Hải sản làm thuốc
Bào ngư là một loại hải sản quư hiếm. |
Một số bộ phận của hải sản bị các bà nội trợ bỏ đi khi chế biến có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn như mai mực có thể giúp chữa bệnh dạ dày, vỏ con hàu giúp trị chứng băng huyết.
Các thầy thuốc Đông
y thường lấy mai của cá mực rửa sạch,
phơi khô để làm một vị thuốc có tên là ô
tặc cốt. Khi dùng, lấy dao cạo sạch vỏ
cứng, tán nhỏ. Dùng mỗi ngày 6-12 g để
chữa các bệnh đau dạ dày do thừa axit, loét và
chảy máu dạ dày, phụ nữ băng huyết,
trẻ em chậm lớn. Ngoài ra, có thể cầm máu và
chữa lở loét bằng cách
dùng ô tặc cốt tán bột, rắc lên các vết thương.
Vỏ phơi khô của
nhiều loài hàu (nhất là hàu cửa sông, vỏ to và dày)
hay hà có tên thuốc là mẫu lệ. Khi dùng, có
thể để nguyên hoặc tán nhỏ (có thể nung
rồi mới tán). Mẫu lệ được dùng làm
thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit, cơ
thể suy nhược, mồ hôi trộm, băng huyết.
Ngày uống 6-12 g dưới dạng thuốc bột,
thuốc sắc hay thuốc viên. Có thể chữa mụn
nhọt, lở loét bằng cách lấy mẫu lệ tán
nhỏ rắc lên chỗ tổn thương.
Vỏ phơi khô của nhiều loài bào ngư cũng
được dùng làm thuốc với tên thạch
quyết minh. Bào ngư là một loại ốc có vỏ
cứng như vỏ con ṣ, nhưng dẹt hơn, thường
sống ở hải đảo hay ven biển có rạn
đá ngầm, độ mặn của nước
biển cao. Khi bắt bào ngư về, người ta
rửa sạch đất cát, rêu rong, sau đó rửa
bằng nước muối pha loăng rồi cạy vỏ phơi
khô dùng làm thuốc, c̣n ruột đem nấu chín, phơi
khô làm món ăn rất quư. Việc cạy bào ngư tươi
tuy có khó khăn hơn nấu chín rồi cạy, nhưng
vỏ sẽ có phẩm chất tốt.
Thạch quyết minh có thể dùng sống (rửa
sạch, phơi khô, tán nhỏ) hoặc nung lên rồi
mới tán nhỏ để dùng. Vị thuốc này giúp
chữa bệnh đau dạ dày do thừa axit, cầm máu,
chữa thị lực kém, làm tan màng, sáng mắt. Ngày
uống 3-6 g dưới dạng bột.
GS Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống