CÓ NÊN PHỐI HỢP ĐÔNG DƯỢC VỚI TÂN DƯỢC HAY KHÔNG?
Thạc
sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN (Khoa Đông y - Viện Quân y 108)
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát
triển toàn diện của y học, sự phối
hợp sử dụng tân dược (thuốc Tây) và Đông
dược (thuốc ta) ngày càng được chú
trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi không dễ giải
đáp vẫn luôn được đặt ra, đó là:
có nên dùng cả hai loại thuốc Tây và ta với nhau
hay không? Có ư kiến cho rằng hoàn toàn không nên bởi
lẽ lư luận chỉ đạo, đặc tính và cách
dùng của hai loại thuốc là rất khác nhau, nếu dùng
chung sẽ không thể kiểm soát được và
dễ xảy ra các tai biến không mong muốn; Nhưng ngược
lại cũng có ư kiến cho rằng hoàn toàn nên, bởi
lẽ phương thức dùng chung sẽ tạo nên tác
dụng cộng hưởng và phát huy triệt để
thế mạnh của từng loại thuốc.
K ỳ thực, cả hai quan niệm trên đều không
tránh khỏi tính chủ quan và phiến diện. Bởi
lẽ, câu trả lời chính xác chỉ có thể đạt
được dựa trên kết quả nghiên cứu
một cách khoa học và nghiêm túc. Thực tế đă
chứng minh rằng nếu sự phối hợp đó là
hợp lư th́ có thể nâng cao hiệu quả và mở
rộng phạm vi điều trị, giảm bớt các tác
dụng phụ của mỗi loại thuốc; c̣n nếu
sự phối hợp không hợp lư th́ chẳng những
công hiệu của dược vật bị hạn
chế mà có khi c̣n làm nặng hơn hoặc phát sinh các tác
dụng phụ, thậm chí có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng.
Cho đến nay, các nhà khoa học đă phát hiện khá
nhiều tân dược và Đông dược khi cùng dùng
sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
Chẳng hạn kim ngân hoa phối hợp với Benzyl
penicillin có tác dụng ức chế khả năng kháng
Penicillin của tụ cầu vàng. Các vị thuốc Đông
y thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc như
bồ công anh, diếp cá, lô căn, thanh cao, trúc diệp,
bản lam căn... phối hợp với Penicillin G có tác
dụng nâng cao hiệu quả trị liệu đối
với các đợt bùng phát cấp tính của bệnh
viêm phế quản mạn tính. Những Đông dược
kiềm tính như bằng sa, ngơa lăng tử khi dùng
kết hợp với Oxacillin và Erythromycin có thể ngăn
được sự phá hủy của dịch vị, làm
tăng khả năng hấp thu và hiệu lực kháng
khuẩn của hai loại kháng sinh này. Griseofulvin là
một kháng sinh chống nấm thường khó hấp thu
và dễ gây ra các phản ứng bất lợi như
buồn nôn, nôn, đi lỏng, đau đầu... nếu
phối hợp với nhân trần có thể làm tăng
độ dung giải, nâng cao hiệu lực sinh học và
có thể giảm lượng dùng của Griseofulvin từ
33-55%. Diphenhydramine (Benadryl) phối hợp với ma hoàng và
Clenbuterol phối hợp với dương kim hoa (cà độc
dược) đều có tác dụng hiệp đồng nâng
cao hiệu quả điều trị hen phế quản.
Mặt khác, không ít sự phối hợp giữa thuốc
Tây và thuốc ta c̣n có tác dụng mở rộng phạm
vi ứng dụng của mỗi loại thuốc. Ví dụ
như Aminazine khi phối hợp với bột trân châu không
những giúp hiệu quả trị liệu được
nâng cao rơ rệt mà c̣n có thể dùng được cho
cả những bệnh nhân chức năng gan bị
rối loạn, do bột trân châu có khả năng cải
thiện hoạt động tế bào gan và dự pḥng các
thương tổn gây nên do Aminazine. Phức hợp dă cúc
hoa - Eutonyl trong chế phẩm "Dă lạc phiến"
không chỉ có hiệu năng giảm áp ở người
bị huyết áp cao mà c̣n được mở rộng dùng
cho người bị di chứng liệt nửa người
do rối loạn tuần hoàn năo. Dịch tiêm đan sâm và
sinh mạch tán (bài thuốc gồm ba vị: Nhân sâm,
mạch môn và ngũ vị tử) phối hợp với
Hyoscyamine không những làm tăng nhịp tim ở người
có hội chứng yếu nút xoang (sick sinus syndrome - SSS) mà c̣n
có tác dụng cải thiện tuần hoàn huyết
dịch, cải thiện t́nh trạng thiếu máu cơ
tim, giải quyết cả phần "ngọn" lẫn
phần "gốc" của vấn đề.
Một số dược liệu khi phối hợp với
thuốc Tây c̣n có khả năng giảm thiểu các tác
dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn Streptomycin
nếu dùng quá dài ngày có thể dẫn đến t́nh
trạng giảm thính lực và chóng mặt do tổn thương
hệ thống tiền đ́nh. Nhưng khi dùng phối
hợp với cam thảo, các tác dụng phụ này sẽ
được giảm thiểu bởi lẽ Glycyrrhizic acid
có trong thành phần của cam thảo sẽ kết
hợp với gốc kiềm tính của Streptomycin để
tạo nên Streptomycin glycyrrhizinate có độc tính thấp
hơn nhưng năng lực kháng khuẩn vẫn
được giữ nguyên. Cyclophosphamide là thuốc
chữa ung thư nhưng thường gây các phản
ứng phụ ở đường tiêu hóa như nôn,
đi lỏng... Khi dùng kết hợp với bạch
cập và hải phiêu tiêu th́ những rối loạn này
được pḥng chống một cách tích cực
nhờ vào khả năng chỉ huyết, tiêu thũng và
bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột của hai
vị thuốc này. Thập toàn đại bổ thang là
một bài thuốc cổ có tác dụng vừa bổ khí
vừa bổ huyết, khi dùng phối hợp với
Rifamixin (thuốc kháng lao) sẽ giảm thiểu chứng
hạ bạch cầu do thuốc này gây nên đồng
thời nâng cao hiệu lực chống lao của nó.
Tuy nhiên, các công tŕnh nghiên cứu thực nghiệm và lâm
sàng cũng cho thấy: trong nhiều trường hợp
sự phối hợp giữa thuốc Tây và thuốc ta
đă đưa lại những kết quả bất
lợi. Trước hết, có thể làm giảm tác
dụng trị liệu của thuốc thông qua việc
ảnh hưởng đến quá tŕnh hấp thu hoặc tương
tác làm biến đổi cấu trúc và hoạt tính dược
lư. Ví như các vị thuốc Đông y có chứa nhiều
ion kim loại như thạch cao, hải phiêu tiêu, thạch
quyết minh, hổ cốt, long cốt, mẫu lệ....
(chứa nhiều Ca); minh phàn (chứa nhiều Al); đại
giả thạch, đồng tự nhiên (chứa nhiều
Cu); xích thạch chi, hoạt thạch (chứa nhiều Mg và
Cu)..., không nên dùng cùng một số kháng sinh như
Tetracycline, Timifon... v́ sẽ làm giảm hệ số
hấp thu, ảnh hưởng không tốt đến
hiệu quả trị liệu. Các vị thuốc có
chứa nhiều tanin như đại hoàng, ngô thù du, kim
anh tử, kha tử, ngũ bội tử, thạch lựu b́,
địa du, biển súc... và các chế phẩm Đông dược
như Lục vị địa hoàng hoàn, Hỏe giác hoàn...
không nên hợp dùng với một số kháng sinh như
Chloromycetine, Erythromycine, Rifampin, Griseofulvin, Nystatin, Lincomycin,
Tetracycline và vitamin B1 để tránh phản ứng giữa
tanin và các tân dược này tạo nên các sản
phẩm kết tủa làm giảm hiệu quả điều
trị. Các thuốc Tây kiềm tính như Aminophylline,
Gastropine, Sodium bicarbonate, Aluminum hydroxide... không nên phối
hợp với các vị thuốc Đông y toan tính như sơn
tra, ô mai, sơn thù, ngũ vị tử... và các chế
phẩm như Sơn tra hoàn, Bảo ḥa hoàn... v́ sẽ gây
ra phản ứng trung ḥa kiềm toan làm ảnh hưởng
đến hiệu lực của thuốc.
Thêm nữa, một số thuốc Tây và thuốc ta khi
phối hợp với nhau có thể gây ra các phản
ứng độc hại. Ví như ma hoàng và các chế
phẩm có ma hoàng như Đại lạc hoạt đan, Nhân
sâm tái tạo hoàn, Chỉ khái định suyễn hoàn...
không nên phối hợp với các thuốc có tác dụng
ức chế Monoamine Oxidase (MAO) như Furazolidone, Eutonyl,
Isocarboxazid, Methylhydrazine... v́ dễ gây ra các phản ứng
phụ nguy hiểm do các chất như adrenaline, dopamine,
serotonin không bị phá hủy, ứ đọng ở các
mạt đoạn thần kinh gây nên. Các thuốc lợi
tiểu như Lasix, Hypothiazit không nên hợp dùng với cam
thảo v́ Glycyrrhizin và Glycyrrhetinic acid chứa trong cam
thảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
thận cùng với các thuốc lợi tiểu, dễ gây
các phản ứng bất lợi do giảm kali máu quá
mức... Các vị thuốc có chứa alkaloid như ô
dầu, hoàng liên, bối mẫu và các thành phẩm như
Tiểu hoạt lạc đạn, Hương liên hoàn...
không nên hợp dùng với Atropine, Cafeine và Aminophylline v́
dễ gây ra các phản ứng do trúng độc.
Như vậy, có thể thấy tân dược cũng có
thể dùng với Đông dược, thậm chí trong
nhiều trường hợp là hết sức cần
thiết, nhưng với điều kiện sự phối
hợp đó phải hợp lư, có cơ sở khoa học
rơ ràng và nghiêm túc, tuyệt đối không sử
dụng tùy tiện và liều lĩnh. Rất đáng
tiếc là cho đến nay, ở nhiều cơ sở y
tế, việc phối hợp dùng Đông dược và tân
dược vẫn c̣n mang nặng tính chủ quan và kinh
nghiệm chủ nghĩa.
Báo SKDS - 183