Nhóm Huyệt NGUYÊN

c.1 Đại Cương

. Là huyệt tập trung khí huyệt nhiều nhất của mỗi đường kinh.

. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có thập nhị nguyên” (LKhu 10, 100).

. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan” (LKhu 1, 101).

. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “ Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ vị khí của 365 tiết” (LKhu 1, 104).

. Nan 62 (Nan Kinh) ghi: “Các huyệt Tỉnh, Vinh của ngũ tạng có 5, chỉ có phủ là có đến 6, thế là thế nào?”.

Cũng Nan 62 giải thích: “ Phủ là Dương, kinh Tam Tiêu lưu hành ở các kinh Dương v́ vậy đặt 1 du huyệt là huyệt Nguyên”.

. Dương-Huyền-Tháo khi chú giải Nan thứ 62 cho rằng các huyệt chủa phủ cũng có ngũ du để ứng với ngũ hành nhưng nhấn mạnh: “ Duy chỉ có huyệt Nguyên là huyệt duy nhất tự ḿnh không ứng với ngũ hành (v́ vậy được gọi là huyệt Nguyên)”.

. Sách ‘Nan Kinh Đồ Chú’ viết: “Các huyệt Du của 12 kinh là nơi mà Tam tiêu hành khí lưu chuyển, gọi nơi hành khí của kinh Tam tiêu là Nguyên”.

BẢNG NGUYÊN - LẠC HUYỆT

KINH

HUYỆT NGUYÊN

HUYỆT LẠC

Phế

Thái Uyên (P.9)

Liệt Khuyết (P.7)

Đại Trường

Hợp Cốc (Đtr.4)

Thiên Lịch (Đtr.6)

Vị

Xung Dương (Vi.42)

Phong Long (Vi.40)

Tỳ

Thái Bạch (Ty.3)

Công Tôn (Ty.4),

Đại Bao (Ty.21)

Tâm

Thần Môn (Tm.7)

Thông Lư (Tm.5)

Tiểu Trường

Uyển Cốt (Ttr.4)

Chi Chánh (Ttr.7)

Bàng Quang

Kinh Cốt (Bq.64)

Phi Dương (Bq.58)

Thận

Thái Khê (Th.3)

Đại Chung (Th.4)

Tâm Bào

Đại Lăng (Tb.7)

Nội Quan (Tb.6)

Tam Tiêu

Dương Tŕ (Ttu.4)

Ngoại Quan (Ttu.5)

Đởm

Khâu Khư (Đ.40)

Quang Minh (Đ.37)

Can

Thái Xung (C.3)

Lăi Câu (C.5)

Đốc

 

Trường Cường (Đc.1)

Nhâm

 

Cưu Vĩ (Nh.15)