Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị lao
Tác giả : TS. DƯƠNG TRỌNG HIẾU (Viện Y học cổ truyền)

Lao là bệnh do vi trùng lao (trực khuẩn grame âm), viết tắt là BK (Bacinede Koch) để ghi nhận công lao của vị bác sĩ t́m ra trực khuẩn này.
Đă là một vi trùng gây bệnh, đ̣i hỏi chúng ta phải chú ư đến 2 yếu tố: Thứ nhất là sức chống đỡ của cơ thể yếu (hay gọi là chính khí yếu) th́ vi trùng mới xâm nhập và gây bệnh được; Thứ hai là vi trùng có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào chúng xâm nhập vào. Do vậy có các loại chẩn đoán: lao phổi, lao da, lao xương, lao thận, lao gan, lao màng năo, lao ruột...
Cơ thể càng yếu lao càng phát triển mạnh, ngược lại lao sẽ giảm khi cơ thể khỏe mạnh.
Đông dược có khá nhiều vị thuốc để chữa bệnh lao, v́ vậy từ trước năm 1950 đă cứu được nhiều bệnh nhân lao.
Tân dược có nhiều loại thuốc đặc trị đối với trực khuẩn grame âm nói chung và BK nói riêng.
Tuy nhiên v́ sử dụng không đúng hoặc quá lạm dụng kháng sinh nên đă dẫn tới t́nh trạng vi khuẩn lờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy mà trước đây chữa lao chỉ cần 2-3 thứ thuốc th́ nay phải dùng tới 4-5 thứ, phải tăng liều mà hiệu quả điều trị vẫn không cao. Hơn nữa kháng sinh càng dùng liều cao, kéo dài th́ tác dụng không mong muốn càng nhiều, làm cơ thể mệt mỏi, có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy, đau đầu, mất ngủ, ăn kém, ra mồ hôi, người gầy khô.
Y học cổ truyền và việc điều trị lao
Y học cổ truyền đă biết về bệnh lao khá sớm và xếp vào "tứ chứng nan y". Nh́n chung, nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là điều trị toàn diện, chú ư phù chính khu tà. Nâng cao sức khỏe là phù chính, sức khỏe con người phụ thuộc vào khí huyết. Đây là hai thành phần cần đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời ở trạng thái lưu thông. Khí có lưu thông th́ huyết mới lưu thông và ngược lại. Bệnh lao thường tiến triển kéo dài nên hay làm tổn thương các tạng như tỳ, phế, thận. V́ vậy thuốc cho bệnh nhân lao cần chú ư bồi bổ các tạng đó. Trong t́nh h́nh y học phát triển hiện nay, nếu thầy thuốc biết phối hợp 2 cách chẩn đoán và điều trị của y học phương Đông với y học hiện đại (phương Tây) sẽ rất có lợi cho người bệnh. Khi điều trị có thể phối hợp tân dược và Đông dược. Tân dược bao gồm các thuốc đặc hiệu trị lao. C̣n Đông dược là các thuốc bồi bổ cơ thể để chống mệt mỏi, giúp ăn ngon miệng, giảm ra mồ hôi. Hoặc có thể chọn các vị thuốc có tác dụng chữa lao để giảm liều kháng sinh.
Các bài thuốc chữa lao
Nếu để bổ khí huyết, có thể dùng bài Bát trân thành phần gồm: Nhân sâm 12g, bạch linh 6g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, đương quy 16g, thục địa 16g, bạch thược 8g.
Để chống khát giảm mồ hôi có thể dùng bài Sinh mạch tán, thành phần: Nhân sâm 12g, ngũ vị 8g, mạch môn 12g.
Nếu phế thận kém có thể dùng bài Bạch hợp cố kim thang, thành phần: Sinh địa 8g, thục địa 12g, mạch môn 8g, huyền sâm 6g, bối mẫu 8g, thược dược 8g, cam thảo 4g, cát cánh 6g.
Tác dụng của bài thuốc: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm. Bài này có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, ho hen, chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch nhanh, táo bón.
Hoặc dùng bài Dưỡng âm thanh phế thang, thành phần: Sinh địa 12g, mạch đông 12g, bối mẫu 8g, bạc hà 10g, cam thảo sống 6g, huyền sâm 8g, đan b́ 8g, bạch thược 6g.
Bài này có tác dụng dưỡng âm thanh phế, giải độc.
Đối với bệnh lao, việc phối hợp điều trị là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân v́ vừa hiệu quả lại có tính an toàn cao.