Một số loại cháo thuốc  

Đậu nành nấu cháo có thể giúp chữa ho ở trẻ.

Đậu nành 50 g, gạo 50 g, cho vào 1 lít nước, nấu nhừ thành cháo, nêm đường, muối vừa đủ, ăn nóng ngày 2-3 lần. Loại cháo này có tác dụng bổ hư nhuận táo, dùng cho người bị tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, trẻ ho kéo dài.

Sau đây là một số loại cháo thuốc dễ chế biến khác:

1. Cháo đậu xanh, sắn dây

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử, lợi thủy, ra mồ hôi, đỡ khát nước.

Cách làm: Đậu xanh, bột sắn dây, gạo mỗi thứ 50 g. Gạo đăi sạch, nấu với 1 lít nước. Khi cháo gần chín nhừ, hạ lửa nhỏ; ḥa bột sắn dây với ít nước, khuấy đều, đổ vào cháo và đun sôi thêm 5 phút là được. Ăn nóng ngày 2-3 lần.

2. Cháo bột ngô

Tác dụng: Giảm mỡ máu và huyết áp, dùng cho người bị xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao, nhồi máu cơ tim. 

Cách làm: Gạo 50 g, cho khoảng 800 ml nước, nấu thành cháo. Lấy ít nước nguội ḥa đều 50 g bột ngô, đổ vào nồi cháo đang sôi, đun nhỏ lửa cho chín. Không nên nêm muối. Ăn nóng vào buổi sáng và tối hằng ngày.

3. Cháo cà rốt

Tác dụng: Trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Nó bù được lượng nước và điện giải bị mất do tiêu chảy, đồng thời làm giảm nhu động ruột, hút bớt chất nhầy và độc tố của các vi khuẩn đường ruột.

Cách làm: Cà rốt tươi 400 g (có thể thay bằng 40 g bột cà rốt khô), gạo 300 g. Lấy gạo nấu thành cháo cùng 1 lít nước. Khi cháo chín, lấy rây thưa hoặc dùng vải màn để lọc, chỉ lấy nước cháo. Cà rốt tươi rửa sạch, cạo vỏ ngoài, xay hoặc giă nhỏ, cho vào nước cháo nấu chín, nêm một ít muối vừa ăn.

BS Phạm Văn Quyết, Sức Khoẻ & Đời Sống