Cứu huyệt túc tam lư - một phương pháp pḥng và chữa bệnh

      Huyệt này nằm ở dưới đầu gối, cách hơm dưới xương bánh chè 3 tấc (khoảng 5,4 cm) và cách bờ xương ống chân 1 tấc (khoảng 1,8 cm). Việc kích thích vào huyệt túc tam lư giúp chữa nhiều loại bệnh về tiêu hóa, thần kinh, tim mạch... và nâng cao thể trạng.

Theo y học cổ truyền, túc tam lư là huyệt đa khí, đa huyết, có vai tṛ điều ḥa tỳ vị, ruột, tiêu trệ, thông kinh lạc và khí huyết, bổ hư nhược, đuổi tà, pḥng ngừa bệnh... Một nghiên cứu của Soulie de Morant (một châm cứu gia người Pháp) cho thấy, huyệt túc tam lư có tác dụng điều ḥa ngũ tạng.

Việc châm cứu huyệt túc tam lư có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, viêm tụy tạng) và các bệnh liệt nửa người, thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, tiểu đường, suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, dị ứng, vàng da, động kinh, thần kinh suy nhược, các bệnh sinh dục - tiết niệu...

Theo kinh nghiệm dân gian Nhật Bản, việc cứu huyệt túc tam lư hằng ngày giúp pḥng và chữa bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Người Nhật Bản có câu: "Nhược yếu an, tam lư thường bất càn", nghĩa là để b́nh an, vô bệnh th́ huyệt túc tam lư không được để khô, (ư nói phải thường xuyên cứu huyệt này); và: "Tam lư cứu bất tuyệt, nhất thiên tai bệnh tức", nghĩa thường xuyên cứu huyệt túc tam lư th́ những bệnh tai ác đều bị diệt.

Sau đây là các kỹ thuật cứu huyệt túc tam lư:

- Cứu bằng điếu ngải: Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điếu ngải bằng ngón tay, châm lửa rồi hơ trên huyệt khoảng 3-5 phút, cho đến khi vùng huyệt và toàn thân nóng ấm là được.
- Cứu bằng gừng, tỏi: Gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng, đặt lên huyệt túc tam lư. Lấy một nhúm nhỏ (bằng hạt lạc) ngải nhung đặt trên lát gừng hoặc lát tỏi, ấn ép thành h́nh quả núi rồi châm lửa cho cháy dần. Nếu không có ngải nhung, có thể dùng 3 nén hương thơm, chụm lại để cứu.

Chú ư:

- Nên cứu huyệt túc tam lư cả hai bên. Cứu vào buổi sáng tốt hơn buổi chiều.
- Các phương pháp trên rất thích hợp với những người hư nhược, sức khỏe yếu, tạng hàn. Người tạng nhiệt nên giảm thời gian cứu hoặc có thể thay thế phương pháp này bằng cách bấm huyệt hoặc thủy châm vitamin B1.
- Trẻ dưới 7 tuổi chưa nên cứu huyệt túc tam lư.

BS Quách Tuấn Vinh