Thuốc Nam chữa bỏng
Tác giả : GS. TSKH. Lê Thế Trung (Chủ tịch Hội bỏng Việt Nam)

ĐIỀU TRỊ BỎNG THEO Y LƯ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền dân tộc đă phân loại bỏng do nước sôi, do lửa và trạng thái ngạt thở do khói đen. Các vị danh sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lăn Ông đă đưa ra nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa bỏng. Ngoài ra trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bỏng rất tốt.
Theo y lư y học cổ truyền, để chữa bỏng phải làm mát cái nóng đă nhập vào cơ thể và chống độc, giải độc, bồi bổ tâm dịch, chống thoát nước, điều ḥa khí huyết, b́nh ổn âm dương, bồi dưỡng cơ thể, khôi phục tinh thần.
Tuệ Tĩnh có khuyên dùng nước tiểu trẻ em khỏe mạnh để uống khi bị bỏng, dùng lá củ cải giă nát lấy nước uống để chữa ngạt do hít thở khói.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại các vùng giải phóng, khu căn cứ và trên chiến trường, chúng ta đă sử dụng hiệu quả nhiều bài thuốc chữa vết thương bỏng có nguồn gốc tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian.
Những năm gần đây, ta đă thừa kế, nghiên cứu ứng dụng thành công một số thuốc nam chữa bỏng.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỎNG
1. Những bài thuốc uống:
Trong giai đoạn nhiễm độc cấp bỏng, có thể dùng:
a. Hoàng liên giải độc thang: Hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, chí tử 16g.
b. Hộ tâm thang: Đăng tâm 4g, cam thảo 12g, mạch môn 12g, đậu xanh 40g, trúc diệp 10 lá.
c. Để chữa nhiễm khuẩn, có thể dùng bài thuốc: Ké đầu ngựa 10g hoặc 20g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, ṿi voi 10g, cỏ mần chầu 10g, hạ khô thảo 10g, kinh giới 10g, cam thảo nam 10g.
2. Thuốc bôi dùng chữa vết thương bỏng:
A. Các thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết thương bỏng mới.
Có nhiều loại thuốc đă được dùng phổ biến nhất là Tanin dung dịch 5%. Phương pháp dùng tanin để làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, tạo thành một màng vẩy được David Clegbcrn (1858) đề xuất. Bettman, A.G (1935) dùng dung dịch acid tannic 5% và dung dịch Nitrat bạc 10%. Có tác giả dùng bột Alumin rắc, dùng Azosuluamid + Tiritricine hoặc các chất tạo màng bằng Polyurethan, Polytetrafluoroethylen Polyvinyl, Polyvinylalcool, các chất tạo keo đơn phân tử...
Một số cây thuốc nam có tác dụng làm se khô và tạo màng vẩy là cao đặc lá sim (Rhodomyrius tomentasa Wight), nước sắc đặc vỏ cây xoan trà (Chorospondias axillaris Hill-Roxd họ Anacardiaceae)...
Thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (kư hiệu B76). Là cao đặc xoan trà có tỷ trọng d: 1,22-1,24, độ nhớt n = 5,36 poises; pH: 7,0; cặn khô: 50%; chứa các thành phần: tanin 32,1%; gôm nhựa 14%; Flavon 5,4%; dầu béo 1,37%; quinon 0,5%. Cao đặc được chuyển sang dưới dạng bột thuốc khô màu nâu mịn, tan nhanh trong nước nóng.
Bột xoan trà (thuốc bỏng B76) được dùng rắc phun trên các vết thương bỏng mới sau khi đă được xử lư vô khuẩn kỳ đầu theo những quy tắc đă nêu (rửa sạch, cắt bỏ ṿm các nốt phồng, rửa vô khuẩn, thấm khô). Sau khi rắc phun, lớp thuốc sẽ kết hợp với các phần hoại tử đông của thành phần mô liên kết trung b́, gắn chặt và bám vào vết thương bỏng mới, tạo thành một màng thuốc che phủ cho vết bỏng. Màng khô nhưng không nứt nẻ và cản trở các động tác của người bỏng. Đây là phương pháp hở không cần băng nên tiết kiệm được gạc, băng bông, thuốc giảm đau cho người bệnh, không c̣n mùi hôi. Không dùng thuốc ở các vết bỏng cũ hoặc vết bỏng đă nhiễm khuẩn. Tránh bôi kín tạo màng thuốc cả chu vi một ngón, một chi, một bộ phận cơ thể v́ sẽ gây chèn ép, bó chặt, cản trở lưu thông tuần hoàn.
Thời gian khỏi của bỏng nông giảm ngắn được từ 2-5 ngày. Màng thuốc sẽ tự rụng hoặc được cắt bỏ khi bỏng nông đă khỏi.
Thuốc bỏng chế từ các cây khác như kháo nhâm (Machilus odoratissimaness, laurace), kháo vàng (Machilus bonii H. Lee-lauraceae), hu đay (trema augustifola B.I Ulmaceae), săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa, lythraceae), sú (Aegiceras cornin culatum Gacrin, Myrsinaceae), nâu (Dioscorera eirrhosa lour, Dioscoreaceae) ṣi (Sapium sibyferum L. Euphorbiaceae, sến (Madhuca pasquieri-Dubard-H., Sapotaceae) được chế dưới dạng cao và cách sử dụng cũng như cao lá sim, cao vỏ cây xoan trà.
B. Nhóm thuốc làm rụng nhanh các hoại tử ở vết bỏng:
1. Mă đề: (Plantago major var, asitica Decaisne họ Plantaginaceae).
- Có tác dụng loại trừ tổ chức hoại tử, ức chế sự phát triển của staphylococcus aureus, ít tác dụng với pseudomonas aeruginosa, kích thích tái tạo tổ chức.
- Cách dùng: Cao mă đề bôi hoặc nước ép để rửa, giă lá đắp trên vết thương, thuốc mỡ mă đề dạng bôi.
2. Nghệ (Curcuma longo Lin, họ Zingiberaceae). Đối với vết thương, vết bỏng dùng nước ép nghệ, kem nghệ 5% bôi trên vết thương, vết bỏng.
- Tác dụng làm rụng mô hoại tử, kháng khuẩn. Kem nghệ ảnh hưởng rơ rệt đến sự phát triển của staphy lococcus aureus và nấm Candida albican, kích thích tái tạo mô. Người ta c̣n dùng nước ép nghệ để rửa bàng quang, chỗ bị viêm, rửa các loét điểm tỳ.
3. Dung dịch mủ đu đủ 2-10%, dùng băng gạc thấm ướt liên tục trên vết thương vết bỏng, hoặc nhỏ giọt liên tục trên vết hoại tử bỏng, có tác dụng làm rụng hoại tử do tác dụng của men Papain.