NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

1- NHÓM HUYỆT

a - Nhóm Ngũ Du Huyệt

a.1- Huyệt TỈNH

(Thiên ‘Bản Du ‘ ghi: ”Mùa đông nên thủ các huyệt Tỉnh” (LKhu 2, 121).

(Thiên ‘Quan Châm’ ghi: “Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề Châm, châm vào các huyệt Tỉnh, huyệt Huỳnh thuộc các đường kinh” (LKhu 7, 14).

(Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa đông thủ huyệt Tỉnh, Vinh, và tất phải châm sâu mà lưu kim lâu” (LKhu 19, 6).

(Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tỉnh” (LKhu 44, 26).

(“Tỉnh huyệt chủ trị Tâm hạ bị măn” (Nan Kinh 68). Ngu-Thứ chú giải điều 68 Nan Kinh: "Huyệt Tỉnh lấy phép ở Mộc để ứng với Can. Vị trí của Tỳ là ở dưới Tâm, nay nếu tà khí ở Can, Can sẽ thừa lên Tỳ, làm cho dưới Tâm bị măn..."

(Tỉnh huyệt chủ trị ‘Tâm hạ no hơi’ (Châm Cứu Đại Thành).

(Tỉnh huyệt thường dùng trong các bệnh thần kinh, dễ xúc động (Châm Cứu Học Thượng Hải).

(Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' nêu ra hướng dẫn xử dụng huyệt Tỉnh trong các trường hợp sau:

“1- Có dấu hiệu thực (đầy) ở vùng dưới tim (Tâm hạ no hơi).

2- Bệnh về thần kinh (bệnh về tinh thần và ư chí).

3- Khí tràn vào các kinh.

Thí dụ: Kinh Cân Phế và Đại trường bị rối loạn gây ra đau mặt trước vai, tay khó nâng lên được. Đây là do kinh khí của kinh Cân bị bế tắc. Đau ở đây là do khí lan tỏa ra vùng liên hệ. Phải điều chỉnh khí này bằng cách làm cho nó quay về các kinh liên hệ, nghĩa là châm huyệt Tỉnh của kinh Phế và Đại trường”.

a.2- Huyệt VINH (Huỳnh)

(Thiên ‘Bản Du’ ghi: “Mùa Xuân nên thủ huyệt ở các lạc mạch, các huyệt Huỳnh” (LKhu 2, 117).

(Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh H́nh’ ghi: “Huyệt Vinh và huyệt Du trị ngoại kinh” (LKhu 4, 98).

(Thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu ‘ ghi: “Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm...” (LKhu 6, 6).

(Thiên ‘Quan Châm’ ghi: “Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh, huyệt Huỳnh thuộc các đường kinh” (LKhu 7, 14).

(Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa đông thủ huyệt Tỉnh, huyệt Vinh, và tất phải châm sâu mà lưu kim lâu” (LKhu 19, 6).

(Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: Bệnh biến ở sắc: châm huyệt Huỳnh” (LKhu 44, 26).

( Nan 68 (Nan Kinh) ghi: “Huyệt Vinh chủ về thân bị nhiệt”. Ngu-Thứ chú: "Huyệt Vinh thuộc hoả nhằm lấy phép ở Tâm. Phế thuộc Kim, bên ngoài chủ về b́ mao. Nay nếu tâm hoả nung đốt Phế Kim sẽ làm cho cơ thể bị nhiệt. Đó là tà khí ở tại Tâm vậy".

(Huyệt Vinh dùng trong các bệnh sốt (Châm Cứu Đại Thành + Châm Cứu Học Thượng Hải).

(Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Quyển 3) nêu ra hướng dẫn xử dụng huyệt Vinh như sau: “Châm huyệt Vinh để điều chỉnh nhiệt hoặc hàn tùy theo kinh Âm hoặc kinh Dương, để trị bệnh hàn hoặc nhiệt đồng thời kích thích các kinh vận hành.

Thí dụ: Đau vùng thái dương liên hệ đến Thiếu dương (Tam Tiêu và Đởm). Trường hợp này, đau là do inh khí của thủ Thiếu dương và túc Thiếu Dương không tương thông được với nhau. Không chỉ châm huyệt ở vùng thái dương mà c̣n phải điều ḥa kinh khí của thủ và túc Thiếu dương bằng cách châm các huyệt Vinh của kinh Tam Tiêu (Dịch Môn) để chuyển kinh khí lên đầu và huyệt tỉnh của Đởm là Túc Lâm Khấp để đưa kinh khí xuống chân” ('Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Livre 3 (631).

a.3- Huyệt DU

(Thiên ‘Bản Du’ ghi: “Mùa hạ nên thủ các huyệt Du” (LKhu 2, 119).

(Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh H́nh’ ghi: “Huyệt Vinh và huyệt Du trị ngoại kinh” (LKhu 4, 98).

(Thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ ghi: “Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm...” (LKhu 6, 6).

(Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du...” (LKhu 19, 5).

(Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “huyệt Kinh, Du trị bệnh ở cốt tủy” (LKhu 21, 34).

(Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du” (LKhu 44, 26).

(Nan thứ 68 Nan Kinh ghi: “Huyệt Du chủ về thân ḿnh nặng nề, các khớp đau nhức”. Ngu-Thứ chú : "Huyệt Du lấy phép ở Thổ nhằm ứng với Tỳ, nay tà khí ở tại Thổ h́ Thổ sẽ phạt Thuỷ. Thuỷ thuộc Thận, chủ về xương, cho nên khi phát bệnh th́ các khớp xương bị đau nhức. Dó là tà khí ở tại Thổ.Thổ bị bệnh làm cho cơ thể bị nặng nề. Bệnh này nên châm huyệt Du".

(Huyệt Du trị ḿnh nóng, khớp xương đau (Châm Cứu Đại Thành).

+Huyệt Du trị các bệnh tê thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

( Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Quyển 3) hướng dẫn : “Châm huyệt này để tả tà khí, ngăn cản và giáng tà khí xuống, nói cách khác là nâng cao chính khí để chống lại tà khí.

(Thí dụ 1: Can Hư. Do huyết hư hoặc do Thận không âm không nuôi dưỡng được Can Mộc: biểu hiện chứng hoa mắt, quáng gà, tai ù, nửa đầu đau, mạch Huyền, Tiểu, Trầm, Nhược. Điều trị phải theo gốc: bổ huyết hoặc bổ Thận. Nhưng trước hết, phải thông Can khí bằng cách châm huyệt Vinh và Du của Can kinh (Hành Gian và Thái Xung). Huyệt Du (Thái Xung) ở đây được dùng để bổ Khí chứ không phải là để tả tà khí.

(Thí dụ 2: Đau nhức mặt trước khủy tay do Phong, Hàn, Thấp: Trường hợp này châm huyệt Du của kinh Phế (Thái Uyên) + huyệt Hợp của kinh Đại Trường (Khúc Tŕ) v́:

. Đối với kinh Âm: Du = cuối mùa hạ = thấp = thổ.

. Đối với kinh Dương: Hợp = cuối mùa hạ = thấp = thổ.

Điều trị theo gốc không đủ, phải thêm điều trị ở huyệt Kinh nữa” (‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Livre 3 (633).

a.4- Huyệt KINH

(Thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ ghi: “Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận th́ châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Kinh thuộc Âm” (LKhu 6, 6).

(Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du...” (LKhu 19, 5).

(Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “huyệt Kinh, Du trị bệnh ở cốt tủy” (LKhu 21, 34).

(Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh có thay đổi ở âm thanh: châm huyệt Kinh” (LKhu 44, 26).

(Nan 68 Nan Kinh ghi: “ Huyệt Kinh chủ về ho suyễn, hàn nhiệt”. Ngu-Thứ chú: "Huyệt Kinh lấy phép ở Kim để ứng với Phế, nay tà khí ở tại huyệt Kinh ắt Phế sẽ bị bệnh. Phế bị hàn sẽ gây ra ho, Phế bị nhiệt sẽ gây ra suyễn. Nay tà khí ở tại Kim sẽ phạt Mộc. Mộc thuộc Can, chí của Can là sự giận dữ. Giận dữ th́ khí sẽ nghịch lên và thừa lên Phế, gây thành suyễn. Tại sao như vậy? Đó là v́ chi biệt của Can, đi từ Can để xuyên qua hoành cách mô lên trên và rót vào Phế. Thiên 'Mạch Yếu Tinh Vi Luận'(TVấn 17) ghi: "Khi huyết ở tại dưới sườn sẽ làm cho người ta bị suyễn nghịch".

(Huyệt Kinh trị ho hen, lạnh nóng (Châm Cứu Đại Thành).

(Huyệt Kinh trị các bệnh ho, suyễn và họng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

(Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' hướng dẫn: “Châm huyệt Kinh để tăng cường kinh khí chống lại tà khí ở vùng bệnh.

Đối với huyệt Kinh, có 2 trường hợp:

1- Khi tà khí kích thích kinh Âm th́ phần dương của cơ thể (Vệ Khí) ở huyệt này bị suy yếu và mất đi ở vùng lân cận (xương, cơ...).

2- Khi tà khí kích thích kinh Dương th́ phần dương của cơ thể (Vệ Khí) tiếp tục chuyển đến huyệt Hợp và tụ tập lại trước khi xâm nhập vào phủ hoặc vùng lân cận (xương, cơ...).

Biểu đồ sau đây giới thiệu tác dụng của huyệt Kinh, theo sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Livre 3 (637).

Khi bệnh, Doanh khí từ huyệt Kinh đi theo Vệ khí đến huyệt Hợp, theo kinh âm hoặc dương tùy trường hợp bệnh rồi ảnh hưởng đến tạng phủ, gân cơ...

Thí dụ: Ngón chân cái sưng đau, châm huyệt Kinh và Du của kinh Can và Tỳ v́:

+ Châm huyệt Du của kinh Âm để làm giảm tà khí (phong, hàn, thấp).

+ Châm huyệt Kinh, để kích thích vệ khí chuyển đến vùng bệnh để chống lại tà khí.

a.5- Huyệt HỢP

(Thiên ‘Bản Du ‘ ghi: “Mùa thu nên thủ các huyệt Hợp” (LKhu 2, 120).

(Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh H́nh’ ghi: “Huyệt Hợp trị nội phủ” (LKhu 4, 98).

(Thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu ‘ ghi: “Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận th́ châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận th́ châm huyệt Kinh thuộc Âm” (LKhu 6, 6).

(Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, khí tà ở tại phủ th́ thủ huyệt Hợp” (LKhu 19, 5).

(Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Kinh mạch bị măn v́ huyết, đó là bệnh ở Vị, cùng với chứng bệnh do ăn uống không điều tiết: châm huyệt Hợp” (LKhu 44, 26).

(Nan thứ 68 Nan Kinh ghi: “ Huyệt Hợp chủ về nghịch khí và tiêu chảy”. Ngu-Thứ chú: "Huyệt Hợp lấy phép ở Thủy dể ứng với Thận. Thận khí bất túc sẽ làm thương đến Xung Mạch, làm cho khí nghịch mà lư cấp. Thận chủ khai khiếu ở nhị âm, nay nếu Thận khí không c̣n bị cấm nữa sẽ thành chứng tiêu chảy. Tà khí ở Thủy, Thủy sẽ thừa Hoả, Hoả thuộc Tâm. Tạng Tâm, theo đúng phép th́ không thể bị bệnh... Can Mộc là mẹ của Tâm Hoả, đồng thời là con của Thận Thủy. Nay, trước hết, Can lo âu v́ mẹ bị thọ tà, rồi lại lo v́ con ḿnh bị khắc. Chí của Can là sự giận dữ, mà khi ưu tư th́ giận dữ, giận dữ th́ khí nghịch. Đây là ngũ hành tương thừa và tương khắc nhau tạo thành chứng bệnh khác nhau...".

(Huyệt Hợp trị trong ḿnh nóng mà tiêu cha?y (Châm Cứu Đại Thành).

(Huyệt Hơp trị bệnh ở dạ dầy, ruột và các bệnh ở Phu? (Châm Cứu Học Thượng Hải).

(Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' hướng dẫn:

+ Châm huyệt Hợp để kích thích nguồn khí ở sâu bên trong.

Thí dụ:

1- Trong tất cả các bệnh về Vị, huyệt Hợp Túc Tam Lư (Vi.36) là huyệt điều trị căn bản.

2-Trong tất cả các bệnh đau nhức do phong, hàn, thấp, trên các kinh dương, phải châm các huyệt Hợp v́ theo thiên ‘Tứ Thời Khí ‘ th́: “ Mùa thu... tà khí ở tại phủ th́ thủ huyệt Hợp” (LKhu 19, 5). ('Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' (Livre 3, (638).

Tóm tắt việc dùng Ngũ Du Huyệt theo sách Linh Khu:

Tà Khí Tại

Huyệt Châm

Tạng (Âm của phần âm)

Huyệt Vinh và Du của kinh và Tạng đó.

Xương, cơ (Âm của phần dương )

Huyệt Kinh của vùng bị bệnh.

Phủ (Dương của phần âm)

Huyệt Hợp của kinh hoặc phủ đó.

Giải Thích và Ứng Dụng NGŨ DU HUYỆT

Sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ quyển 7 có giới thiệu chi tiết phối hợp mạch chứng trong việc áp dụng Ngũ Du Huyệt như sau:

* Giả sử bắt được mạch Huyền, thấy người bệnh có tính sạch sẽ (Đởm là phủ thích sự sạch sẽ), mặt xanh, hay nổi giận, đây là chứng bệnh do Đởm gây ra:

+ Nếu dưới Tâm bị măn: châm huyệt Tỉnh là Túc Khiếu Âm (Đ.44).

+ Nếu thân bị nhiệt, châm huyệt Vinh là huyệt Hiệp Khê (Đ.43).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, châm huyệt Du là Túc Lâm Khấp (Đ.41).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt, châm huyệt Kinh là Dương Phụ (Đ.38).

+ Nếu nghịch khí và tiêu chảy, châm huyệt Hợp là Dương Lăng Tuyền (Đ.38)

Sau đó, châm tổng kết huyệt Nguyên là Khâu Khư (Đ.40).

* Giả sử bắt được mạch Huyền, thấy người bệânh tiểu gắt, tiểu khó, chân tay co rút, đầy trướng, phía trên rốn có động khí, đây là chứng bệnh do Can gây ra:

+ Nếu dưới Tâm bị măn: châm huyệt Tỉnh là Đại Đôn (C.1).

+ Nếu thân nhiệt: châm huyệt Vinh là Hành Gian (C.2).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Xung (C.3).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Trung Phong (C.4).

+ Nếu bị nghịch khí và tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Khúc Tuyền (C.8).

* Giả Sử bắt được mạch Phù, Hồng, thấy người bệnh mặt đỏ gay, miệng khô, hay cười, đây là bệnh của Tiểu Trường gây ra:

+ Nếu dưới Tâm bị măn: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Trạch (Ttr.1).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Tiền Cốc (Ttr.2)

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Hậu

Khê (Ttr.3)

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Dương Cốc (Ttr.5)

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Tiểu Hải (Ttr.8).

Rồi châm tổng kết huyệt Nguyên là Uyển Cốt (Ttr.4).

* Giả sử bắt được mạch Hồng, Phù, người bệnh thấy tâm phiền, tâm thống, ḷng bàn taynóng, ḷng bàn chân nóng, vùng trên rốn có khí động, đó là bệnh do Tâm gây ra:

+ Nếu dưới Tâm bị măn: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Xung (Tm.9).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Thiếu Phủ (Tm.8).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thần Môn (Tm.7).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Linh Đạo (Tm.4).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Thiếu Hải (Tm.3).

* Giả sử bắt được mạch Phù Hoăn, người bệnh có sắc da vàng, thường

hay ợ, hay suy tư, thích ca hát, đây là bệnh của Vị gây nên:

+ Nếu dưới Tâm bị măn: châm huyệt Tỉnh là Lệ Đoài (Vi.45)

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nội Đ́nh (Vi.44).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Hăm

Cốc (Vi.43).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Giải Khê (Vi.41).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Túc Tam Lư (Vi.36).

Rồi châm tổng kết huyệt Nguyên là Xung Dương (Vi.42).

* Giả sử bắt được mạch Phù Hoăn, bụng đầy, ăn không tiêu, cơ thể nặng nề, các khớp đau nhức, không muốn hoạt động, chỉ thích nằm, chân tay mỏi, vùng rốn có khí động, lấy tay đè vào thấy cứng, hơi đau, đây là bệnh chứng của Tỳ:

+ Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Ẩn Bạch (Ty.1).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Đại Đô (Ty.2).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Bạch (Ty.3).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Thương Khâu (Ty.5)

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Âm Lăng Tuyền (Ty.9).

* Giả sử bắt được mạch Phù, sắc da trắng bệnh, thường hắt hơi, không vui, chỉ muốn khóc. Đây là bệnh của Đại Trường:

+ Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Thương Dương (Đtr.1).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nhị Gian (Đtr.2).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Tam

Gian (Đtr.3).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Dương Khê (Đtr.5).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Khúc Tŕ (Đtr.11).

Rồi tổng châm huyệt Nguyên là Hợp Cốc (Đtr.4).

* Giả sử bắt được mạch Phù, ho suyễn nhiều, nóng lạnh, khí động

ở phía bên phải rốn, ấn tay vào thấy cứng, đó là bệnh của Phế:

+ Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Thương (P.11).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Ngư Tế (P.10).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái

Uyên (P.9).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Kinh Cừ (P.8).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Xích Trạch (P.5).

*Giả sử bắt được mạch Trầm Tŕ, sắc mặt đen sạm, hay lo sợ, hay ngáp, đây là bệnh do Bàng quang gây ra:

+ Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Chí Âm (Bq.67).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Thông Cốc (Bq.66)

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thúc

Cốt (Bq.65).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Côn Lôn (Bq.60).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Uỷ Trung (Bq.40).

Rồi tổng châm huyệt Nguyên là Kinh Cốt (Bq. 64).

* Giả sử bắt được mạch Trầm Tŕ, khí nghịch lên, bụng dưới đau, tiêu chảy, từ gối xuống chân lạnh, động khí dưới vùng rốn, ấn tay vào thấy cứng và hơi đau, đó là bệnh của Thận:

+ Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Dũng Tuyền (Th.1).

+ Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nhiên Cốc (Th.2).

+ Nếu thân ḿnh nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái

Khê (Th.3).

+ Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Phục Lưu (Th.6).

+ Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Âm Cốc (Th.9).

Sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' hướng dẫn:

Xử dụng Ngũ Du Huyệt có thể dựa vào 3 yếu tố sau:

a.1) Theo Vị Trí Bệnh Chứng

* Bệnh có thể ở :

+ Phần Lư: ở Tạng là Âm, ở Phủ là Dương, v́ vậy thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ (LKhu 6) có nhắc đến trường hợp tà khí ở phần Âm trong Âm hoặc Dương trong Âm...

+ Phần Biểu: ở b́ phu thuộc Dương, gân xương thuộc Âm, v́ vậy thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’ (LKhu 6) có nhắc đến trường hợp tà khí ở phần Dương trong Dương hoặc Âm trong Dương...

V́ vậy, thiên ‘Thọ YểuCương Nhu’ ghi:

(“Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận [tà khí ở Tạng] th́ châm huyệt Huỳnh (Vinh) và huyệt Du thuộc Âm...” (LKhu 6, 6), tức là huyệt Huỳnh và huyệt Du của đường kinh liên hệ với Tạng đó.

(“Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Dương phận [tà khí ở gân xương] th́ châm huyệt Kinh thuộc Âm...” (LKhu 6, 6) tức là châm huyệt Kinh của đường kinh vùng bệnh.

(“Cho nên mới nói rằng nếu Dương bệnh ở tại Âm phận [tà khí ở Phủ] th́ châm huyệt Hợp thuộc Dương ...” (LKhu 6, 6) tức là châm huyệt Hợp của đường kinh liên hệ với Phủ đó.

(“Cho nên mới nói rằng nếu Dương bệnh ở tại Dương phận (tà khí ở b́ phu) th́ châm Lạc Mạch...” (LKhu 6, 6). Tức là châm A Thị Huyệt của kinh Cân.

a.2) Theo Nguyên Nhân Gây Bệnh

Thiên ‘Điều Kinh Luận’ ghi: “Phàm bệnh tà sinh ra bởi âm hoặc dương. Do dương thường là do phong, vũ, hàn, thử...(LKhu 62, 50), từ đó, sách 'Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise' giải thích như sau:

1) Mùa Xuân: châm huyệt Tỉnh và A Thị Huyệt của kinh Cân. Ở đây, mùa xuân có ư nghĩa là phần b́ phu và là phong khí (khí của mùa xuân). Theo nguyên tắc này th́: Khi nguyên nhân gây bệnh là phong tà (phong hàn, phong táo, phong thử, phong thấp) ở b́ phu, phải châm huyệt Tỉnh và A Thị Huyệt của kinh Cân vùng bệnh.

V́ vào mùa xuân, khí Âm của cơ thể, giống như Địa khí hăy c̣n mạnh, v́ vậy khí âm ở trong kinh mạch (TVấn 64, 9). Khí dương của cơ thể giống như Thiên khí, bắt đầu phát triển, v́ vậy khí dương ở b́ phu, cơ nhục, nghĩa là, trong kinh Cân. Do đó, khí dương ở trong nhánh của kinh Cân và ở huyệt Tỉnh của kinh.

Tà khí xâm nhập vào b́ phu, theo khí dương của cơ thể đến huyệt Tỉnh. Nó không thể tiến sâu hơn v́ khí Âm hăy c̣n mạnh trong kinh đó là lư do tại sao vào mùa xuân phải châm huyệt Tỉnh và các lạc mạch (Kinh cân).

Chúng ta có công thức sau:

A Thị Huyệt + Tỉnh Huyệt + Huyệt Bổ

(Kinh Cân) (Kinh tương ứng)

2) Mùa Hạ: Châm huyệt Du của đường kinh.

Theo nguyên tăc này: khi tà khí của mùa Hạ (Thử khí) ở phần nhục phải châm huyệt Du của đường kinh bệnh.

Giải thích: Vào mùa Hạ, khí của Tâm mạnh nhưng kém hơn dương khí của cơ thể. Khí dương ở mặt ngoài trong mùa xuân, đến mùa hạ th́ vào phần nhục và vào kinh, ở huyệt Vinh. Sự xâm nhập này theo con đường b́nh thường của kinh Cân ở huyệt Tỉnh, rồi vào huyệt Vinh và vào ngay huyệt Du. V́ khí Dương rất mạnh nên nó không chỉ ở kinh

Cân mà c̣n ở trong Lạc mạch nữa. Từ Lạc mạch, theo đường riêng tà khí xâm nhập vào kinh chính. Sau đó, tà khí theo khí Dương đến và khí dương cũng ở trong đường kinh qua Lạc mạch và kinh Cân. Đó là ư nghĩa câu: “Mùa hạ nên thủ các huyệt Du” (LKhu 2, 119).

3) Mùa Thu:

Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, tà khí ở tại phủ th́ thủ huyệt Hợp” (LKhu 19, 5).

Nên nhớ rằng: mùa Thu = Gân cơ.

Khí của mùa Thu = Táo khí.

Và: đầu mùa Thu = Thử Táo

cuối mùa Thu = Phong Táo.

Như vậy ta có công thức sau:

Khi bệnh do Thử Táo hoặc Phong Táo ở gân cơ, phải châm huyệt Kinh và Du của đường kinh bệnh.

Giải Thích: Vào mùa Thu, khí Âm của cơ thể, giống như địa khí, bắt đầu làm chủ, nhưng không hoàn toàn.khí Dương của cơ thể, giống như thiên khí, rất mạnh vào mùa Hạ bắt đầu giảm. Dương khí của cơ thể xâm nhập vào kinh chính qua con đường thông thường ( qua kinh Cân) ở huyệt Kinh. V́ thế có thể xảy ra:

a-Khi vào kinh Âm, dương khí giảm dần ở huyệt Kinh và biến mất ở vùng lân cận (cơ, xương).

b-Khi vào kinh Dương, dương khí tiếp tục tiến về huyệt Hợp và tụ lại trước khi nhập vào trong Phủ, sẽ tản ra vùng lân cận (cơ, xương).

Tà khí theo dương khí ở huyệt Kinh vào huyệt Hợp và có thể vừa ảnh hưởng đến Phủ vừa ảnh hưởng đến gân cơ, xương hoặc tủy. Đó là ư của thiên ‘Tứ Thời Khí’: “Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, tà khí ở tại phủ th́ thủ huyệt Hợp” (LKhu 19, 5).

Tại sao lại phải dùng cùng lúc cả 2 huyệt Kinh và Du ?

V́ huyệt Du là cửa ngơ của tà khí và Vệ khí, Châm huyệt Kinh và Du, là để nâng Vệ khí lên, không chỉ là để ngăn cản không cho tà khí tiến vào mà c̣n để đưa Vệ khí đến vùng bệnh.

Như vậy, đây là công thức quan trọng để trị bệnh ở gân cơ, xương và tủy, nghĩa là bệnh Âm ờ phần Dương.

Ghi Chú: Vào mùa Thu, khi tà khí xâm nhập vào huyệt Kinh:

- Nếu tác động vào kinh Âm: tà khí sẽ chuyển vào vùng lân cận.

- Nếu tác động vào kinh Dương: tà khí sẽ chuyển vào huyệt Hợp.

4) Mùa Đông:

+ Thiên ‘Bản Du’ ghi: “Mùa đông nên thủ huyệt Tỉnh, huyệt Du, đó là v́ muốn lưu kim lâu hơn để thủ khí ở sâu hơn (LKhu 2, 121).

+ Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: Mùa đông thủ huyệt Tỉnh, Vinh, và tất phải châm sâu mà lưu kim lâu” (LKhu, 19, 6).

+ Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: mùa đông thủ huyệt Kinh, huyệt Du” (LKhu 20, 33).

Nguyên tắc này có 2 điểm khác biệt:

1-Mùa đông: âm khí làm chủ, ngược lai, mùa hạ dương khí làm chủ.

2-Mùa đông: xương, tủy, khí hàn.

Trường hợp thứ 1 : khi âm khí làm chủ, nó có thể bị phong hàn tấn công gây ra phù thũng. V́ vậy, phải châm huyệt Tỉnh để đưa khí âm vào đường kinh và châm huyệt Vinh để quân b́nh Âm Dương.

Trường hợp thứ 2 : có thể nói rằng khi phong khí ở xương, châm huyệt Kinh và Du.

Giải Thích: Khí Âm của Thận giữ vai tṛ chuyển vận thủy dịch đến các bộ phận khác của cơ thể. Thủy dịch này do thức ăn chuyển ra. Nếu thủy dịch thái quá, nó sẽ chuyển xuống hạ tiêu, ở nhị âm (hậu môn và đường tiểu) để tống ra ngoài. Khi Thận suy, thủy dịch từ Vị đến sẽ tàng trữ lại và tràn ra, gây nên phù, trướng nước (nội nhân).

Ngoài ra, thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ (T.Vấn 61, 7) cũng nêu lên bệnh chứng phù khác do ngoại nhân. Phương pháp trị liệu chính là phát hăn (làm cho ra mồ hôi). Nếu khi đang phát hăn mà bị phong tà hoặc trúng phong, phong tà xâm nhập vào sâu trong tạng phủ và không đi ra ngoài biểu, sẽ gây ra phù thũng. Điều trị, phải kéo khí âm này xuống hạ tiêu và cho đi vào đường kinh, bằng cách châm huyệt Tỉnh.

Châm huyệt Tỉnh chưa đủ, v́ âm khí quá thịnh ở hạ tiêu và v́ dương khí đă suy nên Dương khí bị mất. Do đó, phải điều ḥa Âm Dương bằng cách làm tăng Dương khí lên qua huyệt Vinh.

Tóm lại: dự pḥng và điều trị phù thũng: châm huyệt Tỉnh và huyệt Vinh.

a.3) Theo Triệu Chứng

a- Theo bệnh chứng ở Tạng: Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tỉnh” (LKhu 44, 26). Cách châm này điều ḥa được khí ở bên phải và trái của cơ thể. Phương pháp này áp dụng đặc biệt trong điều trị Kinh Biệt.

b-Theo sắc diện : Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: Bệnh biến ở sắc: châm huyệt Huỳnh” (LKhu 44, 26).

Mỗi Tạng đều có màu sắc biểu hiện: Thiên ‘Ngũ Sắc’ ghi: Màu xanh thuộc về Can, màu đỏ thuộc về Tâm, màu trắng thuộc về Phế, màu đen thuộc về Thận, màu vàng thuộc về Tỳ” (LKhu 49, 65). Đây là các màu sắc không thay đổi. Nếu khi màu sắc thay đỏi ta biết là tạng đó bị bệnh. Và phải áp dụng châm huyệt Vinh.

c-Theo Thời Gian Phát Bệnh: Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du” (LKhu 44, 26). Mỗi một đợt tấn công của tà khí làm bệnh nặng hơn, do đó phải châm huyệt Du v́ huyệt Du thu hút được khí của Vinh, Vệ và tà khí.

d-Theo Biến Đổi Âm Thanh: Thiên “Thuận Khí Nhất Nhật Phân Vi Tứ Thời’ ghi: “Bệnh có thay đổi ở âm thanh: châm huyệt Kinh” (LKhu 44, 26). Thu thập khí là nhiệm vụ của tạng Phế, qua khí quản. V́ vậy bệnh chứng có thể làm âm thanh thay đổi. Trong trường hợp này, châm huyệt Kinh v́:

Huyệt Kinh = Mùa Thu = Tạng Phế.

a.4) Theo Mùa Trong phép ‘Bổ Tả Mẫu Tử ‘

Theo nguyên tắc này: khi dùng cách ‘Bổ Tả Mẫu Tử’ để điều chỉnh tạng phủ nào đó, phải bổ cho Tạng mà sinh ra nó và tả tạng mà nó sinh ra. Tức là phải biết chọn huyệt Kinh Điển (Ngũ Du) theo mùa, rồi chọn huyệt Mẫu để bổ khi bị hư thường huyệt Tử để tả khi là thực chứng.

Thí dụ: Huyệt Ngũ Du liên hệ với Phế là huyệt Kinh (Kim).

Nếu Phế Thực: châm tả huyệt con của Kinh là huyệt Hợp (Thủy) tức là huyệt Xích Trạch (P.5) [v́ Kim (Mẫu) sinh Thủy (Tử)].

Nếu Phế Hư: châm bổ huyệt sinh ra Kinh là huyệt Du (Thổ) tức là huyệt Thái Uyên (P.9) [v́ Thổ (Mẫu) sinh Kim (Tử)].