Các khía cạnh t́nh
dục trong Truyện Kiều
BS.
HỒ ĐẮC DUY - TÔ KIỀU NGÂN
Thế nào là vành ngoài 7 chữ và vành trong 8 nghề?
Trong lúc trà dư tửu hậu, nói chuyện t́nh dục
trong ca dao, văn chương, một anh bạn đặt
ra cho tôi hai câu hỏi liên quan đến mấy câu thơ
mà Tú Bà dạy cho nàng Kiều:
Này con thuộc
lấy nằm ḷng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
Câu thứ nhất:
Thế nào là vành ngoài 7 chữ và vành trong 8 nghề?
Câu thứ hai: Nàng Kiều rơi vào thân phận
của gái lầu xanh, tại sao nàng không mang thai, lúc đó
đă có biện pháp pḥng tránh thai chưa? Hay Tú Bà có bí
quyết ǵ để giữ cho các cô gái lầu xanh không
mang bầu?
Là một người nghiên cứu về t́nh dục, tôi
cũng phải chới với trước hai câu hỏi này.
Hiện tại, người ta quan niệm t́nh dục là
một khoa học nghiên cứu về tính dục của
con người, một bộ môn vừa thuộc khoa
học xă hội nhân văn, vừa thuộc y học. Nó
giúp cho con người hiểu biết thêm về các
vấn đề liên quan đến hoạt động t́nh
dục, nghệ thuật kềm chế, giải tỏa
những ức chế t́nh dục để làm cho cuộc
sống tốt đẹp, thoải mái và hạnh phúc hơn.
Trong lịch sử, tính dục đă được loài
người nghiên cứu, viết sách lưu hành ở
khắp nơi, qua mọi thời đại như Kama-Sutra
(Ấn Độ), Nhục bồ đoàn, Đạo ma mật
truyền, Ngọc pḥng bí kiếp (Trung Hoa). C̣n ở nước
ta, các sách y học của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng
Lăn Ông cũng đă đề cập đến và
đưa ra các phương thuốc điều trị.
Bản chất của tính dục th́ có một nhưng
cảm quan tính dục th́ khác nhau, tùy cách, tùy người
và tùy thời.
V́ thế muốn t́m hiểu cặn kẽ vấn đề
t́nh dục trong một tác phẩm văn chương
tuyệt tác như Truyện Kiều, quả thật là
điều rất khó.
Không biết khi viết Truyện Kiều, đại thi hào
Nguyễn Du có nghiên cứu sách Tố Nữ Kinh không,
một quyển sách về t́nh dục của Trung Quốc
được viết từ thế kỷ thứ 5 mà
thời bấy giờ người ta đă xếp vào
loại dâm thư, nhưng có lẽ ông đă xem qua v́
"7 chư?" và "8 nghề" đều có
thấy nói đến trong sách ấy.
"Bảy chữ, tám nghề" là những mánh khóe,
thủ đoạn mà Tú Bà đă dạy cho nàng Kiều
thuộc nằm ḷng khi ở lầu xanh, áp dụng làm sao
cho khách làng chơi mê mẩn để thủ lợi.
Ta có thể lư giải "vành ngoài" là nghệ
thuật khêu gợi bằng ngôn ngữ, t́nh cảm, nói năng,
hát xướng, bằng những cái liếc mắt
đưa t́nh, những ôm ấp nhẹ nhàng nũng
nịu...
C̣n "vành trong" là nghệ thuật chăn gối.
Bảy chữ thuộc "vành ngoài" gồm:
1. Khốc: Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt
để làm động ḷng thương cảm của khách
làng chơi. Phải khóc lóc như thật để
chứng tỏ ḿnh thành tâm, thiệt ư. Tú Bà đă
dạy Kiều dùng nước gừng sống tẩm vào
khăn tay để lau nước mắt, khi đó nước
mắt sẽ không khô mà c̣n tuôn ra như suối.
2. Tiễn: Có nghĩa là cắt. Rủ khách cùng ḿnh
mỗi người cắt một mớ tóc, kết thành
một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm
lễ "kết tóc" để biểu tỏ ḷng
thủy chung bền chặt, khách sẽ tưởng là ḿnh
chân thành mà không nỡ bỏ.
3. Thích: Có nghĩa là đâm, chích. Lấy cây trâm chích vào
cổ tay hay trên bắp đùi mấy chữ "Thân phu
mỗ nhân" (người chồng thân yêu gọi là
mỗ), khách thấy vậy càng thêm yêu quư, tin tưởng.
4. Thiêu: Có nghĩa là đốt, dùng hương đốt
vào sáu huyệt của chàng và nàng. Sau khi thề thốt,
cả hai áp người vào nhau cùng đốt các
huyệt trên bụng, trên cánh tay, cổ tay. Phải là người
cao tay ấn mới sử dụng thủ pháp này.
5. Giá: Có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng.
Sau khi điều tra biết khách là kẻ giàu có th́
thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện cưới nhau.
Tất nhiên khách muốn cưới th́ phải bỏ ra
một số tiền lớn để chuộc ḿnh ra.
6. Tẩu: Có nghĩa là chạy. Đây là kế "đà
đao". Nếu thấy dan díu đă lâu, khách hết
tiền, muốn chuộc không có tiền mà muốn
tiếp tục quan hệ cũng không c̣n tiền, th́
chỉ c̣n cách tống khứ khách đi cho rảnh. Lúc
ấy phải giả vờ rủ khách đi trốn,
hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh
tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, thế
tất khách phải sợ mà... trốn thật.
7. Tử: Có nghĩa là chết. Chết giả chứ không
phải chết thật. Thề thốt cho họ tin là ḿnh
yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu không tin th́
chết ngay tại chỗ, trước mắt cho chàng
thấy. Nếu biết y có thê thiếp rồi, không
thể lấy ḿnh được th́ càng làm già đến
độ rủ y "cả hai cùng chết hơn là
chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, có tán
gia bại sản, đem hết bạc tiền ra dâng cho ḿnh,
y cũng không tiếc.
Tám nghề thuộc "vành trong" gồm những động
tác, tư thế tạo khoái cảm nhục dục cho khách
làng chơi. Theo thư tịch cổ th́ Cửu pháp có
mục đích dưỡng sinh c̣n Tam thập pháp lại
nhằm hướng dẫn những vị thế cơ
bản trong sinh hoạt t́nh dục, lấy sự khoái
cảm làm mục đích chính.
Đó là 8 tư thế cơ bản như: chính thường
vị, thân triển vị, cao yêu vị, khuất khúc
vị, nữ thượng vị, phản vị, kỵ
thừa vị va?ngọa chiếu vị, cho những
biến thế sau:
Tự trù mâu (Quấn quít, nam nữ quyện lấy nhau),
Thân khiển quyển (Nam, nữ thân mật nắm tay nhau
vuốt ve), Bạo tự ngư, Kỳ lân giác, Toản
mặc cẩm, Long uyển chuyển, Ngư tỉ mục,
Yến đồng tâm, Phỉ thúy giao, Uyên ương
hợp, Không phiên diệp, Bối phi cưu, Hoàng ngạc túc,
Mă dao đề, Bạch hổ thắng, Côn kê lâm trường,
Miêu thử đồng huyệt...
Có người giải thích "vành trong 8 nghề"
của Tú Bà là các tư thế giao hợp như sau:
1. Kích cổ thôi hoa (đánh trống giục hoa).
2. Kim liên song tỏa (sen vàng khóa chặt hai vế).
3. Đại triển kỳ cô (mở tung cờ trống).
4. Màn đả khinh xao (chậm đánh khẽ rung).
5. Khẩn soan tam trật (ôm chặt ba chân).
6. Tả chi hữu tŕ (tay mặt ôm, tay trái giữ).
7. Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dơi thần
hồn).
8. Nhiếp thần siểm tỏa (thu hết tinh thần làm
ra vẻ nhún nhẩy).
Tóm lại đây là những ngón nghề thuộc giới
"chẩn thượng" (Trên gối) ám chỉ
giới làng chơi. Mỗi nghề áp dụng cho mỗi
loại khách, mỗi loại người, tùy theo khách là
người nhỏ yếu hay lớn con, dai dẳng, nôn nóng
hay chậm răi, trầm tĩnh... mà thực hiện.
Nguồn : Báo SKDS