TẢ PHÁP

a. Đại cương

Tả pháp thường dùng trong các bệnh do khí bị trở ngại gây ra biến chứng. Tả pháp thường có tác dụng thông, khai, tán, giáng. Nếu tà khí quá thịnh, có thể dùng phép châm ra máu. Nếu lúc đó chính khí của bệnh nhân đang hư yếu mà phải dùng tả pháp th́ có thể dùng phương pháp bổ. Thí dụ: bệnh nhân bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, thuộc loại mất ngủ do hư phiền ảnh hưởng đến Tâm, sách ‘Kinh Nghiệm Phương’ của Tŕnh-Tân-Nung chọn dùng các huyệt: Thần Môn (thông thần chí), Đại Lăng (tả Tâm hỏa), Nội Quan (thông Tâm khí), là phác đồ trị liệu thuộc loại tả pháp, nhưng khi dùng trong trường hợp này th́ không thể dùng tả pháp mà phải dùng bổ pháp, nếu không th́ không đạt hiệu quả mà có khi c̣n phản tác dụng làm cho bệnh nặng hơn. Chỉ dùng Tả pháp đối với người tương đối khỏe mạnh.

b- Cách Châm

Thiên ‘Ly Hợp Chân Tà Luận’ ghi: “Khi thở vào th́ châm kim vào, khi châm không cho khí nghịch lên, sau khi châm rồi, cần yên tĩnh đợi khí, lưu châm 1 lúc không cho bệnh tà tán rộng ra. Trong khi thở vào cần vê kim, mục đích là làm cho đắc khí. Sau đó, đợi khi bệnh nhân thở ra th́ rút kim ra hết, như vậy th́ tà khí đều tán hết ra ngoài, gọi là phép Tả” (TVấn.27, 10-13).

Dùng Tả pháp có thể theo 2 nguyên tắc sau:

1) Thực tắc tả

+ Tạng phủ nào có dấu hiệu bệnh lư thực (thịnh) th́ tả bớt trực tiếp vào Tạng Phủ đang bị bệnh đó.

Thí dụ: Tạng Tâm bệnh.

Tâm thuộc Hỏa, tả Hỏa huyệt của Tâm.

+ Theo Kinh: hành nào đó của đường kinh bị bệnh, chọn huyệt liên hệ với hành đó để tả. Thí dụ : Bệnh nhân ho ra máu do Hỏa của Phế thịnh, chọn tả hỏa huyệt của kinh Phế tức huyệt Ngư Tế (v́ Ngư Tế là hỏa huyệt của kinh Phế).

2) Thực tả tử

Trong trường hợp tà khí quá thịnh, nên dùng phương pháp rút khí ở nơi đang bệnh sang tạng phủ hoặc đường kinh do tạng phủ hoặc đường kinh đó sinh ra.

Thí dụ: Hỏa của Tâm quá vượng.

+ Theo tạng Phủ : Tâm chủ Hỏa. Hỏa (Mẫu) sinh thổ (Tử), chọn huyệt Thổ của kinh Tỳ tức huyệt Thái Bạch (Ty.3).

+ Theo kinh: chọn huyệt Thổ của kinh Tâm tức huyệt Thần Môn (Tm.7).

Việc Bổ Tả được mô tả rải rác khá nhiều, chúng tôi cố gắng triển khai các trường hợp cần bổ tả theo kinh điển, chủ yếu theo Nội Kinh, để giúp ích cho người sử dụng nắm vững vấn đề, khi thực hiện sẽ không bị lúng túng hoặc lệch lạc.

Sách ‘Traité De Médecine Chinoise’ cho rằng: khi châm huyệt Bổ hoặc Tả, bao giờ cũng châm kèm với huyệt Nguyên của đường kinh đó.