NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH CÂN

Thiên ‘B́ Bộ Luận’ ghi: “Phàm Lạc Mạch của 12 Kinh đều hiện ra vùng b́ (da)” (TVấn 56, 9). Nói cách khác huyệt của các Lạc ở bên ngoài thuộc về kinh Cân. Do đó điều trị Lạc mạch (tức phần Dương của cơ thể) theo ư của thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’: “...Nếu Âm bệnh ở tại Dương phận th́ châm huyệt ở Lạc mạch” (LKhu 6, 6), chủ yếu là trị về kinh Cân.

Khi điều trị kinh Cân:

+ Cách chung cần t́m cho được những điểm đau (A Thị Huyệt) để châm và châm lần lượt các A Thị Huyệt cho đến khi có hiệu quả th́ thôi. (Chi tiết điều trị, xin xem ở mục Điều Trị của từng đường kinh).

+ Dùng phép Phần Châm + Kiếp Thích: sau khi châm xong phối hợp thêm cứu.

Thiên ‘Kinh Cân’ (LKhu 11) hướng dẫn:

· Kinh Cân Túc: Cứu (Phần châm ) + A Thị Huyệt.

· Kinh Cân Thủ: Cứu (Phần châm) + Kiếp Thích.

(Ghi chú: theo Linh Khu: Kiếp thích là đoạt khí nhanh).

Tuy nhiên nên phân ra 2 trường hợp sau:

1- Thực: Tà khí xâm nhập vào Kinh Cân, da thịt... làm cho Kinh Cân bị Thực mà phần Lư bên trong ( gân xương = Kinh Chính) bị hư (Tà khí thịnh th́ chính khí suy) . Trường hợp này điều trị bằng cách:

Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Châm và cứu Bổ Kinh Chính

2- Hư: Tà khí sau khi vào kinh Cân chuyển vào kinh Chính làm cho kinh Chính bị Thực mà kinh Cân lại bị Hư.

Trường hợp này điều trị bằng cách:

Tả Kinh Chính + Châm và Cứu Kinh Cân

(Xem thêm chi tiết ở từng đường kinh).

Nếu dựa vào phép châm theo mùa mà thiên ‘Tứ Thời Khí’ (Linh Khu 19) hướng dẫn, có thể lập thành phác đồ sau:

Mùa

Vùng Cơ Thể

Đường Kinh

Chứng Bệnh & Châm Cứu

Xuân

B́ Phu

Kinh Cân

* Thực: Châm A Thị Huyệt.

Bổ Kinh Chính

Hạ

Nhục

Kinh Cân

* Hư: dùn phép Cứu

Tả Kinh Chính

Thu

Kinh Chính

Âm: huyệt Kinh và Du.

Đông

Xương

Kinh Chính

Dương: huyệt Hợp

Như vậy, điều trị ở kinh Cân, phải chú ư đến:

+ Vùng cơ thể: b́ phu, cơ nhục.

+ T́nh trạng Hư, Thực.

Cần chú ư đến các hướng dẫn của thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ như sau:

(“Thầy thuốc phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí vê việc châm, phải nắm được gốc bệnh bắt nguồn từ đâu để cho việc châm thuận được cái lư của nó...” (Linh Khu 6, 3).

(“Do đó ta biết được rằng bên trong có Âm Dương th́ bên ngoài cũng có Âm Dương” (Linh Khu 6, 4).

(“Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Vinh (Huỳnh) và huyệt Du thuộc Âm, nếu dương bệnh ở tại Dương phận th́ châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Kinh thuộc Âm, Nếu Âm bệnh ở tại Dương phận th́ châm huyệt ở Lạc mạch” (LKhu 6, 6).