Tác hại của thạch tín đối với sức khỏe

Viện Hàn lâm khoa học Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo, chất thạch tín trong nước uống, dù rất ít, cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Lượng thạch tín 50 ppb (phần tỷ) trong nước uống đang được Mỹ và châu Âu cho phép cũng gây nguy cơ ung thư là 15/1.000.

Ngay cả khi sử dụng nước uống có hàm lượng thạch tín chỉ 1ppb th́ nguy cơ ung thư cũng là 1/1.000.

Thạch tín có tên hóa học là asen, thuộc nhóm kim loại nặng và là một khoáng vật màu xám thép. Trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thủy tinh, thuốc rụng lá, thuốc pháo... Ở dạng hợp chất vô cơ, thạch tín rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao. Chỉ 0,06 g thạch tín vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Với liều lượng gấp đôi, nó sẽ gây tử vong.

Ngộ độc thạch tín có hai dạng: cấp tính và mạn tính.

- Ngộ độc cấp tính: Có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải thạch tín. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.

- Ngộ độc mạn tính: Dạng này xảy ra do tích lũy liều lượng nhỏ thạch tín trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, đi đứng loạng choạng, xét nghiệm có thạch tín trong nước tiểu, người gầy c̣m, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm.

Khi gặp những trường hợp ngộ độc như trên, phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, Phó Khoa Vệ sinh thuộc Trung tâm Y tế dự pḥng TP HCM , khảo sát các loại nước đóng chai và nguồn nước ngầm mà người dân thành phố đang sử dụng chưa phát hiện được dư lượng thạch tín.

Thanh Niên