Dinh dưỡng hợp lư và vận động để pḥng chống các bệnh lư mạn tính
 BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

     Ngày nay, các bệnh lư mạn tính như béo ph́, tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, loăng xương... đă không ngừng gia tăng trên toàn cầu và đang là mối lo âu của giới y học cũng như các tổ chức y tế thế giới. Có khá nhiều biện pháp pḥng chống được đề ra, trong đó dinh dưỡng giữ vai tṛ rất quan trọng.
Những yếu tố góp phần dẫn đến các bệnh lư mạn tính
    Một số yếu tố được xem là góp phần dẫn đến các bệnh lư mạn tính là di truyền, suy dinh dưỡng bào thai, béo ph́, chế độ ăn không cân đối (ăn nhiều mỡ động vật, ăn nhiều đạm, ít ăn rau quả, dùng nhiều muối, rượu, cà phê, thuốc lá, ít vận động; môi trường sống, điều kiện làm việc căng thẳng).
Pḥng chống các bệnh mạn tính được xem là một cách để bảo vệ chất lượng cuộc sống, giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao tuổi thọ.
    Chống suy dinh dưỡng bào thai là cách pḥng ngừa sớm nhất các bệnh lư mạn tính ngay từ khi c̣n trong bụng mẹ. Các thai phụ cần được khám định kỳ ít nhất 3 lần trong cả thai kỳ để theo dơi sự tăng cân của mẹ lẫn sự phát triển của thai. Ngoài ra cần có những phương cách truyền thông giúp các thai phụ biết cách ăn uống để đạt được mức tăng cân cần thiết: 10-12kg cho cả thai kỳ. Giữ một thân h́nh cân đối cũng được đề nghị thông qua việc theo dơi thường xuyên chỉ số khối của cơ thể (BMI).
Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao2 (m).
BMI < 18,5: Thiếu năng lượng trường diễn.
BMI = 18,5-25: B́nh thường (lư tưởng BMI = 21).
BMI > 25-30: Thừa cân.
BMI ? 30: Béo ph́.
Những lời khuyên được đề nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới giúp pḥng chống các bệnh mạn tính:
- Luôn giữ BMI ở mức từ 20-22.
- Lượng chất béo trong khẩu phần chiếm từ 15-30% tổng năng lượng khẩu phần, khuyến khích sử dụng dầu thực vật.
- Tổng lượng chất bột đường chiếm từ 55-65% tổng năng lượng khẩu phần.
- Lượng đường ăn nên dưới 10g/ ngày.
- Lượng đạm ăn trong ngày nên chiếm từ 10-15% tổng năng lượng khẩu phần.
- Lượng muối ăn trong ngày không quá 5g.
- Lượng calci mỗi ngày nên đạt được từ 800-1.500mg.
- Rau và trái cây nên ăn khoảng 400g/ngày.
    Đối với người cao tuổi (> 65 tuổi) có một số điểm khác biệt so với nhu cầu dinh dưỡng ở người trưởng thành: Nhu cầu năng lượng giảm so với lúc c̣n trẻ và phụ thuộc vào mức độ hoạt động cũng như bệnh kèm theo. Nhu cầu đạm: từ 0,8-1g cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày. Khi có stress, nhiễm trùng, chấn thương cần 1,2-1,5g/kg cân nặng/ngày. Lượng rau và trái cây nên ăn mỗi ngày là 300-400g. Nước: 1.500-2.000ml/ngày. Cần bổ sung các vitamin và khoáng chất sau:
Vitamin D: 400UI/ngày.
Vitamin B12: 3mg/ngày.
Calcium:Nữ 1.000-1.500mg/ngày.
Nam 800-1.000mg/ngày.
Đối với các bệnh nhân cao huyết áp, lượng muối ăn vào được xác định như sau:
Giảm nhẹ: Bỏ lượng muối thêm vào trên bàn ăn như nước mắm, nước tương, muối tiêu, bột canh,... bằng cách này có thể giảm 3-5g muối/ngày.
    Giảm trung b́nh: Bỏ các thức chấm mặn trên bàn ăn và các loại thức ăn mặn như tương, chao, các loại mắm, dưa muối, cà muối, cá khô,... các thức ăn chế biến sẵn (ḿ, cháo... ăn liền), đồ hộp, gị chả, lạp xưởng..., ở mức này có thể giảm 6-10g muối/ngày.
    Giảm nghiêm ngặt: Tuân thủ cách giảm trung b́nh và trong nấu nướng hoàn toàn không nêm muối, nước mắm, nước tương, bột canh, bột ngọt. Cách này ít được sử dụng v́ khó thực hiện.
Rượu, bia, cà phê, thuốc lá: dùng càng ít, càng tốt.
    Vận động sẽ giúp tăng trương lực cơ và sức mạnh cơ bắp, sự tự tin, cải thiện giấc ngủ, giảm stress, giảm t́nh trạng táo bón, có lợi trong việc kiểm soát đường huyết, pḥng chống loăng xương, pḥng chống béo ph́, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, kiểm soát huyết áp, giảm chứng đau vùng thắt lưng và chống sự suy giảm các cơ quan do tuổi cao.
Một số hoạt động đơn giản, dễ làm giúp tiêu hao năng lượng: đi bộ, lên xuống cầu thang, làm các việc nhẹ trong nhà, chơi với trẻ, chăm sóc cây kiểng...
Khi vận động cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Chọn lựa h́nh thức vận động phù hợp với bản thân và cảm thấy thích thú.
- Vận động tăng dần: Khởi đầu có thể chỉ thực hiện trong 10 phút, sau đó tăng dần lên 20, 30 phút trong mỗi lần tập, cho đến khi đạt 60 phút/ngày là tốt nhất.
- Không vận động quá sức: Nhịp tim (mạch) phù hợp cho luyện tập là: 180 - (trừ) số tuổi của bạn. Sống lành mạnh, vui vẻ, sắp xếp công việc khoa học, giảm các mối lo âu, tránh làm việc quá sức.
- Theo dơi sức khỏe định kỳ (mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm). Theo dơi các chỉ số và xét nghiệm sau cũng được đề nghị: Cân nặng, ṿng eo, ṿng mông, mạch - huyết áp, đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL, VLDL, HDL.
Khi có sự thay đổi của các chỉ số và các xét nghiệm cần phải có sự tham vấn kịp thời của bác sĩ.  

Nguồn : Báo SKDS