NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH BIỆT

-Điều Trị

+ “Điều trị các kinh Biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không gây ra bệnh th́ dùng phép Mậu Thích” [châm ở lạc mạch nghịch với bên bệnh] (TVấn 63, 24).

+ “Nếu tà khí khách ở Kinh th́ dùng phép ‘Cự Thích’” [đau bên phải châm bên trái của kinh bệnh ](TVấn 63, 6).

+ “Hoàng Đế hỏi: “Xin nói cho Ta biết: Tại sao trong phép Mậu Thích, bệnh ở bên trái lại châm ở bên phải, bên phải bệnh lại châm ở bên trái ... Mậu Thích với Cự Thích khác nhau ra sao?” - Kỳ Bá trả lời: “Tà khách ở kinh, bên trái thịnh th́ bên phải mắc bệnh, bên phải thịnh th́ bên trái mắc bệnh. Nhưng cũng có khi thay đổi. Bên trái đau chưa khỏi mà mạch bên phải đă mắc bệnh, như vậy, phải dùng phép Cự Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên gọi là Mậu Thích”(TVấn 63, 5-6).

-Cách Châm

+ Đau bên phải châm bên trái và ngược lại (TVấn 63, 8).

+ Thường dùng huyệt Tỉnh + A Thị Huyệt.

V́ Mậu Thích liên hệ với Lạc Mạch (Kinh Cân), trong điều trị kinh Cân thường dùng đến A Thị Huyệt do đó khi châm Mậu Thích, thường kèm theo dùng A Thị Huyệt.

+”Quan sát ở b́ bộ (vùng da), thấy có huyệt Lạc hiện lên, đều phải châm hết. Đó là phương pháp Mậu Thích” (TVấn 63, 30).

Thiên ‘Mậu Thích’ từ câu 7 - 23, nêu lên 16 trường hợp thực tiễn áp dụng Mậu Thích, trong đó, thường xử dụng công thức:

+ Châm huyệt Tỉnh của đường kinh liên hệ với bệnh chứng.

+ Châm theo Mậu Thích (châm bên không đau - bệnh bên phải châm bên trái và ngược lại).

* Trường Hợp 1: “Tà khách ở Lạc của kinh thủ Thiếu Dương làm cho người ta bị chứng hầu tư (họng sưng đau), lưỡi co lại, miệng khô, tâm phiền, phía ngoài cánh tay đau, tay không thể giơ lên đầu được. Châm ở phía trên móng ngón tay giữa và ngón thứ 4, cách gốc móng bằng lá hẹ, châm 1 nốt [Vương Băng chú rằng đây là Tỉnh huyệt của kinh Tam Tiêu - Quan Xung). Tráng niên th́ khỏi ngay, người lớn tuổi th́ 1 lát sẽ khỏi. Bệnh bên trái châm bên phải, bệnh bên phải châm bên trái. Bệnh mới phát, châm vài ngày là khỏi” (TVấn 63, 9).

* Trường Hợp 2: “Tà khách ở lạc của kinh túc Dương Minh, làm cho người ta bị chảy máu cam, châm ở chỗ thịt giáp liền với móng 2 ngón chân giữa và ngón thứ 2 (Vương Băng chú rằng đó là huyệt Tỉnh của kinh Vị tức huyệt Lệ Đoài, châm 1 nốt. Bệnh bên trái châm bên phải, bệnh bên phải châm bên trái” (TVấn 63, 19)...

Tóm lại, dựa theo Nội Kinh Tố Vấn, khi điều trị Kinh Biệt thường theo các nguyên tắc sau:

a- Do Tà Khí:

· Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lư (Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là theo Mậu Thích).

· Châm huyệt Du của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lư (ở phía bên bệnh).

b-Do Nội Nhân:

· Huyệt Khích của kinh bệnh.

· Huyệt Bổ của kinh bệnh.

· Huyệt dựa theo đường vận hành kinh Biệt (tuần kinh thủ huyệt).