Săn lùng nấm cổ Linh Chi

Anh Lê Quang Đoàn (Pleiku) hy vọng cây này đúng là nấm cổ Linh Chi.

Các tỉnh Tây Nguyên đang rộ lên cơn sốt t́m kiếm, mua bán loài nấm này. Hàng ngh́n người đă đổ xô đến các khu rừng già t́m kiếm song không ai biết rơ tên cây nấm lấy được là ǵ. Nhiều gia đ́nh dùng nấu nước uống hoặc chữa bệnh, nhưng cũng không hề hay về công dụng thực của chúng.

Chị Nguyễn Thu Hà ở xă Hra, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai), một chủ vựa thu gom nấm, cho biết cuối năm 2002, một người đàn ông tên Hùng ở huyện An Khê lên gặp chị. Anh ta mang theo 3 mẫu nấm và bảo: “Cô cứ kiếm cho tôi 3 loại này, có bao nhiêu tôi mua bấy nhiêu”. Chị Hà nhận lời, đem 3 mẫu nấm vào 3 làng đồng bào dân tộc Bah Nah trong xă, vận động bà con vào rừng t́m kiếm về bán. Chỉ vài ngày sau đó, đồng bào các làng gùi rất nhiều nấm ra bán. Có cái nấm to, nặng tới 68 kg, bà con phải chặt nhỏ ra mới bỏ được vào gùi.

Lúc đầu chị Hà thu mua với giá 6.000-8.000 đồng/kg, có ngày số lượng lên tới cả tấn nấm. Có bao nhiêu, chị bán hết cho ông Hùng. Sau đó, có 3-5 người từ thành phố Pleiku đến mua nấm để chở đi TP HCM và Hà Nội tiêu thụ. Chị cho hay giá nấm bây giờ không b́nh quân như trước mà tùy loại. Ví như cây nấm 17 kg, chị bán 40.000 đồng/kg, c̣n nếu nấm nặng 50 kg trở lên phải 100.000-150.000 đồng/kg mới bán.

V́ lợi nhuận, người dân xă Hra đă bỏ sản xuất vào các khu rừng t́m nấm cổ. Rừng Hra hết nấm, nhiều người phải đi tận rừng Đức Cơ giáp Campuchia, hay sang huyện KBang, huyện Sa Thầy (Kon Tum) t́m kiếm. Nhưng ít người kiếm được loại nấm đặc biệt có tên cổ Linh Chi. Anh Hồ Công Dũng, Phó bí thư Đảng ủy xă Hra, cho biết, cơn sốt t́m nấm cổ Linh Chi rộ lên từ năm ngoái và kéo dài đến tận bây giờ. Bản thân anh cũng kiếm mua 1 cây nấm gửi cho cô giáo đang dạy học ở xă Hra có đứa con bị bệnh nặng. Anh c̣n gọt rửa sạch sẽ, ngâm nước muối hẳn hoi rồi cắt nhỏ cho vào nồi nấu kỹ, cho cả nhà cùng uống như uống nước trà hằng ngày. Anh bảo: “Cũng thấy thơm thơm nhưng không đắng như nấm Linh Chi”. Nhiều gia đ́nh ở Hra cũng uống nấm hoang trong rừng như gia đ́nh anh Dũng, nhưng khi hỏi nấm ǵ họ đều lắc đầu “không biết, chỉ thấy họ mua nhiều quá th́ uống thử".

Các chuyên gia về nấm khuyến cáo, nấm cổ Linh Chi được dùng làm thuốc chữa bệnh, song không phải nấm nào lấy được trong rừng cũng là cổ Linh Chi. Những mẫu nấm mà người dân các xă thuộc huyện Mang Yang, KBang, Đức Cơ, Sa Thầy không giống nấm cổ Linh Chi. Những loại này do sống nhiều năm trong rừng nên bản thân nấm cũng bị những sinh vật khác tấn công. Dù nấm không có độc tính cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. V́ thế nấm mọc hoang trong rừng Tây Nguyên chỉ có ư nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen cho những khảo cứu sinh học. Việc khai thác quá mức sẽ làm cạn kiệt các nguồn gen.

 (Theo Sài G̣n Giải Phóng)