TIÊU PHÁP

*Đại cương

Tiêu pháp thường dùng trong các trường hợp khí, huyết, đờm, thực thấp đ́nh trệ trong cơ thể, gây nên 1 số biến chứng: Thủy thủng, bỉ măn, trưng hà, ẩm... Các loại bệnh này thường là do bệnh lâu ngày, tà khí uất kết không tan, chính khí thường bị suy yếu. V́ vậy, dùng phép tả không được mà dùng phép bổ cũng khó, chỉ có thẻ dùng phép Tiêu phải đuổi tà khí ra mà không làm hại đến chính khí. Tiêu pháp là 1 phương pháp công phá chậm, vừa đuổi tà vừa làm cho tiêu. Khi châm thường dùng phép b́nh bổ b́nh tả, đồng thời phối hợp thêm Mai Hoa Châm, gơ vào vùng da nơi bị bệnh để tăng khả năng vận hành khí huyết, giúp cho tác dụng của Tiêu pháp được ḥa hoăn và liên tục. V́ các khối kết tụ đa số do âm hàn ngưng trệ, do đó, nên sử dụng phép cứu tại chỗ có khối kết giúp bệnh giảm mau hơn.

*Chọn Huyệt Theo Tiêu Pháp

Trên lâm sàng thường theo các nguyên tắc sau:

a-Chọn huyệt trên kinh Dương minh hoặc kinh Thái âm, lấy gốc của hậu thiên để điều ḥa kinh lạc, khí huyết. Thí dụ: Trị ngực và bụng đau do giun, sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ dùng Cự Khuyết, Đại Đô, Thái Bạch (túc Thái âm Tỳ), Túc Tam Lư (túc Dương minh Vị), Thừa Sơn...

b-Chọn Du + Mộ huyệt của Tỳ Vị, lấy gôc của hậu thiên để điều ḥa khí huyết, tạng phủ. Thí dụ trị bỉ khối do đờm ngưng trệ trong bụng, sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ dùng huyệt Trung Quản, Chương Môn, Tích Trung. Trong đó, Trung Quản và Chương Môn là Mộ huyệt c̣n Tích Trung là Bối du huyệt.

c-Chọn Huyệt Tại Chỗ: như trị vú sưng, sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ dùng huyệt Đản Trung, Du Phủ, Đại Lăng, Ủy Trung, Thiếu Trạch...[ tăng cường tác dụng thông điều khí huyết tại chỗ. Phương pháp này thường dùng trong các bệnh cấp tính