THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU

Tiếp thu tốt được phần lư thuyết là một việc nhưng đứng trước thực tế lâm sàng, những người mới bước chân vào công tác điều trị thường rất dễ bị lúng túng. V́ vậy, trong phần này, chúng tôi nêu ra một số bệnh thuộc phạm vi chữa trị của châm cứu, theo các sách giáo khoa có uy tín để tiện việc tham khảo .

- Việc điều trị, mỗi trường phái có cách lư luận và biện chứng khác nhau, do đó, phương huyệt cũng có một số chỗ khác nhau. Tuy nhiên, các phác đồ đó, đă được nghiên cứu và thực nghiệm kỹ, do đó kết quả chắc không thể tầm thường được, v́ vậy, chúng tôi liệt kê toàn bộ (theo những tài liệu uy tín mà chúng tôi có) để đọc giả nghiên cứu và tùy nghi chọn + sử dụng trên lâm sàng.

Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại bệnh chứng thích hợp với phương pháp châm cứu.

- Về bệnh danh:

V́ có nhiều cách đặt tên: theo trường phái kinh điển, theo hiện đại... Thí dụ: về chứng viêm nhiễm ở đường tiểu, sách cổ ghi là Lâm chứng, c̣n sách hiện nay ghi là Cảm Nhiễm Niệu Lộ...

Chúng tôi chọn dùng chủ yếu theo sách Châm Cứu Học Thượng Hải 1974. Bên cạnh đó, có ghi cả bệnh danh của cổ y.

Ngoài bệnh danh theo chuyên môn bằng chữ Hán, chúng tôi cũng nêu cả thuật ngữ tiếng Việt, Pháp (đứng trước) và Anh (đứng sau) cho tiện việc tra cứu, tham khaœo.

- Về phương huyệt điều trị:

Chúng tôi chọn dùng phác đồ điều trị chủ yếu theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải ’. Tiếp đó là các phác đồ điều trị từ xưa đến nay, qua từng thời đại: xưa nhất cho đến hiện đại.

Để cho rơ ràng việc áp dụng huyệt trong điều trị, chúng tôi nêu lên phần giải thích ư nghĩa của phương huyệt theo sách Châm Cứu Học Thượng Hải, Châm Cứu Học Giảng Nghĩa, hoặc Châm Cứu Học Việt Nam là chính, c̣n các phương huyệt ở các sách khác, độc giả có thể tự suy diễn.

Đây chỉ là các phương huyệt tiêu biểu của các trường phái, được trích dẫn để rộng đường tham khảo, mỗi người, theo kiến thức, tŕnh độ và kinh nghiệm của ḿnh, dựa vào các Nguyên Tắc Trị Liệu và các hướng dẫn nêu ở trong sách này, có thể tự minh đề ra các phương huyệt cho thích hợp với từng bệnh chứng đang điều trị.

- Về bệnh chứng:

V́ đây là tài liệu dùng cho Châm Cứu nên bệnh chứng không đi sâu như các bệnh chứng mô tả trong các sách Giáo Khoa về Y Dược. Chúng tôi cố gắng theo sát trong sách Châm Cứu Học Thượng Hải, Châm Cứu Học Giảng Nghĩa và Châm Cứu Học Việt Nam.

- Về thủ pháp châm:

Đây cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hiệu quả của điều trị. V́ nhiều khi:

+ Sai lầm trong thủ pháp như thay v́ bổ lại tả hoặc đáng tả lại bổ, có thể đem lại hiệu quả trái ngược.

+ Có những kỹ thuật châm mới như xuyên từ huyệt này đến huyệt kia..., vê kim liên tục hoặc gián đoạn..., nếu không được hướng dẫn và tŕnh bày cụ thể sẽ có thể làm giảm hiệu quả điều trị. V́ vậy, trong phần về cách châm, chúng tôi sẽ giới thiệu thật rơ các hướng dẫn của các tài liệu mà chúng tôi dùng để dịch lại.

Chính ra, sau khi tổng hợp lại các phương huyệt điều trị, chúng tôi pHải làm một bảng tổng kết cho dễ nhớ. Tuy nhiên, v́ nhiều lư do khách quan, chúng tôi xin dành phần này lại cho quư độc giả để tùy nghi tổng hợp theo ư muốn của ḿnh, góp phần thấu triệt được những ǵ ḿnh vừa đọc.

Chúng tôi có tham vọng tổng hợp toàn bộ các phương pháp châm cứu khác như: Nhĩ châm, Diện châm, Đầu châm, Tỵ châm, Thủ Túc châm, Xích y châm, Thuỷ châm..., hy vọng trong đợt tái bản sau này, chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc điều trị bằng Châm Cứu, kể cả các phương pháp khác như Bấm Huyệt, Gơ kim mai hoa...