Các bài thuốc từ cây chuối tiêu

Chuối tiêu có thể chữa được nhiều bệnh.

Khi bị bỏng nhẹ, hăy lấy thịt quả chuối cho vào bát, dùng th́a nghiền nát, bọc vào gạc hoặc vải màn, vắt lấy nước rồi bôi lên chỗ bị bỏng ngày 2 lần. Thuốc sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm cho vết thương mau khỏi.

Theo Đông y, quả chuối tiêu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, nhuận tràng, làm đầy tinh tủy, thường dùng để trị các chứng đại tiện bí kết, phiền khát, sốt nóng, mụn nhọt... Tuy nhiên, do quả chuối có tính hàn nên những người có tỳ vị hư hàn và quá nhiều axit dạ dày không nên dùng. Ngoài quả ra, những bộ phận khác của cây chuối cũng được dùng làm thuốc.

Chuối được dùng để chữa các chứng bệnh sau:

- Trầm uất: Những người mắc bệnh trầm cảm, tinh thần u uất nên ăn chuối tiêu hằng ngày. Nếu bỗng nhiên cảm thấy lo buồn, bi quan, bạn cũng nên ăn vài quả chuối tiêu để giảm bớt tâm trạng đó.

Quả chuối tiêu có tác dụng này là do nó có thể kích thích năo tăng cường tiết xuất serotonin, một chất làm cho tâm trạng vui vẻ, an tĩnh. Serotonin cũng làm giảm nhẹ các cơn đau và tác hại của các chất kích thích gây các tâm trạng tiêu cực.

- Huyết áp và cholesterol máu cao: Hằng ngày ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng 1 tháng, huyết áp sẽ giảm rơ rệt. Tỷ lệ tai biến mạch máu năo do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 24%.

Để làm giảm cholesterol máu, hằng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ư lấy cả cuống) 30-60 g, sắc uống. Làm liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có thể giảm đi thấy rơ.

- Viêm năo B: Củ chuối tươi gọt bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, giă nát, vắt lấy nước, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1/1, hằng ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 100-200 ml. Nếu bị hôn mê, có thể đưa qua đường mũi. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần phối hợp với việc điều trị bằng các loại thuốc khác.

- Dự pḥng loét dạ dày: Việc dùng thuốc tây để điều trị bệnh viêm dạ dày rất dễ gây xuất huyết và viêm loét niêm mạc. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị bằng thuốc tây, nếu bệnh nhân có ăn thêm chuối tiêu th́ có thể pḥng ngừa được chứng loét và xuất huyết dạ dày. Đối với những người đă mắc bệnh này, việc thường xuyên ăn chuối tiêu cũng có tác dụng bảo vệ dạ dày khá tốt.

- Chữa táo bón, đại tiện xuất huyết: Hằng ngày, trước khi đi ngủ nên ăn 2-3 quả chuối tiêu để nhuận tràng và pḥng chống xuất huyết. Nhiều người làm theo kinh nghiệm này đă khỏi bệnh.

- Chữa sa tử cung: Lấy hoa chuối tiêu (nhặt những hoa đă rụng xuống đất) sao tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 th́a canh thứ bột đó, dùng nước sôi để chiêu thuốc. Cũng có thể dùng 60 g củ chuối tươi sắc uống làm nhiều lần mỗi ngày.

- Viêm giác mạc cấp tính: Lấy thịt quả chuối giă nát, đắp lên chỗ đau, có tác dụng tiêu viêm và đỡ khó chịu.

- Chân tay bị nứt nẻ: Hằng ngày, sau khi rửa sạch chân tay, lấy chuối tiêu (để cả vỏ, loại chín đen càng tốt) đặt lên bếp nướng cho nóng rồi xát nhẹ lên chỗ da bị nứt. Thường th́ sau vài ngày, da sẽ liền lại.

- Chữa chứng ngứa: Lấy vỏ chuối đắp vào vết thương, sẽ chữa được chứng ngứa do vi khuẩn gây nên. Đó là do vỏ chuối chứa một số chất có khả năng ức chế trực khuẩn và một số loại vi khuẩn khác.

- Chữa ho nhiệt: Khi bị ho khan, họng nóng rát, lấy chuối tiêu 1-2 quả, thêm chút đường phèn, hấp cách thủy, ăn ngày 2 lần. Ăn vài ngày có thể khỏi bệnh.

- Chữa đau tim: Hoa chuối 60 g nấu với tim lợn ăn. Cũng có thể dùng củ chuối 30-60 g, thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc, ăn hằng ngày.

Lương y Huyên Thảo, NNVN