Pḥng chống suy giảm t́nh dục bằng nhân sâm
Trong y học cổ truyền, t́nh trạng suy giảm
này được chia làm nhiều thể bệnh khác nhau; phần lớn trường hợp thuộc thể thận
dương hư nhược. Phương pháp điều trị đối với những bệnh nhân này là làm ấm tạng
thận bằng các thuốc có tác dụng bổ khí, tráng dương; trong đó không thể thiếu
nhân sâm.
Một số bài thuốc trợ dương có nhân sâm:
Bài 1: Nhân sâm, nhung hươu, nhục quế mỗi thứ 6 g; kỷ tử, thục địa, sơn
thù nhục, ba kích, dương khởi thạch mỗi thứ 10 g, dâm dương hoắc 15 g, hoàng kỳ
30 g, cam thảo sao 3 g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô, tán bột, chia uống 2 lần
(sáng, chiều) với nước ấm. Các vị khác sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần
trong ngày.
Bài thuốc này có công dụng bổ thận, ích tinh, thích hợp cho những người bị suy
giảm t́nh dục kèm theo các triệu chứng: tai ù, sức nghe giảm, hay hoa mắt, chóng
mặt, dễ mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lưng gối đau mỏi...
Bài 2: Nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo (sao), hoàng kỳ, đương
quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa lượng bằng nhau. Tất cả đem
sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15 g (chia làm 2
lần) với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi, uống khi bụng đói.
Bài này có công dụng ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bổ tinh, thích hợp cho
người bị suy giảm t́nh dục kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi, mất sức, sắc mặt
nhợt nhạt, hay khó thở, hoa mắt, chóng mặt, dễ hồi hộp, ăn kém, đại tiện lỏng
loăng...
Bài 3: Nhân sâm, bạch linh, bạch thược, nhục quế, bạch truật, ngũ gia b́
mỗi thứ 30 g, cam thảo (sao) 15 g, bào khương 6 g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng
trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g (khi bụng đói) với nước
sắc 3 quả đại táo và 2 lát gừng tươi.
Bài này thích hợp cho những người bị suy giảm t́nh dục kèm theo các triệu chứng:
mệt mỏi do lao lực quá độ, lưng gối đau mỏi, tứ chi gầy yếu, hay đau bụng dưới,
ngủ kém, hay mê mộng...
Bài 4: Nhân sâm, nhung hươu, ba kích, phúc bồn tử, dâm dương hoắc mỗi thứ
50 g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần,
mỗi lần 6 g với nước muối nhạt.
Thuốc có công dụng bổ thận, trợ dương, dùng cho người bị suy giảm t́nh dục kèm
theo các triệu chứng lưng gối đau mỏi, đầu choáng, mắt hoa, tinh thần bạc nhược,
sắc mặt trắng nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng loăng...
Bài 5: Nhân sâm 30 g, quất hồng 40 g, thạch xương bồ 50 g; viễn chí, sinh
toan táo nhân, đương quy, bạch thược mỗi thứ 60 g, sa nhân 75 g; bạch truật,
hoài sơn, thần khúc mỗi thứ 90 g; bạch linh, thỏ ty tử mỗi thứ 120 g, sài hồ 15
g, cam thảo (sao) 10 g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi
ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g với nước ấm, uống khi bụng đói.
Bài thuốc này có công dụng dưỡng tâm, kiện tỳ, bổ khí huyết, cố thận khí, thích
hợp với người bị suy giảm t́nh dục có các triệu chứng như xuất tinh sớm hoặc di
tinh, đầu choáng, mắt hoa, mệt như mất sức, hay hồi hộp, đánh trống ngực, khó
thở, ăn kém, mất ngủ...
Bài 6: Nhân sâm, nhung hươu mỗi thứ 50 g, dâm dương hoắc 100 g, hà thủ ô
chế và đỗ trọng mỗi thứ 200 g, tử hà sa 250 g, thục địa và quy bản mỗi thứ 300
g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 5 g với nước sôi để nguội; uống khi bụng đói.
Thuốc có công dụng tráng dương, bổ thận, bổ khí, dưỡng huyết, thích hợp với
người bị suy giảm t́nh dục có các triệu chứng lưng gối đau mỏi, tinh dịch lạnh
loăng, đầu choáng, mắt hoa, tinh thần mỏi mệt, di tinh, liệt dương...
Bài 7: Nhân sâm 3 g, chim sẻ 2 con, phúc bồn tử, thỏ ty tử, kỷ tử mỗi thứ
10 g, ngũ vị tử 5 g, gạo tẻ 100 g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch,
bỏ nội tạng, đem nấu với gạo và gừng tươi thành cháo. Các vị thuốc khác sấy khô,
tán thành bột rồi ḥa với cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này giúp tráng dương, bổ thận. Trong đó, chim sẻ có công năng tráng
dương, nâng cao năng lực t́nh dục; các vị thuốc có tác dụng bổ thận, ích tinh.
Dùng cho những người bị suy giảm t́nh dục có các triệu chứng mệt mỏi nhiều, lưng
gối đau mỏi, đầu choáng, mắt hoa, xuất tinh sớm...
Lưu ư: Tất cả các bài thuốc trên chỉ dùng cho người bị suy giảm t́nh dục thuộc
thể thận dương hư nhược. Không dùng cho bệnh nhân thể thận âm hư nhược; biểu
hiện là: môi khô, miệng khát, ḷng bàn tay và bàn chân nóng, ngực bồn chồn không
yên, đại tiện táo kết, tiểu tiện vàng đỏ...
ThS Hoàng Khánh Toàn