Dược đối - "câu đối thuốc" bí quyết sử dụng những vị thuốc sóng đôi
 Lương y HUYÊN THẢO

 Lâu nay, khi bàn về phương dược trong Đông y, các tài liệu thường chỉ đề cập đến cấu trúc "quân - thần - tá - sứ" và hầu như không nói đến "dược đối" - là h́nh thức phối hợp các vị thuốc theo từng cặp, đối ngẫu, sóng đôi; một cách dùng thuốc độc đáo, trong đó các vị thuốc cũng đối ngẫu về "ư và lời" như những câu đối chữ trong văn học cổ.
Thực tế lâm sàng cho thấy, trong biện chứng luận trị, việc dùng thuốc có vai tṛ cực kỳ quan trọng, v́ có khi chẩn đoán chính xác, nhưng dùng thuốc không thích đáng th́ kết quả cũng không lư tưởng. Cùng với thời gian, kho tàng những kinh nghiệm dùng thuốc trong Đông y cũng ngày càng phong phú. Từ việc sử dụng những vị thuốc đơn độc, tiến đến sử dụng những phương thuốc (phương tễ) phức hợp, bao gồm nhiều vị thuốc liên kết với nhau, Đông y đă có bước tiến bộ nhảy vọt. Dược đối - h́nh thức sử dụng những vị thuốc sóng đôi, có vị trí trung gian trong tiến tŕnh đó. Các vị thuốc sử dụng đơn độc, trong nhiều t́nh huống, tất nhiên cũng có thể phát huy tác dụng. Nhưng suy cho cùng, mỗi vị thuốc cũng chỉ có một số tác dụng hạn chế, không thể thích ứng với sự biến hóa phức tạp của bệnh t́nh. Mặt khác, tuy có thể làm tăng tác dụng bằng cách tăng liều lượng, nhưng khi liều lượng tăng đến một giới hạn nhất định, sẽ xuất hiện độc tính và tác dụng phụ mà bản thân vị thuốc không giải trừ được. Dược đối, tất nhiên chưa thể đáp ứng được toàn diện sự diễn biến thiên h́nh vạn trạng của bệnh tật như một phương thuốc, nhưng lại có sở trường đặc biệt, đó là sự đơn giản, độ linh hoạt và thích ứng rất cao, có thể bổ khuyết những sở đoản của vị thuốc đơn độc trên nhiều phương diện.
PHÉP TẮC LẬP THÀNH VÀ TƯƠNG TÁC
Tương tự như những câu đối chữ, dược đối - "câu đối thuốc" cũng được lập ra theo những quy tắc riêng. Đó là sự đối ngẫu của các vị thuốc về tính năng và tác dụng - sự đối ngẫu giữa âm và dương, giữa hàn và nhiệt, giữa bổ và tả, giữa thăng với giáng, giữa thu và tán,...
Xin nói về vài phép phối ngẫu thông dụng:
Dùng hai vị thuốc có tác dụng hỗ trợ nhau:
Là cách sử dụng hai vị thuốc có tính năng gần giống nhau, với mục đích tăng cường một tác dụng trị liệu nhất định. Ví dụ, đại hoàng - mang tiêu là một cặp dược đối loại này. Dược lư học hiện đại cho thấy, các hợp chất chứa anthraguinone glycoside trong đại hoàng có tác dụng kích thích thành ruột, tăng nhu động, khiến phân dễ bài xuất ra ngoài, c̣n sodium sulfate trong mang tiêu làm tăng độ thẩm thấu, hút thêm nước vào ruột, pha loăng phân. V́ vậy đại hoàng được sự trợ giúp của mang tiêu th́ tác dụng thông tiện sẽ càng thêm mạnh. Một số dược đối quen thuộc khác như: "hoàng cầm - hoàng liên" (có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa), "phụ tử - can khương" (ôn trung tán hàn), "hương phụ - cao lương khương" (củ gấu và riềng - chữa bụng lạnh đau, nôn mửa)... cũng đều được phối ngũ theo nguyên tắc này. Đây là phương pháp phối ngũ thông dụng nhất, cùng với những câu cách ngôn nổi tiếng mà thầy thuốc Đông y luôn nhớ thuộc ḷng như "Ma hoàng vô quế chi bất hăn" (ma hoàng không có quế chi không thể làm cho ra mồ hôi), "Phụ tử vô can khương bất nhiệt" (phụ tử thiếu gừng khô không nóng), "Thạch cao đắc tri mẫu cánh hàn" (thạch cao có tri mẫu càng lạnh)...
Công bổ kiêm thi
Cũng là phép phối hợp rất hay sử dụng. Trong những trường hợp bệnh lư diễn biến phức tạp, các triệu chứng "hư" và "thực" xen kẽ lẫn nhau, người ta thường phối hợp những vị thuốc có tác dụng phù chính (bồi bổ) với những vị thuốc có công năng trừ tà. Ví dụ như trong dược đối "tô diệp - nhân sâm": tô diệp (lá tía tô) vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm và chữa ngực đầy tức, được phối hợp với nhân sâm đại bổ nguyên khí. Hai vị thuốc này phối hợp với nhau khiến cho phương thuốc vừa có tác dụng ích khí vừa có tác dụng trừ tà, làm mồ hôi toát ra mà không tổn thương đến chính khí, vừa bổ khí lại vừa không khiến cho tà khí lưu lại trong cơ thể. Những cặp thuốc song hành như "thạch cao - nhân sâm" (vừa thanh vừa bổ), "chỉ thực - bạch truật" (tiêu và bổ), "đại hoàng - cam thảo" (công và bổ)... đều là những dược đối được phối hợp theo nguyên tắc này.
Kiềm chế độc tính, giảm tác dụng phụ
Khi cần sử dụng một vị thuốc có độc tính và có tác dụng phụ, có thể phối hợp với một vị thuốc khác để tiêu trừ hoặc làm giảm độc tính. Ví dụ ba đậu là vị thuốc "tả hạ" (thông đại tiện) mạnh, rất độc. Nhưng ba đậu lại "sợ" đại hoàng, dùng cùng với đại hoàng th́ độc tính của thuốc sẽ giảm bớt đi nhiều. Hay như khi dùng chung bán hạ - sinh khương (gừng tươi) th́ gừng có thể giải trừ tính độc của bán hạ, đồng thời c̣n có tác dụng tăng cường tính năng chống nôn của bán hạ.
ỨNG DỤNG TRONG PHƯƠNG TỄ VÀ LÂM SÀNG
Dược đối là đơn vị nhỏ nhất trong phương thuốc và cũng có thể nói, đó là loại phương thuốc nhỏ nhất. V́ vậy, trên lâm sàng, dược đối có thể sử dụng đơn độc, sử dụng kết hợp với nhau và cũng có thể sử dụng để gia giảm trong các phương thuốc.
Đơn độc sử dụng:
Trên lâm sàng, nhiều cặp dược đối được sử dụng như phương thuốc độc lập. Ví dụ, trong loại thuốc giải cảm Thông sị thang thực chất là một cặp dược đối, chỉ bao gồm hai vị thuốc là thông bạch (hành) và đậu sị (đậu đen đồ chín, ủ cho lên men vàng, phơi khô), thường dùng trong trường hợp bị cảm phong hàn. Trong loại thuốc thanh nhiệt có Chi sị thang, gồm chi tử (dành dành) và đậu sị, dùng trong những trường hợp nhiệt kết ở vùng ngực, người nôn nao; c̣n có Tả kim hoàn, do hoàng liên phối hợp với ngô thù du, dùng chữa chứng can vị bất ḥa, ợ chua do can uất hóa nhiệt. Trong loại thuốc ôn lư, có Sâm phụ thang, do nhân sâm phối hợp với phụ tử, dùng trong trường hợp dương khí hư thoát đột ngột, tứ chi quyết lạnh. Trong loại thuốc bổ có Đương quy bổ huyết thang, do hoàng kỳ phối hợp đương quy, bổ khí và sinh huyết, chữa sốt dai dẳng do huyết hư. Trong loại thuốc tiêu đạo có Chỉ truật hoàn, do bạch truật phối hợp với chỉ thực. Trong loại thuốc tiêu đờm có Tiểu bán hạ thang, do bán hạ phối hợp với sinh khương,... Như vậy có thể thấy, bản thân dược đối được ứng dụng rất rộng răi trên lâm sàng, với ưu điểm có kết cấu đơn giản mà hiệu quả lại rất rơ ràng.
Phối hợp với nhau trong phương thuốc:
Dược đối có thể sử dụng đơn độc, nhưng cũng có thể kết hợp hai hoặc nhiều dược đối với nhau để tạo nên những phương thuốc phức hợp. Trong Đông y, có rất nhiều phương thuốc nổi tiếng do các dược đối phối hợp lại với nhau mà thành. Ví dụ, phương thuốc kinh điển Đại thừa khí thang bao gồm 4 vị thuốc, là do 2 cặp dược đối đại hoàng - mang tiêu và hậu phác - chỉ thực hợp thành. Trong đó đại hoàng đóng vai tṛ chủ đạo (quân), phối hợp với mang tiêu (thần) tạo nên tác dụng thông tiện mạnh; Hậu phác có tác dụng trừ trướng măn, chỉ thực tiêu bĩ kết, phối hợp với nhau để đảm nhiệm chức năng phụ trợ (tá) trong phương thuốc. C̣n Chỉ thực tiêu bĩ hoàn, phương thuốc chữa đầy bụng và tăng cường tiêu hóa thường dùng, bao gồm 10 vị thuốc, được hợp thành bởi 5 đôi dược đối: hậu phác - chỉ thực, bạch truật - phục linh, nhân sâm - cam thảo, hoàng liên - can khương và mạch nha - bán hạ. Phương thuốc có tác dụng vừa bổ vừa tiêu, phức tạp mà không rối loạn, mỗi vị thuốc đều có chức năng rơ ràng, gắn kết mật thiết với nhau theo đúng phép tắc tổ thành của phương thuốc.
Trong phương thuốc, dược đối có thể đóng vai tṛ chính yếu (quân dược), có thể đóng vai tṛ thứ yếu hoặc kiêm nhiệm cả chủ và thứ. Thí dụ, trong phương thuốc Bổ trung ích khí, bao gồm hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, cam thảo, đương quy, trần b́, thăng ma và sài hồ, cặp dược đối hoàng kỳ - nhân sâm đóng vai tṛ chủ đạo, đảm nhiệm chức năng chính của phương thuốc là bổ khí và làm mạnh trung tiêu tỳ vị; C̣n cặp thăng ma - sài hồ có vai tṛ thứ yếu, làm nhiệm vụ "sứ dược" dẫn thuốc lên trên. Kiêm nhiệm chủ thứ, tức là một vị thuốc của dược đối đóng vai tṛ "quân dược", vị c̣n lại có thể là "thần", "tá" hoặc "sứ", như dược đối đại hoàng - mang tiêu, trong Đại thừa khí thang đă nói ở trên.
Ngoài việc tham gia vào phương thuốc trong vai tṛ quân, thần, tá, sứ, dược đối c̣n thường được dùng trong việc gia giảm, với mục đích tăng thêm tác dụng hoặc thay đổi tính năng phương thuốc. Ví dụ như bài Lục vị địa hoàng hoàn thêm dược đối tri mẫu - hoàng bá thành Tri bá địa hoàng hoàn, ngoài tác dụng bổ âm c̣n có thêm công năng "tả hỏa"; Thêm kỷ tử - cúc hoa thành Kỷ cúc địa hoàng hoàn, dùng để chữa đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực và tăng huyết áp; C̣n như thêm mạch môn - ngũ vị tử sẽ thành Bát tiên trường thọ hoàn, chủ trị người cao tuổi phế thận âm hư, gân cốt mềm yếu, ho suyễn, đái tháo đường, liệt dương...
Như vậy có thể thấy, ứng dụng của dược đối trong phương tễ và lâm sàng hết sức đa dạng. T́m hiểu dược đối không những lư thú mà c̣n rất có ích đối với việc nâng nâng cao tŕnh độ lập phương và dùng thuốc Đông dược.  


Nguồn : Báo SKDS

Tin đă đưa: