Y học cổ truyền với chứng vô sinh ở nữ giới

      Khi phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, nếu người bạn đời của họ có chức năng sinh sản b́nh thường, cùng có sự đồng t́nh quyết tâm, sau 2 năm chung sống và không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào, mà không thể có thai th́ được gọi là vô sinh nguyên phát. Nguyên nhân vô sinh phần lớn thuộc nữ giới (khoảng 85%).
Ngoài những nguyên nhân do tiên thiên bất túc, dị tật, nh́n chung, phụ nữ không có con là do kinh nguyệt không đều, không tốt, do các sang chấn về tâm lư (stress), do môi trường sống và điều kiện sinh hoạt làm mất cân bằng khí - huyết, âm - dương.
Ngày nay, do học tập, công tác, nhiều chị em xây dựng gia đ́nh muộn và có kế hoạch sinh con sau tuổi 30. Trước đó, một số chị em đă dùng thuốc tránh thai bằng đường uống hoặc tiêm, gây mất cân bằng giữa thận âm và thận dương và gây hư tổn mạch xung, nhâm dẫn tới vô sinh. Theo chúng tôi, ngoài những nguyên nhân bất khả kháng như dị tật phần phụ (tử cung dị thường, nhi dạng, u xơ tử cung lớn...), viêm xơ ống dẫn trứng do lao..., YHCT có thể điều trị hoặc hỗ trợ một số dạng vô sinh sau: vô sinh do thận dương hư, tỳ dương hư, đàm trệ; thận âm hư, can khí sơ tiết bất điều và khí huyết lưỡng hư cùng huyết ứ.
Người bị thận dương hư, tỳ khí hư kèm theo đàm trệ biểu hiện: vô sinh, kinh nguyệt chậm kỳ, lượng máu kinh ít, màu sắc nhạt, loăng kiêm huyết khối sẫm màu; khí hư (đới hạ) trắng, loăng, nước tiểu trong. Sắc da xanh nhợt, nặng th́ vàng nhạt; hay đau mỏi lưng, đau bụng dưới; thường sợ lạnh, chân tay lạnh, nặng th́ lưng lạnh, ăn kém, mệt mỏi, ngủ nhiều, nếu có đàm trệ th́ người bệnh cảm thấy nặng đầu, ḿnh; đại tiện phân nát. Chất lưỡi nhợt, có vết hằn răng quanh lưỡi; mạch trầm tŕ, nhu, tế hoặc đới hoạt.
Nguyên nhân có thể bẩm tố cha mẹ sinh ra đă yếu, hoặc do ăn nhiều các thức sống lạnh, điều kiện ăn ở sinh hoạt lạnh ẩm kéo dài. Đặc biệt một nghiên cứu của bác sĩ Shulan Tang Shizhen (Anh) (2002) nêu lên vô sinh do bệnh nhân dùng thuốc tránh thai trong nhiều năm. Tác giả cho rằng các thuốc này có thể ức chế sự phát triển của thận khí và làm cho thận dương hư, dẫn đến tử cung bị lạnh, không thụ thai được.
Có thể điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng ôn bổ thận, tỳ, hóa đàm, làm ấm tử cung giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn như sau: Đẳng sâm, đỗ trọng, tục đoạn, phục linh, bạch truật, trần b́, hương phụ, hoàng kỳ, đương quy, bạch thược, a giao, ngải diệp, ngô thù, tiều hồi, quế chi... các bài thuốc thường dùng như thận khí hoàn, kim quỹ thận khí, khai uất nhị trần thang... Và tất nhiên để có được sự hướng dẫn cụ thể cách điều trị, dùng thuốc cho hợp lư nên t́m đến bác sĩ chuyên khoa.
Người bị thận âm hư thường có các triệu chứng như: vô sinh, kinh chậm kỳ, sắc kinh đỏ, lượng ít. Người gầy khô, buổi chiều thường hâm hấp khó chịu, g̣ má đỏ, ra mồ hôi trộm, vú teo nhẽo, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, vàng, mạch tế sác. Muốn thụ thai được, cần phải bổ can thận để dưỡng tinh huyết. Bài thuốc thường dùng là bát vị quy thược...
Những người bị can khí uất kết, can hỏa vượng: ngoài rối loạn kinh nguyệt như trên, c̣n thường tỏ ra bực dọc khó chịu, dễ cáu gắt, miệng đắng, mắt hoa, ngực sườn tức, mạch huyền. Phương pháp điều trị là: dưỡng huyết ḥa can. Thời kỳ đầu thường dùng bài tiêu dao tán gia vị. Khi can được giải uất, can khí sơ tiết điều đạt th́ chuyển sang củng cố bằng bài tứ vật thang, quy tỳ thang...
Ở những người quá béo, đàm thấp trệ, không thể có thai, mặc dù đă kiểm tra tử cung, ṿi trứng tốt, cần điều trị bằng bài khai uất nhị trần thang để đàm thấp được giải trừ mới có thể thụ thai được. Bệnh vô sinh cũng thường xảy ra ở người khí huyết hư kiêm huyết ứ. Triệu chứng của bệnh này là: kinh nguyệt chậm kỳ, đau bụng trước khi thấy kinh, lượng kinh ít, sắc sẫm, kém tươi, người gầy yếu, mệt mỏi, sắc mặt xanh, ăn ngủ kém. Điều trị cần bổ dưỡng khí huyết tùy theo t́nh trạng cụ thể.
Ngoài các dạng bệnh lư, để chuẩn bị điều kiện cho việc thụ thai tốt và cho ra đời những đứa con khỏe mạnh, người mẹ tương lai nhất thiết phải được điều ḥa kinh nguyệt tốt. Trước kỳ kinh cần dưỡng huyết, ôn dương, ḥa can và tăng cường lưu thông huyết, tránh huyết ứ, trong kỳ kinh, cần điều ḥa khí huyết, dưỡng âm và hoạt huyết khứ ứ; giữa kỳ kinh, trong giai đoạn rụng trứng, cần bổ âm và ôn thận dương để thúc đẩy sự rụng trứng.
Ngày nay, khoa học phát triển, có thể giúp đỡ thụ thai trong ống nghiệm. Tuy nhiên, đó là yếu tố hỗ trợ bên ngoài, do vậy không ít trường hợp không thành công. Theo chúng tôi, để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, người phụ nữ cần được chuẩn bị yếu tố bên trong đầy đủ. Việc chuẩn bị này là một trong những lợi thế mà y học cổ truyền có thể mang lại.
TS. Lê Lương Đống-Bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội