Uống mật gấu coi chừng... bị viêm gan
Gấu Ngựa. |
Mật gấu vừa có tác dụng chữa bệnh xơ gan, vừa gây viêm gan -đó là nhận định của Phó giáo sư Đỗ Khắc Hiếu, Trưởng bộ môn công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học. Ông là người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu vào năm 1983.
- Thưa ông, tác dụng của mật gấu như thế nào?
- Mật gấu chữa được xơ gan là mật gấu ngựa. Trong mật gấu ngựa chứa axit ursodeoxycholic (UDC). Thông thường, 1g mật gấu ngựa khô có 200mg UDC. Rất nhiều cơ quan khoa học hàng đầu thế giới đă có những nghiên cứu tỉ mỉ và chứng minh UDC có tác dụng chữa xơ gan. Do đó uống mật gấu ngựa rất tốt.
Tuy nhiên, khác với gấu ngựa, mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC). Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan, và sau đó phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan. V́ thế, uống mật gấu chó không những không có tác dụng chữa bệnh mà c̣n gây thêm bệnh. Tất nhiên nếu dùng mật gấu chó để bôi ngoài da cũng có tác dụng làm tan vết tụ máu.
- Thưa ông, v́ sao axit CDC lại gây viêm gan?
- Khi người bệnh uống mật gấu chó, vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. Tôi cũng lưu ư, CDC không chỉ có trong mật gấu chó mà c̣n có ở mật vịt, ngan, ngỗng.
Rất nhiều người chỉ biết uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan mà không biết rằng nó c̣n gây viêm gan. Tôi đă gặp nhiều người sau khi uống mật vịt khỏi sỏi gan, nhưng lại chết v́ viêm gan.
Mặc dù chúng ta chưa có nghiên cứu về việc uống mật gấu chó sẽ bị viêm gan nhưng vấn đề này đă được các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh nghiên cứu và khẳng định là đúng.
- Nhưng việc nuôi gấu lấy mật hiện rất phổ biến tại nước ta, làm thế nào phân biệt mật gấu ngựa với mật gấu chó?
- Điều đó phải phân tích mật mới biết được. C̣n nh́n bề ngoài gấu chó chỉ nặng khoảng 50-70kg, c̣n gấu ngựa là 180-200kg. Ngoài ra, cả hai loài này đều có lông màu đen, có một khoang trắng ở cổ. Tuy nhiên, khoang trắng ở cổ gấu chó tṛn, sít vào cổ, c̣n khoang trắng ở cổ gấu ngựa trễ xuống tận ức.
Để nhận biết mật tốt xấu nói chung cũng có thể phân biệt bằng mắt thường. Mật gấu tốt nhất có màu vàng, trung b́nh th́ màu đồng, màu ánh xanh như thép. Kém nhất là mật màu xanh. Hiện nay mật gấu trên thị trường chủ yếu là mật màu xanh.
- Nghĩa là ngay cả với mật gấu ngựa cũng rất ít có tác dụng chữa bệnh?
- Mật gấu trên thị trường chỉ c̣n khoảng 1/3 tác dụng chữa bệnh. Vừa qua, chúng tôi đă phân tích 5 mẫu mật gấu do Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thu giữ được. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu đều có hàm lượng hoạt chất chữa bệnh thấp hơn so với tiêu chuẩn. Đó là do cách lấy mật ở các hộ nuôi không đúng.
Thông thường nếu con gấu ngựa khỏe mạnh, không bệnh tật, sau khi lấy mật có thể pha vào nước sôi, rượu hay mật ong uống trực tiếp rất tốt. Dĩ nhiên đó phải là những con gấu ngựa 5-6 tháng mới lấy mật một lần.
Đằng này người ta lấy mật có khi 2 tuần/lần nên mật không chất lượng, làm giảm tuổi thọ của gấu. Rồi th́ họ lấy mật mà không tiệt trùng kim tiêm, rửa chỗ lấy mật bằng rượu Lúa Mới. Điều đó rất dễ làm gấu nhiễm trùng dẫn tới apxe. Nếu gấu bị apxe th́ mật sẽ đục, có cặn trắng lắng bên dưới. Chúng tôi đă phân tích nhiều mẫu như vậy và thấy cặn trắng chỉ là mủ. Mật gấu chứa mủ sẽ gây bệnh cho người dùng.
Mặt khác, một vài bệnh khi gấu mắc phải cũng sẽ làm trương túi mật. Thường túi mật của gấu chứa 180-200ml mật, khi trương lên chứa đến 300ml nhưng thực chất chỉ là nước chứ không phải mật.
Ngoài ra, nếu lấy vào mùa hè th́ mật loăng, kém chất lượng hơn so với lấy vào mùa đông, mùa xuân v́ hai mùa này gấu ít uống nước, mật sẽ đặc hơn. Lấy mật sau khi cho gấu ăn cũng kém chất lượng. Thường th́ nên lấy mật 1-2 ngày sau khi cho gấu nhịn ăn.
Dù sao cũng phải khẳng định nếu khai thác một cách khoa học, mật gấu ngựa sẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị một số bệnh như xơ gan, sỏi mật, găy xương.
Mới đây nhất, chúng tôi đă phân tích và phát hiện mật gấu ngựa c̣n có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Mật gấu ngựa sẽ làm thay đổi tế bào ung thư, khiến các loại thuốc chữa ung thư dễ ngấm vào khối u hơn.
(Theo Tuổi Trẻ)