Y học cổ truyền: ẩm thực và phép sinh  
Nguyễn Thị Hồng

Trong tự nhiên không có loại thực phẩm nào hàm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, cần phối hợp nhiều loại thức ăn để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.
Dinh dưỡng học phân chia thực phẩm làm 2 loại chính:
Loại cung cấp năng lượng cho cơ thể (thực phẩm chính) gồm các loại lúa gạo.
Loại cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng tối cần thiết cho sự hoạt động của các cơ quan tạng phủ, điều tiết cơ năng sinh lư của chúng (thực phẩm phụ), bao gồm: các loại sữa và thịt động vật; các loại thực vật như rau, đậu, ngũ cốc... và các loại chất béo.
Nếu chỉ dùng đơn thuần một trong 2 loại th́ cơ thể sẽ mất cân bằng nghiêm trọng. Muốn vậy, đơn giản nhất là thường xuyên thay đổi thức ăn theo nguyên tắc "ăn tất cả, mỗi thứ một ít".
Phối hợp thức ăn hợp lư: Theo quan điểm của y học cổ truyền (YHCT) nên chú ư những điểm sau:
- Sử dụng các thực phẩm cùng loại sao cho có thể tăng cường hiệu quả cho nhau.
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm nào đó sẽ kỵ nhau.
- Loại thực phẩm này có thể hạn chế tác dụng xấu của loại thực phẩm kia.
- Một loại thực phẩm có thể hạn chế tác dụng tốt của loại khác.
Điều ḥa ngũ vị:
Ngũ vị là 5 vị: cay, chua, ngọt, đắng, mặn. YHCT cho rằng mỗi vị khác nhau sẽ tác động lên cơ thể khác nhau.
- Vị chua ngăn mồ hôi ra nhiều, giảm bài tiết nước tiểu như ô mai, thạch lựu...
- Vị cay có tác dụng hành khí, hoạt huyết, phát tán như gừng, hành, tỏi, ớt...
- Vị ngọt có tác dụng bổ dưỡng như mật ong, các loại gạo, ḿ...
- Vị đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí như trần b́, khổ qua...
- Vị mặn chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết như muối, hải đới (rong biển).
Cần chú ư việc điều phối của 5 vị trên để mùi vị thức ăn được phong phú và đặc sắc, hơn nữa nếu quá thiên về một vị nào đó sẽ bất lợi cho ngũ tạng và sức khỏe.
Ăn uống điều độ:
Ăn quá nhiều th́ béo ph́, uống quá nhiều th́ sinh đàm. Nếu ăn vào một lượng thức ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn, tỳ vị bắt buộc phải làm việc nhiều nên dễ bị tổn thương.
Ngược lại, nếu ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu v́ không được cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Mặt khác, nên ăn uống vào những giờ nhất định trong ngày để tỳ vị thích ứng và quen với giờ giấc này, bảo đảm tiến tŕnh tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được b́nh thường. YHCT cho rằng ban ngày dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều nên cần ăn nhiều; chiều tối dương suy âm thịnh, nên ăn ít th́ tốt hơn.
Phối hợp hàn nhiệt trong nấu nướng và ăn uống:
Phối hợp hàn nhiệt cũng có nghĩa là điều ḥa âm dương trong phép chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non... để dưỡng âm. Ngược lại, nên thêm gia vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng vào những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, gà...
Với người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như vừng, mật ong, sữa các loại, rau xanh, trái cây, đậu phụ, các loại cá... Với người có thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai...
Ăn uống theo khí hậu, thời tiết:
Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể con người cũng tăng lên, lúc này nên dưỡng dương bằng cách dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, chao... không nên ăn nhiều chất béo. YHCT cho rằng vào mùa xuân nên giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.
Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể khiến người ta không thèm ăn, năng lực tiêu hóa giảm, nên đa số mọi người đều không thích các món ăn nhiều dầu mỡ. Nên ăn ít thức ăn có vị cay, ngọt quá v́ mùa hè khí dương thịnh. Ngoài ra, để tránh khí dương khỏi bị thương tổn nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai... Không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, nước đá v́ sẽ khiến bụng bị hàn, bị chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Ngoài ra, mùa hè c̣n làm cho thức ăn dễ bị biến chất, thiu thối, do đó cần chú ư đến vệ sinh, bảo quản thực phẩm, không uống nước lă, phải rửa sạch trái cây tươi trước khi dùng.
Mùa đông, thời tiết lạnh lẽo, cần ăn nhiều chất đạm, nhưng không nên ăn nhiều thức ăn nóng nhằm tránh khí dương uất kết hóa nhiệt. Khi nấu ăn nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi. Tối kỵ dùng các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị.

Nguyễn Thị Hồng