ĂN KHOAI TÂY CÓ LỢI CHO CHỮA BỆNH DẠ DÀY
PTS. BS NGUYỄN MINH HẢI
(Theo Ứng dụng các thức trong chữa bệnh - TQ)
Trung y học cho rằng khoai tây vị ngọt, tính b́nh, có công hiệu kiện tỳ ḥa vị, ích khí điều trung, có thể chữa trị được các chứng bệnh như đau dạ dày và bí đại tiện. Y học hiện đại cho rằng chất nightshade có trong khoai tây có thể làm giảm sự tiết ra dịch vị, có tác dụng chống co giật dạ dày, có hiệu quả nhất định đối với chữa bệnh đau dạ dày.
1. Những người vị toan (gastric acid) quá nhiều, trước mỗi bữa ăn nửa giờ, ăn 100g cháo khoai tây nấu đặc, có thể có hiệu quả chữa trị nhất định.
2. Những người buồn nôn, bị nôn mửa, ăn uống giảm sút và có bệnh về chức năng giác quan thần kinh, có thể dùng 100g khoai tây, 100g gừng tươi, 1 quả quít rửa sạch, thái nhỏ, giă nát, vắt lấy nước trước bữa ăn, uống 15ml nước đó, sẽ có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
3. Khoai tây tươi cạo vỏ, rửa sạch, giă nát, cho lượng nước sôi để nguội ḥa vào, rồi vắt lấy nước. Hàng ngày, sớm và tối, lúc bụng đói, uống 1 chén nước đó. Liên tục uống trong 1 tháng, sẽ có tác dụng chữa trị rất tốt đối với bệnh loét hành dạ dày và loét tá hành tràng. Nếu hàng ngày, sớm tối, vào lúc đói, uống 15ml nước ép đó có ḥa thêm một ít mật ong, th́ hiệu quả càng tốt hơn.
4. Khoai tây tươi 1.000g, sau khi cạo rửa sạch, thái nhỏ, giă nát, cho thêm nước, dùng khăn sạch vắt lấy nước, lại dùng nước đó cho vào trong nồi đun nhỏ lửa. Khi đă đặc lại, đổ ra bát, để nguội, ḥa ít mật ong vào và ăn. Mỗi lần ăn 15ml chia 2 lần vào lúc đói, có thể có tác dụng tốt trong chữa trị bệnh dạ dày và loét hành tá tràng; đồng thời cũng chữa được bí đại tiện do thói quen.
Cũng cần phải biết thêm về độc tính của khoai tây để có biện pháp đề pḥng bị trúng độc.
Như trên đă nói, trong khoai tây có chứa chất độc nightshade - một loại kềm sinh vật (alkaloid) có kết cấu glucoside. Trong trường hợp b́nh thường, khoai tây có chứa lượng chất rất ít. Nhưng nếu bảo quản không hợp lư hoặc v́ thời tiết oi bức, khoai tây lên mầm hoặc bị úng thối, th́ hàm lượng chất độc hại này lại tăng lên rất nhiều.
Qua kiểm nghiệm đối với các loại khoai tây, đă chứng minh rằng: Trong trường hợp b́nh thường, các bộ vị trong khoai tây đều có chất nightshade (trong đó hàm lượng ở trong các mầm khoai tây là cao nhất, kế đến là ở vỏ khoai, c̣n trong phần chất thịt của khoai th́ ít nhất) Lượng nightshade có chứa trong mầm khoai tây so với trong chất thịt của khoai tây cao gấp 100 lần. Chất nightshade có chứa trong vỏ khoai tây so với trong chất thịt của khoai tây cao gấp 7-8 lần. Hàm lượng nightshade trong vỏ các loại khoai tây th́ chênh lệch nhau không lớn, nhưng ở những củ khoai có vỏ xanh, khi đă gọt vỏ, hàm lượng chất nightshade trong chất thịt của khoai vẫn c̣n khá cao. Qua ngâm nước, xào nấu, chất nightshade thực ra không giảm mấy. Điều này chứng tỏ chất nightshade có tính ổn định chứ không bị nhiệt phá hủy, không tan trong nước, dù có ngâm cũng không thể trôi ra nước được. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu chứng tỏ: khi ăn khoai tây chất nightshade hấp thu vào cơ thể chỉ cần 0,2g là đă có thể bị trúng độc. Nếu hấp thu từ 0,3-0,4g một lúc là có thể gây trúng độc nghiêm trọng. Chất nightshade có tác dụng làm tan máu, (phá hủy hồng cầu) có tác dụng kích thích rất mạnh đối với niêm mạc. Triệu chứng trúng độc có những biểu hiện ở đường tiêu hóa như: khô miệng, tê lưỡi, buồn nôn, đau bụng, đi tháo, v.v... Người bị nặng có thể gây khó khăn trong hô hấp, bị co giật, v.v... V́ vậy, cần tránh ăn các loại khoai tây đă lên mầm và đă biến thành màu xanh. Đồng thời phải chú ư ăn lượng vừa phải. Nếu khi ăn khoai tây mà cảm thấy ở miệng bị tê tê, phát ngứa, v.v... th́ cần phải ngưng ăn ngay lập tức
Nguồn : Báo Sức Khoẻ Và Đời Sống.