Nhóm Huyệt NGŨ DU

Đặc Tính:

+ Là con đường vận hành của kinh mạch. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở Ngũ Du huyệt vậy” (LKhu 1, 86).

+ Theo thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu 1, 77-79) th́ tổng số ngũ du huyệt là 71 huyệt gồm:

Ngũ Tạng ngũ ngũ là nhị thập ngũ (25) huyệt Du.

Lục phủ lục lục là tam thập lục (36) huyệt Du.

+ Thường ở vị trí đầu các ngón tay, chân hoặc các khớp.

Trương-Cảnh-Nhạc khi chú giải thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ sách Linh Khu viết: “ Thập nhị nguyên xát ra ở tứ quan. Tứ quan là 2 khủy tay, 2 đầu gối, đó là cốt tiết ở toàn thể con người. Cho nên các huyệt Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp đều đi không quá khủy tay ở tay, đi không quá đầu gối ở chân”.

+ Theo 1 thứ tự nhất định: Tỉnh - Vinh (Huỳnh) - Du - Kinh - Hợp và từ ngoài vào trong.

+ Sự sắp xếp của nhóm Ngũ Du Huyệt luôn luôn theo nguyên tắc tương sinh.

+ Các kinh Âm luôn khởi đầu bằng hành Mộc (kế đó là Hỏa, Thổ, Kim và kết thúc ở Thủy).

+ Các kinh Dương, nghịch lại với kinh Âm, do đó, bao giờ cũng khởi đầu bằng hành Kim (kế đó là Thủy, Mộc, Hỏa và kết thúc ở Thổ).

NGŨ DU

TỈNH

VINH

DU

KINH

HỢP

KINH ÂM

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

KINH DƯƠNG

Kim

Thủy

Mộc

Hỏa

Thổ

Tác Dụng:

có khả năng điều chỉnh đa số các rối loạn của kinh lạc, Tạng Phủ.

a.1- Huyệt TỈNH

(Là nơi kinh khí bắt đầu xuất phát của mỗi đường kinh ‘Sở xuất vi Tỉnh’ (LKhu 1, 81).

(Kinh Âm luôn khởi đầu bằng huyệt Mộc, kinh Dương ngược lại, luôn khởi đầu bằng huyệt Kim.

Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 66.

BIỂU ĐỒ HUYỆT TỈNH

ĐƯỜNG KINH

HUYỆT TỈNH

Phế

Thiếu Thương (P.1) - Mộc

Đại Trường

Thương Dương (Đtr.1) - Kim

Vị

Lệ Đoài (Vi.45) - Kim

Tỳ

Ẩn Bạch (Ty.1) - Mộc

Tâm

Thiếu Xung (Tm.1) - Mộc

Tiểu Trường

Thiếu Trạch (Ttr.1) - Kim

Bàng Quang

Chí Âm (Bq.67) - Kim

Thận

Dũng Tuyền (Th.1) - Mộc

Tâm Bào

Trung Xung (Tb.9) - Mộc

Tam Tiêu

Quan Xung (Ttu.1) - Kim

Đởm

Túc Khiếu Âm (Đ.44) - Kim

Can

Đại Đôn (C.1) - Mộc

a.2- Huyệt VINH (Huỳnh)

(Là nơi kinh khí chuyển qua ‘Sở lưu vi Vinh’ (LKhu 1, 82).

( Kinh Âm mang hành Hỏa, kinh Dương mang hành Thủy.

Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 66.

BIỂU ĐỒ HUYỆT VINH (HUỲNH)

KINH

HUYỆT

Phế

Ngư Tế (P.10) - Hỏa

Đại Trường

Nhị Gian (Đtr.2) - Thủy

Vị

Nội Đ́nh (Vi.44) - Thủy

Tỳ

Đại Đô (Ty.2) - Hỏa

Tâm

Thiếu Phủ (Tm.8) - Hỏa

Tiểu Trường

Tiền Cốc (Ttr.2) - Thủy

Bàng Quang

Thông Cốc (Bq.66) - Thủy

Thận

Nhiên Cốc (Th.2) - Hỏa

Tâm Bào

Lao Cung (Tb.8) - Hỏa

Tam Tiêu

Dịch Môn (Ttu.2) - Thủy

Đởm

Hiệp Khê (Đ.43) - Thủy

Can

Hành Gian (C.2) - Hỏa

a.3- Huyệt DU

(Là nơi kinh khí rót vào ‘Sở chú vi Du’ (LKhu 1.83).

(Là huyệt Nguyên của các kinh Âm.

(Kinh Âm mang hành Thổ, kinh Dương mang hành Mộc

Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 67.

BIỂU ĐỒ HUYỆT DU

KINH

HUYỆT

Phế

Thái Uyên (P.9) - Thổ

Đại Trường

Tam Gian (Đtr.3) - Mộc

Vị

Hăm Cốc (Vi.43) - Mộc

Tỳ

Thái Bạch (Ty.3) - Thổ

Tâm

Thần Môn (Tm.7) - Thổ

Tiểu Trường

Hậu Khê (Ttr.3) - Mộc

Bàng Quang

Thúc Cốt (Bq. 65) - Mộc

Thận

Thái Khê (Th.3) - Thổ

Tâm Bào

Đại Lăng (Tb.7) - Thổ

Tam Tiêu

Trung Chử (Ttu.3) - Mộc

Đởm

Túc Lâm Khấp (Đ.41) - Mộc

Can

Thái Xung (C.3) - Thổ

a.4- Huyệt Kinh

(Là nơi kinh khí đi qua để vào bên trong ‘Sở hành vi Kinh’ (LKhu 1, 84).

(Kinh Âm mang hành Kim, Kinh Dương mang hành Hỏa.

Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 68.

BIỂU ĐỒ HUYỆT KINH

KINH

HUYỆT

Phế

Kinh Cừ (P.8)

Đại Trường

Dương Khê (Đtr.5)

Vị

Giải Khê (Vi.41)

Tỳ

Thương Khâu (Ty.5)

Tâm

Linh Đạo Tm.4)

Tiểu Trường

Dương Cốc (Ttr.5)

Bàng Quang

Côn Lôn (Bq.60)

Thận

Phục Lưu (Th.7)

Tâm Bào

Gian Sử (Tb.7)

Tam Tiêu

Chi Câu (Ttu.6)

Đởm

Dương Phụ (38)

Can

Trung Phong (C.4)

a.5- Huyệt Hợp

(Là nơi kinh khí từ ngoài nhập vào bên trong Tạng Phủ ‘Sở nhập vi Hợp’ (LKhu 1, 85).

(Kinh Âm mang hành Thủy, Kinh Dương mang hành Thổ

(Huyệt Hợp là nơi giao hội của kinh khí bên trong và bên ngoài. Huyệt Hợp cũng là nơi để tà khí từ ngoài theo đó mà nhập sâu vào bên trong tạng phủ, đồng thời cũng là nơi để tà khí từ trong tạng phủ thoát ra kinh lạc bên ngoài.

Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 69.

BIỂU ĐỒ HUYỆT HỢP

KINH

HUYỆT HỢP

Phế

Xích Trạch (P.5)

Đại Trường

Khúc Tŕ (Đtr.11)

Vị

Túc Tam Lư (Vi.36)

Tỳ

Âm Lăng Tuyền (Ty.9)

Tâm

Thiếu Hải (Tm.3)

Tiểu Trường

Tiểu Hải (Ttr.8)

Bàng Quang

Ủy Trung (Bq.40)

Thận

Âm Cốc (Th.10)

Tâm Bào

Khúc Trạch (Tb.3)

Tam Tiêu

Thiên Tỉnh (Ttu.10)

Đởm

Dương Lăng Tuyền (Đ.34)

Can

Khúc Tuyền (C.8)

Ngoài ra, thiên ‘Kim Qũy Chân Ngôn Luận’ (TVấn 4) và thiên ‘Thông B́nh Hư Thực Luận’ (TVấn 28) có nêu lên 3 huyệt Hợp không nằm trong nhóm huyệt Hợp Kinh Điển. Đó là:

+ Hợp của Đại Trường : Thượng Cự Hư (Vi.37).

+ Hợp của Tiểu Trường : Hạ Cự Hư (Vi.39).

+ Hợp của Tam Tiêu : Ủy Dương (Bq.53).