Một mô h́nh Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền

BS Trương Th́n

A. vai tṛ Phương pháp luận

Cốt tủy của một nền y học, cái làm cho một nền y học có giá trị độc đáo, chính là phương pháp luận, là y lư của nó. Thật vậy, như chúng ta đă biết phần đông những cây thuốc, con thuốc, huyệt vị châm cứu không thuộc riêng của dân tộc nào, và ngày nay hầu như ai cũng biết dùng. Nhưng mỗi dân tộc, mỗi khoa học sử dụng chúng một cách khác nhau, và v́ cách sử dụng khác nhau đó mà mỗi nền y học có một sắc thái riêng. Cái sắc thái khác nhau đó chính là ở phương pháp tư tưởng, ở y lư.

Nếu như có nhiều con đường đi tới La Mă, th́ cũng có nhiều con đường đi tới một mục đích chung của Y học. Nói cách khác, có nhiều cách nh́n, nhiều cách vận dụng, nhiều phương pháp chẩn đoán và trị liệu khác nhau. Y học cổ truyền dân tộc vốn đă có phương pháp đặc biệt của ḿnh.

Nhiệm vụ khoa học trong mỗi y học là qua thực tiễn nghiên cứu của ḿnh mà t́m ra được những qui luật, và vận dụng được những qui luật đó để cải tạo hiện thực. Do đó, Y lư là phần tinh hoa nhất, là đỉnh cao nhất của mỗi nền y học. Nếu không có qui luật th́ chúng ta mới chỉ có kinh nghiệm rải rác về các sự kiện mà chưa mang tính chất khoa học, và chỉ khi nào có qui luật th́ nền y học mới mang tính chất khoa học mà thôi.

Đă có nhiều người có quan điểm "khứ y tồn dược" chỉ chú ư vận dụng các phương tiện của y học cổ truyền, nhưng không mấy lưu tâm, thậm chí coi thường quá tŕnh tư duy quyết định những thành công đó. Như vậy là họ chưa thấy được khía cạnh khoa học trong y học cổ truyền, chưa biết thừa kế cái quí nhất của y học cổ truyền là phương pháp luận, là y lư của người xưa, cái mà từ đó nẩy sinh ra biết bao thắng lợi của nền y học dân tộc và phương đông nói chung.

B. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại

Trong việc nghiên cứu khoa học, chúng ta cần thực hiện những công tác chính sau:

1. Thâu thập sự kiện hiện thực, tức thâu thập tư liệu

2. Vận dụng phương pháp luận chung của triết học và phương pháp luận riêng của từng khoa học để phân tích, tổng hợp, qui nạp, suy diễn các sự kiện trên, dự kiến những khả năng, đề xuất mục đích nghiên cứu.

3. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn tiến hành biến những khả năng trên thành hiện thực mới, làm phong phú thêm tư liệu, gia tăng khả năng cải tạo hiện thực.

Công tác kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại là công tác khoa học nên cần được tiến hành theo đường lối trên.

 KẾT HỢP TƯ LIỆU :

kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, trước tiên là kết hợp những tư liệu (tức các sự kiện) của hai nền y học. Mỗi nền y học đă phát hiện một số tư liệu riêng, nếu cộng lại th́ tư liệu nghiên cứu sẽ hết sức phong phú.

1. Kết hợp tư liệu lâm sàng

Phát xuất từ hai cách nh́n khác nhau, trong thực tế, có những triệu chứng khách quan và chủ quan mà y học cổ truyền rất chú ư đưa vào hệ thống lư luận của ḿnh th́ y học hiện đại chưa mấy lưu tâm. Ngược lại, có rất nhiều dữ kiện được y học hiện đại phát hiện mà giới y học cổ truyền chưa hề biết vận dụng tới. Việc kết hợp lâm sàng của y học cổ truyền và y học hiện đại rất cần thiết làm cho lâm sàng học chung phong phú hẳn lên.

Trong việc nghiên cứu sưu tầm dữ kiện, nhiều khi chúng ta có thói quen lựa chọn hay loại bỏ nhiều sự kiện làm sao cho phù hợp với phương pháp nhận thức của ḿnh, thậm chí lờ đi những sự kiện đối lập và cường điệu những sự kiện phù hợp với giả thuyết đề ra [6].

Thật ra, không được loại trừ bất cứ sự kiện nào phát hiện được, sự kiện nào, triệu chứng nào cũng đều là những tư liệu quí báu. Vấn đề quan trọng là phải có một cách nh́n thống nhất và toàn diện về mọi tư liệu đó. Mỗi một tư liệu mới xuất hiện là một thử thách mới đối với phương pháp nhận thức của chúng ta, chớ không phải v́ phương pháp nhận thức của ḿnh mà thâu nhận hay loại bỏ sự kiện hiện thực đó.

2. Kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng

Việc kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng không phải là việc đơn giản mà là một cuộc đấu tranh giữa phép biện chứng và phép siêu h́nh.

Trên thực tế, đă có nhiều người đánh giá thấp vai tṛ lâm sàng và chỉ tin vào thực nghiệm mà thôi. Họ chủ trương "Đả đảo lâm sàng, hăy quay về pḥng xét nghiệm!". Những người này đă rơi vào chủ nghĩa cơ giới, phủ định sự khác biệt về chất giữa sự sống và sự chết, qui một cách máy móc các hiện tượng của sự sống thành các qui luật hóa học.

Ngược lại, có khá nhiều ngướ đánh giá thấp vai tṛ thực nghiệm và chỉ chú trọng đến lâm sàng. Họ kêu gọi: " Hăy từ pḥng xét nghiệm trở về lâm sàng, hăy từ kính hiển vi trở về giường bệnh". Những ngướ này đă rơi vào phương pháp trực giác, duy tâm chủ quan [9].

Trong công tác kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, đă có nhiều thầy thuốc tây coi thường giá trị lâm sàng của Đông y. Ngược lại cũng có nhiều thầy thuốc ta v́ quá tin yêu Đông y mà bất b́nh trước yêu cầu xét nghiệm khách quan.

Thật ra, cả hai quan điểm trên đều phiến diện, v́ những tư liệu lâm sàng và cận lâm sàng không đối lập nhau, trái lại bổ sung cho nhau làm sáng tỏ thêm nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu.

3. Kết hợp tư liệu của các khoa học khác

Sức khỏe của con người quan hệ mật thiết với rất nhiều yếu tố tự nhiên giới và xă hội. Tách con người ra khỏi tự nhiên và xă hội, tách y học ra khỏi các khoa học khác, tức mới chỉ nh́n một bộ phận trong toàn bộ hoạt động tác động qua lại lẫn nhau giữa con người và hoàn cảnh của nó. Do đó, kết hợp những tư liệu lâm sàng và cận lâm sàng trong y học là chưa đủ mà c̣n phải kết hợp nhiều tư liệu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xă hội khác nữa, như vật lư học, hóa học, sinh học, sinh hóa, sinh vật lư, thời sinh học, môi sinh học, xă hội học...Người thầy thuốc ngày nay không thể khu trú hoạt động của ḿnh trong bệnh viện hay tệ hại hơn bên giường bệnh, mà trái lại, tầm nh́n, tầm nghiên cứu và giải quyết nguyên nhân bệnh tật phải rất sâu rộng về mọi kiến thức khoa học tổng hợp.

4. Giá trị tư liệu

Một vấn đề hết sức quan trọng là tính khách quan, chính xác của tư liệu. Tư liệu là cơ sở xây dựng khoa học, nếu tư liệu không chính xác khách quan th́ không thể dựa vào đó để lập thuyết, không thể kết luận có tính chất qui luật khoa học được. Việc xác minh tư liệu đ̣i hỏi nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, nhiều kỹ thuật khách quan t́m hiểu từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong của sự kiện.

Trên thực tế, đă có lúc kết quả lâm sàng theo nhận thức chủ quan của thầy thuốc cũng như của bệnh nhân không phù hợp với kết quả cận lâm sàng khách quan của pḥng xét nghiệm. Đă có lúc, tiếng nói của thống kê học bác bỏ kết luận chủ quan của người thầy thuốc lâm sàng.

Tuy phương pháp trực quan giúp ta thấy ngay được những hiện tượng bên ngoài của sự vật, nhưng lắm khi trực quan đánh lừa chúng ta, không cho chúng ta thấy sâu hơn bản chất của sự vật và có nhiều kết luận sai lầm đáng tiếc.

II. Phương pháp luận

Sau khi đă thâu thập nhiều tư liệu, chúng ta cần vận dụng phương pháp luận đúng đắn để phân tích, tổng hợp, qui nạp, suy diễn các tư liệu đó, đề ra những khả năng mới, và vạch ra mục đích phương hướng hành động nhằm tạo thắng lợi cho công việc nghiên cứu tới. Phương pháp luận đóng vai tṛ chiến lược trong y học.

Y học dân tộc cổ truyền nói riêng, Đông y học nói chung được trang bị bằng triết học duy vật thô sơ và phép biện chứng cổ đại [7], dựa vào khí hóa, âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh mạch, thiên nhân tương hợp... vẽ ra được bức tranh của vũ trụ và con người, trong đó nêu ra được trạng thái biến dịch, giao dịch theo những qui luật bất dịch của giới tự nhiên...

Từ quan sát, trực giác, từ vận động luận và mâu thuẫn luận bước đầu của khoa học tự nhiên, Y học cổ truyền phương Đông đă vẽ ra được một bức tranh thủy mạc về toàn thể con người với những nét chấm phá đơn sơ của 5 khí Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, 12 tạng tượng, 18 kinh mạch... Bức tranh trên tuy cơ bản là đúng đắn, nhưng lại thiếu quá nhiều chi tiết:

- Nói đến khí hóa nhưng không biết cái ǵ đang biến hóa, và biến hóa như thế nào.

- Nói đến tạng phủ nhưng không biết đầy đủ cái ǵ trong phủ tạng.

- Nói đến kinh nguyệt nhưng không biết rơ cơ sở vật chất của chúng là ǵ...

Chừng nào chúng ta chưa đi sâu vào các chi tiết cụ thể th́ mới chỉ thấy rừng mà không thấy cây nên chưa thể có một bức tranh toàn diện về con người. Muốn nhận thức các chi tiết ấy, cần phải có khả năng phân tích mổ xẻ của khoa học tự nhiên [16].

Có thể nói, Y học cổ truyền đông phương đă vẽ ra được một bức tranh triết học về con người trong vũ trụ với những khái niệm, những qui luật chung và thiếu rất nhiều chi tiết cụ thể, thiếu rất nhiều qui luật riêng để trở thành một bức tranh khoa học toàn diện. Đó là mặt giới hạn do điều kiện lịch sử qui định.

Nếu y học cổ truyền dân tộc và Đông y nói chung không c̣n dựa trên những phương pháp luận riêng của Âm dương, Ngũ hành, Tạng tượng, Kinh lạc... th́ sẽ không c̣n cái chất y học cổ truyền đông phương nữa, th́ một cách nh́n, một cánh cửa bị khép lại. Nhưng nếu y học cổ truyền không được kết hợp với y học hiện đại để bổ túc những mặt khiếm khuyết của ḿnh về tư liệu cũng như về phương pháp th́ vĩnh viễn là y học cổ điển không một bước để chuyển thành y học dân tộc hiện đại tiến bộ hơn.

Mặt khác, những tư liệu, những phương pháp khoa học của Đông y học đă từng mở ra cách nh́n, cách giải quyết rất phong phú, đă được chứng minh trong quá tŕnh lịch sử lâu dài, nên cần được lưu tâm kết hợp vào tư liệu và phương pháp của Tây y học. Cả hai phương pháp, hai cách nh́n đều được mở rộng hơn về mọi phía nhờ sự kết hợp lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng y học Việt Nam với nhiều nét độc đáo.

III. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận triết học và khoa học thật ra đều phát xuất từ thực tiễn khái quát thành qui luật, phương pháp, từ đó, trở lại chỉ đạo khoa học đề xuất những giả thiết mới, những dự đoán mới, những mục đích nghiên cứu mới, để phát hiện ra những cái mới. Nhưng muốn biến những khả năng trên thành hiện thực, muốn kiểm tra những kết luận có tính cách tiên đoán trừu tượng đề ra có đúng hay không th́ phải thông qua phương pháp nghiên cứu khoa học.

phương pháp nghiên cứu khoa học đóng vai tṛ quan trọng tiên quyết. Tất cả tính chất đúng đắn của nghiên cứu đều phụ thuộc vào phương pháp, vào cách thực hiện. Nếu người nghiên cứu thiếu phương pháp nghiên cứu đầy đủ chính xác th́ không thể có khả năng tiến tới một kết luận có cơ sở khoa học được [4].

Hai mục đích lớn của phương pháp nghiên cứu khoa học là:

1. Xác minh giá trị khách quan chính xác của các sự kiện từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong. Phương pháp càng tinh vi th́ sự hiểu biết của chúng ta về sự vật và hiện tượng càng sâu rộng.

2. Chứng minh thực tiễn giả thuyết do người nghiên cứu đề ra do đă căn cứ trên những sự kiện chính xác được phát hiện và trên các phương pháp luận triết học và khoa học.

Muốn đạt được hai mục đích trên, muốn tiến gần tới chân lư của vần đề nghiên cứu, tùy từng bước phát triển của khoa học kỹ thuật mà đă có nhiều phương pháp và phương tiện kỹ thuật khác nhau: Phương pháp quan sát tự nhiên, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê, phương tiện kính hiển vi, điện tâm đồ, điện năo đồ, X quang, các xét nghiệm sinh hóa, sinh vật lư... phương pháp và phương tiện càng tinh vi chính xác th́ kết luận càng mang tính chất khoa học cao đáng tin cậy.

Y học dân tộc cổ truyền với phương pháp luận của ḿnh đă có khả năng đưa ra nhiều giả thuyết được xác minh bằng thực tiễn lâm sàng lặp đi lặp lại nhiều lần. Do phương pháp và phương tiện kỹ thuật có nhiều mặt hạn chế nên y học cổ truyền không thể đi sâu vào trong "hộp đen" bí ẩn của con người và tự nhiên giới mà chỉ nghiên cứu những đại lượng vào và những đại lượng ra, chỉ thâu thập được những sự kiện, những hiện tượng bên ngoài rồi suy đoán những hiện tượng, những hiện tượng bên trong bản thân hộp đen đó. Vai tṛ lư luận Đông y trở nên hết sức quan trọng bởi trong nội dung lư thuyết đă bao hàm nội dung thực tiễn, làm cho lư luận và thực tiễn gắn quyện vào nhau.

Tính khoa học trong y học dân tộc cổ truyền có giá trị nhất định trong điều kiện lịch sử của nó nhằm giải quyết những yêu cầu lịch sử của nó. Đối với ngày nay, y học dân tộc cổ truyền đă mở ra cho chúng ta vô số đề tài để tiếp tục nghiên cứu chứng minh (mà sự đề xuất giả thuyết nghiên cứu th́ c̣n khó hơn nhiều so với thực hiện nghiên cứu khoa học). Tuy nhiên những nhà y học vẫn có quyền không tin vào lư thuyết, giả thuyết đề ra chừng nào chúng ta chưa chứng minh thực tiễn của nó trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn.

Mặt khác, cũng cần nhấn mạnh thêm mối quan hệ biện chứng giữa lư thuyết và thực tiễn. Nhiều khi lư thuyết đi trước chứng minh khoa học về nó nhiều năm.

C. Thừa kế phát huy y lư cổ truyền dân tộc

I. Hiện đại hóa hệ thống lư luận YHCT:

Ai cũng biết hệ thống lư luận đông y bao gồm các học thuyết khí hóa, tâm thể, âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh huyệt... Phần tri thức này bị thất truyền c̣n lại phần ứng dụng của chúng mà thôi. Nói cách khác cách hiểu và cách diễn đạt về hệ thống lư luận YHCT là không vững chắc, khó hiểu, khó thuyết phục, tức thiếu cơ sở khoa học.

Giá trị to lớn của phương pháp luận Y học cổ truyền theo chúng tôi chính là phép biện chứng. Đó là viên ngọc rất quí nhưng tiếc thay bị ném vào trong vũng lầy của nhiều phương pháp duy tâm siêu h́nh hay duy vật thô sơ. Đông phương sáng chế ra pháo thăng thiên đầu tiên nhưng để cho Tây phương biến chế ra tên lửa - Đông phương sáng chế ra phép biện chứng nhưng vô số thành tựu khoa học và Y học ngày nay ở phương tây là kết quả thấm nhuần biện chứng pháp. Cái tŕ kéo khiến cho phương pháp luận YHCT bị tụt hậu chính là vùng lầy của các phương pháp lạc hậu nêu trên.

Hiện đại hóa lư luận Y học cổ truyền chính là loại bỏ các phương pháp luận lỗi thời, thừa kế phát triển mạnh phép biện chứng Đông Y học.

II. Hiện đại hóa phương pháp khoa học:

Y học cổ truyền chỉ có duy nhất một phương pháp nghiên cứu là Trực quan lâm sàng lặp đi lặp lại lâu dài hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. sự thử thách của thời gian là thước đo giá trị kiến thức.

Phương pháp trực quan tuy tinh tế nhưng giới hạn so với chiều sâu xa của thế giới vĩ mô và vi mô phát hiện qua những phương pháp và kỹ thuật tân tiến của thời đại.

Phương pháp trực quan trong nhiều trường hợp khó có thể khách quan trung thực, thấy vậy nhưng không phải vậy. Trong thời đại này, đă có rất nhiều phương pháp giúp chúng ta nghiên cứu một cách chính xác khách quan hơn, tới gần sự thật hơn: phương pháp nghiên cứu, phương pháp thực nghiệm, toán học, tiêu chuẩn hóa... chúng ta không thể dừng lại ở phương pháp trực quan tinh tế mà cần kết hợp với nhiều phương pháp hiện đại.

Chúng tôi có thể ví Y học cổ truyền bằng h́nh ảnh con chim có đôi cánh; một cánh là phương pháp triết học, mộ cánh là phương pháp khoa học: Cánh chim triết học là phép biện chứng dũng mănh, nhưng đáng tiếc là nó phải mang thêm nhiều vật nặng của các phương pháp duy tâm, siêu h́nh hay duy vật thô sơ.

Cánh chim khoa học bên kia là phương pháp trực quan tinh tế, nhưng cũng đáng tiếc là nó cũng mang thêm vật nặng của sự dễ dàng rơi vào chủ quan không tưởng.

Con chim Y học cổ truyền này do đó chỉ có thể bay thấp là là suốt ḍng lịch sử, phải chờ đợi hàng ngh́n năm, nhân loại bước qua một thời đại mới; thời đại khoa học kỹ thuật mới có thể bay vút lên trời cao !

Hiện đại hóa Y học cổ truyền về mặt phương pháp triết học là thừa kế và phát triển phương pháp biện chứng; cắt đứt các phương pháp duy tâm thần bí hay duy vật thô sơ. Về mặt phương pháp khoa học th́ thừa kế phát triển phương pháp trực quan tinh tế và kết hợp với nhiều phương pháp khách quan hiện đại.

Phần kết luận

Việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại từ kết hợp tư liệu đến bổ sung phương pháp học đều là rất cần thiết để dân tộc hóa y học Tây phương và hiện đại hóa y học dân tộc. Chúng ta không dừng lại ở nền y học dân tộc cổ điển mà cần phải phát huy phát triển thành nền y học dân tộc hiện đại.

Cũng như trong âm nhạc dân tộc, dù ta hiện đại hóa bao nhiều cũng không thể trở thành âm nhạc Tây phương mà vẫn là âm nhạc dân tộc trên cơ sở ngũ âm vần có trong truyền thống văn hóa dân tộc. Mặt khác không nhất thiết đó là nền âm nhạc dân tộc duy nhất, mà nên coi như một trường phái trong nhiều trường phái cùng tạo thành nền âm nhạc Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, nền y học cổ truyền cũng vậy, nó là một trong hai trường phái của nền Y học Việt Nam nói chung và được phát huy phát triển theo thời đại mới.

Mỗi nền y học có những đặc tính riêng, phương pháp tư tưởng chuyên môn riêng, điều đó không mâu thuẫn, trái lại vạch ra nhiều con đường cùng đi tới mục đích. Cái chất riêng của nền y học dân tộc cổ truyền chính là phương pháp nhận thức độc đáo của nó. Hiện đại hóa y học dân tộc cổ truyền thành y học dân tộc hiện đại với những nét phong phú của thời đại nhưng vẫn trên cơ sở phương pháp luận y học dân tộc cổ truyền được phát huy phát triển thêm một bước.

Hiện nay, nh́n chung, chúng ta mới chỉ thừa kế y nguyên phương pháp luận y học dân tộc cổ truyền, chưa gạn đục khơi trong, nên c̣n tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Muốn đẩy lùi những tiêu cực do tư tưởng duy tâm, siêu h́nh, trực quan, kinh nghiệm chủ nghĩa kéo dài nhiều thế kỷ, không có cách nào hơn là phát huy phát triển trên những cơ sở triết học và khoa học đề trên. Thực chất của vấn đề trên là một cuộc đấu tranh quyết liệt về mặt tư tưởng trong phạm vi y học vậy.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Duy Đáp Chủ nghĩa Mác và một số vấn đề sinh vật học. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1962.

2. Đảng Đoàn Bộ Y Tế Nghị quyết 70 BYT/VP ngày 19/6/1976. Về công tác Đông y trong t́nh h́nh mới.

3. E. Côn-Man Lênin và vật lư học hiện đại. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960.

4. F. Engel Chống Đuyrinh. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1983.

5. F. Engel Biện chứng của tự nhiên. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1976.

6. Gèorgiepxki A.S Phương pháp học và phương pháp công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học. GS. Nguyễn Trinh Cơ dịch. NXB Y học - NXB Mir, Maxcơva, 1982.

7. Hoàng Đ́nh Cầu. Y xă hội học. NXB Y học 1982.

8. Hội đồng Chính phủ Chỉ thị số 21 CP ngày 19/2/1969. Tăng cường công tác Đông y và kết hợp Đông y và Tây y.

9. Hội đồng Chính phủ Nghị quyết 266 CP ngày 19/10/1978. Phát triển y học dân tộc sổ truyền, kết hợp chặt chẽ với Y học hiện đại nhằm xây dựng nền Y học Việt Nam.

10. Nguyễn Duy Thông, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Văn Nghĩa. T́m hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng. NXB Khoa học xă hội, Hà Nội, 1979.

11. Phạm Ngọc Thạch Cơ sở lư luận Y học Việ Nam. NXB Sở Y tế TPHCM 1983.

12. Txaregôtôtxev G.I Những vấn đề triết học của y học. chủ nghĩa duy vật biện chứng và y học. GS. Nguyễn Trinh Cơ dịch. NXB Khoa học, Hà Nội, 1966.

13. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Nguyên lư triết học Mác-xít NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961.

14. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Khái lược về lịch sử và lư luận phát triển khoa học. NXB Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1975.