Khoai lang cây lương thực, rau ăn và thuốc chữa táo bón công hiệu

      Có nhiều nguyên nhân gây táo bón. Có người táo bón do ăn ít rau, hoa quả, uống ít nước, hoặc dùng nhiều chè đặc, cà phê. Có người táo bón do nằm nhiều, ít vận động. Cũng có người bị táo bón do hay nhịn đại tiện, lâu ngày thành thói quen đi ngoài ít. Người bị táo bón lâu ngày thường thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dễ buồn nôn. Có thể do phân bị tích lại lâu ngày ở đại tràng, các chất độc từ phân có điều kiện ngấm vào máu, gây nên các triệu chứng trên. Cũng do bị nhiễm độc thường xuyên như vậy, người bệnh thường xanh xao, suy yếu. Thần kinh cũng bị ảnh hưởng nên người táo bón dễ cáu gắt, mất b́nh tĩnh, hay bị trĩ (ḷi dom) v́ mỗi lần đi ngoài phải rặn nhiều...

    Để pḥng chống táo bón, người ta thường dùng một số thuốc nhuận tràng, dầu paraphin, khuyên người bệnh ăn nhiều rau và quả chín trong khẩu phần hàng ngày. Các thức ăn này, ngoài vitamin c̣n có nhiều xenluloza. Chất này kích thích tiêu hóa làm ruột co bóp đều đặn thúc đẩy thức ăn lưu thông tốt, do đó chống được táo bón. Uống nước đầy đủ; không nên dùng cà phê, chè đặc. Năng vận động, tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày. Các loại thuốc nhuận tràng, chống táo bón hiện có nhiều, nhưng dễ dùng có tác dụng tốt và không có hại ǵ cho cơ thể vẫn là khoai lang, cả củ khoai và rau khoai lang.

     Khoai lang là thức ăn, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh được nhân dân ta dùng từ lâu đời. Bà con ta thường ăn khoai lang tươi luộc, nướng, hoặc thái mỏng phơi khô. Lá khoai lang non và những ngọn lang được dùng luộc hoặc nấu canh ăn như rau tươi. Về thành phần hóa học, trong 100g củ khoai lang tươi có 6,8g nước, 0,8g protid, 0,2g lipid, 28,5g glucid (24,5g tinh bột, 4g glucoza), 1,3g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra trong khoai lang tươi c̣n có nhiều vitamin và muối khoáng (34mg canxi, 49,4g photpho, 1mg sắt, 0,3mg caroten, 0,05mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,6mg vitamin PP, 23mg vitamin C...) Khi phơi khô, rút gần hết nước, giá trị dinh dưỡng của khoai tăng hơn nhiều. Trong 100g khoai lang khô có 11g nước, 2,2g protid, 0,5 lipid, 80g glucid, 3,6g xenluloza, cung cấp cho cơ thể tới 342 calo. Như vậy khoai lang là một thức ăn tốt, rất giàu tinh bột, nên thường được dùng làm lương thực nuôi sống con người. Rau khoai lang cũng là một loại rau ngon, thành phần dinh dưỡng không thua các loại rau tươi khác. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C, v.v... Ngoài giá trị ăn uống, khoai lang c̣n là cây thuốc chữa táo bón rất công hiệu. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột. Theo Đông y, khoai lang vị ngọt, tính b́nh, có tác dụng nhuận tràng, bổ t́ vị, nên được dùng chủ yếu để chữa táo bón. Có thể dùng củ khoai hoặc nước rau khoai lang đều tốt cả. Cách dùng như sau: Tốt nhất là dùng nước củ khoai lang: Rửa sạch củ khoai, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Liều lượng: Buổi sáng, lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2-3 ngày sẽ hết táo bón. Trong một số trường hợp đặc biệt như táo bón trong bệnh trĩ, táo bón nặng lâu ngày cần uống một thời gian dài hơn: 10-15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, không có tác dụng phụ, chỉ làm cho phân mềm hơn, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn. Nước rau khoai lang: Có thể luộc lá khoai lang ăn và lấy nước uống cũng khỏi táo bón. Liều lượng: Lấy 60-100g lá khoai lang (chọn những lá non) nấu với 250ml nước, uống hết một lần. Uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày. Đơn giản hơn ta có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy những ngọn và lá khoai lang non luộc hoặc nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rơ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.

   BS: Hương Liên