xã dọc theo bờ biển, hai xã ở phía cực Nam là Rạch Giá và Cà Mau.

Năm 1714, Mạc Cửu dâng phần đất nầy cho Chúa Nguyễn.. Mạc Thiên Tứ, con Mạc Cữu  chỉnh đốn cơ nghiệp của cha và vâng lịnh triều đình lập ra đèo Long Xuyên (là vùng Cà Mau ngày nay). Năm Gia Long thứ 7 (1808) đổi ra huyện Long Xuyên, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) đặt một tri huyện để cai trị.

Như vậy Cà Mau là đất có dân từ thời Mạc Cửu, qua đời Gia Long thì những giồng cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bãi Háp và vài phụ lưu đã thành xóm. Lúc tẩu quốc, Gia Long nhờ dân ở Cà Mau giúp nhiều về tài lực, nhân lực . Mũi Cà Mau là vùng rừng đước, rừng vẹt, còn lại là rừng tràm. Phía Nam Hải, nhiều nơi có bãi cát đen. Phần ở chót mũi Cà Mau gần như nước mặn tư niên, trừ khi mưa già. Dân sống được là nhờ nước ngọt từ Hòn Khoai chở vào bờ.
       
Từ xưa, Cà Mau là nơi người Hoa kiều sống rải rác với người Miên. Nhằm mùa đánh cá, ngư phủ ở Gò Công đến ven biển, cất chòi ở tạm rồi trở về xứ. Đợt Huê kiều vào lập nghiệp khiến cho Bạc Liêu, Cà Mau trở nên  phồn thịnh là đợt cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến. Họ đi bằng tàu buồm vào Cà Mau, khỏi ghé qua Sài Gòn. Lại còn một số người từ Sài Gòn, Chợ Lớn đến lập nghiệp.

Những người tiên phong khai hoang mở đất thuở đó chủ yếu là người Kinh quê ở miền Bắc, miền Trung khát khao sống tự do, không chịu khuất phục cường quyền, bạo lực; là nạn nhân của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn muốn tìm mảnh đất sống yên thân; là những chiêu mộ của các nhà giàu có đưa vào khai hoang lập ấp; là những binh lính, tội đồ ... những người Hoa, Khơmer nghèo khổ lưu lạc dừng chân tại nơi đây. Tất cả những con người rời quê bất chấp khó khăn, băng ngàn vượt biển vào Nam tìm nơi sinh cơ lạc nghiệp, gọi chung là dân lưu tán. Các thế hệ đi trước đã can đảm vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, muỗi vắt, bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu đổ ra để  biến những khu rừng bạt ngàn âm u, ngập mặn nhiều phèn thành cánh đồng lúa phì nhiêu cò bay thẳng cánh, tạo thành nơi sinh sống lý tưởng như ngày nay
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ ( nghèo đói, thú dữ , môi trường , dịch bệnh)

Từ buổi đầu khai phá mở mang bờ cõi, nhân dân ta đã phải đối mặt với thú dữ, rừng sâu, nước độc, dịch  bệnh và sau đó là những giai đoạn chiến tranh ác liệt.

Sống trong cảnh nghèo khó , chiến tranh  qua nhiều thời  loạn lạc chạy giăc, nhà cửa không ổn định,  điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh, nạn tảo hôn, đẻ dầy, không có y tế chăm lo sức khỏe bệnh tật, nhiều nơi không có trường học, nhà thương, một số người khi có bệnh chỉ biết tin vào sự cúng vái thần thánh và phó thác  tính mạng mình cho  các thầy bùa, thầy pháp, thầy cúng.

         Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy cư dân Cà Mau luôn biểu hiện sự chống đở của con người đối với ngoại cảnh và bệnh tật. nên những kinh nghiệm sử dụng thuốc trong dân gian ở Cà Mau là do quá trình đấu tranh với  bệnh ,ngày nay còn lưu truyền lại những tập tục ăn uống chữa bệnh  gắn liền với  quá trình sinh hoạt lao động sản xuất  và chiến đấu , trải qua hàng trăm năm  lịch sữ Cà Mau, nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian  rất phong phú  không thể thống kê hết được.

II.  Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN THỜI PHONG KIẾN

        Tập quán ăn ở và những trận dịch lớn

Thời kỳ phong kiến có nhiều nơi phong tục tập quán lạc hậu, kém vệ sinh, bộ phận nhân dân nghèo đa số phải làm tá điền cho một số địa chủ, từ chỗ nghèo, nhà cửa làm thấp, thiếu ánh sáng, không thoáng. Muỗi mòng nhiều sinh ra tập quán đun bếp trong nhà gây ô nhiễm không khí - không tốt cho sức khoẻ. ảnh hưởng đến bênh đường hô hấp. Tập quán nhân dân  xưa hay sử dụng nguồn nước sông, hồ, ao, vũng, không bảo đảm vệ sinh cho  nguồn nước sinh hoạt , ít sử dụng hố xí  cho từng gia dình (phóng uế bừa bãi)  nuôi gia súc chung trong nhà. tác động xấu đến sức khoẻ, nhất là các bệnh đường tiêu hoá. Khi sinh đẻ  nhờ mụ vườn đở đẻ tại nhà,  có một số người tự đỡ. Cắt rốn bằng miểng chén, dao cạo nhiều trẻ sơ sinh tử vong.

        Những trận dịch lớn xảy ra như trận dịch sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904) gây kinh hoàng cho tất cả các tỉnh Nam Kỳ, tàn phá hết hoa màu, nhà cửa, mùa màng tài sản và cuốn đi vô số sinh mạng vì bệnh dịch tả giết chết hàng loạt đồng bào

Năm 1928  Thêm một trận bảo năm Mậu Thìn, mặc dù cơn bảo không lớn như trận bảo năm 1904 nhưng  cũng làm nhà cửa điêu tàn, dịch bệnh chết chóc xảy ra.

       Năm 1949  trận dịch  lớn tại Phú Tân, Cái Nước biển  người người lo sợ  chết chóc xảy ra liên tục, thầy pháp phải cúng cho những   nhà có người chết rồi  làm bè tống ôn  thả xuống sông  đám chăn trâu vớt bè  lấy thức ăn  bị ruồi bu  đậu nên  bị lây dịch tả chết,  lúc đó những  thầy Pháp  ở  Kinh Tân Phú, huyện  Phú Tân  kết  thành bè lớn  lập trận làm đàng Tống ôn  ra tới Cái nước  biển  để đuổi dịch.

       Thời đó do trình độ hiểu biết còn thấp, một số người dân cho rằng “bịnh là do tà ma hành”. Khi lâm bịnh, thay vì tìm thầy chẩn mạch, tìm  phương thuốc chữa bịnh, lại  đi nhờ đồng bóng, các thầy pháp trừ tà , vì lẽ đó, mỗi khi có bịnh dịch hoành hành, thường gây chết người hàng loạt mà hồi đó gọi là “chết nhộn”.

        Theo người biết chuyện kể lại rằng khi quá đói, đồng bào còn sống sót đi bòn đãi lúa gạo rơi rớt trong vũng bùn có xác chết sình thúi, nước dư còn đọng lại trong vũng, mương, rãnh... rồi nhập với nước trời vừa mưa xuống, tạo thành môi trường độc hại. người dân cứ vô tình múc nước ấy nấu ăn, uống, tắm giặt... Mọi người ăn ở trong điều kiện thiếu vệ sinh nên bịnh dịch hoành hành. Có gia đình chỉ trong 10 ngày có đến 2 người chết vì bịnh dịch.

        Món ăn và vị thuốc .

Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, nhân dân Cà Mau  đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Thí dụ: ban đầu củ gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị, tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có khả năng làm ấm bụng và dễ tiêu, làm hết đi lỏng do ăn phải những đồ sống lạnh... và thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn, đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Từ đó kho tàng kinh nghiệm dân gian phòng chống bệnh tật  ở Cà mau ngày càng phong phú và đa dạng.

Trong quan niệm của người dân, mặc dù chưa hiểu rỏ khoa học nhưng cũng ngầm biết gốc rể của bệnh tật là do sự ăn uống không hợp lý nên trong ăn uống ngày xưa cũng đã có khái niệm quân bình nóng và mát như thí dụ như: ăn hột vịt lôn thì phải  ăn với rau răm và muối tiêu, ăn cá trê nướng thì phải ăn với nước mắm gừng,  ăn mấm sống thì phải có gừng có chuối chát để  cho ấm bụng và chặt bụng để không bị tiêu chảy. ăn dưa hấu, ổi,  mận, và các  loại trái cây có vị chua thì phải ăn với muối ớt. thịt chó thì phải ăn với  lá mơ lông và củ riềng,  thịt  bê thì phải ăn với lá tía tô và củ hành tây,  Nấu canh chua thì phải để ngò gai, ngò om  và rau tần dày lá. Trong người nghe nóng nhiệt thì dùng rể tranh mía lao nấu nước uống , hoặc dùng rau má , mồng tơi , rau dền, rau bồ ngót để nấu canh ăn.v..v…

Những loại cây rau củ  từ thức ăn trở thành vị thuốc như : Cây sả, lá quít, lá cam , lá chanh dùng làm nồi nước xông giải cảm. Vỏ quít đốt, trà và gừng làm chén nước hiệp để chữa ăn không tiêu ói  mữa,  Rau dấp cá đâm vắt lấy nước uống chữa được bệnh trĩ

 Từ đó danh mục của  những món ăn làm phong phú thêm cho danh mục thuốc chữa bệnh  nên  ranh giới giữa  rau ăn và thuốc  rất khó mà phân biệt .

        Kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh bằng YHCT

 Qua  nhiều giai đoạn chống đở với bệnh tật, trong nhân dân hầu như nhà nào cũng trồng dăm ba "cây nhà lá vườn" vừa để làm rau ăn, gia vị hàng ngày, vừa để dùng làm thuốc khi đau ốm, nhà  nào cũng biết một vài bài thuốc đơn giản hoặc đôi ba môn đánh gió, cạo gió, xông, chườm, đấm bóp, day bấm huyệt..., bà nội trợ nào cũng biết cách nấu, cách dùng một số món ăn - bài thuốc theo kinh nghiệm cổ xưa truyền khẩu. người phụ nữ sau khi  sinh nở  được các bà già xưa chăm sóc thật kỷ,  như nằm lữa, xông hơi, thuốc rượu,  thuốc giồi thuốc tẩm, cho tay chân cứng  vì thế mà người phụ nữ khi xưa đẻ nhiều nhưng  mạnh khỏe.

 Ðiều đó cho thấy, y học dân gian có một vị thế không nhỏ trong đời sống thường nhật của nhân dân Cà Mau trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Còn rất nhiều bài thuốc nam dân gian chữa các chứng như, Ong đốt, rít cắn, bò cap kẹp, cá đâm, nổi mụn cóc, thoa lang ben, lác đồng tiền, chữa hôi nách , mắc xương , đạp đinh, phỏng  lữa, bong gân, nấc cục v.v…

Một số bài thuốc uống  như  lá rau mui chữa nổi mề đay, rau chai chữa kiết lỵ, đọt ổi, đọt bông trang , đọt lựu cầm tiêu chảy.

Lá bông bụp. hột thốp nốp đấp mụn nhọt, lưu huỳnh dầu dừa thoa ghẻ chóc, trắc bá diệp, cỏ mực. lọ nghẹ , tóc đốt chữa rong kinh băng huyết, ngộ độc ói mữa  lấy đốt lòng bếp chế nước sôi lóng lấy nước trong , hoặc dùng muối rang hết nổ chế nước sôi lóng trong uống v,v…

Những kinh nghiệm lạ như chó cắn  múc chén nước tạt lên mái nhà  nước chảy nơi nào bóc lấy cục đất nơi đó để lăn lên vết thương nhổ lông và lấy nọc chó cắn.

Mắc xương cá kiếm người đẻ ngược quào xương

Dùng xương người  mài cho người nghiện rượu uống để bỏ rượu

        Đạp đinh lấy dưa củ kiệu giả đấp ngừa phong đòn gánh , mắt nhậm lấy nha đam rửa sạch gọt võ đấp  lõi lên mắt, bí tiểu bắt con dế nhũi  đâm với hẹ đấp vùng bàng quang. Nói đến nồi nước xông giải cảm thì đa dạng loại cây làm hương liệu nhự : lá xã, lá quít, cam, chanh, bưởi, ngũ trảo, húng cây, húng lủi, é tía, tía tô. Bạc hà , kinh giới , đại bi  không những để giải cảm , mà người ta còn  dùng  dây giác, lá me, lá ngũ trảo để làm nồi xông cho bà đẻ, và để nấu nước tắm cho người bị sởi, bị trái rạ.

Y học dân gian phát triển, như một dòng nước ngầm chảy âm thầm trong lòng đất trải qua mọi thăng trầm của lịch sử, không ngừng phục vụ nhân dân và đắp bồi cho nền y học cổ truyền của Tỉnh Cà mau.

Nhiều bài thuốc dân gian hiện  nay  chưa đủ cơ sở khoa học để chứng minh, so sánh tác dụng, nhưng  nó vẫn mang đậm tính thực tiễn và có mối quan hệ hết sức mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động.

 Tính truyền khẩu của y học dân gian là phương thức tồn tại chủ yếu của y học dân gian, khi chưa có chữ viết thì đó là phương thức duy nhất gắn liền với hoạt động thực tiễn.
      Y học dân gian mang đậm tính văn hóa dân tộc, Xét về mặt nguồn gốc thì ở bất cứ dân tộc nào, y học dân gian cũng mang bản sắc đậm đà của nền văn hóa dân tộc đó.
      - Y học dân gian rất gần gũi với tự nhiên và dễ phù hợp với sinh lý tự nhiên của cơ thể con người. Phương thức dùng thuốc và không dùng thuốc của nó rất gần gũi với những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nhiều khi rất khó phân biệt đâu là phần can thiệp của y học và đâu là phần hoạt động sống thường nhật.
     Tóm lại y học dân gian là một nền y học mang đậm tính đại chúng, tính phổ biến. mọi người đều có thể nhận thức và vận dụng một cách dễ dàng.
III.  Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945

        1. Thực trạng về  sức khoẻ và bệnh tật:

        Trước năm 1945 Y tế Cà Mau chưa phát triển, mới có một số nhà thương ở thị xã, phục vụ cho bọn quan lại, binh lính và một số người giàu có. Y tế cơ sở chưa được quan tâm xây dựng nên công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống các bệnh xã hội ở nông thôn hầu như không làm được gì ngoài việc hàng năm các nhà thương cử y tá về một số nơi làm công tác chủng đậu và tiêm ngừa bệnh tả cho nhân dân, nên đại đa số nhân dân lao động không được bảo vệ và chăm sóc về y tế. Ai ốm đau bệnh tật thì tự tìm thầy thuốc, thầy cúng mà chữa. Những người nghèo khổ chẳng may bị ốm, nếu nhẹ thì tự nhiên qua khỏi, nếu nặng thì đành bó tay chờ chết. Mặt khác, với chính sách ngu dân của thực dân Pháp, trên 90% dân số mù chữ , lại không được hướng dẫn về y học thường thức, ý thức vệ sinh phòng bệnh kém nên không biết cách giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình, cho gia đình mình và cho cộng đồng. Vì vậy, nhiều dịch bệnh, đặc biệt là tả, đậu mùa, dịch hạch thường xảy ra, tỷ lệ người mắc bệnh cao, số tử vong cũng nhiều, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống.

        2. Sự xuất hiện các ông thầy Lang , các bà mụ vườn, và các cơ sở khám chữa         bệnh bằng Y Học Cổ Truyền.

        Khi thực dân Pháp cai trị nước ta Thái y viện của Nam Triều Nhà Nguyễn  không còn hoạt động nữa, các Ty lương y ở các tỉnh dần dần bị giải tán (1905) . Đông y  bị mất vị trí nhà nước vì bị Pháp hạn chế, chèn ép, từ đó Đông y bị Tây y coi rẻ, khinh miệt.

Năm 1920 Pháp ra nghị định hạn chế  số người làm Đông y ở Nam bộ không quá  500 người, đến năm 1936  Pháp cấm thầy thuốc Đông y không được dùng thuốc có độc tính  bị các thầy thuốc Đông y  cả ba miền đấu tranh phản đối.

Năm 1939 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho Đông y được dùng các vị thuốc có độc tính, nhưng lương y  phải chịu  trách nhiệm cả về phần hình  và hộ nếu có tai biến xảy ra.

Tình trạng bệnh tật  xảy ra thiếu thầy thiếu thuốc,  một số  thầy Đồ biết chữ Hán đọc sách thuốc rồi làm thầy chữa bệnh  ( Thừa Nho hóa Y ).

Không có nhà bảo sanh nên  những người  biết làm  mụ vườn hướng dẫn người khác để mỗi thôn làng cũng  phải chia sẻ kinh nghiệm làm mụ vườn  để trong xóm cũng có người biết đở đẻ.

Tình trạng nạn nhân mãn ở Trung Quốc  cũng là  yếu tố thúc đẩy làn sóng người Hoa sang Việt Nam tìm đất lập nghiệp  mà lúc đó chỉ có mở tiệm thuốc bắc là cách làm ăn  dễ kiếm tiền nhất.

        Các bài thuốc và vị thuốc trong nhân gian  được truyền khẩu từ thôn nầy  sang làng nọ  tạo thành một ý thức tự phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi người , khi có bài thuốc hiệu quả thì ghi chép truyền cho nhau để  phổ biến. Khi có ai bị bệnh thì bà con xúm xít  lại  người chỉ  bài thuốc nầy, người chỉ bài thuốc khác, yếu tố nầy tạo nên những thầy thuốc gia truyền. Sự  khó khăn về bệnh tật thuốc men đã  tác động đến ý thức một số người theo đạo Phật  phát tâm nghiên cứu  về  y học cổ truyền  để cứu nhân độ thế.

       Hoạt động YHCT  của hệ  phái  tịnh độ  cư sĩ phật hội việt nam.

Người sáng lập ra TĐCSPHVN ( Tịnh độ cư sĩ phật hội Việt Nam) là ông Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1886 tại xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp ngày nay) trong một gia đình Nho học mộ đạo phật. Thuở nhỏ ồng theo học Nho học, lớn lên nghiên cứu phật pháp và y học cổ truyền, sau trở thành Đức Tông sư Minh Trí – Giáo chủ của TĐCSPHVN. Ông đã vận dụng tri thức Phật học sẵn có chuyển tải giáo lý thành thơ ca, ngắn gọn mà dễ hiểu, đồng thời đưa tín đồ vào hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ bệnh nhân nghèo bằng thuốc nam, tổ chức tôn giáo  nầy được chính quyền thực dân Pháp cấp phép công nhận số 619 ngày 20/02/1934, sau này chế độ Việt Nam Cộng hòa xác định tính hợp pháp của TĐCSPHVN bằng nghị định số 83/MI/DAP ngày 22/12/1953.

Với phương châm hành đạo là “Phước Huệ song tu”. Tôn giáo nấy đã xây dựng phát triển nhiều phòng thuốc nam để chữa bệnh miễn phí giúp cho người nghèo. xây dựng một xã hội đoàn kết, thân ái và tương trợ nhau lúc khó khăn cũng như lúc ốm đau.

TĐCSPHVN khi mới thành lập (năm 1934) mới có bảy hội quán cũng là bảy phòng thuốc nam phước thiện, năm 1975 tăng lên 185 hội quán và hiện nay có 206 hội quán cũng là 206 phòng thuốc nam phước thiện ở 23 tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa tới Cà Mau. 

Tại Cà Mau, Chùa Hưng Quảng Tự TĐCSPHVN ( chùa tịnh độ phường 5) trước kia là phòng thuốc nam  phước thiện được xây cất vào năm 1937 tại am đập lớn cầu số 1, phường 9, sau đó mới dời đến phường 5 và cất chùa như bây giờ . Lúc đó do ông Đàn Văn Lễ  là thầy thuốc nam đầu tiên  của chùa  kế đến là thầy Đặng Tôn Quyền, thầy Trương Phong Lưu, thầy Trần Văn Chung, thầy Đỗ Hòa Thế và thầy Ngô Tấn Phát ( Thầy Bảy Phát). Thầy bảy Phát Năm nay 83 tuổi người ở Bến Tre là thầy thuốc cha truyền con nối  ông có mặt tại chùa Tịnh Độ Cà Mau vào Năm 1945, nổi tiếng về trị ban trái , mắt hột, sốt rét rừng và những chúng bệnh mãn tính khác ông là Ủy viên ban chấp hành Hội Đông y qua 3 nhiệm kỳ , hiện tại về nghỉ dưỡng già ở phường 6,  thầy Trần Văn Hạnh (thầy chín Hạnh) là  người kế nghiệp thay thế cho ông tại phòng thuốc phước thiện bây giờ.  hằng ngày nơi đây có trên 200 lượt người đến khám bệnh châm cứu , cắt  giác, cạo mắt hột, hốt thuốc nam rất được nhân dân tín nhiệm  .

Ngày nay Tỉnh Cà Mau có 21 hội quán là 21 cơ sở phòng chẩn trị YHCT đều thuộc hệ phái TĐCSPHVN đã dược kết nạp vào hội Đông y và Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau, qua giai đoạn chuyễn dịch từ lúa sang tôm diện tích thuốc nam càng bị thu hẹp, các phòng thuốc đều có vườn thuốc để bảo vệ nguồn dược liệu phục vụ cho nhân dân.

Với tiêu chí hoạt động “Tu học – Hành thiện – Ích nước – Lợi dân”, những hoạt động của TĐCSPHVN đã giúp đỡ cho nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tích cực vào hoạt động từ thiện nhân đạo của xã hội. Hằng năm các phòng thuốc nam của TĐCSPHVN chữa trị cho trên ba triệu  lượt người bệnh, phát miễn phí gần 10 triệu thang thuốc, châm cứu, chữa nhãn khoa hằng năm gần 5 triệu  lượt người, trị giá  miễn phí lên tới trên 40 tỷ đồng. Hoạt động này đã chăm sóc sức khỏe cho nhiều người dân, đồng thời góp phần tích cực vào xã hội hóa YHCT. Hoạt động của TĐCSPHVN đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội.

Ngày 1/9/2006, Ban tôn giáo Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho TĐCSPHVN (giấy chứng nhận số 147/GCN-TGCP).

          - Thầy thuốc người Hoa đến Cà Mau:

          Tiệm thuốc bắc Vĩnh Phước Đường: Lương y Lưu Vĩnh Phước, (tự là Thầy Ký Xược)  sinh năm 1900 Con của Ông Lưu Đức  là thầy thuốc người Hoa ở Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc Về làm thuốc tại  Long Mỹ Chương Thiện . năm 1935 khi  cha mất ông về Cà Mau có ghe thuốc  trang bị đầy đủ tủ thuốc  đi trị bệnh cho nhân dân vùng Tân Thuận Đầm Dơi  rồi về  Rạch Tàu mở tiệm thuốc . Năm 1945  Nhật đảo chánh Pháp  ông về  Quảng Phú mở tiệm thuốc bắc Tế An Đường , năm 1951  dời tiệm thuốc Tế An Đường về  ấp  Cả Bác, xã Tân Hưng Tây A , đến năm 1963 về phường 4 Cà Mau mở Tiệm thuốc bắc Vĩnh Phước  Đường  và  từ đó làm thầy thuốc nổi tiếng của Vùng Cà mau, ông mất năm 1986 .

        Ông là người thầy thuốc giỏi về Nho Y Lý Số uyên bác về Kinh điển  Đông y , ngoài các khoa khác ông rất giỏi  về bệnh lý phụ khoa , và các bài thuốc chữa về  trặt đả chấn thương. Ông  gia nhập  Hội y Dược Việt nam  vào  tháng 4 năm 1957, lúc đó  Tỉnh Hội trưởng của Hội Y Dược  Tỉnh An Xuyên là Ông  Bùi Bá Phước .

        Hiện nay con thừa kế của ông là Ông Lưu Vĩnh Khiêm rất giỏi về Đông Dược  và nơi đây cũng là đầu mối phân  phổi thuốc phiến cho hàng chục  thầy thuốc trong tỉnh  Cà Mau.

        Tiệm thuốc Bắc Đức An Đường: Lương Y Trần Tấn là người Hoa ở Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc sang  Việt Nam năm  1935 mở tiệm thuốc  bắc tại Cái Nước năm 1942 đến năm 1969  về Phường 2 , Cà mau mở  tiệm thuốc bắc  Đức An Đường  ông là  thầy thuốc người Hoa rất giỏi về y thuật, ngoài kinh nghiệm điều trị đa khoa ông rất giỏi về phụ khoa và các bài thuốc điều trị về tai mũi họng. Ông  gia nhập  Hội y Dược Việt nam  vào  tháng 4 năm 1957

        Ông mất năm 1985. Các người con, dâu thừa kế của ông  là  Ông Trần Hớn Biên  đã xuất cảnh năm 1992, ông Trần Hớn Xuyên  mất năm 1995, Hiện nay còn dâu của ông là bà Lâm Thị Lệ  cùng các cháu nội  tiếp nối sự nghiệp . Tiệm thuốc bắc Đức An Đường  là nơi đầu mối cung cấp dược liệu  và thuốc  cao đơn hoàn tán cho hàng chục thầy thuốc trong tỉnh Cà Mau.

 Tiệm thuốc bắc  Miên Thọ Đường: Người  mở tiệm thuốc bắc Miên Thọ Đường là Ông Trần Năm  quê ở Huyện Triều Châu, Tỉnh Quảng Đông. Ông Trần Năm  mở tiệm Miên Thọ Đường  tại ấp  Vàm Đầm thuộc  Xã  Nguyễn Huân . Năm 1955 dời tiệm thuốc bắc  Miên Thọ đường về Cà mau và truyền nghề thuốc lại cho con là ông Trần Ban Hùng  và cháu  là ông Trần  văn Luận chủ tiệm thuốc bắc Hòa Hòa ngày nay. Ông Trần  Năm  mất  năm 1966. Cháu ông Trần Năm có mở thêm một tiệm Miên Thọ Đường 2.

Tiệm thuốc bắc Ích Thọ Sanh: Do ông Trần Hương là người Hoa ở Huyện Đại Bô, Tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)  qua Việt Nam năm 1949  mở tiệm thuốc Ích Thọ Sanh tai Chà Là xã Trần Phán (Đầm Dơi). Ông mất năm 1963  con thừa kế là Ông Trần Diệu Võ dời tiệm thuốc về đường Quang Trung, Phường 5, Cà mau  năm 1968 cũng lấy tên là Ích Thọ Sanh.

Tiệm thuốc bắc Nhơn Thọ Sanh: Do ông Lai Tài  thừa kế nghề y của cha là ông Lai Quí quê ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)  qua Việt Nam năm 1937 có biệt danh là Chệt Quế. Ông lai Quí là võ sư có khoa chữa bênh trật đả  rất hay,  hành  nghề bất định  rày đây mai đó,  thường ở tai Bờ Đập  (Đầm Dơi).  Ông mất năm 1961 con là Ông Lai Tài (biệt danh là Ông Sồi)  về phường 4 Cà Mau mở tiệm thuốc bắc Nhơn Sanh Hòa  dạy võ công Thiếu Lâm Tự và làm chuyên khoa trật đả. Ông mất năm 1989, con thừa kế bây giờ là ông Lai Khánh.

Tiệm thuốc bắc Minh Tinh Đường:           Do ông Trần Minh, người  Hoa  ở Tỉnh Quảng Châu (Trung quốc) sang Việt Nam năm 1945 , Năm 1948 mở tiệm thuốc tai Rau Dừa, đến năm 1956 dời tiệm thuốc về đường Trưng Nhị phường 2 Cà Mau. Ông mất năm 1990 con thừa kế  là ông Trần Văn Náo.

Tiệm thuốc bắc Huê Tường Đường: Tai phương 1, Thành Phố Cà Mau. Do hai anh em là  người Hải Nam ( Trung quốc) sang Việt Nam không rỏ năm nào  là ông Phạm Cao Trí và Nam Đại Hành  chuyên khoa về  trật đả cốt khoa  nhưng khi Ông Phạm Cao Trí mất con cháu không ai thừa kế nên đã nghỉ  từ lâu.

Tiệm thuốc bắc Thuận Thiên Đường:  Do ông Lưu Khanh  người ta thường  gọi  là  Chú Lưu  theo tiếng Hoa  là “Chệt Láo “người Huyện Triều Dương Tỉnh Quảng Đông (Trung quốc) sang Việt Nam năm 1938 Năm 1945 về Sông Đốc  làm thầy thuốc xem mạch kê đơn cho tiệm thuốc bắc Huệ Xuân Đường, Vĩnh Hòa Xuân, rồi về Ba Tiệm  mở tiệm xem mạch hốt thuốc. Năm 1957 về Cà Mau xem mạch kê đơn cho tiệm thuốc bắc Trường Sanh Đường, Ngươn Thọ Sanh. Năm 1965 về phường 1 mở Tiệm thuốc Bắc Thuận Thiên Đường . Ông mất năm  2003 hiện tại có con trai là Lưu Nhật Minh  thừa kế.

Tiệm thuốc bắc Tường Thạnh: do Ông Trần Xuyên  quê ở  Tỉnh Tứ Xuyên (Trung quốc)  sang Việt Nam  năm 1937 mở tiệm thuốc tại phường 2, Thành Phố Cà Mau   bây giờ ông  Trần Huệ Thương là con thừa kế.

 Các tiệm thuốc bắc Bảo An Đường - Đồng Đức Đường - Phục Sanh Đường, Thiên Nhiên Đường, Trường Sanh Đường, Ngươn Thọ Sanh và tiệm thuốc bắc lớn nhất Cà Mau ngày xưa là Hòa Sanh Đường  ngày nay tất cả đều đăng ký  đi xuất ngoại  năm 1981 nên không còn nắm được nguồn gốc nữa.

Tiệm thuốc bắc Tế Nhơn An ( 222 ) Tắc vân: Trước là tiệm thuốc Thành Lợi Đường có khoảng năm 1940-1950 đến năm 1978 sang lại cho cho Ông Trần Đạt Dân  mở ra tiệm thuốc Tế Nhơn An. Ông Trần Đạt Dân là hội Viên Hành Sự của Nghiệp đoàn y dược Đông  Phương. Ông mất năm 1989 con thừa kế bây giờ là Trần Kim Quốc, Trần Kim Tân.

Tiệm thuốc bắc Tế Sinh Đường ( đầu con nai )  Tắc vân: Do ông Phạm Vĩ  Dân mở tiệm năm 1952  sau khi ông mất  con là bà Phạm Nguyệt Dung  kế nghiệp  chỉ bán thuốc không khám bệnh.

Ngoài ra Tắc Vân còn 1 số tiệm thuốc bắc có trước năm 1954 như : Tế Chung Hưng (333) , Tế Ngươn Đường, Huỳnh Tế Dân  và tiệm thuốc  Đinh Quang Sơn  chuyên trị 24 chứng trỉ . Ngày nay không biết về đâu.

-         Các thầy thuốc thừa Nho hóa Y:

        Lương y Dương Văn Tuế ( Thầy Lễ Phế ) là thầy thuốc rất giỏi về  Hán văn, được cha là Lương y Dương Văn Thảo  truyền nghề , những năm kháng chiến chống pháp chống mỹ ,  ông làm Trưởng ban Đông Tây y  liên xã Tân Duyệt, Tạ An khương,  trực thuộc sở Y tế Nam bộ. Sau những đợt khai hoang  của Mỹ tại Đầm Dơi  ông về Cà Mau mở tiệm làm thầy xem mạch hốt thuốc  bắc  tại Phường 7 có biệt danh là thầy “Lễ Phế”  tham gia vào nghiệp đoàn y dược Đông Phương và cũng nơi nầy ông làm công tác nằm vùng để chuyễn tải tin tức cho con  mình là Dương Hòa Huấn  hoạt động  cách mạng.

        Lương y Lê Công Hoằng sanh năm 1905  là Thầy thuốc xuất thân từ gia đình Nho Giáo  học nho Từ cha là Ông Lê Văn Trí, Ông mở lớp dạy Hán Văn, tại Kinh Quế, ấp Chánh xã Lý Văn Lâm, Ông tham gia nghiệp đoàn y dược Đông Phương có giấy chứng nhân Hội Viên Hành Sự. Ông có hai người con trai tham gia cách mạng, ông là thầy thuốc  thừa Nho hóa y, tinh thông  Nho y lý số  ông mất năm 1985. Con ông là  y sỹ  Lê Văn Kỉnh, chính trị viên  đơn vị 1009 sau ngày giải phóng  là y sĩ của xí nghiệp  Đông Lạnh Cà Mau không biết Đông y . Sách vỡ  Đông y  giao lại cho Lương y Nguyễn Kỳ nam  thừa kế năm 1986.

        Lương y Đinh Minh Lý. Tiệm thuốc bắc Đinh Minh Lý  Tắc Vân mở tiệm năm 1953 là con của ông Đinh Văn Ninh chủ nhà thuốc có nhãn hiệu cầu chứng Tiên Cô ở Vĩnh Mỹ Bạc Liêu . Năm 1943 Hiệu Thuốc nầy ở Phường 5 Cà mau. Ông Đinh Minh Lý năm nay 94 tuổi vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn, ông  thừa kế nghề thuốc của cha , thông hiểu đạo Nho  dang thầy thuốc thừa nho hóa y , ông tham gia nghiệp đoàn y Dược Đông Phương  có giấy chứng nhận Hội Viên Hành Sự. Hai người con thừa kế  là Đinh Minh Hiển Tiệm thuốc bắc Đinh Minh Lý ở Năm Căn, và Đinh Minh Hiếu  đang thay ông .

        Lương  y Nguyễn Phụng Hiến. (Cụ Hai Thắng) Tham gia hoạt động y học cổ truyền thời kháng chiến, sau giải phóng  về  làm Ủy Viên ban chấp hành Hội YHCT , thời kỳ Chủ tịch Trần Văn Thâm, ông là lương y giỏi  chữ Hán  thừa nho hóa y  làm thầy thuốc  cho Hội Đông y Tỉnh  và mất năm  2001. 

        Lương y  Đáy Phước Mỹ  là thầy thuốc tai Chợ Đầm Dơi  năm nay tuổi  trên 80 nhưng vẫn còn khám bệnh,  trước ông làm thầy thuốc ở xã Tân Tiến năm 1992 dời về chợ Đầm Dơi , ông có  ba người con theo nghề là, Đáy Lục Thủy, Đáy Hoàng Thêm , Đáy Phước Đầy.

        4. Đào tạo nghề thuốc

        Vào thời này, trong dân gian, người hành nghề Đông Y không xuất thân từ một trường nào nên trong xã hội thời này những thầy  thuốc Đông y khó phân biệt được hay dở. Thầy thuốc là những nhà nho tự nghiên cứu những sách vỡ về thuốc và cách dùng thuốc của thời trước, bắt đầu tự chữa cho mình hay một số người thân cận, dần dần nổi tiếng trở thành thầy thuốc chính thức. Những thầy thuốc này thường đào tạo thêm học trò. Học trò theo thầy trong mọi công việc, khi thì đi hái thuốc cùng thầy, khi thì học chế thuốc với thầy, khi thì theo thầy đi khám bệnh. Ngoài một số thầy thuốc được đào tạo như vậy có những người chỉ biết một vài đơn thuốc gia truyền kinh nghiệm.

        5. Khám chữa bệnh với hình thức mê tín dị đoan.

 -  Hiện Tượng Bùa Chú:

Bùa là một hiện vật cụ thể, chú là một hay vài câu nói có nội dung nhất định được lặp đi lặp lại khi người ta dùng bùa. Dùng bùa chú có hai mục đích:  tốt cho mình và xấu chỉ riêng cho đối tượng của mình.

Thầy bùa, thầy pháp  thường có các loại bùa giống  như hình xăm trên người, vẽ trên khăn, trên vải để mang và mặc, làm bằng sáp thơm đặt trong hộp gỗ, hoặc tượng phật bằng các chất liệu khác nhau để trong hộp hay đeo trên cổ, vẽ trên miếng chì mỏng, đeo theo người, làm bằng vàng bạc gắn trong người, viết trên giấy, khắc trên gỗ đeo theo người hoặc treo trên tường, có khi  vẽ vào không khí bằng khói hương, hy vọng bệnh tật và tai nạn sẽ được qua khỏi …

Thông thường, bùa chú dân gian được làm ra đều nhằm mục đích gìn giữ hạnh phúc con người: giữ gìn sức khoẻ, bão vệ người thân và gia đình khỏi những tai ương hoặc  lôi kéo đối tượng theo ý muốn của mình.

         -  Một số phương pháp chữa bệnh bằng bùa chú:

        Thầy pháp chữa trận Trương Nhất Túc :

        Theo lời kể, Khi trong thân tộc có nhiều người bệnh chết trùng ngày tháng nhau  nhiều lần  gọi là hiện tượng chết trùng, thì phải mời thầy pháp đến  để chữa  không cho chết trùng nữa, nhân lúc có người bị chết thị mời thầy đến lập đàng  mời hết thân nhân người chết vào trong trận, cho các thầy khác giữ , còn thầy cả thì khiển đồng  nhảy cò cò chung quanh  áo quan  và kêu tên tất cả những người đã chết  nhập vào  cốt đồng để xưng tên họ , xong rồi thầy pháp  bắt ấn  đánh cho đồng ngã xuống để tất cả hồn  những người đã chết nhập vào xác người đang chết rồi cùng tẩm liệm đem chôn, Để  các hồn đó không còn gây bệnh tật cho người sống  nữa.Trận nầy gọi là trận Trương Nhất Túc (con quỉ  một giò ).

        Thầy pháp làm lễ Tống Ôn :

        Khi trong làng có dịch bệnh  xảy ra, bệnh tật  chết chóc liên tục  tất cả các thầy pháp  trong  thôn làng tập trung lại làm lễ tống ôn , họ  làm cái  bè thật lớn  bày đủ lễ vât hương đăng trà, quả, chè , xôi, heo, gà, vịt. Thầy cả  dậm mặt mài  đóng vai Quan Vân Trường (Quan Công) trải lá bùa trên bảy  cây phảng  được mài thật bén lật lưỡi lên song song  rồi ngồi lên trên đó  để nghinh phong, các thầy  pháp khác  ngồi chung quanh  để giữ và đánh chuông đánh trống hò hét. Chiếc bè được di chuyễn từ đầu làng  đến cuối làng và đưa đi nơi khác giữa sông, rồi giấy tiền vàng bạc muối đươc quăng vung vải. Mục đích của lễ nầy là đánh  đuổi tà ma quỷ quái đến gieo rắt dịch bệnh  trong làng đi nơi khác.

        Thầy pháp chữa trận Hạ Giang.

        Khi có người phái nữ bị bệnh tâm thần nói nhảm nhí suốt ngày , thầy phái  đốt đèn xem mách rằng  con bệnh bị mắc đàng dưới ( bị thái tử thủy cung  lấy làm vợ)  nguyên do là sử dụng  đồ dùng cá nhân  như quần, áo, gương, lược, trâm cài v..v .. làm rớt xuống sông.

        Thầy pháp lập đàn tràng . khiển đồng đặt vật,  rối trục thái tử thủy cung về  nhập vào đồng,  thầy pháp thủ ấn  năn  nỉ  rối trấn áp bắt buộc thái tử phải  thôi vợ , rồi xử  lấy đồng tiền và chiếc đủa bẻ chia hai, khiển đồng dùng thẻ ấn lặn xuống sông cấm dưới đáy sông  để ếm không cho  thái tử thủy cung lên nữa , sau đó dùng kim vàng châm vào người bệnh nhân, và cho uống bùa, uống thuốc.

        Thầy pháp luyện Cô Hồng

        Muốn làm thầy pháp giỏi thì khi trong làng có người con gái chết còn trinh tiết . Thầy pháp đến trồng cây chuối hột  cạnh ngôi mộ  và dùng cây khắc hình cô gái . mỗi đêm thầy pháp đem hình nhân đến ngũ bên ngôi mộ cho đến khi cây chuối hột trổ bông, nước  từ trong cây chuối chảy ra thầy pháp lấy để ngâm hình nhân và luyện thành cô  Hồng  khi đi trị bệnh thì cầu cô Hồng về nhập vào xác Đồng  để cầu khẩn và hỏi nguyên nhân bệnh, cách chữa trị và cúng vái cho ai đó.

        Thầy pháp chữa đàn bà sanh khó

        Khi người đàn bà sinh khó  mời thầy pháp đến  , thầy pháp  sẽ dùng đạo bùa  khấn các mụ bà, các đức thầy và ông địa sau đó hò hét ngậm dầu phun lữa dưới sàn giường  sinh sẽ làm cho người đàn bà sinh mau hơn.

        Thầy pháp làm đàn  vớt vong

        Khi có người bị té sông chết đuối thầy pháp sẽ  lập đàn tràng  trục hồn người chết  nhập vào  xác đồng  rồi tra hỏi  sau đó  thỉnh vong lên  bờ  để đem vong linh người chết  gởi vào chùa. Để người chết đuối đừng theo phá phách  làm cho nhiều người khác bị chết đuối theo ( Tục gọi là có noi chết đuối)

        Thầy pháp  nuôi con nuôi.

        Khi  trẻ con sinh ra người dân  lúc đó rất sợ bệnh tật vì cho là trẻ con rất dể bị thần thánh quở trách  sinh bệnh tật. nên cha mẹ phải đến nhờ thầy pháp tôm sợi dây bùa đeo trên cổ để che chở bảo bọc  và cha mẹ cũng đặt hết niềm tin vào thầy pháp, hằng năm vào mùng ba tết cha mẹ phải  đem con đến để thay bùa tôm mới và cúng lễ cho thầy  (nên có lệ mùng ba tết thầy).

          Tóm lại giai đoạn YHCT  trước 1945  là giai đoạn  thầy thuốc rất hiếm, lúc đó nhờ số thầy thuốc người Hoa  từ Trung Quốc sang lập nghiệp ở Việt Nam. Số người Hoa nầy thường đến bằng đường biển và mở tiệm thuốc ở một huyện nào đó để buôn bán thuốc và chữa bệnh. Sau năm 1945 đa số dời về Cà Mau mở tiệm buôn bán  lập thành Hội Tương tế người Hoa. Một số Nhà nho trí thức thời đó  nghiên cứu y học để làm thầy thuốc cứu đời và truyền dạy lại học trò, số nầy rất ít  còn lại đa số là chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian bùa chú, phù phép .  

IV.  Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN GIAI ĐOẠN 1945-1975

        - Vùng nông thôn giải phóng:

Thời  Pháp thuộc Đông y ở Cà mau  mất vị trí Y tế nhà nước nhưng trong dân gian vẫn phát huy tác  tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Những cuôc khởi nghĩa  nổi dậy đều khắp nhất là các phong trào do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo  đã cuốn hút mọi tầng lớp tham gia, trong đó  có lực lượng lương y.

      Năm 1949 trong kháng chiến ngành y tế Cà mau được thành lập với tên là Dân Y Xá, 44 xã trong tỉnh đều có y tá  và một số xã  có lương y phục vụ . Năm 1950 có Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng  ( Sở y tế Nam  Bộ ) về thành lập  Ty Y Tế  và thành lập trại an dưỡng của tỉnh,  rồi sát nhập bộ phận Đông y của ông Lang Kiều  vào .

        Qua chiến dịch Đông Xuân và Thu Đông 1953. quân địch co cụm lại  và các cơ quan trong vùng giải phóng phát triển thêm, việc phuc vụ bệnh nhân càng rộng hơn, nên bộ phận Đông y được thành lập, có tủ thuốc  hốt thuốc,  tăng cường cán bộ Đông y, sưu tầm, chế biến thuốc.

        Trong dịp lễ quốc khánh 2/9/1949  có tổ chức cuộc triển lãm  về dược liệu thuốc nam làm mẫu tiêu bản như: ngải cứu, cà độc dược, ích mẫu, trắc bá diệp,  rau má v.v….

        Đầu năm 1951 Vườn thuốc nam ở nền củ  Chùa Miên Rạch Cui  xã Khánh Bình đông có diện tích khoãng 4000 m2, được xây cất 2 căn nhà lá 1 căn làm nơi ăn ở, một căn làm nơi sấy tán sản xuất thuốc như: rượu thời khí , sirop tonivine, sirop pectoral,  một số viên hoàn bằng phương pháp lắc thúng. Vườn thuốc trồng chủ yếu những cây trong toa căn bản, ngoài ra còn trồng thêm  dâu tm ăn, vông nem, trắc bá diệp , phất vũ, v.v... Nhân sự tổ thuốc nam nầy gồm có: dược tá Hà Minh Ất, một cán bộ thuốc nam và một số anh chị em khác, chủ yếu là trồng và chăm sóc, thu hoạch và chế biến theo sự hướng dẫn.

        Quán triệt dường lối và nhiệm vụ y tế mà đai hội Đảng lần thứ III đã vạch ra trong đó có phương châm là kết hợp công tác Đông Tây y trong điều trị, sản xuất thuốc mà đặc biệt là phát triển thuốc nam. Năm 1954 cơ sở bào chế của Ty y tế Bạc Liêu được chuyễn giao về  tòa thánh Ngọc Sắc của Cao Đài Minh chơn đạo ở Kinh Thị phụng xã Hồ Thị Kỷ, Huyện Thới Bình. Nơi dây ngoài nhiệm vụ bào chế thuốc còn mở ra Phước Y Viện  để châm cứu và hốt thuốc trị bệnh cho nhân dân.

Tháng 11/1954 phòng dược khoa nam bộ mở, có được 1 thầy thuốc nam là Thầy Tu phụ trách tổ vườn thuốc chung với  2 nữ hộ sinh phụ trách tổ bào chế filatov. Phòng  bào chế Ty y tế dân y có đồng chí Hà Minh Phú  trực tiếp phụ trách sản xuất thuốc nước và vườn thuốc nam. Khi thực hiện hiệp định Geneve, phòng thuốc  thánh thất Cao đài xã Tân Lợi  được chọn làm điểm hoạt động Đông y công khai  theo tính chất từ thiện đạo giáo.

         Đến năm 1955 một số cán bộ ở đây bị lộ bị giặc bắt và tịch thu một số dụng cụ bào chế. Một số Đảng viên khí tiết không khai sau khi được thả về  tiếp tục dựng lại Phước Y Viện và tiếp tục châm cứu hốt thuốc trị bệnh cho dân.

         Đến cuối năm 1957  do sự đàn áp của địch nên phòng thuốc ngưng hoạt động,  các thầy thuốc Phước y viện được điều về công tác tại các tủ thuốc nam của các xã và các tỉnh lân cận.

        Giai đoạn từ 1965 đến 1975 y tế cơ sở có nhiều trạm bị đich đốt phá do đó trên tinh thần tự lực tự cường  phải nổ lực khai thác  sử dụng  nguồn thuốc nam  tai chỗ mới có đủ thuốc trong điều trị  và thời gian nầy Ban Dân Y Tỉnh đã bố trí  một tổ trồng dược liệu  tại khu Dinh Điền, ngọn Kinh đứng Quản Hảo thuộc xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời  khu đất khoảng 0,5 ha do cụ Sáu Cưu phụ trách lúc đó trồng được những loại cây như: Chân chim, thần thông, thường sơn,  và các cây thuốc trong toa căn bản. nhất là cây ích mẫu được trồng rất nhiều để sản xuất ra cao ích mẫu  chữa rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ. Và từ thời gian nầy  các hoạt động về lĩnh vực Đông y hầu như đã gắn liền  vào bộ phận dược liệu , cho đến khi tiếp quản .

-         Vùng địch tạm chiếm:

Trong thời gian nầy  các hoạt động của  YDHCT vùng địch tạm chiếm tập trung vào các tiệm thuốc người Hoa, một số thầy thuốc và phòng thuốc nam  của các tôn giáo :

       Hoạt động  của Hội Y Dược Việt Nam, Nghiệp Đoàn Y Dược Đông Phương, tại         tỉnh An Xuyên:

        Hội y Dược Việt nam  thành lập  năm 1952  lúc đó  Tỉnh Hội trưởng của Hội Y Dược Tỉnh An Xuyên là Ông  Bùi Bá Phước .

        Năm 1964  đổi tên là  Nghiệp Đoàn Y Dược Đông Phương. Nghiệp đoàn nầy được thành lập theo Dụ số 23 ngày 16/11/1952 được sửa đổi bở Dụ số 37 ngày 8/11/1954 (được Bộ Nội Vụ thời Việt Nam Cộng Hòa cấp biên lai số 1-BNV ngày 11/1/1964.)

        Nghiệp đoàn nầy có hệ thống tổ chức Hội Đồng Quản trị, gồm chủ tịch nghiệp đoàn  và 3 phó chủ tịch

        1 phó chủ tịch đặc nhiệm ngành Đông dược sĩ

        1 phó chủ tịch  đặc nhiệm ngành Đông Y sĩ

        1 phó chủ tịch đặc nhiệm ngành  tiệm thuốc bắc.

Có cố  vấn hội đồng quản trị, thủ bổn, thơ ký, kiểm soát thường vụ, kiểm soát tài chánh.

Các ban khảo cứu, ban liên hữu, ban thường vụ,và ban ủy viên thường trực.

        Chủ tịch của Nghiệp Đoàn nầy  là ông Võ Đình Dần  trụ sở nghiệp đoàn  đặt tại  số 38, đại Lộ Nguyễn Huệ Sài Gòn.

Ở mỗi tỉnh nếu có từ 30 đoàn  viên trở lên thì có  thể  thành lập Chi Đoàn Y Dược Đông Phương .

        Các tiệm thuốc bắc và  một số thầy  thuốc  trong Tỉnh Cà Mau  tham gia vào Nghiệp Đoàn Y Dươc Đông Phương,  được cấp giấy phép hoạt động  gọi là “Giấy chứng nhận hội viên hành sự”

          Hoạt động YHCT của Tòa Thánh Ngọc Sắc , Cao Đài Minh Chơn đạo:

Quán triệt dường lối và nhiệm vụ y tế mà đai hội Đảng lần thứ III đã vạch ra trong đó có phương châm là kết hợp công tác Đông Tây y trong điều trị, sản xuất thuốc mà đặc biệt là phát triển thuốc nam. Năm 1954 cơ sở bào chế của Ty y tế bạc liêu dược chuyễn giao về  tòa thánh Ngọc Sắc của Cao Đài Minh chơn đạo ở Kinh Thị phụng xã Hồ Thị Kỷ Huyện Thới Bình. Nơi dây ngoài nhiệm vụ bào chế thuốc còn mở ra Phước y Viện  để châm cứu và hốt thuốc trị bệnh cho nhân dân  đến năn 1955 một số cán bộ ở đây bị lộ bị bắt và tịch thu một số dụng cụ bào chế. Một số đảng viên khí tiết không khai sau khi được thả về  tiếp tục dựng lại Phước y Viện và tiếp tục châm cứu hốt thuốc trị bệnh cho dân. Đến cuối năm 1957  do sự đàn áp của dịch nên phòng thuốc ngưng hoạt động  các thầy thuốc Phước y viện dược điều về  công tác tại các tủ thuốc nam tủ thuốc nam của các xã và các Tỉnh lân cận.

        Hoạt động YHCT của Chùa Lư Bồng Sơn tại Giồng Kè:

Năm 1969 Tại Giồng kè ( phường 1 bây giờ ) có một tôn giáo lấy tên là Tiên Thiên Huỳnh Kỳ Đại  Đạo  Do ông  Phan Văn Phấn (Tu Sĩ  Huỳnh Tâm)  sáng lập  và dựng lên Ngôi chùa gọi là Lư Bồng Sơn, sau đó ông bị ám sát tại Cửu Trùng Đài, Nhà Bàn, Châu Đốc . Ông Trần Hoàng Vũ ( cậu Hai Lư Bồng ) là người thay ông trùng tu và quản lý chùa Lư Bồng Sơn. Tôn giáo nầy cũng chủ trương theo tôn chỉ Phước Huệ song tu cũng mở ra phòng thuốc nam phước thiện, châm cứu ,cắt giác hốt thuốc giúp cho dân nghèo với số lượng người dân đến cũng rất đông . Đến năm 1985 Tôn giáo nầy bị giải tán vì  không rỏ nguồn gốc. Ngôi chùa được giao lại cho phòng y tế  Thị Xã Cà mau do ông Trần Văn Hồng  ( Ba Hồng) quản lý . Năm 1986 giao lại cho Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc do Ông Trần Văn Thâm (Ba Cao) làm chủ tịch Hội  và nơi nầy đã thành lập Bệnh Viện Đông y  do bác sĩ Trần Thanh Cần ( hai Thanh )  làm giám đốc Năm 1990 bệnh viện Đông y giải tán giao lại làm nơi điều dưỡng sức khỏe Tỉnh Ủy  bây giờ đã được xây dựng thành bệnh viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng Tỉnh Cà Mau do Bác sĩ Trần Việt làm giám đốc

        Hoạt động YHCT  của hệ  phái  tịnh độ  cư sĩ phật hội việt nam.

        Gồm tất cả các chùa Tịnh Độ trong tỉnh Cà Mau  có 21 Hội quán Các phương pháp điều trị truyền thống lâu nay có:  châm cứu , cắt  giác, cạo mắt hột, hốt thuốc nam rất được nhân dân tín nhiệm.

        2. Sự che chở, giúp đở của các phòng thuốc phước thiện đối với cán bộ y tế cách mạng hoạt động trong lòng địch,

Năm 1955  sau khi phân công cán bộ di tập kết số ở lại tiềp tục hoạt động. Ty y tế có  phân công  một đoàn y tế  vè thánh thất trung ương “chùa Ngọc sắc” xã Tân Lợi . cơ sở nầy triển khai với qui mô vừa khám bệnh vừa hốt thuốc nam, tiêm thuốc và cấy filatov. Đến cuối năm 1957 thì lực lượng y tế công khai  bị chế độ  chính quyền Diệm Nhu xóa sạch

     3. Những phương pháp điều trị và các bài thuốc độc đáo.

Vào khoảng năm 1950 Tại kinh Tân Phú  huyện Phú Tân  có lệ hội thuốc Rắn  vào ngày mùng 5 tháng 5 . Vào ngày nầy có Thầy Sáu Hưởng, Thầy Hai Hư, Thầy Hai Hiệp Cùng một số bà con trong vùng cùng nhau đi bổ thuốc tại Tiệm thuốc bắc và một số cây cỏ trong vườn  để cùng nhau hội thuốc. Thuốc rắn được chia làm 3 loại  loại  viên hòa với nước  uống, loại thuốc  rượu và ngày nay thêm loại thuốc chích mạch. Sau khi hội thuốc,  thuốc được chia ra làm nhiều tổ trong vùng  mọi người dân ai cũng biết , khi có người bị rắn cắn  thì phải đánh mõ  báo động  và chuyễn bệnh nhân đến tổ gần nhất để cấp cứu, khi nghe đánh mõ thì những người trong xóm phải chạy ra rút cầu khỉ  vì người ta cho rằng  khi bị rắn cắn mà chun qua cầu khỉ thì bị ô uế  nên không cứu chữa được. Ngày nay lệ hội thuốc rắn nầy vẫn còn  và truyền lại cho  con của  các thầy, riêng thầy Sáu Hưởng thì đã mất.

        Một số bài thuốc tiêu biểu chữa rắn cắn, trật đả, bỏng. v..v…

          Thầy Năm Rắn Hổ  tại Phường 7, Cà mau, nuôi rất nhiều rắn và biểu diễn tài bắt rắn bằng tay,  bài thuốc chữa rắn cắn của thầy được phổ biến rộng rải trong nhân dân: Cây kim vàng  đâm  với phèn chua , vắt lấy nước uống , xác đấp.vào vết rắn cắn,

       Rải rác trong dân gian qua nhiều thời kỳ  không rỏ tác giả cũng còn nhiều bài thuốc rắn truyền khẩu cho nhau: Lá bồ cu vẽ tươi 40g, rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước uống, bã đắp vào vết thương. Lá Vông nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn. Hạt và lá mướp đắng , nhai nuốt nước, bã đắp lên vết rắn cắn. Rau răm giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ rắn cắn. Lá sắn dây giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn. Rau thài lài  rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, Vông nem vỏ hoặc hạt, thái nhỏ, đun với một ít nước thành bột nhão đắp lên chỗ rắn cắn. Rau sam một nắm, nhai nhuốt nước, bã đắp vào vết rắn cắn. v..v……

          Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại các vùng giải phóng, nhân dân Cà mau đã sử dụng nhiều bài thuốc chữa vết thương bỏng có nguồn gốc tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian.

    Thuốc bôi

          Một số cây thuốc nam có tác dụng chữa vết bỏng cao đặc lá sim, nước sắc đặc vỏ cây xoan trà.

 Cao mã đề : bôi hoặc nước ép để rửa, giã lá đắp trên vết thương, thuốc mỡ mã đề dạng bôi.

 Nước ép nghệ, bôi trên vết thương, vết bỏng.

      Những bài thuốc chữa bỏng  được lưu truyền  trong nhân dân ở Cà Mau : lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, trộn hai thứ với nhau sền sệt. bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. lấy vải màn sạch che vết bỏng lại.bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. khi lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.                                                                                       .
Củ nghệ giã nát, nấu với dầu phọng, quấy đều bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.

          Trong giai đoạn nhiễm độc của bỏng, có thể dùng những bài thuốc uống

Bài : Hoàng liên giải độc thang: hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, chi tử 16g.

Bài : Hộ tâm thang: Đăng tâm 4g, cam thảo 12g, đậu xanh 40g, trúc diệp 10 lá.

Bài : Để chữa nhiễm khuẩn, có thể dùng bài thuốc: ké đầu ngựa 10g hoặc 20g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, hạ khô thảo 10g, kinh giới 10g, cam thảo 10g.

        4. Phong trào trồng và sử dụng thuốc nam theo toa căn bản của bác sĩ Nguyễn         Văn Hưởng. trong nhân dân.

 Việc dùng thuốc bắc và thuốc nam được khuyến khích  và được giám đốc sở y tế Nam bộ  ( lúc bấy giờ là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng) đặc biệt quan tâm chỉ đạo . Đến năm 1952 công tác Đông y  và thuốc nam được chính thức  tổ chức từ  trong các bệnh xá  của tỉnh và đi dần xuống tận huyện, xã  dưới hình thức khám  bệnh rồi kê đơn thuốc, hốt thuốc, toa căn bản là đầu thang chính  để gia giảm cho phù  hợp  với từng loại bệnh , ngoài ra còn có 7 bài thuốc hạch tâm chữa 7 bênh chứng thông thường. Toa  căn bản và 7 bài thuốc hạch tâm chẳng những được phổ biến  rộng rải trong các cơ quan, đoàn thể quần chúng  mà nhiều trạm  cứu thương có cả cán bộ lương y cũng  tình nguyện sử dụng  tại trạm  cùng với những y tá hộ sinh

        Toa căn bản được Bác Sĩ Nguyễn văn Hưởng xây dựng và áp dụng tại miền nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau khi hoà bình lập lại được áp dụng tại miền Bắc.

        Trong toa Căn Bản gồm có 10 vị thuốc và 6 tác dụng  chữa bệnh :

 Lợi tiểu, nhuận gan,nhuận trường, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hoá.

 1.   RỄ TRANH    (    Lợi tiểu )                          6.   CAM THẢO ÐẤT  ( Giải độc )

 2.   RAU MÁ      ( Nhuận Gan )                         7.   KÉ ÐẦU NGỰA    (  Giải độc )

 3.   MUỒNG TRÂU ( Nhuận trường )                8.  GỪNG ( Kích thích tiêu hóa )

 4.   CỎ MỰC   ( Nhuận huyết )                          9.  CỦ SẢ ( kích thích tiêu hoá )

   5.   CỎ MÀN TRẦU   (  Giải độc )                      10. VÕ QUÍT ( Kích thích tiêu hoá )

       

        6. Sự Xuất hiện thuốc Đông dược, thành phẩm.

        Khi mặt trần dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam ra đời Ở Cà Mau tổ chức phong trào giành chính quyền do y sỹ Lưu Đại Đởm phụ trách  ông đã bỏ nhiều công sức hướng dẫn  cho anh chị em biết sử dụng thuốc nam sẳn có ở địa phương chế biến và sản xuất nhiều dạng thuốc đông y. Sau đợt tổng tấn công năm 1968, địch  phản công ác liệt phòng bào chế dược phải di dời nhiều lần vì  sự càn quét của địch. Đến năm 1972  phong trào càn quét của địch  giảm xuống  nên phòng dược có nhiều thuận lợi hơn đã sản xuất nhiều  dạng thuốc như:  Rượu Hà Thủ Ô,  Ngũ gia bì, rượu thời khí,  viên dạ dày, viên ho, ngoại cảm tán,  tất cả có khoảng 15 mặt hàng thuốc Đông dược sản xuất thành số lượng lớn  để đáp ứng cho nhu cầu các nơi trong tỉnh.

        7. Một số phương pháp chữa bệnh  dân gian không đúng (phản khoa học.)

- Bùa chú : Bùa chú ngày xưa được xem như một vật có hiển hiện hoặc tàng trữ một sức mạnh thần diệu có một mối quan hệ đặc biệt giữa người mang nó với những sức mạnh mà nó biểu thị, có năng lực truyền cho con người sức khỏe, trí khôn, sự tin vui. bùa không những dùng để bảo vệ tà ma, sức khỏe, hạnh phúc mà còn dược dùng để canh giữ sự bất tử của người quá cố. Người xưa thường cho trẻ ốm yếu hay thường đau ốm mang để trừ tà ma, bệnh tật.

- Cắt rốn:  Các bà mụ vườn xưa kiêng cắt rún bằng dao sắt mà cắt bằng mảnh sành, mảnh chai hay cật nứa, cho rằng kim khí kỵ với việc sinh đẻ. Dùng mảnh sành, mảnh chai, cật nứa cắt rún cũng được, nhưng phải khử trùng trước khi cắt. Vì thế mà trẻ sơ sinh dể bị chết vì bệnh uốn ván.

- Cầu Tự: Người đi lễ cầu tự là người hiếm muộn, hoặc  mang thai nhưng thường bị xẩy thai, phải đi cầu Thần cầu Phật. Họ mang lễ vật đến chùa hoặc đền miếu cầu Phật, cầu Thần Thánh ban cho mình một đứa con để lập tự. Có người đi cầu tự còn để kiếm con trai vì đã đẻ nhiều con gái, hay đi cầu có con gái vì đã đẻ nhiều con trai. Người đi cầu tự cần giữ mình thanh sạch, phải ăn chay niệm Phật, mang lễ vật đầy đủ, phải thành tâm cầu nguyện. Thường người ta đi đến nơi có thờ Phật Bà Quan Âm .

V. Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY

        Hệ Thống quản lý YDHCT  của ngành Y Tế và Hội Đông y. Hội Châm Cứu

        Sau giải phóng 30/4/1975 các cơ sở y tế  của chính quyền củ  để lại trong tỉnh Cà Mau  không có nơi nào có  hoạt  động điều trị bằng Đông y,  Trong  nhân dân  có các tiệm thuốc Bắc người Hoa và một số  lương y  có tiệm thuốc xem mạch bốc thuốc tại nhà

        Hoạt động về  YHCT có ảnh hưởng sâu rộng nhất  lúc đó là các Phòng thuốc nam từ thiện của các Chùa Tịnh Độ  và một số chùa khác. 

        Năm 1978 Hội Chữ Thập Đỏ Tỉnh Cà Mau được thành lập  và sau đó  một số phòng thuốc từ thiện Chữ Thập Đỏ ra đời . Các thầy thuốc hoạt động trong hệ thống Chữ Thập đỏ   lúc đó  thiếu sự chỉ đạo chuyên môn,  Sở y tế cũng chưa có cán bộ  quản lý  về Y Học Cổ Truyền .

        Hội Đông y Tỉnh Cà Mau

        Ngày 6/2/1986 được thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Minh Hải quyết định thành lập Ban vận động thành lập Hội Y Học Dân Tộc, Ban vận động gồm có 28 người  do ông  Trần Văn Thâm cố vấn tỉnh ủy  làm trưởng ban và  Bác Sĩ  Trần Thanh Cần  (Hai Thanh) làm phó ban. Ban vận động đã khẩn trương xây dựng kế hoạch vận động thành lập hội. Sau 8 tháng vận động đã đủ điều kiện thành lập hội Y Học Dân Tộc.

        Được sự giúp đỡ của Giáo sư Bùi Chí Hiếu, Bác sĩ Thúy Ba (Bộ Y Tế) và cán bộ lãnh đạo Tỉnh, Ngày 7/10/1986 UBND Tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chấp Hành  lâm thời Hội Y Học Dân Tộc Tỉnh Minh Hải. do Cụ Trần Văn Thâm, Cố vấn Tỉnh ủy làm chủ tịch hội, Ban chấp hành lâm thời sau khi ra đời đã có chương trình kế hoạch xây dựng, phát triển tổ chức màng lưới Hội từ tỉnh đến cơ sở.Từ đó  các Huyện hội  liên tiếp được thành lập . Cũng trong năm nầy Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng  và Giáo sư Lương y Lê Minh Xuân  xuống  Cà Mau để dự Hội Nghị  bầu Ban Chấp hành lâm thời và thông báo  mở tại  Trường Tuệ Tỉnh II thành Phố Hồ Chí Minh  1 lớp Lương y Thừa Kế  3 năm để đào tạo đội ngũ kế thừa y học cổ truyền cho các tỉnh  miền nam.

        Tỉnh Cà Mau lúc đó có Lương y Nguyễn Kỳ Nam,  Trần Văn Lến  và Lý Ký Hồng  được đi dự học lớp nầy.

        Những năm 1986 – 1990 là những năm đầu của tổ chức Hội Y Học Dân Tộc mới ra đời nhiệm vụ chính trị của thời kỳ này là vận động tổ chức thành lập mạng lưới Hội để mở ra cơ sở khám chữa bệnh phục vụ quần chúng nhân dân.

        Năm 1988 Bệnh Viện Đông y được thành  lập, Bác Sĩ Trần Thanh Cần làm giám đốc,  phòng Y tế thị xã Cà Mau giao lại  nơi Chùa Lư Bồng Sơn  để làm  trụ sở  Hội Y Học Dân Tộc và  Bệnh Viện  Đông y  cùng song song hoạt động và tổ chức mạng lưới cơ sở .

        Năm 1990, Ông Trần Văn Thâm  tuổi cao sức yếu  không  tiếp tục hoạt động  cho Hội YHDT  nữa vì đồng chí đã về hưu  hơn 10 năm,  lúc đó  bệnh viện Đông y  vì  thiếu  cán bộ chuyên trách  Đông y nên hoạt động cũng không hiệu quả  phải giải tán.

        Năm 1991. Sau khi  Bệnh viện Đông y giải tán, Đồng chí  Trần Văn Thâm (Ba Cao) nghỉ già Lúc đó Hội Y Học Dân Tộc được đổi tên lại là  Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, bác Sĩ Trang Nghị Lực  về thay chức vụ chủ Tịch Hội  và  bổ sung Lương y Nguyễn Kỳ Nam, và Lương y Trần Văn Lến vào Ban Thường vụ  hội.

        Giai đoạn từ năm 1991 – 1995 phong trào hoạt động về YHCT  phát triển khá sôi nổi, nhiệm vụ chính của thời kỳ này là :

        Tiếp tục thành lập các huyện hội còn lại và mở rộng đến cấp hội  cơ sở, nắm chặt lại lực lượng thầy thuốc, vận động phát triển hội viên mới, mở rộng cơ sở khám chữa bệnh, phối hợp cùng ngành y tế kiểm tra chấn chỉnh lại lực lượng thầy thuốc, tổ chức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho lực lượng thầy thuốc trong toàn tỉnh, đã góp phần tích cực cùng ngành y tế phục vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân tỉnh nhà.

        Năm  1993 Hội Y Hoc Cổ Truyền Dân Tộc đổi tên  là Hội Y Học Cổ Truyền.

        Các  huyện hội YHCT  được thành  lập, những người làm công tác Đông y xin gia nhập hội ngày càng đông, Hội YHCT Tỉnh và Thị Hội Cà Mau  hợp đồng với  Trung Tâm đào tao và Nghiên Cứu YHCT thành Phố Hồ Chí Minh mở 1 lớp lương y  Minh Hải tại chức do Lương y Nguyễn Kỳ Nam làm chủ nhiệm, lớp nầy  được 42 học viên, học theo  6 chứng chỉ  mỗi chứng chỉ  6 tháng thi tại Trung Tâm đào tạo và Nghiên Cứu YHCT thành Phố Hồ Chí Minh . Đến năm 1995 tốt nghiêp được 22 học viên  .

        Năm 1991 Hội YHCT kết hợp với sở Y Tế  thực hiện Thông tư 01 của Bộ y tế   mở nhiều lớp tập huấn, Thành lập Hội Đồng kiểm tra tay nghề công nhận trình độ chuyên môn  về YHCT cho  các hội viên hội YHCT do một số Bác Sĩ và Lương y    như: Bác Sĩ  Ngô Văn Quang, Bác Sĩ  Đoàn Văn Tư, Lương y Nguyễn Kỳ Nam, Lương y Trần Văn Lến  phụ trách các lớp như sau :

        -  Khóa I năm 1991 có    78  hội viên     ( Tỉnh  Minh Hải)

        -  Khóa II  năm 1993 có 113 hội viên,    ( Tỉnh  Minh Hải)

        -  Khóa III năm 1995 có 70 hội viên,      ( Tỉnh Cà Mau)

        -  Khóa IV năm 1996 có 168 hội viên,     ( Tỉnh Cà Mau)

        -  Khóa V năm 1997 có 93 hội viên.         ( Tỉnh Cà Mau)

Tháng 10 năm 1995 Hội Y Hoc Cổ Truyền Tỉnh Minh Hải tiến hành đại hội  bầu BCH lần thứ I Nhiệm Kỳ 1995 - 2000 .

      Ðại hội đã bầu ra BCH gồm 25 người, trong đó:  Thường vụ 7 , Thường trực 3, Cơ cấu các ngành  4, Các Huyện Thị Hội  11 người

        Mỗi đơn vị Huyện Thị Hội đều có BCH được cơ cấu các ngành có liên quan và các Xã, Phường, Thị Trấn.

Toàn tỉnh Có 76/120 Xã, Phường có Chi Hội và Phòng Chẩn Trị.

 Lực lượng thầy thuốc có 1.420  người

      Trong đó:             Ða khoa      654 thầy thuốc , có  315 nữ.

                                   Gia truyền  766  thầy thuốc , có 342 nữ.

Số thầy thuốc được kết nạp vào hội YHCT là 517 hội viên .

Ðến ngày 1 tháng 1 năm 1997. Thực hiên Chỉ Thị của Thủ Tướng về việc chia tách Tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.

Một số ủy viên trong Ban thường vụ và Ban chấp hành được chuyễn về Bạc Liêu trong đó có Bác sĩ Trang Nghị Lực Chủ Tịch Hội, một số ủy viên  khác chuyễn công tác  và nghỉ hưu.

Ban chấp hành  Tỉnh hội lúc bấy giờ chỉ còn  lại 14 ủy viên . Trước tình hình trên , thường trực Tỉnh Uỷ  đã chỉ đạo ban Tổ chức chính quyền ra quyết định công nhận Ban chấp hành lâm thời và bầu bổ sung là 19  ủy viên, quyết định Y Sĩ Hồng Bình Ðẳng làm Phó Chủ Tịch lâm thời điều hành công tác hội, bổ sung BS Võ anh Hoang  phó GÐ Sở Y Tế  làm Phó Chủ Tịch kiêm nhiệm công tác hội.

Tổng số BCH  lâm thời  tỉnh hội bây giờ  là 19 ủy viên có 1 nữ

          Có 7/7 đơn vị Huyện, Thành phố được thành lập hội YHCT .

          Có 67/76 xã, phường, thị trấn có chi hội.

            Hội Châm Cứu Tỉnh Cà mau

Ngày 05 tháng 11 năm 1999 Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau được thành lập theo quyết định số 959/QÐ CT-UB  của chủ tịch UBND Tỉnh Cà mau V/v công nhận Ban Chấp Hành Hội Châm Cứu Tỉnh Cà mau và quyết định Số 41/HCC-TC  ngày 26 tháng 10 năm 1999 của chủ tịch Hội Châm Cứu Việt Nam.V/v Công nhận Ban Chấp Hành Hội Châm Cứu tỉnh Cà Mau.

          Đại hội lần thứ I Hội Châm Cứu được 63 Hội viên hành nghề châm cứu  đang hoạt động trong 61 cơ sở điều trị ở Thành phố Cà Mau và các huyện trong tỉnh.Trong thời gian nầy hoạt động của hai hội  gắn liền nhau.

          Hoạt động của Hội Đông Y Và Hội Châm Cứu Tỉnh Cà mau

          Tháng 4, năm 2000 Hội YHCT  Tỉnh Cà Mau đại hội bầu lại ban Chấp hành mới sau khi  chia tách Cà Mau, Bạc liêu.

          Thời gian nầy Hội YHCT Tỉnh Cà Mau  đã có  một hệ thống tổ chức từ  tỉnh đến cơ sở, được các cấp Ðảng uỷ, Chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho Hội hoạt động:

Tỉnh hội được UBND Tỉnh cấp 1 căn nhà 2 tầng để làm trụ sở  làm việc  tại số đường 1/5, phường 5, Tp Cà mau.

 Trong toàn tỉnh  có 7/7 Huyện, Thành Hội được cấp  trụ sở làm việc ( được xây dựng cơ bản hoặc bán cơ bản ). Mỗi đơn vị có ít nhất từ 2 đến 4 cán bộ có biên chế chuyên trách hưởng lương Nhà Nước  và có từ 1 đến 2 cán bộ hợp đồng.

Tháng 12 năm 2001 hội YHCT  được lấy  tên  lại là Hội Đông y

Ngày 30 tháng 10 năm 2005  Hội Đông y và Hội Châm Cứu cùng tổ chức Ðại Hội lần thứ hai nhiệm kỳ  2005 - 2010 với ban chấp hành nhiệm kỳ mới như sau:

       Các cấp hội đã phối hợp với ngành Y Tế nắm và quản lý trêm 600  thầy thuốc YHCT , trong đó có 466 thầy thuốc đã được kết nạp vào hội  ở các cấp , có 256 thầy thuốc gia truyền  được kiểm tra tay nghề và được sở Y Tế cấp giấy chứng nhận Trình độ chuyên môn. Hiện nay có  150 thầy thuốc được sở Y Tế  cấp giấy phép hành nghề Y Dược Tư Nhân trong lỉnh vực YHCT. Số nầy so với tổng số hội viên thì còn rất ít vì phần lớn  là hốt thuốc nam , châm cứu làm công tác từ thiện.

          Hội Châm Cứu từ 63 hội viên hiện nay  đã kết nạp được tất cả 221 hội viên hành nghề châm cứu  đang hoạt động trong 61 cơ sở điều trị ở Thành phố Cà Mau và các huyện trong tỉnh .

          Năm 2008  Hội châm cứu Tỉnh Cà Mau có 11 đơn vị Hội và Chi hội, bao gồm 9 đơn vị Hội Huyện, Thành phố, 2 Chi hội tại khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh Viện Cà Mau và Bệnh Viện Ðiều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng của Tỉnh.

- Số Hội Viên được kết nạp mới vào hội trong năm 2007 là 34 hội viên nâng tổng số hội viên lên  242 hội viên

- Có 63 cơ sở hoạt động châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc

Hoạt động song hànhcủa Hội Đông y và Châm Cứu  đã tạo nên phong trào xã hội hóa  YHCT trong tỉnh nhà rất sâu rộng

Việc phối hợp với các ban, ngành đoàn thể  có liên quan ngày càng thiết thực và thắt chặt hơn nhất là đối với ngành Y Tế.

Hội Châm Cứu Tỉnh Cà Mau có phong trào hoạt động  trên cơ bản rất ổn định, tạo được niềm tin cho nhân dân trong tỉnh nhà.

     Bên cạnh Hoạt động của Hội Đông y và Hội Châm Cứu  còn có hệ thống thầy thuốc của Hội Chữ Thập Đỏ  cùng phối  hợp trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng YHCT.

Cơ sở khám chữa bệnh bằng YDHCT trong hệ thống y tế Nhà nước và tư nhân.

YDHCT của tỉnh Cà Mau Trong hệ thống  y tế Nhà nước  hiện cũng chưa được phát triển mạnh. Trên lĩnh vực chuyên môn, nguồn nhân lực YDHCT cũng rất mỏng: toàn hệ thống y tế công lập của tỉnh chỉ có khoảng 40 người. Trong đó, có 6 bác sỹ Đông y, số còn lại là y sỹ YHCT và  định hướng YHCT.

Việc đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực, việc ứng dụng YDHCT vào chăm sóc sức khỏe người dân cũng bị hạn chế. Đến nay vẫn chưa có Bệnh viện Y học cổ truyền.

Khoa YHCT thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh có 28 giường bệnh chỉ có 3 bác sĩ. Tại tuyến huyện, dù đã được tổ chức Khoa YHCT nhưng chỉ  có bộ phận YHCT lồng  ghép hoạt động chung với khoa lâm sàng. Chỉ có Bệnh viện Cà Mau và Cái nước là có khoa Đông Y riêng.

Sau nhiều năm xây dựng mô hình xã chuẩn về YDHCT, hiện cả tỉnh mới có 45/114 trạm y tế xã có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác YDHCT. có vườn thuốc nam, có sử dụng cây thuốc trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

 Hoạt động của gần 400 cơ sở hành nghề thuốc y học cổ truyền tư nhân cũng chưa thật hiệu quả, hầu hết các cơ sở này chỉ khám chữa bệnh hoặc bán thuốc, chưa có cơ sở bào chế, chưa khai thác được nguồn dược liệu tại chỗ .

Hoạt Động Của Trung Tâm  Kế Thừa Và Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Nguyễn Kỳ Nam.

          Năm 1979 cơ sở nầy chỉ là Tổ Thuốc Nam của  Hội Chữ Thập Đỏ khóm  3 phường 7. Cà mau  hốt thuốc châm cứu  từ thiện. Đến năm 1981 lồng ghép vào Tổ Y Tế Khóm 3, Phường 7. Năm 1986 Lương Y Nguyễn Kỳ Nam  tham gia vào Hội Y Học Dân Tộc Tỉnh Cà Mau và được Tỉnh Hội  cử đi học Lớp Lương Y Thừa Kế  Tại  Trung Tâm Đào Tạo và nghiên Cứu YHCT Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 1990 thành lập Phòng Chẩn Trị YHCT Phường 7. Nơi đây đã liên kết đào tạo  được  nhiều lương y chính qui  và phát triển bộ môn Châm Cứu. Năm 2007 thành lập Trung Tâm Kế thừa và ứng dụng Y Học Cổ Truyền.         Năm 2008 Trung Tâm Kế thừa và ứng dụng Y Học Cổ Truyền đã kết hợp với trường Cao Đẳng Y Tế Tỉnh Cà Mau  làm cơ sở thực tập và đào tạo bồi dưỡng về Y Học Cổ Truyền cho sinh viên. Hằng  tháng có  trên 1000 lượt sinh viên thực tập.

          Từ năm 2003 Lương y Nguyễn Kỳ Nam đã thiết kế Website YHCT địa chỉ  http://www.nguyenkynam.com  để phổ biến và tư vấn  về YHCT cho hàng  ngàn lượt độc giả trên thế giới qua Email: luongykynam@yahoo.com.vn , với nội dung  phong phú về YHCT như : Châm cứu, lý luận cơ bản Đông y, dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dịch cân kinh, thuốc nam, thuốc bắc, phương thang, y học thường thức, kinh nghiệm dân gian, thông tin y học cổ truyền và cả những bộ sách kinh điển Đông y Nội Kinh , Nan Kinh, Thương hàn luận, Kim quỷ yếu lượt .

          Những thầy thuốc  gia truyền nổi tiếng ở Cà Mau:

          Cà Mau có những thầy thuốc nổi tiếng như : Thầy Bảy Tỷ ở Cầu số 1 có bài thuốc chữa sốt xuất huyết ( đã mất năm 2008), Thầy sáu Sỹ ở phường 9 chữa về gan, Thầy Hai Lư Bồng  chuyên  đăng gảy xương và châm cứu, thầy  Bảy Hiệp chuyên về ban trái (đã mất năm 2000)  Thầy Ba Hòa phường 7, Thầy Lợi Phường 5 có bài thuốc bó gảy xương  và còn rất nhiều thầy thuốc khác  chỉ nổi tiếng  với một vài bài thuốc  gia truyền.

          Trang thiết bị về y dược học cổ truyền.

        Nhiều năm qua Tỉnh Cà Mau chưa thành lập được Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền  nên trang thiết bị  về Y Học Cổ Truyền vẫn chưa có gì mới, các khoa Y Hoc Cổ Truyền trong các bệnh  viện chỉ có châm cứu  và kết hợp dùng thuốc thành phẩm Đông dược , thuốc sắc thì chủ yếu sắc thủ công bằng lửa than chưa có đươc công nghệ  sắc thuốc  qui mô. Chưa trang bị được các loại máy châm cứu hiện đại như quang châm, quang chiếu. Châm cứu cai nghiệm ma túy cho đến nay vẫn thực hiện nhỏ lẻ chưa tập trung quí mô lớn  vì thiếu trang thiết bị cận lâm sàng.

        Hệ thống sản xuất, chế biến, và cung ứng thuốc YDHCT

Những tồn tại nhiều năm qua và những định hướng mới được quy định trong luật Dược đang đòi hỏi những hành động hữu hiệu, khẩn trương để xây dựng và phát triển thương hiệu dược liệu Cà Mau, Từ lâu, tỉnh chưa có quy hoạch vùng chuyên canh, xen canh cây con làm thuốc, Trước nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc quý hiếm. Cho đến nay trong địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn  chưa có được một cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm Đông dược

        Thực trạng về nuôi trồng dược liệu.

Từ khi còn Tỉnh Minh Hải củ, tổng diện tích vườn thuốc nam trong toàn tỉnh là 15 ha trên 100 vườn có khoảng 250 loại cây thuốc được thu hái mỗi  năm hằng trăm tấn dược liệu tươi và  khô.

Sau khi chia tách tỉnh diện tích vườn thuốc của tỉnh Cà Mau còn lại và phát triển mới có 55 vườn thuốc nam  lớn nhỏ với diện tích trên 5 ha có khoảng 250 loại cây thuốc.

Hằng năm thu hái trên 300.000 tấn dược liệu tươi và khô đưa vào phục vụ công tác chữa bệnh. Một số loại dược liệu quý của tỉnh đang đứng trước nguy cơ khan hiếm, Dược liệu giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Diện tích trồng bị thu hẹp. Số loại cây trồng ít đi. Cà Mau có hàng trăm loại cây thuốc nhưng đến nay chỉ có khoảng vài chục loại được khai thác trồng sử dụng rộng rãi. Tại các vườn thuốc của các chùa Tịnh Độ

Nguồn dược liệu thiên nhiên  trong tỉnh Cà Mau

Cây lức (Pluchea indica) thuộc họ cúc (Asteraceae) cũng mọc hoang ở ven sông và được nhiều người trồng để làm hàng rào cây xanh và dược liệu. Họ bìm bìm (Convolvulaceae) có cây muống biển (Impomaea pes-caprae), có hoa lớn hình loa kèn, màu hồng tím khá đẹp. Cây đại (Plumeria acutifolia) còn gọi là bông sứ, sứ cùi thuộc họ trúc đào, với nhiều loại bông đỏ, bông trắng...được trồng làm cảnh. Đây là loại cây di thực từ đất Lào, còn có tên là Chămpa. các nhóm thảo mộc thường thấy thuộc họ ráy (Araceae) như cây móp, mọc ở bãi lầy, người ta thường lấy củ làm thuốc. Cây bồ bồ hay xương bồ, cùng họ được trồng sau nhà dưới các mương cạn. Người ta thường trồng cây này để làm thuốc, rễ và thân cây có mùi thơm nồng. Cây nghể (Polygonum hydropiper - còn gọi thủy liễu) thuộc họ rau răm (Polygonaceae) mọc hoang nơi mé sông, cũng dùng để làm thuốc, làm thức uống giải nhiệt.. Cây dứa gai (Pandanus tectorius), có thể lấy sợi từ lá, đọt non và rễ dùng làm thuốc. Cây rau dừa nước (còn gọi là thuỷ long), họ rau dừa nước (Oenotheraceae) mọc nổi trên mặt nước nhờ có những chiếc phao quanh thân, người ta hái làm rau ăn hoặc làm thức ăn cho lợn; loại rau dừa nước thân nhỏ, màu tím dùng làm rau ăn được. Bèo cái (Pistia stratoites), cây rau chóc (Laisia spinosa ) cùng họ. Bèo cám (Họ bèo tấm –Lemnaceae), bèo hoa dâu (họ bèo dâu – Azollaeae). Cây ô rô ba lá, họ ô rô (Acanthaceae) mọc hoang nơi bãi lầy cũng được khai thác làm thuốc. Họ Cói (Cyperraceae) có cây Thủy trúc hay gọi là lác dù, ô du. Họ Lục bình (Pontederriaceae) Rau nhút, được trồng nhiều ở ao đìa để ăn hoặc làm thuốc.

Cây  bần (Sonneratia caseolaris), với ba loại phổ biến tìm thấy là bần ổi, bần sẻ và bần chua. Quả bần chua để ăn và nấu canh chua. Hoa Bần có nhiều mật có thể tận dụng nuôi ong. Ngoài ra người ta dùng rễ phụ mọc quanh thân của nó để làm nút chai. Bên cạnh có cây vừng bông đỏ, vừng bông trắng cũng mọc ở ven sông. Cây quao (Stereospermum annamense ) còn gọi quao xanh, họ đinh (Bignoniaceae), cho gỗ nhẹ dùng đóng đồ đạc, không bị mối mọt lá dùng làm thuốc giải độc gan..

Họ trinh nữ (Mimosaceae) có cây me keo (Pithecolobium dulce) cho gỗ lớn, có thể đóng đồ đạc làm nhà, lá cây trị bệnh, quả ăn được.. Cây mắc cỡ (xấu hổ) khi đụng vào, lá của nó tự khép lại, cây thân thảo mọc hoang, thường được thu hái để làm thuốc an thần hạ huyết áp.

 - Họ đậu (Fabaceae) có các loại thân gỗ như cây me (Tamarindus indicus), sống lâu năm thường được trồng ven đường làm bóng mát, trái của nó để nấu canh chua, làm mứt, kẹo me. Lá làm thuốc nhuận trường. hoặc dùng nấu nước tắm trái rạ.Cây so đũa (Sesbaria grandiflora), có hoa màu trắng nấu canh ăn rất ngon. Người ta cũng dùng thân để cấy nấm mèo (mộc nhĩ), làm củi đốt, lá dùng để nuôi dê. Võ chát dùng rơ lưỡi cho sạch..Cây vông nem (Erythrina variegata), được trồng để lấy lá gói nem, hoặc dùng làm trụ (nọc) để trồng trầu, hồ tiêu. Gần đây người ta trồng thanh long cũng hay sử dụng cây này làm trụ. Có tài liệu xếp loại cây này vào họ cánh bướm (Paphillionaceae).dùng lam thuốc an thần. Họ cánh bướm còn có cây củ sắn (củ đậu) được trồng lấy củ ăn, hạt có độc tính rất cao. Cây cam thảo dây, cùng họ, mọc hoang, thường được dùng làm thuốc. Cây chân chim (Ngũ da bì) mọc hoang và cũng được trồng làm hàng rào và làm thuốc.

 - Họ thầu dầu (Eupborbiaceae) đại diện là cây bả đậu (Huara crepitans), thường được trồng để lấy bóng mát, lấy hạt ép dầu thuôc độc dược bảng A. Cây đu đủ tía, mọc hoang và cũng được trồng để lấy hạt ép dầu. Cây xương rồng có nhiều loại, như long trụ hay thạch trụ thiên, cây vợt gai hay xương rồng dẹt...thường được trồng làm hàng rào, làm cảnh. Dân gian dùng nhựa của một vài loại xương rồng làm thuốc chữa đau răng.

 - Họ trúc đào (Apocyraceae) có cây dừa cạn, loại cây được trồng làm cảnh. Gần đây, giới Đông y sử dụng làm thuốc hạ huyết áp. Cây trúc đào, vốn là cây ở miền Địa Trung Hải di thực vào nước ta. Nó được trồng làm cảnh rất nhiều giữa dãy phân cách đường Phan Ngọc Hiển  vì có hoa rất đẹp, nhưng có độc tính rất cao. Ở Pháp người ta dùng bột gỗ trúc đào làm bả chuột. cùng họ có thây thông thiên hoa lại màu vàng có độc tích rất cao

 - Họ cỏ roi ngựa (Verberaceae) có cây trâm ổi, Cây mọc hoang, được trồng làm cảnh và làm thuốc chữa ho.

 - Họ xoan (Meliaceae) có cây ngâu, được trồng để lấy hoa ướp trà và làm cảnh, làm thuốc . 

 - Họ nhài (Oleaceae) có cây hoa lài, hoa rất thơm, cũng được trồng để lấy hoa ướp trà. Cây dùng làm thuốc .

 - Họ lúa (Graminneae) có cỏ chỉ, hay còn gọi cỏ gà, mọc hoang, thân rễ được phơi khô làm thuốc. Cỏ tranh (bạch mao) sống rất dai, thân làm tấm lợp nhà, rễ dùng để làm thuốc. Rễ tranh còn là thức uống giải nhiệt. Cây cỏ mần trầu (thanh tâm thảo) hay mọc hoang ở vệ đường cũng được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải ban.

- Họ cườm rụng (Ehretiaceae), cây bùm xụm, hay cùm rụm, thân gỗ, lá xanh bóng, được trồng làm hàng rào, uốn cây cảnh  và  làm  thuốc

  - Họ cau dừa ( Arecaceae) đại diện là cây cau và cây dừa. Cây cau (Areca catechu), loại cau lấy trái ăn, trái già làm thuốc rễ cau dùng làm thuốc thông tiểu rất tốt Cây đủng đỉnh (Caryota mitis) cũng họ cau, thường dùng bông và lá để làm cổng chào cây cũng làm thuốc được.,

 - Họ Cà phê (Rubiaceae) Cây nhàu (Morida citrifolia), mọc hoang nơi đất ẩm, quả hình trứng, ruột có lớp cơm mềm ăn được, mùi nồng cay, thường dùng rễ làm thuốc.

Dân Cà Mau hay ngâm rượu thuốc chuối hột rễ nhàu.  Họ cà phê còn có cây dành dành và cây mẫu đơn được trồng làm cảnh. Trái dành dành được các bà nội trợ dùng để lấy màu thực phẩm. Hạt dành dành gọi là chi tử, dùng làm thuốc. Cây bông trang, cùng họ, có nhiều loại: trang trắng (Ixora finlaysonianal), trang đỏ (Ixona macrothyrsa), trang vàng (Ixona lutea). Cây rau mơ, dân gian gọi là lá thúi địt (Paederia foetida) mọc hoang ở các vườn rậm, lá làm hương liệu. dùng làm thuốc

- Họ sim (Myrtaceae) có cây ổi trái để ăn lá cũng làm thuốc  cầm tiêu chảy được.

- Họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có cây cách, hay cây lá cách (Premna integrifolia), cây gỗ, nhỏ, cho lá ăn được ( chuột xào lá cách) và dùng làm thuốc.

 - Họ măng cụt, có Cây mù u (Calophyllum inophyllum.) cùng họ, mọc hoang và người xưa thường ép trái lấy dầu làm thuốc. Gỗ mù u cũng khá tốt dùng để đóng bàn chế giường ngũ.

- Họ vang (Caesalpiniaceae), cây điệp ta, được trồng làm cảnh, hoa đẹp, có hai chủng hoa vàng và đỏ. Cây ô môi (Cassia grandis) có hoa đẹp, quả ăn được, gỗ tốt. Cùng họ, cây phượng vĩ (Delonix regia) có nguồn gốc từ Madagasca di thực vào Nam bộ, trồng nhiều ở ven đường các thành phố, thị trấn, sân trường; hoa đỏ nở vào mùa hè, trở thành biểu tượng của học trò. Cây muồng trâu (Cassia alata), cùng họ, mọc hoang dại, lá dùng làm thuốc chữa hắc lào, thuốc xổ.

 - Họ chuối (Musaceae), cây chuối tập hợp khá nhiều giống. Một số giống chuối rừng tồn tại khá lâu như chuối lá ta, chuối hột…xen lẫn với các loại chuối tiêu, chuối lá hương, chuối cơm ngọt, cơm chua, chuối ngự, chuối tá họa, chuối cau trắng, cau mẳn, cau xanh và một số loại chuối được nhập sau này như chuối già, chuối Xiêm…cây chuối tiêu thường  dùng làm thuốc.

- Họ thài lài (Commelinaceae) có cây rau trai, mọc nhiều nơi ẩm thấp, có thể luộc ăn được và dùng làm thuốc giải nhiệt. trị kiết lỵ

- Họ ngũ gia bì (Arliaceae), cây đinh lăng gỏi cá (Aralia filicifolia) có nguồn gốc các đảo Thái Bình Dương và các loại đinh lăng lá lớn, lá quạt...trồng làm cảnh và làm thuốc.

- Họ ô rô, (Acacthaceae), cây kiến cò (bạch hạc) (Rhinacanthus nasutus) trồng làm thuốc, đôi khi mọc hoang. Cây nổ (Ruellia tuberosa), cùng họ, mọc hoang dại cho hoa đẹp, quả khi ướt nổ bung ra, hạt và củ dùng làm thuốc. Cây choại, một loại dây leo mọc nhiều ở vườn hoang, nơi ẩm thấp, đọt có vị chua chát, làm rau ăn được và làm thuốc.

- Họ cam (Rutacaceae), cây nguyệt quới (Murraya paniculata), trồng làm cảnh, hoa rất thơm, có thể dùng để ướp trà. Cây kim quít (Lemon china), gọi quít Tàu, trồng làm cảnh. Cây cần thăng (Liminia acidissima) gốc Ấn Độ, Srilanca, di thực vào những năm 1950, trồng làm cảnh. Cũng làm thuốc được.

- Họ dâu tằm (Moraceae), cây đuối nhám, cây duối ô rô ( gốc từ núi đem xuống). Mọc hoang, sau này được trồng làm cảnh. Cây da (Ficus elastaca) có một vài chủng loại lá ngắn, tròn, lá xanh đậm có chút viền vàng, trồng ở các đình, chùa, miếu hay mọc ở gò hoang. Cây bồ đề (Ficus religiosa) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương tự có các loại cây sanh (Ficus retusa), cây gừa (Ficus microcarpa), cây sộp (Ficus pisocarpa), cây lâm vồ (Ficus rumphii), cây sung (Ficus racemosa) với một vài loại gồm sung vè, sung nòi... Sau có thêm gừa Tàu, cây si đốm...cùng họ. Họ nầy còn cây sakê, hay gọi cây bánh mì, trồng làm bóng mát, lấy quả ăn. Cây lá lụa hay còn gọi là đọt mọt, dùng để ăn lá...và làm thuốc chữa bệnh.

- Họ chua me đất, cây khế (Averrhoa carambola), trồng lấy quả, có hai loại khế ngọt và khế chua, sau có thêm khế Tàu trồng làm cảnh. Cây me đất, mọc hoang, trồng trong các chậu cảnh, lá và rễ làm thuốc trị viêm họng.

- Họ na (Annonaceae), cây mãng cầu dai được trồng lấy quả lá  dùng làm thuốc chữa sốt rét rất hay.

 - Họ lạc tiên (Passifloraceae), cây nhãn lồng (Passiflora foetia) mọc hoang, người ta thường hái đọt luộc ăn, trái ăn được. Đông y làm thuốc an thần. Cây cát lồi, họ mía dò (Costaceae), mọc hoang, thường dùng làm thuốc, đọt có thể ăn được.

- Họ thầu dầu, có cây tầm duột (Phyllanthus distichus) trồng ăn quả, rễ có chất độc.     Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinera) loại cỏ dùng để làm thuốc hiện nay có rất nhiều thành phẩm chế từ cây chó đẻ với tên Diệp hạ Châu.

- Họ hồ tiêu (Piper lolot) cây lá lốt mọc hoang nơi đất ẩm, dùng làm gia vị và làm thuốc. Bên cạnh có các loại trầu ăn lá xanh, rất cay, xanh đen, trầu vàng, mùi thơm nồng. cũng dùng làm thuốc được.. Cây rau càng cua, còn gọi rau tiêu mọc nhiều nơi vườn ẩm thấp, dùng làm rau ăn.

- Họ rau dền (Amaranthaceae) gồm có rau dệu tía, rau dệu trắng, rau dền với hai loại dền gai và dền cơm.. Cây nở ngày (hay bách nhật) dễ trồng, có hoa đẹp màu trắng, tím; cây mồng gà (Celosia cristata) với các chủng mồng gà lưỡi búa, cụm hoa lớn xoắn lại thành hình cầu đỏ thắm, loại mộc bút với nhiều màu sắc, hoa thuôn dài. Toàn cây đều dùng làm thuốc.

- Họ mồng tơi (Basellaceae), cây mồng tơi với hai loại lá trắng to và lá tím nhỏ, dùng làm rau ăn, thường hay được trồng ở bờ giậu. là món ăn vị thuốc nhuận trường.

- Họ bóng nước (Balsaminaceae), cây móng tay trồng làm cảnh với nhiều chủng loại: hoa lớn có cựa ngắn, hoa nhỏ có cựa dài, thon mảnh, nhiều màu sắc, hoa có cánh kép màu hồng. dùng làm thuốc chữa khí hư , rối loạn kinh nguyệt phụ nữ.

- Họ bông (Malvaceae), cây đậu ma, hay tiểu đình hồng, hoa vàng, trắng, trái hình quả khế), mọc hoang dại; cùng họ có cây đậu bắp, trồng lấy trái ăn. Cây bông bụp (Hibiscus rosa –sinensis) cùng họ với các chủng loại có hoa kép, hoa đơn, bụp rìa hay còn gọi râm bụt sẻ. Cây cối xay (dương bất lưu hành ) cùng họ, mọc hoang và dùng để  làm thuốc.

- Họ cúc (Asteraceae): cây sao nháy, cây cúc trắng, cây cúc vàng, kim cúc, cây cúc vạn thọ, cây đồng tiền, cây hướng dương (cúc quì)... trồng nhiều lấy hoa, làm cảnh. Cây cúc áo (Spilantes acmella), mọc hoang, hoa rất cay, tê nóng, dân gian dùng để trị nhức răng. Cây cỏ mực (Ecipta alba hassk) Đông y gọi là hạn liên thảo, mọc hoang, dùng làm thuốc cầm máu. Cây ké đầu ngựa quả có gai, trẻ con hay nghịch bỏ vào tóc rất khó gỡ ra. Quả ké còn dùng để làm thuốc chữa dị ứng  và bướu cổ. Cây rau ngỗ, còn gọi là cúc nước, dùng làm rau ăn. Cây thuốc cứu, hay ngải cứu (Artemisia vulgaris) được trồng làm thuốc.

- Họ hoa tán (Umbelliferae), cây rau má, còn gọi liên tiền thảo, Cây rau cần tây cùng họ, mới nhập sau nầy dùng làm rau gia vị. Cây bản địa có cây rau cần nước cũng dùng làm rau ăn dùng làm thuốc chữa cao huyết áp . Cây rau mùi nhập nội từ Trung Quốc còn gọi là mùi Tàu; Cây ngò gai cùng họ, gọi là ngò Tây dùng làm thuốc  giải cảm.

- Họ lô hội (Asphodelaceae) có cây lô hội (nha đam, lưỡi cọp), trồng làm cảnh với nhiều loại như mỏ két, nha đam vằn, Lưỡi cọp vằn. Người ta trồng lô hội lấy nhựa làm thuốc, ăn mát.

- Họ gừng (Zingiberaceae), cây cát lồi (Costus speciosus), mọc vườn hoang ẩm ướt, đọt lá ăn được vị chua, chát. Nhóm họ gừng còn có nhiều chủng gồm cây riềng (Alpinia offcinarum), nghệ (Curcuma longa), gừng gió (Zingiber officinale)... dùng làm gia vị và làm thuốc

 - Họ hành tỏi (Lidiaceae), cây hành ( Allium fistulosum) Cây hẹ, cây tỏi được trồng để làm gia vị và cũng để làm  thuốc.

- Họ cà (Solanaceae), đại diện là cây cà độc dược, mọc hoang, ở các vườn thuốc Nam thường hay trồng dùng để chữa bệnh hen suyễn. thuộc độc dược bảng A Họ cà còn có các loại ớt (Capsium annucum) như ớt hiểm rừng, ớt sừng trâu, ớt bún..cây ớt dùng làm thuốc chữa chứng ớn lạnh rất hay..

- Họ cói, cây cỏ cú (Cyoerrus rotundus, còn gọi hương phụ) mọc hoang và được trồng làm thuốc điều kinh cho phụ nữ. Cây cỏ bạc đầu (Kyllinga monocephala) cũng mọc hoang và được hái cả cây và rễ để làm thuốc.

- Họ bầu bí (Cucurbitaceae), cây mướp (Luffa cylindrica) với các chủng mướp hương, mướp đắng hay khổ qua (Momordica charantia) và nhiều chủng loại bầu bí khác như bí rợ (Cucurbita moschataduch), bí đao., hạt bí rợ làm thuốc tẩy giun lá mướp chữa Zona mướp đắng khổ qua  làm thuốc dưỡng tâm an thần...

     - Họ vòi voi (Borragnaceae), cây vòi voi (Aellotropium indicum), còn gọi dền voi, có hoa màu trắng, cong như chiếc vòi voi, mọc hoang, dân gian dùng làm rau ăn và làm thuốc. ngày nay khoa học đã phát hiện có chất ancaloit gọi là indixin năm 1969 người ta  lại phát hiện một số ancaloit có nhân pyrolizidinn và lasiocarpine có độc tính cao đối với gan và gây huỷ hoại tổ chức gan đau bụng, ỉa chảy, xuất huyết lan tỏ và có thể gây ung thư. Tính chất này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ kéo dài khó phát hiện. Trên cơ sở đó tổ chức y tế thế giới có khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và bộ y tế Việt Nam (1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi trị bệnh, mặc dầu chỉ dùng ngoài

- Họ lá vấp (Saururaceae), cây rau vấp cá (Houttuynia cordata) được trồng nhiều, dùng làm rau ăn. Làm thuốc chữa bệnh trĩ

- Họ Chữ thập (Curciferae) có nhiều loại cải xanh và cải củ trắng, cây cải trời là một loại cải rừng, mọc hoang, lá có mùi hôi, cũng dùng làm rau ăn và làm thuốc với tên (Thiên giới)

- Họ hoa môi (Labiatae), tập trung nhiều các loại cây rau gia vị như húng cây (Mertha arvensis), húng láng, hùng lủi, bạc hà, húng chanh (tần dày lá), cây kinh giới, tía tô, cây hột é... dùng làm thuốc giảm đau hạ sốt giải cảm.

- Họ sim (Myrtaceae): cây tràm (Melaleuca lencadendron), Cây bạch đàn cùng họ, là loại cây di thực, gồm các chủng bạch đàn trắng (Eucalyptus rostrata), bạch đàn lá nhỏ (E.Umbellata), chủ yếu lấy gỗ và bạch đàn chanh dùng để lấy tinh dầu. lá xông hơi giải cảm.

 Họ bìm bìm (Convolvulaceae), cây bìm bìm mọc hoang dại trong các rừng tràm. Vùng làm thuốc giải  ban, thủy thủng. Cây rau muống (Ipomoea retans), cùng họ, loại thân nâu đỏ, nhiều mủ, mọc hoang khá nhiều ở bưng bàu. Rau Muống trắng được trồng làm rau ăn. Họ bòng bong (Schizaeaceae), cây bòng bong (Lygodium micraphyllum), cũng mọc ở các vườn hoang, rừng tràm. Dùng làm thuốc chữa cảm mạo.  Họ rau bợ (Marsileaceae), cây cỏ bợ (Marsilea quadrifolia L.) mọc nhiều ở đầm nước, ruộng lúa người ta hái lá làm rau ăn và cũng để làm thuốc. Họ cỏ (Poaceae), cây sậy trước kia mọc thành rừng giờ trở nên hiếm hoi ở một vài địa phương. Làm thuốc giải ban sổ tiểu, măng sậy nhai đấp vào chữa vết thương ong đánh.

- Họ sen (Nenlumbonaceae) có sen trắng (Nelumbium alba), sen hồng (Nelumbium nelumbo), mọc hoang và được trồng ở ao, đìa lấy hoa, hạt. Họ súng (Nymphaeaceae), cây súng trắng (Nymphaea lotus), còn gọi súng cơm, mọc rất nhiều vào mùa nước nổi trên ruộng, cùng chủng loại có súng ma, thân nhỏ hơn; cây củ co, cho củ ăn được; cây súng đỏ, thân cọng to, hoa hồng đậm, giống nhập nội, thường được trồng ở ao, đìa làm rau ăn làm thuốc được. Nhìn chung, quần thể thực vật trong tỉnh  Cà mau  kể trên có rất nhiều họ, thuộc loại cây  bản địa Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều chủng loại đã bị thưa dần  do quá trình chuyễn dịch cơ cấu từ lúa sang tôm , diện tích vườn ruộng , rừng thu hẹp dần lại bị nước mặn xâm lấn ...và cũng do ý thức bảo tồn chưa cao.

        Nguồn nhân lực và công tác đào tạo cán Bộ YDHCT

           Chiến lược phát triển YDHCT giai đoạn đến năm 2010  đã chỉ ra những bất cập của công tác YDHCT: "Ðội ngũ thầy thuốc chuyên sâu về YDHCT đang mỏng dần”

           Môt số bệnh viện Cà Mau chưa có cán bộ chuyên môn về YDHCT; số cán bộ y học cổ truyền có trình độ  đại học chưa nhiều,  tỷ lệ người bệnh được khám, chữa bệnh YDHCT  còn thấp so với chỉ tiêu. Chính sách quốc gia về YDHCT đề ra. Trường Cao đẳng y tế Cà Mau chưa có mã ngành  đào tạo y sĩ y học cổ truyền, nhưng những năm gần đây trường đã mở hướng đào tạo  y sĩ  đa khoa định hướng  thêm 6 tháng y học cổ truyền, để  có thể  bổ sung  nguốn cán bộ YHCT cho tỉnh nhà  nhất là tại trạm y tế xã.   Phần lớn các trạm y tế xã chưa triển khai được công tác khám, chữa bệnh bằng  y học cổ truyền.

            Nghiên cứu khoa học.

        Công tác nghiên cứu khoa học về YHCT  lâu nay cũng vẫn còn là mặt yếu của ngành  Đông y  vì đa số thầy thuốc y học cổ truyền trong tỉnh Cà Mau  là thầy thuốc gia truyền .

        Năm 1995 sau khi lớp Lương y  Minh Hải  ra trường  được 22 học viên  có tổ chức đươc 1 cuôc hội thảo  báo cáo khoa học  trình bày được 12 đề tài nghiên cứu khoa học Tại Sở Y Tế   nhưng chỉ có tính cách tập sự chưa có hiệu quả thiết thực.

        Năm  1998 lương y Nguyễn Kỳ Nam báo cáo khoa  học 10  tỉnh Đồng bằng sông cửu long đề tài  “Tìm hiểu tác dụng điều trị bài thuốc Bổ Trung ích khí gia giảm  trên 30  bệnh nhân  suy nhược sau sốt rét”

        Năm 2002 Lương y Nguyễn Kỳ Nam báo  cáo được đề tài  cấp ngành  “Đánh giá kết quả điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não bằng phương pháp điện châm” đề tài nầy được báo cáo tại Viện Châm Cứu Trung Ương  và  Khoa Y Hoc Cổ Truyền trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

        Năm 2005  Bác Sĩ  Đoàn Văn Tư báo cáo 1 đề tài cấp ngành “Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của châm kim loa tai trên bệnh nhân tăng huyết áp độ I”

        Năm 2007 Bác Sĩ  Đoàn Văn Tư và Bác sĩ Ngô Thị Anh Đào báo cáo đề tài “Đánh giá tác dụng  hạ áp của bài thuốc chữa tăng huyết áp”

        Năm 2008 Lương y Nguyễn  Kỳ Nam  đồng chủ nhiệm đề tài với ban quản lý dự án rừng ngập. Thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Tỉnh “Sản xuất giống các loài cây dược liệu thông dụng để cung cấp  cho các vườn cây thuốc nam trong Tỉnh Cà mau”

          Đạo đức và những người hành nghề YDHCT

Cùng với Hội Đông y, còn có rất nhiều hội viên  trong lĩnh vực tôn  giáo tham gia vào công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Những phòng thuốc nam phước thiện chùa Tịnh độ Cà Mau, Một số chùa khác trong tỉnh như: chùa Phật Mẫu, chùa Quan Âm Cổ Tự phường 4, và một số chùa ở các huyện v.v….Tạo thành những tập thể làm từ thiện theo tinh thần ‘’Nam Dược Trị Nam Nhân’’,trị bệnh miễn phí  cho dân thể hiện một tinh thần y đức tốt đẹp.

Một số hội viên trong hệ thống Hội Chữ Thập Đỏ, cũng đã tổ chức các phòng  khám bệnh nhân đạo để  điều trị bệnh miễn phí cho dân nghèo.

          Nhìn chung các hoạt động của hội viên Hội Đông y đã thể hiện y đức  trên tinh thần phục vụ, đã chia sẻ gánh nặng cho ngành y tế trong công tác  chăm lo sức khoẻ cho nhân dân nghèo.

Bên cạnh những ưu điểm đó  cũng còn những mặt tồn tại không ít. Một số thầy thuốc chạy theo lợi nhuận đã  đưa  mê  tín dị đoan vào trong điều trị và nhận thù lao một cách quá đáng làm cho nhân dân phản ảnh.

VII.  NHẬN XÉT CHUNG VỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN    

    Y dược học cổ truyền Tỉnh Cà Mau đã có từ  lâu đời. Trước khi nền y dược học hiện đại thâm nhập vào, YDHCT là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt thời gian hơn 3 thế kỷ . Trãi qua nhiều thời kỳ YDHCT tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại và phát triển trong nhân dân và  những kinh nghiệm quí báu trong dòng chảy dân gian vẫn ngấm ngầm đấp bồi cho sự nghiệp phát triển YDHCT.

 Trong nhiều năm qua Tỉnh Ủy và Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Cà Mau đã có các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT Tỉnh nhà

    Mặc dù Tỉnh Cà Mau chưa có  bệnh viện YHCT cấp tỉnh nhưng đã có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% bệnh viện YHHÐ cấp quận, huyện; 55% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 200 cơ sở YDHCT tư nhân.

- Ðã đào tạo và công nhận trình độ chuyên môn được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ có 8 bác sĩ y học cổ truyền; gần 200 cán bộ trung học YDHCT.

- Tổ chức tập huấn được nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ hội viên hội Đông y, hội Châm Cứu

-  Nhiều địa phương trong tỉnh và các  chùa Tinh Độ  đã sưu tầm và lưu lại hàng trăm cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của nhân dân; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Các cơ sở hoạt động YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng đã góp phần thực hiện chính sách xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Sở y tế đã phối hợp với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phương, thành lập các vườn thuốc mẫu tại các Trạm Y Tế , phổ biến những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo .

Nhìn lại chặng đường phát triển YDHCT của Tỉnh nhà  có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong Tỉnh Cà mau đã đạt được những thành quả to lớn.  

Ðường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ mà Ðảng và Nhà nước ta đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. YHCT Tỉnh Cà Mau đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ tốt đẹp do Ðảng Cộng sản Việt Nam mang lại.

 

 

                                                                                              Ngày  30/4/2008.